Đi từ thực tiển nói trên tôi tiến hành thực hiện đề tài: “kết quả chẩn đoán lâm sàngvà điều trị các bệnh tiêu hóa của chó tại bệnh xá thú y trường Đại học Cần Thơ”.. Đề tài được thực hiệ
Trang 1CHƯƠNG 1: ĐẶT VẤN ĐỀ
Hiện nay nhu cầu nuôi chó làm cảnh ngày càng phát triển, bên cạnh đó chó không chỉ
là vật nuôi mà còn là người bạn thân thiết, gần gũi và trung thành của con người chính
vì thế việc chăm sóc nuôi dưỡng và ngăn ngừa các bệnh thường gặp cho chó là rất quan trọng
Ngày nay, cùng với sự gia tăng về số lượng cũng như chủng loài, thì tình hình dịch bệnh trên chó cũng ngày càng phổ biến, đa dạng và phức tạp hơn Như chúng ta đã biết, hệ tiêu hóa là một hệ thống mở hoàn toàn từ miệng đến trực tràng, và đây cũng là con đường mầm bệnh dễ dàng tấn công Trong các loại bệnh thường xảy ra trên chó thì bệnh tiêu hóa thường xảy ra nhất và chiếm tỷ lệ cao Do vậy, việc chẩn đoán và điều trị bệnh đường tiêu hóa trên chó ở bệnh xá thú y rất phổ biến và quan trọng
Đi từ thực tiển nói trên tôi tiến hành thực hiện đề tài: “kết quả chẩn đoán lâm sàngvà điều trị các bệnh tiêu hóa của chó tại bệnh xá thú y trường Đại học Cần Thơ”
Đề tài được thực hiện với mục đích:
Thu thập sơ bộ các biểu hiện của chó bệnh đường tiêu hóa, từ đó làm cơ sở để chẩn đoán xác định bệnh tiêu hóa xảy ra trên chó
Thông qua kết quả chẩn đoán lâm sàn trên chó để phân loại bệnh đường tiêu hóa
Xác định hiệu quả điều trị bệnh đường tiêu hóa trên chó tại bệnh xá thú y trường Đại học cần thơ thông qua các phác đồ điều trị bệnh
Trang 2CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN
2.1 CÁC GIỐNG CHÓ ĐƯỢC NUÔI PHỔ BIẾN Ở QUẬN NINH KIỀU THÀNH PHỐ CẦN THƠ
Phạm Sỹ Lăng và ctv (2006) Việt Chương (2000)
Đây là loại chó có tầm vóc cao 60-65cm, nặng 20-25kg Chó đực phối giống ở 15-18 tháng tuổi, chó cái sinh sản ở 12-15 tháng tuổi, mỗi lứa đẻ 4-6 con nhưng thường là 5 con Chó Phú Quốc có đặt điểm ngoại hình rất dễ nhận biết do có bộ lông màu nâu xám, bụng thon, trên lưng lông mọc có hình xoắn, hay lật theo kiểu rẻ “ngôi”, lông màu vàng xám có các đường kẻ nhạt chạy dọc theo thân
2.1.2 Giống Chó Ngoại
2.1.2.1 Chó Fox
Theo Việt Chương (2005) giống chó này ngày nay sinh sản nhiều nên đâu đâu cũng thấy, mình chó cao khảng 3 tấc, đầu nhỏ tai vểnh, sống mũi hơi gãy, mõm nhỏ và dài, ngực nở nang, bụng thon, bốn chân mảnh và cao nên chó chạy rất nhanh Chó Fox giữ nhà rất giỏi, tiếng sủa lớn và dài, dám lăn xả vào kẻ thù mà cắn xé, chó Fox không kén
ăn lại ăn rất ít nên được nhiều người yêu thích
2.1.2.2 Chó Bắc Kinh
Đây là giống chó rất quí hiếm , được nhiều người trên thế giới yêu thích
Chó có đầu khá to, dẹp có bộ lông dài phủ kín nên trông giống đầu sư tử nên còn được gọi là “chó sư tử” Giống chó này mũi gãy, mõm rất ngắn, hàm rộng, mắt to và lồi tạo nên cho chó một vẻ rất riêng ngộ nghĩnh đáng yêu Giống chó này rất hiền, dễ dạy mến chủ tuy nhiên chúng có nhược điểm là nuôi con kém
Trang 32.1.2.3 Chó Nhật
Theo Việt Chương và Phan Thi (2005) Pediree - cẩm nang nuôi dạy chó, (số 3) thì
chó Nhật có thân hình nhỏ nhắn, mảnh mai xinh xắn, bộ lông dài và mượt không xoăn
và trông có vẻ sạch sẽ nên được nhiều người thích nuôi Chó Nhật có chân nhỏ, đầu nhỏ, tai hình tam giác hơi nghiêng ra phía trước và rủ xuống, mũi gãy nhưng mõm dài tương đối nên mặt trông xinh xắn dễ coi
Giống chó này rất nhanh nhẹn vui tính và dễ dạy, chó Nhật sinh sản khá tốt và nuôi con giỏi
2.1.2.4 Chó Chihuahua
Ở nước ta, chó còn được gọi là chó “Fox hươu” vì chó trông nhỏ nhưng có hình dáng giống như con hươu thu nhỏ, Chihuahua được nưôi từ rất lâu ở nước ta làm cảnh Chó có tầm vóc rất nhỏ cao 16-20cm, dài 30cm, nặng 2,1-2,7kg là một trong những giống chó nhỏ nhất thế giới nên còn được gọi là “chó bỏ túi” vì có thể cho vào túi mang đi du lịch Bộ lông màu vàng sẩm hoặc nâu nhạt, tai, mõm thường có màu sẩm hơn
Về ngoại hình: Chó nhỏ có thân hình thanh mảnh, mõm dài, tai dài dựng đứng, ngực
nở, bụng thon nhỏ, chân mảnh chắc, đuôi ngắn
Về thể chất: Chó khoẻ mạnh, không thích người lạ, thậm chí tỏ ra hung dử với người
lạ nên còn được mệnh danh là “chó có trái tim sư tử” Người ta nuôi chó để làm cảnh
2.1.2.6 Chó Beger Đức
Chó được nhập vào nước ta vào năm 1960 do Bộ Nôi Vụ nay là Bộ Công An Chó có tầm vóc tương đối lớn so với các giống chó nước ta, dài 110-112cm, cao 56-65cm đối
Trang 4Bộ lông ngắn, mềm, màu đen sẫm ở thân và mõm, đầu, ngực va bốn chân có màu vàng sẫm Đầu hình nêm, mũi phân thuỳ, tai dỏng hướng về phía trước, mắt đen răng to, khớp răng cắn khít Cổ chắc, xiên đến vạch lưng, ngực nở hình ôvan, u vai lồi đến vạch lưng, lưng chắc, rộng, có độ dốc về phía sau, bụng thon hẳn, đuôi dài hình lưỡi kiếm
Các chi có cơ gân chắc khoẻ, chân trước thẳng đứng, chân sau hơi choãi về phía sau Trong điều kiện Việt Nam chó đực có thể phối giống khi 24 tháng tuổi, chó cái có thể sinh sản 18-20 tháng tuổi Chó cái sinh sản mỗi năm 2 lứa, mỗi lứa 4-8 con nhưng thướng là 6 con Chó trưởng thành thông minh và tinh khôn, đánh hơi giỏi,dũng cảm
và trung thành
2.2 ĐẶC ĐIỂM SINH LÝ TIÊU HOÁ CỦA CHÓ Nguyễn Thị Tuyết Nhung – Trương Chí Sơn (2000)
2.2.1 Cơ Quan tiêu Hoá
Cơ quan tiêu hoá của chó gồm:
Miệng Gồm lưỡi và răng Lưỡi có nhiều niêm mạc, nhiều tế
bào thần kinh vị giác, răng dùng để cắn xé và nhai thức ăn
2.2.2 Sinh lý tiêu hoá
Phạm Sỹ Lăng và ctv (2006)
2.2.2.1 Tiêu Hoá Ở Miệng
Chó dùng mòm và lưỡi lấy thức ăn, nếu là thức ăn thịt khối dùng răng nanh để xé Các loại thức ăn vào khoang miệng được nhai sơ bộ, có nước bọt làm uớt và chuyển xuống
Trang 5dạ dày theo thực quản Nước bọt có các muối vô cơ, các chất hữu cơ, các men tiêu hoá
( enzyme) như amylaze thuỷ phân tinh bột
2.2.2.2 Tiêu Hoá Ở Dạ Dày
Ở dạ dày thức ăn được tiêu hoá theo hai quá trình sinh học và cơ học
Tiêu hoá bằng hóa học chủ yếu là tác động của dịch vị Dịch vị có chất vô cơ HCL ( acid chlohydric ), các chất hữu cơ, chất nhầy muxi, nguyên men Pepsinogen, men
Prezura, men Lipaza
Pepsinogen nhờ có HCL xúc tác biến thành Pepsin hoạt động, phân huỷ các chất protit thức ăn thành polypeptit
Prezura thường thấy ở dạ dày con vật còn đang bú sữa, có tác dụng tiêu hoá đạm của sữa
Lipaza phân huỷ những hạt mỡ đã nhũ tương hoá thành glycerol vá acid béo
HCL có tác dụng biến Pepsinogen thành pepsin hoạt động, ngăn thức ăn khỏi lên men
thối trong dạ dày, điều khiển sự đống mở van hạ vị, gián tiếp kích thích tuỵ tạng tiết dịch tuỵ
Kết quả thức ăn váo dạ dày chó, biến thành chất nhuyễn gọi là dưỡng chất Dưỡng chất gồm có những chất bột đã chín tiêu hoá dở tiếp tục tiêu hoả ở dạ dày thành đường
Maltose
Chất protit vào dạ dày được thuỷ phân thành Polypeptic và một số acid amin Cũng ở
dạ dày một số rất ít Lipit đựơc tiêu hoá
2.2.2.3 Tiêu hoá ở ruột non
Niêm mạc ruột non có 2 loại tuyến có nhiêm vụ tiết dịch ruột: Tuyến Brunner, Liberkiihe
Dich ruột mang tính kiềm (pH=7,4-7,7) gồm có các chất vô cơ và chất hữu cơ ( chất nhầy, men maltaza lactaza, saccharaza, amylaza…)
Tham gia tiêu hoá ở ruột non có gan và tuỵ tạng, tuỵ tạng tiết dịch tuỵ gồm các chất vô
cơ và chất hữu cơ như: amylapsin nguyên men trysinogen men lipaza và maltaza
Gan tiết mật tiêu hoá mỡ, mật trung hoà đường dưỡng chất để nem Trypsin hoạt động, mật sát trùng chống lên nem thối, làm tăng nhu động ruột, gan còn có nhiệm vụ phân
huỷ và tổng hợp chất đường, tổng hợp urê, giải độc, tiêu huỷ hay dự trữ mỡ, sản xuất
fibrnogen làm đông máu và heparin chống đông máu trong quá trình tuần hoàn, sản xuất và tiêu huỷ hồng cầu, dự trữ sắt, biến carten thành vitamin A
Ở ruột, protit được tiêu hoá theo quá trình phân giải của men trypsin Nguyên men trypsinogen ở tuỵ mới tiết ra chưa hoạt động, nhờ có men glypeptit và tiếp tục biến
Trang 6pypetit thành các acid amin Ngoài ra erepsin cũng biến polypeptic thành các acid
amin
Tiêu hoá gluxit: Men amylopsin biến tinh bột sống và chín thành maltose, biến maltose thành glucose, saccharara biến saccharoe thành glucose và levulose
Tiêu hoá lipit: Men lipaza hoạt động rất mạnh nhờ tác dụng của muối mật, nhũ tương
hoá chất mỡ rồi biến thành glycerol và acid béo
2.2.2.4 Tiêu hoá ở ruột già
Những chất còn lại chưa tiêu hoá hết ở ruột non bị tống xuống ruột già, tiếp tục tiêu hoá nhờ các men từ ruột non cùng chuyển xuống Ở ruột già còn có sự lên men thối và sinh ra chất độc ở đây còn có quá trình tái hấp thụ nước và muối khoáng, nên phân thường rắn và tạo khuông thải ra ngoài
Phân gồm những chất cặn bã của quá trình tiêu hoá thức ăn, các biểu mô của niêm mạc bong ra, các muối và vi sinh vật,…
2.3 KHÁI NIỆM VỀ TIÊU CHẢY VÀ NÔN
Vũ Triệu An (1991)
Tiêu chảy
Tiêu chảy là tình trạng tăng số lần đại tiện với tăng thể tích và khối lượng phân, tăng mất nước và chất điện giải theo phân do tổn thương khả năng hấp thu nước của ruột tiêu chảy xảy ra khi:
Tăng quá nhiều chất hấp thu, làm áp lực thẩm thấu trong ruột cao hơn trong máu và tổ chức, sẽ kéo nước ra ngoài lòng ruột Xảy ra khi có viêm ở ruột do các nguyên nhân khác gây nên như nhiễm khuẩn, ngộ độc Khi này tiết dịch nhày của ruột với nước có thể tăng gấp 80 lần bình thường
Giảm hấp thu do rối loạn tiêu hóa Như trên đã thấy, lượng nước tiết dịch mỗi ngày trong toàn bộ ống tiêu hóa có thể tăng lên đến 10 lít mà phần lớn được tái hấp thu tại ruột Vậy chỉ cần khả năng hấp thu của ruột giảm đi một phần thì lượng chất lỏng có trong ruột cũng rất lớn
Tăng co bóp ruột do tăng các chất phải hấp thu hay do giảm hấp thu nên lượng các chất
có trong lòng ruột quá nhiều, sẽ kích thích ruột tăng co bóp nhanh chóng đẩy các chất
ra ngoài, gây nên tiêu chảy Nhưng cũng có trường hợp hoàn toàn do rối loạn co bóp của ruột như khi bị kích thích do viêm phúc mạc, u manh tràng hay do rối loạn thần kinh như cường phó giao cảm Khi nảy tình trạng tăng co bóp có thể tăng tiết dịch, giảm hấp thu dẫn đến tiêu chảy
Trang 7Nôn:
Là hoạt động phản xạ thần kinh nhằm tống thức ăn và dịch lỏng từ dạ dày qua xoang miệng ra ngoài, kèm theo các dấu hiệu buồn nôn, chảy nhiều nước bọt, co thắt cơ bụng
Có thể nói động tác nôn xảy ra khi đường tiêu hóa bị căn quá mức, đặc biệt là ở dạ dày
và tá tràng để tống thức ăn ở phần trên đường tiêu hóa ra ngoài
Chó bệnh thể hiện: hội chứng thần kinh, viêm phổ cấp, viêm xuất huyết niêm mạc đường tiêu hóa và thường chết trong thời gian 3-7 ngày
Đặc điểm
Phạm Ngọc Thạch (2006)
Canine distemper virus là bệnh truyền nhiễm chủ yếu ở chó con do virus Distemper họ
Paramycoviridae gây bệnh hàng loạt trên chó, với các hội chứng sốt, viêm phổi, viêm ruột,
niêm mạc và các nốt sài ở chỗ da mõng
Cuối thời kỳ bệnh thường có triệu chứng thần kinh Sự kế phát của các vi khuẩn cư trú sẳn trong đường tiêu hóa, hô hấp thường làm cho bệnh trầm trọng thêm, lúc đó bệnh thể hiện chủ yếu ở hai dạng ( viêm phổi và viêm ruột )
Tất cả các loài chó điều mẫn cảm thụ bệnh, nhưng mẫn cảm hơn cả là loài chó Becgie, chó lai , chó cảnh, chó nội ít mẫn cảm hơn
Bệnh xuất hiện nhiều khi có sự thay đổi thời tiết, đặc biệt ở những ngày mưa nhiều, độ
ẩm cao
Nguyên nhân
Vương Đức Chất – Lê Thị Tài (2004)
Bệnh do virus có nhân RNA thuộc nhóm Paramyxo gây nên Tất cả các giống chó đều
mắc bệnh Bệnh thường xảy ra ở chó 2-12 tháng tuổi, đặc biệt chó con 3-4 tháng tuổi
dễ nhiễm bệnh hơn và tỷ lệ chết 90-100%, tuy nhiên chó đang bú mẹ ít gặp bệnh
Trang 8Carre, vì chó con thu được miễn dịch thụ động qua sữa mẹ Chó mẹ có miễn dịch do
tiêm phòng hoặc tiếp xúc với mầm bệnh trong tự nhiên
Chó bệnh là nguồn lây lan chủ yếu, chó thải virus ra ngoài qua dịch mũi, nước mắt, nước bọt, nước tiểu và phân, thức ăn, nước uống là nguồn tàng trữ virus Người, chuột
và động vật khác là môi giới trung gian truyền bệnh Chó trưởng thành nhiễm virus nhưng không phát bệnh, mà trở thành nguồn tàng trữ virus nguy hiểm nhất
Triệu chứng
Biểu hiện bệnh canine distemper rất đa dạng, tùy thuộc vào tuổi chó, giống chó, tình
trạng sức khỏe, chế độ chăm sóc nuôi dưỡng và độc lực của mầm bệnh
Thời gian nung bệnh của chó từ 4-6 ngày
Đầu tiên ở chó xuất hiện các triệu chứng chung: Chó buồn bã, ủ rũ, ăn ít, không thích vận động, gan bàn chân bị chai
Sốt cao 40-41,50C trong 24-46 giờ Mắt chó bị sưng húp nhiều dử, chảy nước mắt liên tục và khi sốt chó bỏ ăn, mắt đỏ, sau đó cơn sốt giảm xuống, thân nhiệt trở lại bình thường 38,5-39,50C lúc này chó ăn ít, mệt mỏi
Tiếp theo đợt sốt thứ hai lại xuất hiện, cơn sốt kéo dài 3-4 ngày, giai đoạn này bệnh thường nặng lên do bội nhiễm của vi khuẩn kế phát, một số vi khuẩn đang sẳn có trong
cơ thể ( Staphylococus, Streptococcus, E coli, Salmonella,…) ở điều kiện tăng sinh và
gây bệnh Chó xuất hiện bệnh viêm phổi, viêm đường hô hấp, mũi chảy mủ xanh và dịch nhầy, có khi có xuất huyết ở mũi, nhịp thở tăng, thở khò khè có tiếng ran
Nôn là triệu chứng thường gặp của bệnh canine distemper, các niêm mạc tiêu hóa từ dạ dày đến ruột điều bị canine distemper virus tác động và gây viêm ruột nặng Lúc đầu
nôn khan hoặc nôn ra bọt có màu vàng, uống nước nhiều
Tiếp theo là xuất hiện tiêu chảy, lúc đầu phân táo bón sau phân loãng có màu xám vàng, tanh khắm trong phân có lẫn niêm mạc dạ dày, ruột lầy nhầy, chó có thể đi ỉa lỏng 5-10 lần mỗi ngày, chó kiệt sức mệt mỏi, da nhăn nheo, tiếp theo phân có lẫn máu màu cà phê nhạt Giai đoạn cuối phân loãng lẫn máu tươi, kèm niêm mạc ruột bị bong
ra tanh khẳm, hậu môn bẩn
Chó gầy sút nhanh chóng do không ăn và tiêu chảy, mắt trũng, bụng hóp, đi không vững, nằm bệt, nhiệt độ hạ, loạn nhịp tim và chết trong vòng 3-7 ngày
Một triệu chứng đặc trưng của bệnh đôi khi gặp là xuất hiện những nốt sài ở bụng, ngực háng, trong đùi Các nốt sài đỏ thường bằng hạt đậu xanh, nếu bội nhiễm vi khuẩn sẽ sưng có mũ, khi vỡ ra làm lông bết lại hôi hám
Trang 9Nếu bệnh kéo dài chó biểu hiện triệu chứng thần kinh: Chó co giật, điên loạn, quay cuồng, sùi bọt mép, đâm sầm vào tường Chó chết nhanh với tỷ lệ cao
Chẩn đoán
Vương Đức Chất – Lê Thị Tài (2004)
Nếu bệnh phát ra điển hình, đặc biệt ở chó chưa tiêm phòng, chó con, có đủ hội chứng tiêu hóa, hô hấp và mụn loét ở da…thì dễ nhận biết bệnh Qui luật sốt là một trong
những chỉ tiêu quan trọng của bệnh canine distemper Cần chẩn đoán phân biệt với các
bệnh sau đây:
Bệnh viêm phổi: Chó thường mắc khi thời tiết thay đổi, gió mùa đông lạnh, mắc ở tất
cà các lứa tuổi, chó sốt cao, khó thở, khò khè Điều trị bằng kháng sinh đặc hiệu với bệnh hô hấp trong thời gian 5-7 ngày điều trị chó sẽ trở lại bình thường
Bệnh tiêu chảy: Tiêu chảy do nhiễm khuẩn hoặc do thức ăn không vệ sinh, chó có thể
có sốt hoặc không sốt, tiêu chảy phân loãng nhưng không có máu Điều trị bằng kháng sinh đặc hiệu kết hợp với dung dịch điện giải, bệnh thuyên giảm dần và sau 5-10 ngày điều trị chó sẽ trở lại bình thường
Bệnh tiêu chảy do virus parvo: Nếu chỉ bằng triêu chứng lâm sàn rất khó nhận biết là chó bị bệnh canine distemper hay parvo, nếu chó bị bệnh parvo phân chó thường có
màu hồng, không có triệu chứng thần kinh, không xuất hiện các mụn mủ
Điều trị
Phạm Sỹ Lăng và ctv (2006)
Trang 10Hiện chưa có thuốc đặc hiệu điều trị bệnh Tuy nhiên người ta cũng điều trị bệnh bằng kháng huyết thanh giai đoạn đầu, nhưng đắt tiền và hiệu lục chua cao
Phạm Ngọc Thạch (2006)
Việc điều trị có kết quả khi có hộ lý tốt và điều trị theo phác đồ sau:
Truyền dịch vào mạch máu (dung dung dịch Ringerlactat, hoặc dung dịch sinh lý mặn ngọt cùng với thuốc trợ tim và vitamin C)
Dùng thuốc chóng nôn
Cần tiêm kháng sinh với liều cao
Cần rửa ruột chó với dung dịch thuốc tím 0,1%
Phòng bệnh
Phòng bệnh bằng vaccine Chó từ 50-60 ngày tuổi phải tiêm phòng vaccine bệnh, hiện nay một loại vaccine đa
giá phòng: bệnh canine distemper, bệnh viêm gan virus, bệnh ỉa chảy do parvovirus và bệnh Lepto do hãng merial sản xuất được nhập vào nước ta để tiêm phòng cho chó
cảnh và chó nghiệp vụ Hai loại vaccine mới nhập từ CH Tchec là Biocan DHHi
phòng năm bệnh cho chó: bệnh canine distemper, bệnh viêm phổi do Adenovirus, bệnh viêm gan do virus, bệnh ỉa chảy do parvvirus, bệnh cúm do virus và Biocan puppy phòng hai bệnh: Bệnh canine distemper và bệnh ỉa chảy do Parvovirus đã được sử
dụng có hiệu quả Sau khi tiêm 15 ngày, chó có miễn dịch kéo dài 12 tháng với các bệnh trên Tuy nhiên vacine chưa được sử dụng rộng rãi cho chó do giá thành cao Thực hiện vệ sinh thú y
Khi phát hiện chó bị bệnh canine distemper thì phải cách ly triệt để, điều trị kịp thời
bằng kháng huyết thanh hoặc xử lý nếu không chữa được để tránh lây sang chó khỏe
Chó chết do bệnh canine distemper không giết thịt, phải chôn sâu và rắc vôi bột vào hố
chôn
Chuồng trại và môi trường nuôi thả phải được vệ sinh định kỳ, hạn chế môi giới truyền bệnh và tránh ô nhiễm bằng phun thuốc sát trùng VIM.IODIN hoặc HAN.IODIN – 5%, nước vôi 10%
2.4.2 Bệnh ỉa chảy do Parvovirus (canine parvovirus)
Phạm Sỹ Lăng và ctv (2006)
Parvovirus là nhóm virus có kích thước nhỏ, hây bệnh cho nhiều loài thú (chó, mèo,
chuột, lợn, trâu, bò) Parvovirus ở mỗi loài động vật khác nhau có kháng nguyên khác
Trang 11nhau Chúng có kích thước khoảng 18 – 24nm nhân chứa AND một sợi, capxit có 32 capsomer Virus nhân lên và phát triển trong nhân tế bào vật chủ Virus có sức đề kháng cao ở nhiệt độ lạnh (00C) trong môi trường tự nhiên, có thể tồn tại 1 – 2 tuần ở nhiệt độ 15 – 250C và phát triển tốt trong môi trường thận chó, thận khỉ, chúng gây bệnh tích tế bào nên người ta thường phân lập virus từ nuôi cấy trên các môi trường này
Đặc điểm
Bệnh ỉa chảy do parvovirus rất đa dạng, nhưng có thể chia làm ba dạng:
Dạng đường ruột: Phổ biến hơn cả, chó khoảng 6 tuần đến 1 năm tuổi mắc nhiều Dạng tim: Thường thấy ở chó từ 4 – 8 tuổi, biểu hiện chủ yếu là suy tim
Dạng kết hợp tim – ruột: Thường thấy ở chó từ 6 – 16 tuần tuổi Trường hợp này chó
ỉa chảy nặng và chết rất nhanh
Triệu chứng
Dạng đường ruột: Gặp phổ biến ở chó từ 6 tuần đến 1 năm Thời gian ủ bệnh ngắn từ
1 – 2 ngày Lúc đầu chó sốt nhẹ: 39 – 39,50C cơn sốt kéo dài 1 – 2 ngày; Chó mệt, ăn kém hoặc bỏ ăn, uống nước nhiều; nôn mữa liên tục Sau đó chó mệt lả, vì ỉa chảy liên tục và rất nặng Phân loãng dần, có nhiều máu đỏ nâu, màu hồng, có lẫn niêm mạc ruột lầy nhầy và có mùi tanh khẳm đặc trưng Khi ỉa chảy cũng là lúc chó hạ nhiệt dưới múc bình thường (370C) Chó gầy sút rất nhanh vì mất nước và mất máu Tổn thương chủ yếu ở tá tràng, có khi cả ở manh tràng, rất ít khi có ở dạ dày, vì vậy bệnh này là
bệnh viêm ruột cấp do parvovirus Khi mổ khám chổ bệnh ta thấy ruột ị xuất huyết
nặng, có khi thành vệt dài, thường niêm mạc ruột bị bong ra, chổ ít bị tổn thương có các sợi fibrin mỏng Hạch lâm ba ruột bị viêm tụ máu nặng
Dạng tim: Thường thấy ở chó 4 – 8 tuần tuổi, biểu hiện chủ yếu là suy tim, đặc biệt là chó con mà chó mẹ không được miễn dịch Biểu hiện chính là chó thiếu máu nặng, niêm mạc nhợt nhạt hay thâm tím Gan sưng, túi mật sưng, các biểu hiện ở ruột không
rõ ràng
Dạng kết hợp tim ruột: Thường thấy ở chó từ 6 – 16 tuần tuổi Trường hợp này chó chết rất nhanh, chó ỉa chảy nặng, mạch yếu và lặn, thiếu máu – chỉ sau 24 giờ, chó chết, tỷ lệ chết 100%
Chẩn đoán
Rất khó phân biệt giữa bệnh carre và parvovirus, bởi vì cả hai bệnh này đều xảy ra ở
chó con và ỉa chảy ra máu, nhưng hai bệnh này có một số đặc điểm khác nhau:
Trong bệnh carre phân thường có máu cà phê, còn bệnh parvovirus phân có máu hồng Bệnh carre có dấu hiệu thần kinh và các mụn mủ ở da
Trang 12Điều trị
Bổ sung nước và chất điện giải cho cơ thể: Truyền nước sinh lý hay sinh lý mặn ngọt, hoặc dung dịch ringer lactate để chống hiện tượng suy sụp do ỉa chảy, trợ sức bằng vitamin B1
Dùng thuốc chống nôn bằng Atropin sunfal 0,1%
Dùng thuốc nâng cao sức đề kháng cho cơ thể và bền vững thành mạch để chống chảy máu: tiêm canxi clorua 10% và votamin C, kết hợp tiêm vitamin K
Thụt rữa ruột bằng thuốc tím loãng (0,1%) để thải chất độc ra ngoài
Chống vi khuẩn bội nhiễm bằng kháng sinh như: Streptomycin, Kanamycin…
Phạm Sỹ lăng – Phan Địch Lân (2001)
Đặc điểm sinh học của Ancylostoma caninum
Hình thái: Giun tròn không lớn, bao miệng mỗi bên có hai răng ba chạc
Con đực dài: 9 – 12mm Đuôi có tuối kitin Hai gai giao hợp bằng nhau, dài 0,74 – 0,87mm bánh lái dài 0,13 – 0,21mm
Con cái dài 10 – 22mm; đuôi có gai nhọn Âm hộ nằm ở phần basau của thân Trứng dài 0,060 – 0,066mm Rộng 0,037- 0,042mm
Vòng đời:Giun móc trưởng thành sống ở ruột non của chó, tập trung ở tá tràng, không
tràng và kết tràng, và đẻ trứng tại đó T rứng theo phân ra ngoài, gặp điều kiện thích hợp (nhiệt độ 20 – 300C) sẽ phát triển thành ấu trùng, không cần vật chủ trung gian Ấu trùng ở giai đoạn một lột xác 2 lần ở môi trường bên ngoài và sau 6-7 ngày trở thành
ấu trùng cảm nhiễm
Chó bị bệnh do hai đường:
Chó nhiễm phải ấu trùng cảm nhiễm cùng với thức ăn và nước uống
Do ấu trùng cảm nhiễm chui qua da của chó
Cảm nhiễm ấu trùng ancylostoma caninum ở chó con nặng hơn ở chó trưởng thành
Tuy nhiên, khi ấu trùng chui qua da chó con thì ít gây phản ứng, trong khi đó, ấu trùng gây phản ứng viêm rõ rệt khi chui qua da chó trưởng thành Hiện tượng này được xác nhận: ấu trùng bị chết và bị giữ lại ở da chó trưởng thành tạo ra xung quanh nó sự thâm nhiễm tế bào
Trang 13Sự phát triển của Ancylostoma trong ruột chó đến giai đoạn trưởng thành kéo dài 14 –
16 ngày Thời gian sống của chúng trong cơ thể là từ 8 – 20 tháng
Đặc điểm
Phạm Ngọc Thạch (2006)
Bệnh giun móc là một trong những bệnh về giun tròn gây thiệt hại nhiều nhất cho chó Chó nhiễm bệnh giun móc biểu hiện các triệu chứng lâm sàng đặc trưng: thiếu máu, viêm ruột cấp và mãn tính có kèm theo chảy máu ruột
Đặt biệt chó non từ 2-4 tháng tuổi Khi mắc bệnh thì chó chết với tỷ lệ cao (50 – 80%) Bệnh giun móc xảy ra quanh năm ở chó, nhưng thường gặp bệnh nhiều nhất vào cuối mùa xuân và mùa thu ở nước ta, là thời gian có mưa nhiều, ẩm ướt, thời tiết ấm áp
Nguyên nhân
Ancylostoma caninum là một trong những giun tròn có sức gây bệnh mạnh do hai yếu
tố cơ bản: Tác dụng cơ học và ảnh hưởng của độc tố
Ký sinh vật có bao miệng phát triển lại được trang bị bởi các mảnh kitin, nhờ vậy mà giun có thể bám chắc vào miêm mạc ruột và gây chảy máu mao mạch Khi bám vào ruột để hút máu, giun móc còn tiết ra một chất kháng đông, làm cho hiện tượng chảy máu kéo dài và chầm trọng hơn
Ấu trùng giun móc khi xâm nhập qua da sẽ phá hủy các mô của cơ thể chó, có thể đưa đến hiện tượng nhiễm khuẩn và phát sinh các bệnh truyền nhiễm khác nhau ở chó Trong quá trình ký sinh, giun móc tiết ra độc tố và độc tố được hấp thu vào máu gây ra một số biến đổi về bệnh lý; Thể hiện: viêm ruột cấp và mãn tính; bần huyết kéo dài và suy nhược cơ thể, dẫn đến tình trạng giảm khả năng sinh sản và làm việc
Triệu chứng Chó bị bệnh giun móc ở hai thể: cấp tính và mãn tính
Thể cấp tính:
Thường thấy ở chó non khi cảm nhiễm nặng thể này làm cho chó chết với tỷ lệ cao Đặc biệt chó dưới 4 tháng tuổi có thể chết 60 – 100% Chó bị bệnh có những thể hiện: nôn mữa liên tục, có khi nôn ra máu, bỏ ăn hoặc ăn rất ít, ỉa chảy dữ dội, phân có lẫn máu màu cà phê (nâu sẫm) hoặc màu đen, có dịch nhày và có mùi tanh khẳm Chó bị rối loạn chức năng tiết dịch và co bóp của dạ dày, dẫn đến tình trạng viêm ruột và dạ
Trang 14dày cấp Chó thường chết do mất máu, mất nước nên rối loạn chất điện giải trong máu, trụy tim mạch và kiệt sức
Hội chứng viêm ruột không những do tác động của độc tố giun móc, mà còn do các vi
khuẩn đường ruột: Salmonella, E.coli có sẵn trong ống tiêu hóa tác động vào những
vết tổn thương do giun móc bám vào ruột để hút máu
Thể mãn tính:
Thể này thường xuất hiện ở chó lần đầu bị nhiễm yếu hay khi bội nhiễm Triệu chứng lâm sàng giống như ở thể cấp tính, nhưng thể hiện ở mức độ thấp hơn và thời gian ngắn Một tháng sau khi nhiễm ấu trùng, có thể hiện hội chứng thiếu máu, chảy máu ruột; nhưng sau vài tháng những triệu chứng này giảm dần Chó chỉ còn hiện tượng gầy còm, thiếu máu và thỉnh thoảng thấy nôn khan
Chó trong điều kiện được nuôi dưỡng tốt thì sau một thời gian nhất định có thể tự khỏi bệnh và hồi phục sức khỏe
Bệnh tích thể hiện rõ nhất vào thời kỳ giun móc ở dạng chưa trưởng thành, có đặc điểm
là viêm ruột cata, xuất huyết và hiện tượng hoại tử rõ rệt Khi bị bệnh giun móc mãn
tính thì bệnh tích lại tập trung ở những nơi ký sinh của Ancylostoma caninum trưởng
thành
Chẩn đoán
Phương pháp chẩn đoán chủ yếu là soi kính tìm trứng giun móc trong phân Có thể kiểm tra phân trực tiếp và kiểm tra phân theo phương pháp phù nổi Fiilleborn để phát hiện trứng giun móc Trứng giun móc có hình bầu dục, trong trứng có 6 – 8 phôi màu xám
Ở những chó chết nghi bị bệnh giun móc, có thể mổ khám tìm giun ký sinh ở ruột non: phần tá tràng, không tràng và kết tràng
Điều trị Thể bệnh cấp tính
Nguyên tắc điêu trị: Phải tẩy giun móc cho chó bệnh kết hợp với biện pháp trợ sức, điều trị viêm ruột
Tẩy giun móc: Dùng Mebenvet với liều 0,6 – 1g/kg thể trọng của chó, hoặc Mebendazol dạng viên theo liều: 60mg/1kg thể trọng
Điều trị viêm ruột: Có thể dùng một trong những kháng sinh như: Tetraxylin, Neomycin, Kanamycin, Norfloxaxin, Enrofloxaxin
Trang 15Điều trị thiếu máu: Dùng vitamin K, Pamba, Rutin C
Trợ sức trợ lực: Truyền nước sinh lý mặn ngọt; cho uống dung dịch Oresol; tiêm sparetin hoặc cafein natribenzoat để chống điện giải và trụy tim mạch
Thể mãn tính hoặc không có triệu chứng lâm sàng
Biện pháp chủ yếu là tẩy giun móc cho chó Có thể dủng một trong các loại thuốc sau: Mebenvet bột: Dùng 0,6 – 1g/kg thể trọng chia liều thuốc cho chó uống 2 -3 buổi sáng
Mebendazol ( vermox ): Dùng liều 60mg/1kg thể trọng Chia liều này cho chó uống 2 -3 buổi sáng
Thiabendazol: Dùng liều 80 -100mg/kg thể trọng chia liều thuốc cho chó uống vào hai buổi sáng Sau khi cho chó uống thuốc 30 -40 phút mới cho chó ăn
Phòng bệnh
Thực hiện nghiêm khắc các biện pháp sau:
Định kỳ 3 -4 tháng kiểm tra phân chó lần một Khi phát hiện thấy có trứng giun móc thì phải tẩy ngay cho chó Nếu không có điều kiện kiểm tra phân thì cứ 4 tháng tẩy giun cho chó một lần
Đảm bảo vệ sinh và định kỳ tẩy uế chuồng nuôi, nơi chăn thả chó (đối với các cơ sở nuôi chó tập trung)
Nuôi dưỡng và chăm sóc chó chu đáo để nâng cao sức đề kháng với bệnh dịch nói chung và bệnh giun móc nói riêng
Cho chó ăn uống sạch sẽ để ngăn ngừa nhiễm mầm bệnh (ấu trùng giun móc)
2.4.4 Bệnh giun đũa
Nguyễn Hữu Hưng (2001)
Đặc điểm
Bệnh gây nhiều thiệt hại cho chó con từ 1 – 4 tháng tuổi
Chó con sau khi sinh đã mang sẵn mầm bệnh trong cơ thể Đến 21 ngày tuổi thì gây bệnh nặng cho chó con
Bệnh giun đũa chủ yếu phát ra và gây tác hại ở chó con từ 20 ngày đến 3 tháng tuổi và
có trọng lượng từ 2 – 5kg
Trang 16Nguyên nhân
Toxocara canis: Đây là loài giun đũa lớn
Giun đực dài 50 – 90mm Giun cái 50 – 170mm Mõm đầu của giun có ba lá môi: không có lá môi giữa Ở khe ba là môi chính, có màng cánh cổ Phía sau thực quản có đoạn phình to ra rỏ nét kiểu một dạ dày nhỏ Cuối đuôi con đực hình thành dạng mũi khoan
Giun cái: âm hộ ở vào khoảng ¼ phía trước thân 2 tử cung Trên vỏ trứng có những nếp nhăn nhỏ mịn
Vòng đời: Trứng phát dục tới giai đoạn ấu trùng cảm nhiễm ở môi trường tự nhiên Khi chó con nuốt phải trứng có ấu trùng vào cơ thể thì ấu trùng phá vỡ vỏ chui ra, tiếp tục phát triển ở niên mạc ruột non chó con và trở thành giun trưởng thành gây bệnh cho chó, ấu trùng của giun còn đi vào hệ tuần hoàn của chó mẹ khi chó chửa mà chuyển vào bào thai Do đó chó con sau khi sinh đã mang sẵn mầm bệnh trong cơ thể Đến 21 ngày tuổi giun đã gây thành bệnh nặng cho chó con
Một điểm quan trọng nữa là trứng giun đũa cảm nhiễm dễ gây bệnh sang người Vì vậy cần chú ý giữ gìn vệ sinh trong ăn uống, chăm sóc chơi đùa vuốt ve trên thân mình chó
Toxascaris leonina: Đây là loài giun đũa nhỏ
Con đực dài 20 – 70mm Giun cái dài 22 – 80mm
Mõm đầu của T.leonina cũng giống như mõm đầu của T.canis
Phần cuối của đoạn thực quản không có đoạn phình to kiểu dạ dày nhỏ Giun đực: Ở mõm chót cuối đuôi không hình thành dạng mũi khoan mà thon nhỏ dần đi Không có màng cánh đuôi và không có bánh lái gai giao hợp Giun đực: Âm môn ở vào khoảng 1/3 phía trước thân tử cung Trứng có vỏ dày, bằng phẳng, tròn nhẵn
Vòng đời
Trứng giun đũa T.leonina theo phân chó thải ra bên ngoài sau 10 ngày phát dục thành
ấu trùng cảm nhiễm Khi chó con nuốt phải ấu trùng cảm nhiễm này vào ruột non thì
ấu trùng phá vỡ vỏ, chui vào niêm mạc ruột chó qua tĩnh mạch ruột, tới tĩnh mạch cửa vào gan, đi lên tâm nhĩ phải xuống tâm thất phải qua động mạch phổi vào phổi Sau đó
nó chui ra khỏi vi huyết quản, yết hầu, xuống thực quản rồi quay trở về đường ruột non Ở đây chúng tiếp tục phát dục qua 3 lần lột xác nữa để trở thành giun trưởng thành gây bệnh Ấu trùng của giun không truyền qua bào thai
Trang 17Triệu chứng
Chó mẹ nếu có giun đũa, chỉ là vật mang mầm bệnh Bệnh giun đũa chủ yếu phát ra và gây bệnh cho chó con từ 20 ngày tuổi đến 2 – 3 tháng tuổi Chó con nhiễm bệnh sớm (T.canis) thì, 15 – 21 ngày tuổi qua xét nghiệm mẫu phân đã thấy có trứng giun đũa Chó con mắc bệnh giun đũa có những biểu hiện lâm sàng như sau:
Thân gầy còm, lông xù, bụng phình to như bụng cóc, căng tròn, thỉnh thoảng từng đoạn ruột nổi cục lên, nhu động Sờ tay nắm vào đây thấy có cảm giác cứng Đó là đoạn ruột bị nhiều giun lèn chặt Phân thải ra ngoài sền sệt màu xám trắng, thối khẳn Xung quanh lỗ hậu môn, phân bị dính bết phân Bệnh giun đũa ở chó con thường biến chứng thành các thể bệnh khác phức tạp như:
Giun đũa nhiều gây tắc ruột, lồng ruột chó dẫn đến chết Giun chui vào ống mật làm cho chó bệnh đau đớn nôn khan, bỏ ăn, suy kiệt dần rồi chết
Chó con phình bụng cóc, lớp tổ chức dưới da thủy thũng, thẩm dịch thành dạng keo bùng nhùng, soi trên ánh sáng thấy trong như lòng trắng trứng gà Chó con bị bệnh giun đũa nặng, các ấu trùng do quá trình di hành trong cơ thể chó làm tổn thương các
tổ chức như: gan, thận, phổi rồi biến chứng gây thành bệnh báng nước (Ascite) Tuy
có cho chọc dò xoang bụng để hút nước ra, nhưng cũng không thể chữa khỏi bệnh, đa
số bị suy kiệt dần rồi chết
Chẩn đoán
Kiểm tra phân theo phương pháp Fulleborn để tìm trứng giun, hoặc mổ khám theo phương pháp Srjabin tìm giun trong ruột chó
Bảng liệt kê điểm khác nhau của hai loài trứng giun đũa chó
Lớp vỏ ngoài Dây, trơn nhẵn
Hơi mỏng, có vệt sọc rõ ràng, lớp vỏ ngoài gồ ghề lồi lõm
Trang 18Điều trị
Sử dụng một trong các hóa dược sau đây để tẩy giun đũa cho chó;
Dùng Piperazin: Piperazin dùng liều 0,2g/kg trọng lượng của chó Trộn thuốc vào sữa, cháo hòa thêm ít nước đường cho riêng từng con uống hết liều Dùng thuốc tẩy liền hai buổi sáng, giun sẽ được tẩy sạch
Piperazin để tẩy phòng cho chó con:
Chó con từ 1 tuần tuổi đến 21 ngày tuổi tẩy lần đầu
Chó con 1 tháng tuổi tẩy lần 2
Chó con 2 tháng tuổi tẩy lần 3
Sau đó cứ 4 tháng tẩy 1 lần
Chó lớn trên 1 năm tuổi, cứ 6 tháng tẩy giun 1 lần
Dùng vermox ( Mebendazole ): Viên nén 100mg Liều từ 50 – 100mg/kg thể trọng, tùy theo tầm vóc chó, cho uống sáng chiều hai lần, liệu trình 3 ngày
Dùng Velamisol: Liều 7mg/kg thể trọng, cho uống 1 liều duy nhất
Dùng Ivermectin ( Hanmectin ): Tiêm cho chó theo liều 0,2 – 0,3mg/kg thể trọng; dùng một liều
Phòng bệnh
Phác đồ chữa bệnh cho chó bệnh ở thể nặng:
Dùng thuốc tẩy giun
Dùng thuốc trợ sức, trợ lực (thuốc trợ tim kết hợp với Vitamin B1 và Vitamin B12) Truyền dung dịch sinh lý mặn ngọt hoặc dung dịch Ringerlactat cho chó
Thực hiện vệ sinh thú y: Đảm bảo cho chó ăn sạch, uống sạch, ở sạch: ủ phân hoặc đổ phân chó vào hố xí tự hoại để diệt trứng giun
Nuôi dưỡng chăm sóc chó, đặc biệt là chó con để nâng cao sức đề kháng với mầm bệnh
2.4.5 Bệnh do Salmonella Nguyễn Như Thanh và ctv (2007)
Đặc điểm chung : Salmonella là trực khuẩn đường ruột có các đặc điểm chủ yếu như
Trang 19Chủng Salmonella được phát hiện đầu tiên vào năm 1885 là Salmonella cholerae suis
chỉ là một vi khuẩn kế phát trong bệnh dịch tả lợn, căn bệnh chính của dịch tả lợn là một virus, theo đề nghị của hội đồng khoa học năm 1934, để kỷ niệm người đầu tiên
tìm ra vi khuẩn là Salmon, người ta đặt tên vi khuẩn này là Salmonella
Giống Salmonella gồm trên 600 type huyết thanh học chia làm 35 nhóm
Đa số vi khuần sống hoại sinh ở đường tiêu hóa, môt sồ sống ngoài tự nhiên, chỉ có một số loại gây bệnh cho người và động vật
Hình thái: Salmonella là một loại vi khuẩn, hình gậy ngắn, hai đầu tròn, không hình
thành giáp mô và nha bào Đa số các loài Samonella điếu có khả năng di động do có từ
7 – 12 lông xung quanh thân, vi khuẩn dễ nhuộm với các thuốc nhuộm thông thường, Gram âm, khi nhuộm vi khuẩn bắt màu đều toàn thân hoặc hơi đậm ở hai đầu
Sức đề kháng: Salmonella khó sinh sản ở trong nước nhưng có thể tồn tại một tuần,
trong nước đá có thể sống 2 – 3 tháng Trong xác động vật chết chôn ở bùn, cát có thể sống từ 2- 3 tháng
Với nhiệt độ vi khuẩn có sức đế kháng yếu; 500C bị diệt sau 1 giờ; 700C trong 20 phút, đun sôi trong 5 phút, khử khuẩn theo phương pháp Pasteur cũng bị tiêu diệt
Ánh sáng mặt trời chiếu trực tiếp diệt vi khuẩn sau 5 giờ ở nước trong và 9 giờ ở nước đục
Các chất sát trùng thông thường cũng dễ phá hủy vi khuẩn hoàn toàn
Độc tố: Salmonella có hai loại độc tố là nội độc tố và ngoại độc tố
Nội độc tố của Salmonella rất mạnh, với liều thích hợp tiêm tỉnh mạch, vi khuẩn giết
chết chuột bạch, chuột lang trong vòng 48 giờ với bệnh tích đặc trưng ruột non xung huyết, mảng payer phù nề, đôi khi hoại tử Độc tố ở ruột gây độc thần kinh, gây hôn
mê, co giật, nội độc tố có hai loại: Loại xuung huyết và loại mụn loét
Ngoại độc tố chỉ hình thành trong điều kiện invivo và trong nuôi cấy kỵ khí
Ngoại độc tố tác động vào thần kinh và ruột, ngoại độc tố có thể chế thành giải độc tố bằng cách trộn thêm 5 % focmon để ở 370C trong 20 ngày
Tính gây bệnh: Salmonella gây cho gia súc bệnh phó thương hàn Bình thường có
thể phát hiện Salmonella trong ruột của bò, vịt, lợn và một số động vật khỏe mạnh
Nhưng nếu điều kiện chăm sóc quản lý không được tốt làm cho sức đề kháng của con
vật sút kém thì Samonella xâm nhập vào nội tạng và gây bệnh
Trang 20Một số loài salmonella như S.enteritidis, S.typhimurium, S.cholerae suis có thể gây cho
người bệnh ngộ độc về thức ăn
Tính miễn dịch: Sau khi khỏi bệnh hoặc sau khi tiêm vaccine có sinh ra miễn dịch tương đối lâu dài, trong cơ thể sản sinh ra ngưng kết tố, kết tủa và kháng thể có tính chất kết hợp bổ thể; Kháng nguyên O có tác dụng sinh ra miễn dịch rõ rệt, tác dụng của kháng nguyên H không rõ rệt
Salmonella sản sinh ra nội dộc tố gồm hai loại là độc tố ruột gây xuất huyết và mụn
loét trên ruột, và độc tố thần kinh gây triệu chứng thần kinh
Đặc điểm bệnh lý: Bệnh diễn biến nhanh có thể gây chết từ 70 – 100% chó bệnh
Đặc biệt chó dưới 6 tháng tuổi thì bệnh thường nặng và tỷ lệ chết cao hơn Bệnh lây chủ yếu qua đường tiêu hóa
Nguyên nhân: Samonella có sẳn trong đường tiêu hóa, khi khả năng đề kháng của cơ
thể giảm thấp, vi khuẩn tăng sinh tiết độc tố và gây bệnh Mặc khác thức ăn nước uống
và môi trường chung quanh bị ô nhiễm, vi khuẩn theo đường tiêu hóa vào cơ thể gây bệnh
Triệu chứng: Chó ăn ít hoặc bỏ ăn, mệt mõi, hay uống nước, sốt cao 40 – 410C Sau
đó nôn mữa liên tục, lúc đầu nôn ra thức ăn, sau đó uống nước vào cũng nôn, lúc đầu táo bón sau tiêu chảy dữ dội, phân lỏng tanh, thời kỳ cuối phân thường có màu xám hay đỏ tươi Con vật mất nước mất máu chết nhanh chóng trong vòng 2 – 4 ngày, trước khi chết nhiệt độ hạ xuống thấp (36 – 370C)
Điều trị: Nguyên tắc điều trị là phải điều trị nguyên nhân kết hợp điều trị triệu chứng
và trợ sức
Điều trị nguyên nhân dùng một trong các thuốc kháng sinh đặc hiệu sau:
Streptomycin 2mg/kg thể trọng, tiêm bắp 2 lần/ngày
Gentamycin 10 mg/kg thể trọng, tiêm bắp 2 lần/ngày
Trimethoxazol 24% liều 1ml/con, tiêm bắp liên tục 7 ngày
Chữa triệu chứng:
Atropin sulfate 0,1%: chống nôn, liều 1ml con, tiêm bắp
Vitamin K 0,5%: 1 – 2ml/con, tiêm bắp 2 lần/ngày
Truyền sinh lý mặn ngọt 40 – 50ml/kg thể trọng
Trang 212.4.6 Bệnh lỵ do Giardia Intestinalis ( Trùng Roi )
Phạm Sỹ Lăng – Phan Địch Lân (2001) Vương Đức Chất – Lê Thị Tài (2004) Phạm Ngọc Thạch (2006)
Hình thái sinh học của mầm bệnh
Giardia Intestinalis có hình quả lê, hai phần của cơ thể đới xứng nhau, có hai nhân như
hai mắt kính, có 8 roi đi về phía sau Chiều dài 10 -20 micromet, chiều ngang từ 6 – 10 micromet
Bào nang hình bầu dục,có đường kính từ 8 – 12 micromet, chiều ngang từ 7 – 12 micromet Trong bào nang có từ 2 – 4 nhân, có thể thấy một số roi trong bào nang
Chu kỳ sinh học
Thể hoạt động của G intestinalis sống trong lòng ruột non, đa số ở tá tràng, một số nhỏ
ở manh tràng đôi khi xâm nhập vào ống mật
Khi gặp các điều kiện không thuận lợi, G intestinalis sẽ trở thành bào nang Đó chính
là thể lây nhiễm của đơn bào này Trong phân chó bị bệnh, hàng ngày có nhiều bào
nang được thải ra Chó khỏe ăn phải bào nang; bào nang sẽ phát triển thành thể G
intestinalis hoạt động
Nguyên nhân gây bệnh
G intestinalis gây tổn thương miên mạc ruột, thành ruột, ống dẫn mật nơi mà chúng cư
trú, di chuyển, những tổn thương này tạo điều kiện cho các vi khuẩn gây bệnh xâm nhập vào tổ chức ruột, gây ra hiện tượng viêm ruột cấp và mãn tính Bệnh do
G.intestinalis thường là thể viêm ruột dai dẳng, kéo dài ở chó
G intestinalis ký sinh với số lượng lớn trong ruột còn tiết ra độc tố kích thích thần
kinh, gây co thắc dạ dày, tá tràng làm cho vật bệnh luôn nôn mửa, đau đớn và ỉa chảy với hội chứng rặn ỉa giống như hội chứng do amip gây ra Bởi vậy, người ta cũng gọi
bệnh do G intestinalis gây ra là bệnh lỵ Nhưng khác với bệnh lỵ do Entamoeba gây
ra là Giardia chỉ gây tổn thương ở những phần tá tràng, ruột non và túi mật
Triệu chứng
Chó bệnh thể hiện chứng viêm ruột rõ rệt Đầu tiên, chó ăn ít hoặc bỏ ăn; nôn mửa liên tục Chó nôn ra tất cả thức ăn và nước uống vào, sau đó nôn ra nước dãi đặc quánh và dịch mật màu vàng Đôi khi chó cả ra máu do những cơn co thắt dữ dội của dạ dày, làm tổn thương các mao mạch ở tá tràng, dạ dày