1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Quan điểm lịch sử cụ thể ở công cuộc đổi mới kinh tế ở Việt Nam

35 384 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 35
Dung lượng 181,5 KB

Nội dung

Trong suốt năm qua đất nước ta đã có những mặt thay đổi không ngừng nền kinh tế tăng trưởng mạnh mẽ, đời sống của người dân được đầy đủ hơn và giá trị chất xám con người được quan tâm hơn. Từ một thời kỳ kinh tế quá độ( mang tính bao cấp) thiếu thốn về vật chất, nền kinh tế thì chì trệ, phương thức sản xuất lạc hậu, tài nguyên thiên nhiên và chất xám của con người không được sử dụng có hiệu quả. Để có những thành quả trên Đảng và Nhà nước ta đã từng bước nghiên cứu và áp dụng chính sách, đường nối đổi mới phù hợp với xu thế nền kinh tế mở hiện nay, mà nòng cốt vẫn theo phương hướng bản chất XHCN. Dựa vào triết học CN Mác Lê- nin nằm đánh giá thực tế nền kinh tế của những giai cấp trước kia qua mỗi giai đoạn lịch sử vạch ra những sai lầm của chúng để tránh mắc phải và chỉ ra những đường nối đúng đắn cần phát huy. Thay đổi và phát triển nền kinh tế từ thời kỳ quá độ sang nền kinh tế thị trường cần phải từng bước, chắc chắn, hiệu quả mang tính tất yếu, cần thiết cho công cuộc đổi mới kinh tế ở Việt Nam hiện nay. Những nhận định trên là những bền mặt nổi thành công của nó, nhưng giai đoạn thực hiện chúng rất khó khăn và kể cả gặp nhiều thất bại. Và khi bắt đầu tìm hiểu nền kinh tế Việt Nam người nghiên cứu đều phải tìm hiểu về những vấn đề này mới đánh giá hết được thành quả của công cuộc đổi kinh tế Việt Nam.

Đề tài: Quan điểm lịch sử cụ thể công cuộc đổi mới kinh tế Việt Nam hiện nay. I.Đặt vấn đề: Trong suốt năm qua đất nước ta đã có những mặt thay đổi không ngừng nền kinh tế tăng trưởng mạnh mẽ, đời sống của người dân được đầy đủ hơn và giá trị chất xám con người được quan tâm hơn. Từ một thời kỳ kinh tế quá độ( mang tính bao cấp) thiếu thốn về vật chất, nền kinh tế thì chì trệ, phương thức sản xuất lạc hậu, tài nguyên thiên nhiên và chất xám của con người không được sử dụng có hiệu quả. Để có những thành quả trên Đảng và Nhà nước ta đã từng bước nghiên cứu và áp dụng chính sách, đường nối đổi mới phù hợp với xu thế nền kinh tế mở hiện nay, mà nòng cốt vẫn theo phương hướng bản chất XHCN. Dựa vào triết học CN Mác Lê- nin nằm đánh giá thực tế nền kinh tế của những giai cấp trước kia qua mỗi giai đoạn lịch sử vạch ra những sai lầm của chúng để tránh mắc phải và chỉ ra những đường nối đúng đắn cần phát huy. Thay đổi và phát triển nền kinh tế từ thời kỳ quá độ sang nền kinh tế thị trường cần phải từng bước, chắc chắn, hiệu quả mang tính tất yếu, cần thiết cho công cuộc đổi mới kinh tế Việt Nam hiện nay. Những nhận định trên là những bền mặt nổi thành công của nó, nhưng giai đoạn thực hiện chúng rất khó khăn và kể cả gặp nhiều thất bại. Và khi bắt đầu tìm hiểu nền kinh tế Việt Nam người nghiên cứu đều phải tìm hiểu về những vấn đề này mới đánh giá hết được thành quả của công cuộc đổi kinh tế Việt Nam. 1 II. Nôi dung : Sau cách mạng tháng tám thắng lợi, chính quyền cách mạng còn non trẻ nhưng đầy sức sống đã xây dựng một kinh tế cơ chế bao cấp nhằm phù hợp với thời kỳ đất nước đang còn trong chiến tranh, vừa sản xuất vừa chiến đấu để tập chung toàn lực cho cuộc đấu tranh giải phóng miền Nam. 1. Cơ sở hạ tầng và kiến trúc thượng tầng của nền kinh tế trong thời kỳ quá độ nước ta - Cơ sở hạ tầng trong thời kỳ quá độ nước ta bao gồm các kiểu quan hệ sản xuất gắn liền với các hình thức sở hữu tương ứng với các thành phần kinh tế khác nhau, thậm chí đối lập nhau, cùng tồn tại trong một cơ cấu kinh tế thống nhất theo định hướng xã hội chủ nghĩa. - Về xây dựng kiến trúc thượng tầng xã hội chi nghĩa nước ta, Đảng ta khẳng định: lấy chủ nghĩa Mác - Lê nin và tư tưởng Hồ Chí Minh làm nền tảng tư tưởng cho mọi hoạt động tinh thần của XHCN mang tính chất giai cấp công nhân, do đội tiên phong của nó là Đảng Cộng Sản Việt Nam lãnh đạo, bảo đảm cho nhân dân thực sự là người chủ của xã hội. Các tổ chức, bộ máy tạo thành hệ thống chính trị xã hội không tồn tại như một mục đích tự thân mà vì phục vụ con người, thực hiện cho được lợi ích và quyền lực thuộc về nhân dân lao động. - Mỗi bước phát triển của cơ sở hạ tầng hoặc kiến trúc thượng tầng là một bước giải quyết mâu thuẫn giữa chúng. Việc phát triển và củng cố cơ sở hạ tầng, điều chỉnh và chủng cố các bộ phận của kiến trúc thượng tầng là một quá trình diễn ra trong suốt thời kỳ quá độ. - Sự định hướng xã hội chủ nghĩa nền kinh tế hàng hoá nhiều thành phần thì hoạt động định hướng của kiến trúc thượng tầng không chỉ bó hẹp trong kinh tế quốc doanh mà phải hoạt động bao quát cả trong những thành phần kinh tế ngoài quốc doanh nhằm từng bước xã hội hoá nền sản xuất với những hình thức và bước đi thích hợp theo hướng: kinh tế quốc doanh được củng cố và 2 phát triển những vị trí chủ đạo, kinh tế tập thể dưới hình thức thu hút phần lớn những người sản xuất nhỏ trong các ngành nghề, các hình thức xí nghiệp, công ty cổ phần phát triển mạnh, kinh tế tư nhân và gia đình phát huy được mọi tiềm năng, các ngành kinh tế quan trọng chi phối trong nền kinh tế được hình thành. ( trích trong giáo trình tập II trang 44 đến trang 50) 1.1 Mặt hạn chế trong thời kỳ quá độ nước ta: Tuy cơ sở vật chất, hạ tầng có tăng nhiều so với trước thời kỳ giải phóng miền Bắc, nhưng nền kinh tế vẫn chưa thực sự phát triển cả về chiều sâu lẫn chiều rộng: như thiết bị quan trọng còn thiếu thốn, lạc hậu, trao đổi hàng hoá, thương mại mới chỉ bó hẹp phạm vi trong nước. Nền kinh tế trong thời kỳ này kém năng động, hoạt động không hiệu quả, chưa khai thác, tận dụng tối đa được tài nguyên chất xám của con người trong nước. 1.12 Nhìn nhận và đánh giá những thực trạng trong thời kỳ quá độ: Trong cuộc khủng hoảng toàn diện và sâu sắc về mô hình xây dựng Chủ nghĩa xã hội, mô hình tổ chức Nhà nước xã hội chủ nghĩa không thể không tránh khỏi những thiếu sót, những khuyết tật. Bốn căn bệnh chủ yếu của Nhà nước ta là: Quan liêu, thiếu kỷ cương, thiếu khoa học trong công tác tổ chức và điều hành và tham nhũ phổ biến. Đó chính là nguyên nhân dẫn đến thực trạng Nhà nước kém hiệu lực, điều hành kém hiệu quả và mất lòng tin trong Nhân dân Phải thừa một thực trạng: Khoa học lý luận về Nhà nước XHCN, khoa học quản lý Nhà nước trong suốt năm mươi năm qua không được quan tâm nghiên cứu. Chúng ta đã bằng lòng dừng lại những luận điểm của Mác- Lênin có tính chất phương hướng chung mà không chịu nghiên cứu tiếp theo những kỹ thuật, những phương pháp hợp lý đã được lịch sử kiểm chứng và tỏ ra có hiệu quả và hợp với qui luật phát triển, hợp với thời đại. Đến lúc vấp phải một thực tế kinh tế xã hội chậm phát triển so với CNTB thì lại xuất hiện hướng phủ 3 nhận khoa học Mác- Lênin về Nhà nước, đi tìm tòi” sáng tạo” cao hơn chủ nghĩa Mác- Lênin mà về thực chất là rơi vào những loại học thuyết tư sản và mới. Một trong những luận điểm sai lệch đó là đề cao học thuyết:” Tam quyền phân lập” trong việc tổ chức bộ máy nhà nước, nó đã có từ xa xưa. Ngay từ thời cổ đại, Aristote đã đưa ra quan niệm ba chức năng chính: Quyết định của Quốc hội, chỉ huy của nhà chức trách, xét xử của toà án. Đến thế kỷ 17 Anh, Looke phân biệt bốn quyền lực: Lập pháp, hành pháp, đối ngoại và đặc quyền của Nhà vua. Mãi đến thế kỷ 18, Montesquieu( Nhà triết học Pháp) nâng lên thành học thuyết phân lập các quyền một cách hoàn chỉnh. Nội dung cơ bản của học thuyết được nêu lên như sau: Để không có thể lạm dụng được quyền lực, phải sắp xếp sao cho” quyền lực ngăn cản quyền lực”, đó là các quyền: Lập pháp, hành pháp và tư pháp. Phải thừa nhận rằng, thuyết”Tam quyền phân lập” là một tiến bộ của khoa học về tổ chức bộ máy Nhà nước, đó chính là phản ứng có tính chất cách mạng trước chế độ độc tài chuyên chế của Nhà nước phong kiến lúc bấy giờ. Nó là sản phẩm của phương thức sản xuất TBCN tiến bộ hơn phương thức sản xuất phong kiến lạc hậu đang kìm hãm sự phát triển xã hội. Thái độ của chúng ta là phải biết tiếp thu những mặt hợp lý trong khoa học về tổ chức Nhà nước mà lịch sử đã kiểm chứng, coi đấy là những thành quả chung cho kho tàng khoa học của nhân loại” Nhà nước Việt Nam thống nhất ba quyền lập pháp, hành pháp và tư pháp với sự phân công lành mạnh ba quyền đó”( Cương lĩnh xây dựng đất nước thời kỳ quá độ tiến lên CNXH). ( trích trong phầp Nghiên Cứu- Trao Đổi trang 5và 6 của tác giả Điệp Văn Sơn) 2. Công cuộc cải cách nền kinh tế từ thời kỳ quá độ sang XHCN: 2.1 Nhận thức đúng để tiến hành cải cách nền hành chính quốc gia: Đường lối đổi mới toàn diện các lĩnh vực của đời sống xã hội do Đảng ta khởi xướng và lãnh đạo thực tiễn 5 năm qua chứng tỏ tính đúng đắn của nó, Đại hội lần thứ VI của Đảng có ý nghĩa bước ngoặt trong đổi mới tư suy của 4 Đảng ta- mà hạt nhân của nó là sự xác định nền kinh tế hàng hoá nhiều thành phần trong thời kỳ quá độ. Thực tiễn kinh tế- xã hội của đất nước khách quan đòi hỏi đổi mới trong lĩnh vực xã hội. Trong đổi mới hệ thống chính trị “ thực hiện một cuộc cải cách lớn về tổ chức bộ máy quản lý Nhà nước” theo nghị quyết của Đại hội VII là một vấn đề lớn và phức tạp.Vì vậy Đại hội VII vừa qua đã tổng kết đánh giá “ Khuyết điểm lớn là đến nay chưa thực hiện được cuộc cải cách cơ bản về tổ chức bộ máy Nhà nước”. Năm năm qua, quá trình này cũng đang được diễn ra và tuy có những kết quả nhất định, song còn rất chậm chạp, các bước đi chưa rõ và chưa có chỉ huy đồng bộ, việc làm còn mang tính sửa chữa, thiếu hệ thống. Mặt khác, trong quá trình tìm kiếm một mô hình tổ chức mới cho Nhà nước ta nảy sinh nhiều vấn đề có quan hệ hữu cơ không chỉ với chế độ chính trị mà cốt lõi của nó là việc thiết kế cho được mô hình kinh tế thích hợp với thời kỳ qúa độ nước ta trong thời đại có sự hoà nhập của nền văn minh nhân loại và cuộc đấu tranh giai cấp diễn ra dưới hình thức mới. Từ sau Đại hội VI trong thực tế đã diễn ra cuộc tìm kiếm của những người theo “ quan điểm hàng hoá” hay “ quan điểm thị trường”, và những người chống lại quan điểm này. Những sự sụp đổ của cơ chế Liên Xô sau 70 năm xây dựng XHCN và các nước Đông Âu, cùng với thực tiễn của ta và nghiên cứu các giai đoạn phát triển của CNTB đã chỉ ra rằng: Chế độ quản lý theo kế hoạch tập trung loại trừ thị trường cũng què quặt và bệnh hoạn như thị trường không được kế hoạch điều tiết. Đây là một vấn đề phải được nghiên cứu một cách đầy đủ và tỉnh táo. Chúng tôi không đồng tình với những ai cho thị trường điều tiết tất cả, thị trường dường như có khả năng giải quyết được mọi vấn đề của chúng ta… Bởi lẽ, hệ thống kinh tế TBCN hiện đại đã bỏ qua điều đó từ lâu, các mối quan hệ thị trường tự do có khả năng dẫn đến một tình trạng căng thẳng trong xã hội, có thể dẫn tới tệ lạm phát dữ dội, vì vậy cần phát triển thị trường mới, có sự tham gia điều tiết của Nhà nước, duy trì các biện pháp tác động kinh tế và đồng thời phải kích thích hết mức hoạt động kinh tế 5 độc lập của các đơn vị sản xuất cơ sở, các kinh tế tư nhân phát triển theo định hướng của Nhà nước XHCN. Ơ đây có một phương pháp luận chung: Cần phải kết hợp một cách biện chứng các mặt đối lập: Kế hoạch và thị trường; chế độ tập chung mà Nhà nước là người đại diện và quyền dân chủ được thể hiện qua tự chủ sản xuất kinh doanh của các xí nghiệp. Tuy nhiên các khía cạnh thực tiễn- chính trị và kinh tế cụ thể của vấn đề này vô cùng phức tạp, sự thành công phụ thuộc vào bản lĩnh và trí tuệ của Đảng, năng lực tổ chức quản lý thực tiễn của Nhà nướcXHCN đã được đổi mới. Một nhân tố khác chi phối trong tư duy lý luận và tổ chức là tổ chức thực tiễn là những đổi mới về hình thức sở hữu- sự thừa nhận tính đa dạng của nó trong thời kỳ quá độ có ảnh hưởng trực tiếp đến cơ cấu xã hội và các mối quan hệ chính trị. Sự phát triển khách quan này cho phép ta nhận thức một cách tỉnh táo rằng: Nếu chúng ta hợp pháp hoá chế độ sở hữu tư nhân và mở khoảng trống cho sự phát triển thì tất yếu chúng ta sẽ nhận được những xung đột giai cấp cùng với các xung đột về dân tộc và lao động. Nhân dân lao động sẽ lạiphải gánh chịu những hậu quả xã hội trái với các mục tiêu xã hội chủ nghĩa của chúng ta. Ơ nước ta không phải không có những người muốn có một thứ” chủ nghĩa tư bản tốt đẹp !” kiểu như Thụy Điển hay Nhật Bản. Nhưng đây chỉ là những hy vọng mà thôi.Còn những ai mơ ước có CNTB hiện thực trên đất nước ta thì CNTB sẽ chỉ xuất hiện dưới bộ mặt của một nước tư bản chậm phát triển, chỉ là nguồn cung cấp nguyên liệu, lao động cho các tổ chức tư bản độc quyền. (trích dẫn trong bản Nghị quyết Đại hội Đảng lần thứ VI- NXB Sự thật 1987- trang 119 và Báo cáo chính trị tại Đại hội lần thứ VII của Đảng- NXB Sự thật 1991- trang 44). 2.12 Những ảnh hưởng của nền kinh tế CNTB đối với nền kinh tế thế giới trong suốt thập kỷ qua: 6 Các nước tư bản kém phát triển trở thành nguồn cung cấp nguyên liệu, lao động cho các nước tư bản phát triển, dẫn đến một thực trạng là các nước nghèo càng nghèo hơn còn các nước giàu càng giàu thêm và chẳng khác gì nước nghèo đang viện trợ cho các nước giàu. Có thể dẫn ra đây vài con số tham khảo: Theo số liệu của Ngân hàng thế giới năm 1980- giá trị tổng sản lượng của các nước thuộc tổ chức hợp tác phát triển kinh tế ( gồm 24 nước phát triển) là 10.750 đôla Mỹ/đầu người, còn các nước đang phát triển là 320 đôla Mỹ/đầu người như vậy tỉ lệ chênh lệnh là 33,6/1. Năm 1988- tỉ lệ này là 17.400 đôla/320 đôla tức 54,4/1. Có một sự thật khác là các nước kém phát triển ngày càng đông( theo tiêu chuẩn xác định nước kém phát triển nhất của tổ chức chương trình phát triển Liên hợp quốc UNDP), năm 1971 có 25 nước; năm 1981 có 39 nước; còn 1991 lên tới 41 nước!? Nước ta nằm trong số này. Còn các nước Tư bản phát triển chỉ dành trung bình 0,09% tổng sản lượng thu nhập quốc dân để viện trợ cho các nước kém phát triển.( Trong đó Nhật 0,07%; Mỹ có 0,04%; một số nước Tây Âu là 0,15%!?). ( trích dẫn theo”Tuần tin tức” No 19 ngày 11/5/ 1991). Vì vậy, vấn đề là tổ chức Nhà nước của ta có một thiết chế thích hợp, có hiệu lực chi phối và sử dụng các thành phần sở hữu phi XHCN cho mục đích phát triển nền kinh tế xã hội theo định hướng CNXH. 2.13 Việc đổi mới bộ máy hành chính Nhà nước phù hợp với sự phát triển kinh tế: Bắt đầu có đổi mới vai trò của hệ thống quản lý hành chính Nhà nước. Việc phân định chức năng quản lý hành chính- kinh tế với chức năng sản xuất- kinh doanh đã được hình thành một bước cả trên phương diện lý luận và thực tiễn tổ chức lại cơ quan của Hội đồng Bộ trưởng và bộ máy chính quyền các cấp. Trong cơ chế mới, cuộc đấu tranh để sắp xếp lại một bước các tổ chức và giảm bớt các đầu mối đã đem lại kết quả rõ rệt so với trước đây- Đã giảm từ 43 bộ 7 37 cơ quan thuộc Hội đồng Bộ trưởng vào năm 1985- còn 24 Bộ và 28 cơ quan trực thuộc: gần 50% các Cục, Vụ với biên chế giảm 13,6% so với 1986. Bộ máy cấp Tỉnh, Huyện cũng giảm trung bình 40- 50% các đầu mối và biên chế hành chính. Riêng năm 1991 thực hiện Nghị quyết của quốc hội khoá VIII về sắp xếp tổ chức và giảm biên chế hành chính sự nghiệp đã giảm được trên 50.000 người. Đội ngũ cán bộ cũng đã được đổi mới một phần trên cơ sở xác định chức danh tiêu chuẩn, phân loại cán bộ, trẻ hoá cán bộ, có sự phân công, phân cấp mới trong hệ thống quản lý cán bộ của Đảng với Nhà nước. Kết quả trong 5 năm qua chúng ta đổi mới 70% Bộ trưởng, 40% Bí thư tỉnh ủy, thành ủy; 60% Chủ tịch, Phó chủ tịch cấp tỉnh và hơn 50% cán bộ chủ chốt cơ sở. Trong quá trình bố trí lại cán bộ đã tiến hành đào tạo và đào tạo lại đội ngũ cán bộ quản lý Nhà nước( nhất là quảnkinh tếquản lý hành chính Nhà nước). Tuy nhiên, với tinh thần mới- nhìn thẳng vào sự thật, đánh giá đúng sự thật, nói rõ sự thật, trong quá trình chuẩn bị xây dựng phương án cải cách nền hành chính Nhà nước, các nhà nghiên cứu của ta có dịp đánh giá một cách tổng thể những yếu kém của nền hành chính nước ta trước hàng loạt những nhiệm vụ phức tạp về chỉ đạo quản lý một nền kinh tế chuyển tiếp từ một nền kinh tế hiện vật là chủ yếu với cơ chế kế hoạch hoá tập trung quan liêu sang một nền kinh tế hàng hoá nhiều thành phần với cơ chế thị trường có điều tiết của Nhà nước. Đối chiếu với yêu cầu xây dựng một Nhà nước dân chủ, Nhà nước pháp quyền, Nhà nước được tổ chức khoa học và Nhà nước trong sạch thì công cuộc cải cách nền hành chính Nhà nước ta là một đòi hỏi khách quan và cấp bách, mà theo đánh giá chung của các quốc gia đang phát triển thì nền hành chính có hiệu quả là một nguồn động lực của sự phát triển đất nước. Những yếu kém về hệ thống hành chính Nhà nước ta hiện nay tập trung trong những nội dung chủ yếu sau đây: 1. Chưa hình thành một cơ cấu tổ chức trong đó không xác định đúng và 8 phân biệt rõ sự lãnh đạo của Đảng với vai trò chức năng quản lý của bộ máy Nhà nước; các chức năng Lập pháp- Hành pháp- Tư pháp trong cơ cấu của Nhà nước thống nhất chưa được phân định rõ ràng, còn trùng lập lẫn nhau, triệt tiêu hiệu lực của nhau.Trong đó hệ thống hành pháp chưa thành một hệ thống thống nhất từ Trung ương tới cơ sở, chức năng, quyền hạn, trách nhiệm của mỗi bộ phận chưa được quy định rành mạch và đầy đủ; mối quan hệ giữa hành chính và chính trị cũng không xác định rõ ràng xét về tính lệ thuộc của hành chính và quyền lực chính trị cũng như tính liên tục, ổn định và độc lập tương đối của nó đối với chính trị. 2. Quyền lập quy và hoạt động lập quy của hệ thống hành chính không đầy đủ(trên cơ sở của một hệ thống lập pháp không đầy đủ), vừa thiếu, không đồng bộ, không hoàn chỉnh, vừa có những mặt lạc hậu.Bộ máy tổ chức hành chính còn cồng kềnh, nhiều tầng lớp trung gian, hay thay đổi một cách thiếu căn cứ khoa học, thiếu tính ổn định cần thiết, trong đó chức năng của mỗi bộ phận không hợp lý, vừa tập trung quan liêu, vừa phân tán tản mạn. Hoạt động thực tế của hệ thống hành chính còn mang nặng tính cắt cứ, địa phương cục bộ, cơ chế trách nhiệm không rõ ràng. 3. Đội ngũ cán bộ và viên chức Nhà nước vừa thừa, nhưng lại vừa thiếu, không được chuẩn bị chu đáo về kiến thức quản lý Nhà nước, quản lý hành chính và kiến thức pháp luật. Thiếu một quy chế viên chức Nhà nước có tính pháp lý khoa học, do đó các quá trình bầu cử, tuyển dụng, bổ nhiệm, thuyên chuyển, khen thưởng và kỷ luật, trách nhiệm và hưởng thụ v.v… không hợp lý, mang nặng tính du kích, tuỳ tiện. Hiện nay vẫn còn tồn tại quan liệm cho rằng: Công việc hành chính ai cũng làm được nếu có chút ít kinh nghiệm và lương tri!? 4. Trong quản lý Nhà nước, chúng ta còn thiếu những bộ luật cơ bản như bộ Luật Lao động, Luật Hành chính và những thiết chế tài phán tương ứng. Điều này tạo ra cho các cơ quan và viên chức Nhà nước thường xuyên và đễ dàng vi phạm quyền và quyền lợi của công dân trong mối quan hệ hàng ngày với họ, 9 trên các mặt đời sống xã hội. Mặt khác, còn tồn tại một thủ tục hành chính còn rườm rà, phức tạp, phiền toái, cùng bệnh cửa quyền, tham nhũng trở nên thực sự phổ biến và hết sức nghiêm trọng, làm triệt tiêu mọi nỗ lực của Đảng và Nhà nước ta trong việc thực hiện các kế hoạch kinh tế- xã hội và thi hành pháp luật. 5. Chúng ta thiếu các định chế và kỹ thuật quản trị các dự án phát triển. Trong lĩnh vực hành chính, định chế là cả một hệ thống tổ chức và liêu tục để theo đuổi các mục tiêu xã hội đã xác định. Thời gian qua ta cũng có tiến bộ trong quản lý các dự án phát triển, song các cấp quản lý chỉ coi trọng khía cạnh tài chính mà chưa chú ý đúng mức tới khía cạnh phát triển tổ chức, quản trị và nhân sự. 6. Nghiệp vụ và kỹ thuật hành chính quá thủ công, lạc hậu, gần như hàng chục năm khôngthay đổi, ít sử dụng kỹ thuật máy móc bình thường trong khoa học và nghiệp vụ hành chính, hệ thống thông tin lạc hậu, quá chậm trễ trong việc ứng dụng tin học. Do đó bộ máy và con người lạc hậu lại càng lạc hậu, không đáp ứng kịp sự phát triển mới của xã hội và đòi hỏi của việc xây dựng một Nhà nước hiện đại. Những yếu kém trên đây cũng chính là những vấn đề căn bản của cải cách nền hành chính Nhà nước ta trong thời gian tới. Song, chúng ta cho rằng: Quá trình đổi mới hệ thống chính trị, đổi mới bộ máy Nhà nước ta phải được đặt trong quỹ đạo hoạt động của quy luật phù hợp trong lịch sử, và sự phát triển của một hình thái kinh tế- xã hội theo quan điểm chủ nghĩa Mác- Lênin. Vì vậy, việc xác định rõ mô hình tổ chức xã hội nước ta trong thời kỳ quá độ lên CNXH là một tất yếu cần được khẳng định và thực tế trong cương lĩnh xây dựng đất nước do Đại hội VII của Đảng thông qua đã thể hiện khá đầy đủ mô hình này. Ơ đây, từ sự phân tích các yếu tố kinh tế- chính trị- xã hội và thực trạng tổ chức Nhà nước ta trên đây, chúng tôi mạnh dạn đưa ra một mô hình xã hội quá độ của ta như sau: Một xã hội trong đó có nền kinh tế hàng hoá với nhiều thành phần sở hữu hoạt động theo cơ chế thị trường có sự quản lý của 10 . tài: Quan điểm lịch sử cụ thể ở công cuộc đổi mới kinh tế ở Việt Nam hiện nay. I.Đặt vấn đề: Trong suốt năm qua đất nước ta đã có những mặt thay đổi không. hiểu nền kinh tế Việt Nam người nghiên cứu đều phải tìm hiểu về những vấn đề này mới đánh giá hết được thành quả của công cuộc đổi kinh tế Việt Nam. 1

Ngày đăng: 01/08/2013, 16:24

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w