Phương pháp giải bài tập cảm ứng điện từ A. KIẾN THỨC TRỌNG TÂM I. TỪ THÔNG. Định nghĩa từ thông Xét 1 vòng dây kín, phẳng đặt trong từ trường đều. Vòng dây này giới hạn một phần mặt phẳng có diện tích S. Từ thông qua diện tích S được là đại lượng được xác định bằng biểu thức: trong đó Với: Từ thông vêbe (Wb). Cảm ứng từ. Diện tích vòng dây. : Góc hợp bời pháp tuyến và vectơ II. HIỆN TƯỢNG CẢM ỨNG ĐIỆN TỪ 1. Khái niệm. Khi có sự biến thiên từ thông qua diện tích giới hạn bởi một mạch điện kín thì trong mạch xuất hiện suất điện động cảm ứng từ đó sinh ra dòng điện cảm ứng. 2. Định luật Lenz. Dòng điện cảm ứng phải có chiều sao cho từ trường do nó sinh ra có tác dụng chống lại nguyên nhân sinh ra nó. Mô tả thí nghiệm Khi nam châm ra xa ống dây, số đường sức từ qua ống dây giảm đi. Khi nam châm lại gần ống dây, số đường sức từ qua ống dây tăng lên. Trong mọi trường hợp thay đổi từ thông qua mạch kín đều xuất hiện dòng điện gọi là dòng điện cảm ứng. – Ta có thể làm thay đổi từ thông qua diện tích S bằng cách: Thay đổi B: cho nam châm dịch chuyển tương đối với khung dây. Thay đổi S: làm biến dạng khung dây. Thay đổi α: cho khung dây quay. III. SUẤT ĐIỆN ĐỘNG CẢM ỨNG. Sự xuất hiện dòng điện cảm ứng trong mạch kín khi có sự biến thiên từ thông qua diện tích giới hạn chứng tỏ có sự tồn tại một nguồn điện trong mạch kín ấy. Suất điện động của nguồn này gọi là suất điện động cảm ứng. 1. Định nghĩa Suất điện động cảm ứng là suất điện động sinh ra dòng điện cảm ứng trong mạch. 2. Định luật Faraday về cảm ứng điện từ Độ lớn suất điện động cảm ứng xuất hiện trong mạch kín tỷ lệ với tốc độ biến thiên của từ thông qua mạch kín ấy. 3. Biểu thức suất điện động cảm ứng a. Suất điện động cảm ứng trong một vòng dây: Trong đó: Suất điện động cảm ứng. Độ biến thiên từ thông. Tốc độ biến thiên từ thông. Thời gian xãy ra biến thiên. b. Suất điện động cảm ứng trong một cuộn dây gồm N vòng dây: Chú ý: Để phù hợp với định luật Lenz thì biểu thức suất điện động còn được viết ở dạng đại số như sau: