tìm hiểu về hóa chất ả I) KHÁI NIỆM HCBVTV: II) phân loại hóa chất bảo vệ thực vật 1. Một số nhóm hóa chất bảo vệ thực vật chính nhóm clor hữu cơ nhóm phospho hữu cơ nhóm cúc tổng hợp ( pyrethroids) nhóm carbamat 2. một số hóa chất bảo vệ thực vật khác một số hóa chất bảo vệ thực vật thuộc các nhóm khác một số hóa chất thực vật có nguồn gốc thực vật và vi sinh thuốc diệt cỏ II) Tình hình sử dụng hoá chất bảo vệ thực vật III) Dư lượng hóa chất bảo vệ thực vật 3.1khái niệm về dư lượng và mức dư lượng tối đa 3.2 quy định về mức dư lượng tối đa 3.3 Tồn dư hóa chất bảo vệ thực vật trong dược liệu và cây trồng. IV) Phương pháp phân tích hóa chất bảo vệ thực vật 4.1 Nguyên tắc và các phương pháp xử lý mẫu 4.2 Một số kỹ thuật dùng trong phân tích hóa chất bảo vệ thực vật ứng dụng sắc ký khí trong phân tích hóa chất bảo vệ thực vật ứng dụng cua sắc ký lỏng trong phân tích hóa chất bảo vệ thực vậ V) Phòng tránh ngộ độc hoá chất BVTV o vệ thực vật
Trang 1Báo cáo
bộ môn độc chất học
Nhóm sinh viên thực hiện: Nhóm 4
THÀNH VIÊN:
1 Lê Thị Duyên
2 Vũ Đức Tuấn
3 Đoàn Thanh Hồng4.Trần Thị Hồng Ngân5.Nguyễn Thị Nhật Lệ6.Nguyễn Thị Thu Trang7.Nguyễn Xuân Tùng8.Nguyễn Việt Vương
9 Lê Xuân Tuấn Anh
Trang 2- nhóm clor hữu cơ
-nhóm phospho hữu cơ
-nhóm cúc tổng hợp ( pyrethroids)
- nhóm carbamat
2 một số hóa chất bảo vệ thực vật khác
-một số hóa chất bảo vệ thực vật thuộc các nhóm khác
-một số hóa chất thực vật có nguồn gốc thực vật và vi sinh
- thuốc diệt cỏ
II) Tình hình sử dụng hoá chất bảo vệ thực vật
III) Dư lượng hóa chất bảo vệ thực vật
3.1khái niệm về dư lượng và mức dư lượng tối đa
3.2 quy định về mức dư lượng tối đa
3.3 Tồn dư hóa chất bảo vệ thực vật trong dược liệu và cây trồng
IV) Phương pháp phân tích hóa chất bảo vệ thực vật
4.1 Nguyên tắc và các phương pháp xử lý mẫu4.2 Một số kỹ thuật dùng trong phân tích hóa chất bảo vệ thực vật
- ứng dụng sắc ký khí trong phân tích hóa chất bảo vệ thực vật
- ứng dụng cua sắc ký lỏng trong phân tích hóa chất bảo vệ thực vậV) Phòng tránh ngộ độc hoá chất BVTV
LỜI MỞ ĐẦU
Trang 3Dân số thế giới đang ngày một gia tăng nhanh đã tạo nên những gánh nặng
cho nền sản xuất nông nghiệp lương thực, theo xu hướng diện tích đất canh
tác ngày càng hẹp lại, nhưng vẫn phải đảm bảo cung cấp đủ số lượng lương
thực cho người dân Để tăng năng suất lao động, con người ta đang chú trọng những giải pháp, trong đó việc sản xuất ra phân bón hóa học cùng các loại
hóa chất bảo vệ thực vật (HCBVTV) với khả năng kích thích tăng trưởng ,
tiêu diệt các loài côn trùng, sâu hại tạo ra cuộc cách mạng xanh bảo đảm cho con người một cuộc sống đầy đủ và no ấm
Bên cạnh mặt tích cực , mặt trái của một số loại HCBVTV cũng đã làm cho
nhân loại không khỏi lo ngại vì tính chất độc hại và tồn lưu lâu dài trong môi trường tự nhiên và trong cơ thể động thực vật
Tại Việt Nam, do sự hiểu biết về HCBVTV còn hạn chế chỉ coi trọng mặt
tích cực của nó trong nông nghiệp là phòng và diệt dịch hại, trong nghành y tế
là diệt muỗi, phòng trừ sốt rét …chưa chú ý đúng mức đảm bảo các yếu tố
độc hại ,ô nhiễm môi trường do HCBVTV gây ra Điều kiện khó khăn về cơ
sơ hạ tầng , các HCBVTV này được vận chuyển và lưu giữ trong các điều
kiệnkhông đảm bảo an toàn,lượng HCBVTV không sử dụng hết bị bỏ quên
hoặc vùi lấp bằng các phương pháp thủ công ,thô sơ nên một lượng đáng kể
HCBVTV hết hạn SD chưa được tiêu hủy vẫn tồn tại, phát tán gây ô nhiễm,
nguồn nước , đất, không khí và đặc biệt ảnh hưởng đến môi trường sinh thái
cũng như sức khỏe của cộng đồng dân cư khu vực xung quanh gây ra các
bệnh tật vô cùng nguy hiểm như ung thư, ngộ độc thức ăn …
Vấn đề ô nhiễm môi trường do sử dụng tùy tiện các loại hóa chất trong công
nghiệp và HCBVTV trong nông nghiệp đang ngày trở nên nghiêm trọng vớitoàn cầu
Tất cả chúng ta đã và đang tích cực tìm hiểu, nghiên cứu về HCBVTV từ
nửa thập kỷ trước đổ lại đây Và phải kể đến có sự sử dụng của rất nhiều
phương pháp phân tích thành công, phát hiện, xác định HL chất độc để kịp
thời đưa ra những biện pháp phòng tránh, cảnh báo, giảm thiểu hậu quả của
chúng đến sức khỏe con người và môi trường sinh thái, chẩn đoán, xử trí
nhanh, đúng đắn giúp đỡ rất nhiều cho lĩnh vực Y tế, Pháp Luật
Trang 4I)Hóa chất bảo vệ thực vật
1) Khái niệm
Hóa chất bảo vệ thực vật (HCBVTV) được chuyển nghĩa từ thuật ngữ tiếng
anh ‘ pesticide’ có nghĩa là thuốc trừ côn trùng gây hại Tuy nhiên hiện nay
khái niệm này được mở rộng cho nhiều loại hóa chất được sử dụng trong
trồng trot cả với mục đích ngoài trừ sâu hại
Tổ chức Nông nghiệp và Lương thực của Liên Hiệp Quốc (FAO) đã đưa ra
định nghĩa về hóa chất bảo vệ thực vật như sau : “HCBVTV là bất kỳ hợp
chất hay hỗn hợp được dùng với mục đích ngăn ngừa , tiêu diệt hoặc kiểm
soát các tác nhân gây hại, bao gồm vật chủ trung gian truyền bệnh của con
người hoặc động vật, các bộ phận không mong muốn của thực vật hoặc dộng vật gây hại hoặc ảnh hưởng đến các quá trình sx , chế biến , bảo quản, vận
chuyển mua bán thực phẩm , nông sản ,gỗ và sản phẩm từ gỗ , thức ăn chăn
nuôi, hoặc hoạt chất được phân tán lên động vật, để kiểm soát côn trùng ,
nhện , hay các đối tượng khác trong hoặc trên cơ thể chúng HCBVTV còn
được là tác nhân điều hòa sinh trưởng thực vật chất làm rụng lá, chất làm khô cây , tác nhân làm thưa quả , hoặc ngăn chặn rụng quả xuống Cũng có thể
dùng hoá chất bảo vệ thực vật cho cây trồng trước cũng như sau khi thu hoạch
để bảo vệ sản phẩm không bị hỏng trong quá trình bảo quản và vận chuyển” 2) Phân loại hóa chất bảo vệ thực vật
Có nhiều cách phân loại các chất BVTV
-Theo cấu tạo hóa học
-Theo mục đích sử dụng : trừ sâu , diệt cỏ, diệt nấm ,
-Theo nguồn gốc : tự nhiên hay tổng hợp
-Theo mối nguy
Ở đây chúng tôi kết hợp phân loại theo mục đích sử dụng , và cấu tạo hóa học theo cách này có 4 loại chính
2.1 Phân loại theo mối nguy
- Tổ chức y tế thế giới (WHO) phân loại HCBVTV dựa vào các nghiên cứu
về nguy cơ độc hại, chủ yếu là độ độc cấp tính đường uống và đường ngoài dakhi thử nghiệm trên chuột
- Theo cách phân loại dựa trên LD50 , HCBVTV được chia thành 5 nhóm
LD50: Liều gây chết trung bình (medium lethal dose, MLD = LD50): là liều lượng
Trang 5chất độc gây chết cho 50% số cá thể đem thí nghiệm Giá trị LD50 ( qua miệng và
qua da động vật thí nghiệm) được dùng để so sánh độ độc của các chất độc với
nhau Giá trị LD50 càng nhỏ, chứng tỏ chất độc của nó càng mạnh Giá trị LD50
thay đổi theo loài động vật thí nghiệm và điều kiện thí nghiệm.
- Phân loại độc tính theo liều có thể gây chết ở người nặng 70kg (theo
Gosselin, Smith và Hodge) :
Mức VI: Siêu độc (super toxic) <5 mg/kg
Mức V: Cực độc (extremely toxic) 5-50 mg/kg
Mức IV: Rất độc (Very toxic) 50-500 mg/kg
Mức III : Độc tính trung bình (moderately toxic) 0.5 – 5 g/kg
Mức II : Độc tính thấp (slightly toxic) 5 – 15g/kg
Mức I : Không gây độc (practically nontoxic) >15g/kg
LD 50 thay đổi theo con đường xâm nhập thuốc vào cơ thể Chất độc thường có thể
xâm nhập vào cơ thể sinh vật theo 3 con đường: tiêu hóa, tiếp xúc, hô hấp:
+ LD50 qua đường miệng (oral LD50): thuốc xâm nhập qua đường tiêu hóa.
+ LD50 qua đường da (Dermal LD50 ): thuốc xâm nhập qua da do tiếp xúc
+ LD50 qua đường thở (Inhalation LD50 ): thuốc xâm nhập qua đường hô hấp.
- Phân loại độc tính theo LD50 liều đơn đường uống ở chuột:
Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) phân loại chất độc dựa vào các nghiên cứu về
nguy cơ độc hại, chủ yếu là độ độc cấp tính đường uống và đường ngoài da khi thử nghiệm trên chuột.
Bảng 1.1(sgk/t13) Phân loại chất độc theo WHO ( LD 50 mg/kg, chuột nhà)
Trang 6Các hình tượng biểu thị độ độc trên nhãn thuốc BVTV (theo quy định
của Việt Nam)
2.2 Phân loại theo công dụng
- Dựa vào công dụng của HCBVTV người ta có thể phân loại như sau :
*Hóa chất diệt trừ sinh vật gây hại :được gọi theo nhóm vi sinh vật gây hại
như :
+ Hóa chất trừ sâu: artemisinin trong cây thanh hao hoa vàng, cychlohexan
(BHC), Methyl Parathion, carbosulfan, chất pyrethrin, dinotefuran,
+ Hóa chất trừ nấm:
+ Hóa chất trừ cỏ: sodium chlorate, Butachlor, Benthiocarb, Anilofos,2,4 D, + Hóa chất trừ chuột: cây mã tiền, chất asen (thạch tín), Wafarin, vi
khuẩn Salmonella,
+ Hóa chất trừ ốc sên: Metaldehyde, Niclosamide, Saponin
+ Hóa chất trừ nhện: Fenpyroimate, Fenpropathrin
+ Hóa chất trừ vi khuẩn:
*Hóa chất điều hòa sinh trưởng thực vật : là các hóa chất sử dụng để kích
thích , làm chậm hoặc ức chế sự phát triển của thực vật
*Hóa chất dùng trong bảo quản, xử lý hay chế biến sau thu hái
2.3 Phân loại theo cấu tạo hóa học
- Đây là cách phân loại được sử dụng phổ biến trong việc triển khai xây
dựng các phương pháp phân tích , vì các HCBVTV có cấu tạo tương tự
thường có tính chất giống nhau Từng nhóm HCBVTV tác động đến sinh vật
và con người theo các nguyên lý tương tự nhau
+HCBVTV nhóm clor hữu cơ:
Trang 7+HCBVTV nhóm phosphor hữu cơ
3)Một số nhóm hóa chất bảo vệ thực vật phổ biến
3.1 Nhóm clor hữu cơ
Clo hữu cơ là một trong những nhóm thuốc bảo vệ thực vật được sử dụng rộng rãi
trong nông nghiệp Đây là những hợp chất hữu cơ được dùng đầu tiên để diệt sâu bọ sau chiến tranh thế giới thứ 2 Trong 2 thập kỷ 50 và 60 nhiều chất được sử dụng
phổ biến Tuy nhiên, gần đây do độc tính cao và đặc biệt là khả năng tồn tại kéo dài gây ô nhiễm môi trường và nhiễm độc thứ phát cho người và gia súc qua thực phẩm nên 1 số hoá chất loại này như DDT, 666 hiện nay không còn được dùng nữa.
(Trích Hướng dẫn chuẩn đoán và xử trí ngộ độc_số 3610/QĐ_BYT)
* Định nghĩa các hợp chất clor hữu cơ:
Hóa chất bảo vệ thực vật nhóm clor hữu cơ (organnochlorines) là các
hợp chất hữu cơ được hình thành khi thay thế các nguyên tử hydro của các hydrocarbon và dẫn xuất bằng các nguyên tử clor
Trong phân tử các hợp chất này có thể tồn tại vòng benzen hoặc dị
Nhóm diphenyl aliphatic: DDT, dicofon, methoxyclor…
Nhóm dẫn xuất của benzen: hexaclorocyclohexan, pentaclophenol…
Nhóm hợp chất cyclodien: endrin, dieldrin, heptachlor…
Trang 8 Nhóm hợp chất polycloroterpen: toxaphen, polyclorocamphen……
DDT và các chất có cấu trúc tương tự
-Thuốc trừ sâu phổ biến từ cuối thập kỷ 50.DDT rất bền vững tồn tạilâu trong môi trường gây nhiễm độc cho động vật thủy sinh , gia súc, chim và cả người Do tính chất nguy hiểm đó mà DDT đã bị đình chỉ sử dụng
-DDT(dicloro diphenyl tricloroethan) là một nhóm các chất hữu cơ cao
phân tử có chứa clor dạng bột màu trắng, mùi rất đặc trưng, không tan
trong nước Được sử dụng như là một loại thuốc trừ sâu có độ bền vững
+ Các cyclodien
Trang 9Mirex C 10 Cl 12 (545,5)
b) Cơ chế gây độc
Các hợp chất clor hữu cơ thường được tích lũy trong các tổ chức mỡ Một số chất khi vào cơ thể sẽ chuyển hóa thành các chất độc hơn
tan trong lipid, một số chất chuyển hóa thành các chất ít độc hơn ở
dạng acid, tan trong nước và đào thảo qua nước tiểu
Phụ thuộc vào dạng cấu tạo của chúng
Các hóa chất bảo vệ thực vật nhóm clor hữu cơ nói chung có phổ tácdụng rộng, rất an toàn với cây trồng ở liều thông dụng => độc với
các loài động vật máu nóng vì chủ yếu t/d trên Hệ thần kinh ngoại
biên gây nên các sự rối loạn của hệ thống thần kinh dẫn đến tê liệt
Các chất này có khả năng tích lũy trong cơ thể sinh vật gây độc mạntính, chúng cũng rất bền trong môi trường và tồn dư lâu dài
Mặc dù các hợp chất bảo vệ thực vật clor hữu cơ có tác dụng diệt
trừ mạnh đối với nhiều loại sâu hại nhưng do vấn đề ô nhiễm môi
trường và dư lượng hóa chất bảo vệ thực vật trong nông sản, sự tích lũy và đầu độc cao đối với cơ thể con người và các loài động vật =>
Trang 10+ Ngộ độc cấp: nôn mửa, tiêu chảy, nhức đầu, co giật, dãy dụa rồi tê liệt thần
kinh trung ương, trụy tim mạch và chết sau vài giờ
+ Ngộ độc mạn : rối loạn thần kinh, tổn thương thần kinh, co quắp, rối loạn
huyết học
e) Xử trí:
- Seduxen 10mg tiêm TM, nhắc lại sau mỗi 5 phút cho đến khi hết co giật.
Nếu ngộ độc đường uống:
- Gây nôn, Than hoạt 20g uống cùng sorbitol 40g uống
- Than hoạt 20g uống cùng sorbitol 40g uống
- Kiểm soát hô hấp: thực hiện đầu tiên khi tiếp xúc vs BN
- Đặt đầu nằm nghiêng, Hút đờm rãi , Thở oxy mũi(Bóp bóng qua mặt
nạ có oxy)
2.2 Nhóm phosphor hữu cơ
- Định nghĩa: Hóa chất trừ sâu phospho hữu cơ (PHC) là các hợp chất bao
gồm carbon và các gốc của axít phosphoric Có hàng ngàn hợp chất phospho
hữu cơ ra đời nhưng vẫn trên cơ sở một công thức hoá học chung:
Cấu trúc phân tử phospho hữu cơ
(Trích Hướng dẫn chuẩn đoán và xử trí ngộ độc_số 3610/QĐ_BYT)
- Đây là nhóm thuốc có nhiều chủng loại nhất , được sử dụng từ năm
1946 Chúng là dẫn xuất của acid phosphoric , cụ thể là:
+ Dẫn xuất phosphat:DDVP , monocrotophos
+Dẫn xuất phosphonat: clorofos
+Dẫn xuất thiophoshat: diazimon, cyanophenphos
+Dẫn xuất dithiphosphat:malathion,
+Dẫn xuất thiophosphoramid:acephat, methamidophos
Trang 11 Các hóa chất bảo vệ thực vật nhóm phosphor hữu cơ có đặc điểm
chung là phổ tác dụng rộng, an toàn với cây trồng diệt được nhiều
sâu hại, tác dụng diệt côn trùng nhanh , có đọc tính cao với động vật
máu nóng, nhưng không tích lũy lâu dài thường được thải trừ nhanh
qua nước tiểu và thời gian tồn dư trong môi trường không dài
Quá trình chuyển hóa của các chất HCBVTV nhóm phosphor hữu
cơ rất khác nhau
HCBVTV phosphor hữu cơ có tác động vào thần kinh của côn trùng
và người bằng cách ngăn cản sự tạo thành men cholinestase(ChE)
làm cho thần kinh hoạt động kém, làm yếu cơ, gây choáng váng và
chết
Tác dụng gây độc chủ yếu tại chỗ, thường hít phải tác dụng nanh
hơn uống
Độc tính cao nên bị cấm hoặc hạn chế sử dụng
2.3 Nguyên nhân nhiễm độc , triệu chứng và cách xử trí
Vô tình : có thể do hít phải ( trong các vụ cháy) tiếp xúc qua da( mang
vác , rửa tay không sạch say khi phun) hoặc qua đường tiêu hóa( uống
nhầm, ăn rau quả xử lý bằng các HCBVTV nhóm phosphar)
Chủ ý : trong các vụ tự tử hay do được pha vào rượu để tăng độ rượu
Mùi hơi thở, chất nôn hay chất thấm vào quần áo nạn nhân có
mùi hắc như mùi tỏi
Mang tính phối hợp điển hình của hai hội chứng :
o Cuồng giao cảm kiểu muscarin: tăng tiết dịch (nước bọt,
mồ hôi…) co thắt phế quản gây suy hô hấp cấp, nhịp tim chậm, có thể ngừng tim, đồng tử co thậm chí còn nhỏ như đầu kim
Trang 12o Hội chứng thần kinh kiểu nicotin: co giật các thớ cơ( mi mắt, cơ mặt, rụt lưỡi, co cơ cổ và lưng, có khi co toàn thân)nặng có thể dẫn đến hôn mê.
Chăm sóc dinh dưỡng trong trường hợp hôn mê và thở máy kéo
dài, dùng kháng sinh để tránh bội nhiễm tạp
*chú ý: các oxim các hợp chất hữu cơ có phosphor làm giải phóng cholinesterase khỏi liên kết với các HCBVTV nhóm phosphor hữu cơ Tuy nhiên việc sử dụng chỉ có hiệu lực khi sự phosphoryl hóa còn hiệu lực trong vòng 36h
3.3 Nhóm cúc tổng hợp ( Pyrethroids)
3 Nhóm cúc tổng hợp (pyrethroids)
a, Định nghĩa
Hóa chất bảo vệ thực vật nhóm cúc tổng hợp là những chất hữu cơ có cấu
trúc tương tự các pyrethrin tự nhiên (pyrethrum) có mặt trong một số loại hoa
cúc
Trang 13b, Phân loại
Có hai thế hệ HCBVTV nhóm cúc tổng hợp:
- Thế hệ thứ nhất được phát triển từ những năm 60 của thế kỷ XX với mục tiêu
thay thế các hợp chất nhóm clor hữu cơ.
- Do đặc tính kém ổn định trong môi trường dưới tác dụng của ánh sáng nên
hiện không còn được sử dụng rộng rãi.
- Một số HCBVTV nhóm cúc tổng hợp thế hệ 1:
Tetramethrin C19H25NO4 (M=331,4)
Resmethrin C22H26O3 (M=338,4)
- Thế hệ thứ hai được phát triển từ giữa những năm 70 của thế kỷ XX có độ ổn
định trong môi trường tốt hơn thế hệ trước nên được dử dụng nhiều trong
nông nghiệp.
- Tuy nhiên thế hệ hai có độc tính cao với động vật có vú và con người.
- Một số HCBVTV nhóm cúc tổng hợp thế hệ 2:
Trang 14Deltamethrin C22H19Br2NO3 (M=505,2)
Cypermethrin C22H19Cl2NO3 (M=416,3)
c, Cơ chế gây độc
- Các chất nhóm cúc tổng hợp là các chất độc đối với dẫn truyền thần kinh do
tác dụng luôn giữ kênh Na + mở trong màng tế bào thần kinh gây ảnh hưởng
đến sự dẫn truyền các xung thần kinh làm mất cảm giác, tê liệt, ở liều cao có
thể gây tử vong.
- Khi tiếp xúc trong thời gian dài có thể gây ngộ độc gan.
- Các chất này thường ít độc qua đường tiếp xúc và hô hấp Liều độc của
nhóm cúc tổng hợp cũng thấp hơn nhiều loại HCBVTV khác.
d, Công dụng
- Các hợp chất nhóm cúc tổng hợp thường được sử dụng phối hợp với một số
HCBVTV khác nhằm tăng tác dụng BVTV.
- Ngoài việc sử dụng trong nông nghiệp, các chất nhóm cúc tổng hợp còn
được sử dụng nhiều để làm các thuốc diệt côn trùng
Trang 15
3.4 Nhóm carbamat
a) Định nghĩa: Carbamat là hóa chất trừ sâu thuộc nhóm ức chế enzym
cholinesterase những phospho hữu cơ, carbamat gắn vào enzym yếu hơn nên enzym
dễ hồi phục hơn phospho hữu cơ Tác dụng trên lâm sàng của carbamat và phospho
hữu cơ không khác nhau, chỉ khác nhau về thời gian gắn (Trích Hướng dẫn chuẩn
đoán và xử trí ngộ độc_số 3610/QĐ_BYT)
-HCBVTV nhóm cabamat là các ester của acid carbamic (H2N-COOH) và dẫn
xuất của acid carbamic
.-Đại diện cho nhóm này như: aldicar, carbofuran, carbaryl ,fenobucarb,
isoprocarb
- Một số HCBVTV nhóm carbamat có công thức cấu tạo như sau:
( hình ảnh công thức sgk-157)
- Carbamat là hóa chất trừ sâu thuộc nhóm ức chế enzym cholinesterase những
phospho hữu cơ, carbamat gắn vào enzym yếu hơn nên enzym dễ hồi phục hơn
phospho hữu cơ Tác dụng trên lâm sàng của carbamat và phospho hữu cơ không
khác nhau, chỉ khác nhau về thời gian gắn
- Carbamat hấp thụ dễ dàng qua đường tiêu hóa, da và niêm mạc Các dấu hiệu và
triệu chứng nhiễm độc rất thay đổi tùy theo đường nhiễm và mức độ nhiễm độc
- Các carbamat được sử dụng thay thế cho các HCBVTV nhóm phosphor hữu cơ có
độc tính cao và nhóm clor hữu cơ dễ tích lũy gây nguy hiểm (Trích Hướng dẫn
chuẩn đoán và xử trí ngộ độc_số 3610/QĐ_BYT)
-Ngày nay, các hợp chất carbamat được sử dụng phổ biến và phối hợp với các
Trang 16+ Các HCBVTV nhóm macrocyclic lacton thường phối hợp với các HCBVTV
nhóm khác => Tăng khá năng diệt trừ sâu hại.
*Hợp chất carbamat còn có tác dụng:
+ Gây tổn thương cơ quan nội tiết
+Có khả năng gây ung thư
+ Anh hưởng đến di truyền
* Cơ chế gây độc:
- Carbamat vào cơ thể sẽ gắn và làm mất hoạt tính của ChE gây tích tụ acetylcholin
tại các synap thần kinh, gây kích thích liên tục quá mức các receptor ở hậu synap
(lúc đầu), sau đó kiệt synap ở cả hệ thần kinh trung ương và thần kinh ngoại biên
Sự kích thích dẫn tới hội chứng cường cholin cấp Có hai loại receptor: muscarin (ở
hậu hạch phó giao cảm) và nicotin (ở hạch thần kinh thực vật và ở các điểm nối
thần kinh cơ vân-các bản vận động) chịu tác động của acetylcholin
- Ngăn cản sự dẫn truyền tín hiệu của TBTK, TB cơ (Tăng cường giải phóng và gắn
a Gamma-aminobutyric vào đầu TBTK -> tăng ion CL/ TB -> Tê liệt TK.Vì vậy
các triệu chứng lâm sàng rất phức tạp và tập trung thành các hội chứng bệnh lý khác
nhau .
tuy nhiên mức độ độc hại không bằng các hợp chất nhóm phosphor hữu cơ
Triệu chứng lâm sàng: nhiễm độc cấp như các HCBVTV nhóm phosphor hữu cơ
vì đều ức chế cholinesterase.
Xử trí: -Tương tự như với ngộ độc cấp các HCBVTV nhóm phosphor hữu cơ
- Điều trị nhiễm độc :Thường tiêm Atropin là đủ , rất ít khi dùng đến
Pralidoxim.
* Trên thực tế ngày nay, đang sử dụng phổ biến ngoài các nhóm HCBVTV chính trên,
còn có nhiều HCBVTV khác bởi mục đích hay nguồn gốc khác nhau hay có cấu tạo khác
biệt do đó không được xếp vào các nhóm HCBVTV chính.
Như một số HBCVTV có công thức cấu tạo sau:
Trang 17-Tebuconazol: nhóm Triazin , v v
* Ngoài các HCBVTV thuộc nhóm CÚC TỔNG HỢP(các pyrethrin) và nhóm
NEONICOTINOID, nhiều HCBVTV có nguồn gốc TV, vi sinh được dùng để
- Diệt giun sán như giun đũa ,giun kim, giun móc và trứng của chúng
- Xua đuổi và diệt côn trùng : Chúng rất sợ mùi tỏi Tỏi còn giết chết
được loăng quăng với liều lượng rất thấp 25ppm cho các chất chiết
hoặc 2ppm cho dầu tỏi
C6H10OS2 (162.3)
Rotenon (C23H22O6-394,4)- một hợp chất không mùi, sử dụng để giết
cá trước khi dùng nhiều làm thuốc trừ sâu Rotenon có trong rễ và của
một số loài thực vật như derris, lonchocarpus, jicama còn được gọi là
nicoulin (phân lập từ Lonchocarpus nicou)
Rotenon chủ yếu tác dụng tại chỗ gây viêm da , giác mạc , viêm mũi
họng Rất ít khi gặp ngộ độc ở người , gây ảnh hưởng đến một số quá
trình chuyển hóa do ức chế OXH NADH thành NAD với các cơ chất
trong cơ thể con người
thuốc diệt cỏ
Thuốc diệt cỏ là các chất hóa học được sử dụng để kiểm soát các loài thực
vật không mong muốn Thuốc trừ cỏ chọn lọc kiểm soát các loài cỏ cụ thể,
trong khi không gây hại cho cây trồng, có thể giúp tăng năng xuất, rút ngắn
thời gian thu hoạch Trong khi thuốc diệt cỏ không chọn lọc (đôi khi được
gọi là "diệt toàn bộ cỏ" trong các sản phẩm thương mại) Có thể được sử dụng