1. Trang chủ
  2. » Tài Chính - Ngân Hàng

trục lợi bảo hiểm

17 688 2
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 17
Dung lượng 205,5 KB

Nội dung

Có thể hiểu trục lợi bảo hiểm là hành vi cố ý gian dối, lừa đảo có thể có chủ ýngay từ khi tham gia bảo hiểm hoặc phát sinh sau khi đã xảy ra rủi ro nhằm chiếmđoạt một số tiền từ doanh nghiệp bảo hiểm mà đáng lý ra họ không được hưởng.Ngoài ra, có thể xem trục lợi bảo hiểm là hành động phạm pháp của bất cứ người nàobiết và có ý định trục lợi, nhằm mục đích chiếm đoạt các tài sản khác, hoặc hành độngtiếp tay, âm mưu trục lợi, hoặc xúi giục người khác trục lợi,… Và Pháp luật Việt Nam cũng đã quy định rõ: "Trục lợi trong bảo hiểm là hànhvi cố ý lừa dối của tổ chức, cá nhân nhằm thu lợi bất chính khi tham gia bảo hiểm, bồithường bảo hiểm, trả tiền bảo hiểm và giải quyết khiếu nại bảo hiểm". Xét dưới gócđộ pháp lý, trục lợi/gian lận bảo hiểm là hành vi vi phạm pháp luật. Do đó, tuỳ theotính chất, mức độ vi phạm mà người thực hiện hành vi vi phạm có thể bị truy cứutrách nhiệm hình sự, hoặc có thể chỉ bị xử phạt vi phạm hành chính.Có thể nói rằng, hiện tượng trục lợi bảo hiểm hay gian lận bảo hiểm được biếtđến như là một vấn đề nhức nhối đối với các doanh nghiệp bảo hiểm. Nhiều doanhnghiệp bảo hiểm đã phải bỏ ra khá nhiều tiền để khắc phục vấn đề trục lợi bảo hiểm,song số vụ gian lận vẫn tăng theo thời gian và hình thức ngày càng tinh vi. Trục lợibảo hiểm diễn ra ở hầu hết các nghiệp vụ bảo hiểm và bất cứ nước nào đã triển khaibảo hiểm thương mại

I. Cơ sở lý luận về trục lợi bảo hiểm: 1. Khái niệm Trục lợi bảo hiểm: Có thể hiểu trục lợi bảo hiểm là hành vi cố ý gian dối, lừa đảo có thể có chủ ý ngay từ khi tham gia bảo hiểm hoặc phát sinh sau khi đã xảy ra rủi ro nhằm chiếm đoạt một số tiền từ doanh nghiệp bảo hiểm mà đáng lý ra họ không được hưởng. Ngoài ra, có thể xem trục lợi bảo hiểm là hành động phạm pháp của bất cứ người nào biết và có ý định trục lợi, nhằm mục đích chiếm đoạt các tài sản khác, hoặc hành động tiếp tay, âm mưu trục lợi, hoặc xúi giục người khác trục lợi,… Và Pháp luật Việt Nam cũng đã quy định rõ: "Trục lợi trong bảo hiểm là hành vi cố ý lừa dối của tổ chức, cá nhân nhằm thu lợi bất chính khi tham gia bảo hiểm, bồi thường bảo hiểm, trả tiền bảo hiểm và giải quyết khiếu nại bảo hiểm". Xét dưới góc độ pháp lý, trục lợi/gian lận bảo hiểm là hành vi vi phạm pháp luật. Do đó, tuỳ theo tính chất, mức độ vi phạm mà người thực hiện hành vi vi phạm có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự, hoặc có thể chỉ bị xử phạt vi phạm hành chính. Có thể nói rằng, hiện tượng trục lợi bảo hiểm hay gian lận bảo hiểm được biết đến như là một vấn đề nhức nhối đối với các doanh nghiệp bảo hiểm. Nhiều doanh nghiệp bảo hiểm đã phải bỏ ra khá nhiều tiền để khắc phục vấn đề trục lợi bảo hiểm, song số vụ gian lận vẫn tăng theo thời gian và hình thức ngày càng tinh vi. Trục lợi bảo hiểm diễn ra ở hầu hết các nghiệp vụ bảo hiểm và bất cứ nước nào đã triển khai bảo hiểm thương mại. 2. Một số biểu hiện cụ thể của trục lợi bảo hiểm: Trục lợi bảo hiểm đối với mỗi nghiệp vụ bảo hiểm khác nhau sẽ có nét khác nhau. Tuy nhiên, các hình thức trục lợi bảo hiểm tập trung vào: - Hợp lý hoá ngày và hiệu lực bảo hiểm (trong bảo hiểm xe cơ giới và tàu thuyền,…): Trường hợp tai nạn rồi mới tham gia bảo hiểm; Có tham gia bảo hiểm nhưng tại thời điểm xảy ra tai nạn giấy chứng nhận bảo hiểm đã hết hiệu lực; - Thay đổi tình tiết vụ tai nạn (trong bảo hiểm xe cơ giới, bảo hiểm cháy, xây dựng lắp đặt,…) 1 - Tạo hiện trường giả, thay đổi đối tượng bảo hiểm ( trong bảo hiểm xe cơ giới, bảo hiểm cháy, thiết bị điện tử, bảo hiểm cây trồng, vật nuôi…); - Khai tăng số tiền tổn thất (phổ biến trong bảo hiểm tài sản, nhất là xe cơ giới và trách nhiệm); - Lập hồ sơ khiếu nại nhiều lần (bảo hiểm xe cơ giới, bảo hiểm hàng hoá vận chuyển); - Cố ý không cung cấp thông tin, cung cấp thông tin sai sự thật hoặc khai báo không trung thực các thông tin liên quan đến tình trạng sức khoẻ của bản thân trong hồ sơ yêu cầu bảo hiểm hoặc trong hồ sơ yêu cầu trả tiền bảo hiểm, cụ thể là: người được bảo hiểm đã mắc bệnh hiểm nghèo trước khi tham gia bảo hiểm nhưng không khai báo; thậm chí, có trường hợp người được bảo hiểm đã chết, song thân nhân vẫn mua bảo hiểm, kê khai khống mức tổn thất… Khai giảm tuổi so với tuổi thực trong bảo hiểm nhân thọ để được giảm phí; - Cố ý gây tai nạn ( trong bảo hiểm tài sản và trách nhiệm…); - Trục lợi thông qua bảo hiểm trùng ( trong bảo hiểm tài sản); - Gian lận đối với người thứ ba ( không bồi thường cho người thứ ba, mặc dù đã nhận tiền bảo hiểm, hoặc đã đòi người thứ ba có liên đới bồi thường, song không khai báo với doanh nghiệp bảo hiểm…)… 3. Nguyên nhân trục lợi bảo hiểm: Có thể nói rằng, động cơ dẫn đến hành vi trục lợi bảo hiểm rất đa dạng, nhưng ta có thể tóm tắt lại thành những nguyên nhân chủ yếu sau đây: • Doanh nghiệp bảo hiểm chạy theo cạnh tranh doanh thu, có phần buông lỏng quản lý, hạ thấp điều kiện, bỏ qua nguyên tắc. Các biện pháp quản lý rủi ro, phòng ngừa trục lợi chưa hữu hiệu. • Các qui định về phòng chống trục lợi bảo hiểm còn bất cập và chưa theo kịp với thực tế, đặc biệt những chế tài còn chưa đủ sức răn đe đối với những kẻ giáp ranh phạm tội. Trong khi đối tượng trục lợi luôn thường tìm kiếm phương thức mới tinh vi, gây khó khăn cho công tác ngăn chặn. 2 • Việc thiếu sự phối hợp chặt chẽ, hợp tác có hiệu quả giữa các cơ quan chức năng, cơ quan bảo vệ pháp luật . trong việc điều tra, truy tố, xét xử trước pháp luật các hành vi trục lợi là một nguyên nhân chủ quan khiến cho hành vi trục lợi bảo hiểm vẫn đang tiếp diễn. • Ngoài ra, dưới góc độ đạo đức và dư luận xã hội, còn thiếu thái độ cương quyết của công luận trong việc lên án các hành vi trục lợi bảo hiểm cũng tạo tâm lý bất lợi cho cuộc đấu tranh chống những hành vi phạm pháp này. Những vụ việc gian dối này nếu bị phát hiện cũng thường thiếu sự hợp tác, giúp đỡ của nhân chứng, vì lo sợ bị trả thù. • Sự thiếu trách nhiệm của một bộ phận các cơ quan chức năng cũng tiếp tay cho tình trạng trục lợi gia tăng (ví dụ các giấy chứng từ giả mạo, giấy chứng nhận không đúng với tình trạng, xử lý không nghiêm các trường hợp có dấu hiệu trục lợi, lừa đảo .). Trong khi đó, giữa các doanh nghiệp bảo hiểm cũng chưa có cơ chế hợp tác, chia sẻ thông tin hoặc phát động các chiến dịch tuyên truyền nâng cao nhận thức của người dân và tranh thủ sự ủng hộ của công luận. • Do một số đại lý, cán bộ thiếu đạo đức nghề nghiệp hoặc yếu kém về năng lực chuyên môn khi xét nhận bảo hiểm và giải quyết bồi thường bảo hiểm. • Nhận thức của một số người có ý đồ trục lợi về pháp luật còn nhiều yếu kém, nhất là những văn bản pháp quy về bảo hiểm. Nhiều người còn nhận thức rất mơ hồ về bảo hiểm và họ cho rằng quỹ bảo hiểm cũng giống như quỹ phúc lợi. Do đó đã có nhiều trường hợp nói sai sự thật để giúp nạn nhân nhận được quyền lợi bảo hiểm,… • Những khó khăn về mặt địa lý: Đối với những vụ tổn thất xảy ra ở xa, hoang vắng, ít người qua lại (trong bảo hiểm xe cơ giới, tàu thuyền,…) việc giữ nguyên hiện trường là rất khó do vậy sự thay đổi tình tiết hiện trường có lợi cho người tham gia bảo hiểm dễ xảy ra. • Những hạn chế trong công tác trao đổi thông tin thị trường: Thị trường bảo hiểm luôn sôi động, phức tạp, tình hình cạnh tranh ngày càng khốc liệt nên các doanh nghiệp luôn giữ bí mật thông tin. Việc trao đổi những thông tin cần thiết 3 về khách hàng giữa các doanh nghiệp bảo hiểm là rất hạn chế. Vì vậy, một đối tượng tài sản nào đó có thể tham gia bảo hiểm ở nhiều doanh nghiệp bảo hiểm và khi tổn thất xảy ra họ đã nhận được tiền bồi thường ở tất cả các công ty bảo hiểm. • Lỗi vô tình hoặc cố ý của các nhân viên bảo hiểm: họ có thể vô tình ghi sai ngày tham gia bảo hiểm trên giấy chứng nhận bảo hiểm hoặc do thiếu trách nhiệm nên đã không đánh giá đúng được mức độ trầm trọng của rủi ro. Cũng có thể nhân viên bao hiểm thông đồng với khách hàng trục lợi bảo hiểm. Họ có thể đánh giá cao mức độ tổn thất hoặc vạch đường đi nước bước cho khách hàng để lợi dụng các kẽ hở về giấy tờ, thủ tục giám định, bồi thường nhằm trục lợi,… • Ngoài ra còn do sự thông đồng giữa những người tham gia bảo hiểm có hành vi gian lận với những người có liên quan như: y, bác sỹ, những người làm chứng trong các vụ tổn thất… • Có một thực tế đáng lo ngại là cho đến nay, mặc dù đã có không ít vụ trục lợi bảo hiểm đã được phát hiện, song chưa có một tổ chức cá nhân nào thực hiện hành vi trục lợi phải chịu bất kỳ một chế tài hành chính hay hình sự nào. Điều này đã khuyến khích những kẻ làm ăn bất chính tìm cách thử vận may bằng cách gian dối, lừa đảo doanh nghiệp bảo hiểm để nhận tiền bảo hiểm mà không sợ bị trừng phạt. Nếu bị phát hiện, thì điều duy nhất mà họ mất đi là không được trả tiền bảo hiểm, trong khi nếu được thì họ sẽ thu được những khoản tiền rất lớn. Đây là một vấn đề lớn cần giải quyết. 4. Hậu quả của trục lợi bảo hiểm: Hành vi trục lợi bảo hiểm có thể gây ra những tác hại to lớn đến nhiều mặt của nền kinh tế xã hội: • Đối với doanh nghiệp bảo hiểm, hậu quả có thể tính toán được do hành vi trục lợi bảo hiểm là làm giảm lợi nhuận và hiệu quả kinh doanh, thậm chí còn gây tác động xấu đến uy tín của doanh nghiệp. 4 • Đối với khách hàng là những người trung thực sẽ bị thiệt thòi về quyền lợi. Bởi vì, phí bảo hiểm mà họ phải nộp dùng để chi trả cho cả những khoản tiền gian lận không được phát hiện ra. Do vậy, doanh nghiệp bảo hiểm nào có nhiều vụ gian lận sẽ có mức phí bảo hiểm cao hơn những doanh nghiệp kiên quyết chống và loại trừ những kẻ trục lợi bảo hiểm. • Đối với xã hội: Gian lận về bảo hiểm là một nguy cơ về đạo đức, làm tha hoá, biến chất cán bộ, làm cho môi trường kinh doanh thiếu lành mạnh và thiếu công bằng. Tại Việt Nam, hiện chưa có số liệu thống kê đầy đủ về tính chất và mức độ của trục lợi bảo hiểm, song có thể nói trục lợi bảo hiểm đã gây ra những tổn thất rất lớn cho các doanh nghiệp bảo hiểm và cho cả sự ổn định của xã hội. II. Thực trạng về việc trục lợi bảo hiểm phi nhân thọ ở Việt Nam 1. Tình hình trục lợi trong bảo hiểm phi nhân thọ ở Việt Nam Trục lợi bảo hiểm luôn là một thứ bệnh sinh ra cùng với sự ra đời và tồn tại của một doanh nghiệp bảo hiểm. Ở ngành bảo hiểm nhân thọ cũng như phi nhân thọ tại Việt Nam hay trên thế giới đều khó tránh khỏi hiện trạng ấy. Có điều, tùy theo trình độ kiểm soát của từng doanh nghiệp mà vấn nạn này được hạn chế đến mức nào, nhưng không bao giờ được ảo tưởng sẽ trị tận gốc được nó, ngoại trừ không còn ngành nghề bảo hiểm nữa. Trục lợi bảo hiểm xảy ra sẽ khiến các doanh nghiệp bảo hiểm không những phải chịu thiệt hại lớn về tài chính mà còn bị ảnh hưởng nghiêm trọng về uy tín, thương hiệu và hình ảnh. Trong 9 tháng đầu năm 2009, tổng doanh thu mà thị trường bảo hiểm phi nhân thọ đạt được 9.857 tỷ đồng. Trong đó, nhiều doanh nghiệp đã đạt doanh thu cao như PVI đạt 2.131 tỷ đồng (tăng 28,2%), PJICO: 897 tỷ đồng (tăng 22%), Bảo Việt: 2.672 tỷ đồng (tăng 10%) . Lĩnh vực bảo hiểm xe cơ giới dẫn đầu về doanh thu, đạt 3.246 tỷ đồng, tăng hơn 45%, với giá trị giải quyết bồi thường 3.540 tỷ đồng, chiếm 35,9% doanh thu. Mặc dù lĩnh vực bảo hiểm xe cơ giới đạt được doanh thu cao, song nghiệp vụ này cũng có tỷ lệ rủi ro lớn nhất trên thị trường bảo hiểm phi nhân thọ. Tổng số 5 tiền bồi thường của nghiệp vụ này trong 9 tháng chiếm 45,1% doanh thu của các doanh nghiệp. Trong đó, doanh nghiệp có tỷ lệ bồi thường cao gồm Bảo Minh: 57,4%, Bảo Long: 52,7%, Bảo Việt: 50,8% . Có doanh nghiệp bảo hiểm cho biết, đơn vị gặp phải tình trạng chủ xe ô tô sau khi bị tai nạn (trước đó chưa mua bảo hiểm) đã gắn biển số xe bị hư hại vào chiếc xe khác cùng loại còn nguyên vẹn để mua bảo hiểm. Sau khi mua được bảo hiểm, chủ xe trả lại biển số về xe tai nạn để đòi được đền bù thiệt hại với số tiền gần 200 triệu đồng. Nhưng, đây chỉ là hình thức gian lận đơn giản, bởi sau khi kiểm tra số khung, số máy, doanh nghiệp bảo hiểm đã phát hiện và từ chối bồi thường. Trên thực tế, nhiều vụ trục lợi bảo hiểm được lập hồ sơ, hiện trường giả một cách tinh vi, sau đó đòi bồi thường thành công khi có sự tiếp tay của cán bộ, nhân viên bảo hiểm. Khi phát hiện dấu hiệu trục lợi, việc mời cơ quan điều tra sẽ giúp doanh nghiệp bảo hiểm làm sáng tỏ nghi vấn. Song, do những chứng cứ ban đầu mà doanh nghiệp bảo hiểm đưa ra chưa đủ sức thuyết phục, nên không phải vụ trục lợi nào cũng được làm sáng tỏ. Một giải pháp mà doanh nghiệp bảo hiểm có thể lựa chọn khi phát hiện dấu hiệu trục lợi là hủy hợp đồng hợp pháp (theo quy định tại Điều 23 - Luật Kinh doanh bảo hiểm). Tuy nhiên, hầu hết doanh nghiệp chỉ chọn cách này khi lâm vào bước đường cùng nhằm tránh gây ra tai tiếng, ảnh hưởng uy tín. Thực tế này khiến các đối tượng trục lợi bảo hiểm đã thu được một khoản tiền không nhỏ, năm 2008 giá trị bồi thường trên toàn thị trường bảo hiểm là gần 500 tỷ đồng, trong đó giá trị trục lợi bảo hiểm chiếm hơn 10%. Thực tế ở Việt Nam có rất nhiều cách thức thực hiện hành vi trục lợi bảo hiểm, nhưng bước đầu tổng hợp thấy có những hình thức như: - Người được bảo hiểm kê giá đối tượng bảo hiểm cao hơn thực tế nhiều lần để mua bảo hiểm, sau đó thu xếp xảy ra tai nạn, tổn thất để hưởng bồi thường; 6 - Mua bảo hiểm sau khi tai nạn đã xảy ra, và đề nghị ghi lùi ngày có hiệu lực phù hợp để được bồi thường, hoặc khai báo xảy ra tai nạn sau ngày mua bảo hiểm một thời gian nhất định; - Tổn thất xảy ra không thuộc trách nhiệm bảo hiểm, nhưng khách hàng khai báo không trung thực để hợp thức được hưởng bảo hiểm, bồi thường, hoặc dàn xếp, tìm cách móc nối, câu kết xác nhận chuyển thành rủi ro thuộc trách nhiệm bảo hiểm; - Tổn thất thuộc trách nhiệm bảo hiểm, nhưng khách hàng "thương lượng" kê tổn thất cao hơn nhiều so với thực tế để cùng trục lợi; Có tài sản bảo hiểm bị tai nạn nhưng không tổn thất, nên tạo ra tổn thất giả để nhận tiền bồi thường; - Mua bảo hiểm cho một đối tượng bảo hiểm ở nhiều doanh nghiệp bảo hiểm để nhận tiền bồi thường nhiều lần . Theo số liệu thống kê sơ bộ của 8 doanh nghiệp bảo hiểm ( 6 doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ – Bảo Việt, PVI, PJICO, ABIC, MIC, PTI và 2 doanh nghiệp bảo hiểm nhân thọ – Prudential, Dai-Ichi) thì mấy năm gần dây số lượng trục lợi diễn ra ngày càng nhiều, quy mô ngày càng tăng, số tiền ngày càng lớn và tình trạng trục lợi diễn ra chủ yếu ở nghiệp vụ bảo hiểm xe cơ giới (Trong bảo hiểm Phi nhân thọ) và bảo hiểm hỗn hợp, bảo hiểm hỗ trợ viện phí và phẫu thuật (Trong bảo hiểm Nhân thọ). Bảng số liệu về tình hình trục lợi bảo hiểm ở Việt Nam giai đoạn 2007 -2009 7 (Nguồn: Bản tin thị trường Bảo hiểm toàn cầu) Biểu đồ thể hiện số vụ phát hiện trục lợi và tổng số tiền trục lợi Bảo hiểm phi nhân thọ ở Việt Nam giai đoạn 2007 – 2009. 2. Một số tình huống cụ thể về trục lợi bảo hiểm phi nhân thọ ở Việt Nam: * Bảo hiểm xe cơ giới: - Chủ một chiếc xe Accura mua bảo hiểm ngày 28/12/2008 và báo tai nạn xảy ra tại Lâm Đồng. Trong biên bản tai nạn được CA Lâm Đồng ký vào ngày 17/01/2009 nhưng lại ký dấu treo. Toàn bộ thiệt hại của chiếc xe này khoảng 200 triệu đồng. Tuy nhiên, khi giám định tại garage thì phát hiện chiếc xe này bị đóng bụi bẩn như đã nằm tại garage từ rất lâu. Sau khi kiểm tra sổ của bảo vệ garage thì biết chiếc xe này được kéo về garage ngày 27/12/2008, tức là thời điểm trước ngày mua bảo hiểm. Như vậy, sau khi xe bị tai nạn, chủ xe mới gắn biển số xe bị hư hại này vào chiếc xe khác cùng loại còn nguyên vẹn và mua bảo hiểm để được đền bù cho chiếc xe bị thiệt hại. 8 - Khách hàng mua bảo hiểm chiếc xe Huyndai Santafe ngày 11/8/2009 và đã báo tai nạn ngày 16/8/2009. Tổng thiệt hại ước tính lên đến 150 triệu đồng. Tuy nhiên, trong quá trình điều tra giám định tai nạn, nhân viên bồi thường đã phát hiện sự không trung thực của khách hàng. Khách hàng mua bảo hiểm cho chiếc xe Huyndai Santafe đời 2007 với hình xe nộp cho công ty bảo hiểm còn khá mới. Nhưng khi yêu cầu bồi thường lại là chiếc Huyndai Santafe đời 2003. Santafe đời 2003 có một số chi tiết bên ngoài khác với đời 2007 mà khách hàng đã sơ ý không phát hiện ra mặc dù đã cố tình lấy biển số xe bị hư hỏng gắn vào xe còn nguyên vẹn để mua bảo hiểm. * Kê toa đắt tiền: Đứng thứ 4/12 sản phẩm bảo hiểm phi nhân thọ về doanh thu khai thác, nghiệp vụ bảo hiểm con người (bảo hiểm tai nạn và bảo hiểm sức khoẻ) tiếp tục là một trong những sản phẩm chủ lực của các doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ. Tuy nhiên, tỷ lệ bồi thường đối với sản phẩm này vẫn ở mức khá cao, một trong những nguyên nhân chính là tình trạng trục lợi bảo hiểm có sự tiếp tay của thầy thuốc. Cuối năm 2010, Công ty Bảo hiểm X đã nhận được đơn yêu cầu bồi thường cùng với đơn thuốc và hóa đơn tiền thuốc của một khách hàng với căn bệnh trĩ nội độ 2, kèm chảy máu, viêm gan. Bác sĩ kê đơn cho bệnh nhân gồm 5 loại thuốc điều trị đợt 1 (trong 20 ngày) gồm: Ngưu hoàng giải độc (20 hộp x 1,7 triệu đồng/hộp), Albumin (10 lọ x 1,6 triệu đồng/lọ), Morihepamin 200ml (10 túi x 120.000 đồng/túi), Philopa (40 ống x 120.000 đồng/ống), Dafflow 500mg (60 viên x 3.000 đồng/viên). Tổng số tiền thuốc cho một lần điều trị lên đến gần 60 triệu đồng. Không phải chỉ uống một đợt thuốc trên là khỏi, quá trình điều trị còn liên tục kéo dài sang đợt 2, đợt 3 cũng vẫn với đơn thuốc kể trên. Tính sơ sơ lên đến gần 200 triệu đồng được thanh toán bảo hiểm. Hay như để chữa trị cho bênh nhân bị di chứng nhồi máu não là những đơn thuốc bao gồm các danh mục thuốc như: Celebrolysin 10ml (20 ống x 1,1 triệu 9 đồng/ống), An cung hoàn (14 viên x 1,9 triệu đồng/viên), Plavix (16 viên x 30.000 đồng/viên) . Đây mới chỉ là giai đoạn chữa trị đầu tiên, chưa kể đến các giai đoạn chữa trị tiếp theo cộng với thời gian nằm viện kéo dài và thời gian phục hồi chức năng. Khi được hỏi về các đơn thuốc kể trên, một số bác sĩ chuyên khoa của Bệnh viện K Hà Nội cho rằng, không cần dùng đến những loại thuốc đắt tiền, mà có nhiều rất loại thuốc khác có giá thành thấp hơn, phổ biến hơn và công dụng không hề thua kém. Điều đáng nói là những trường hợp đơn thuốc với giá tiền "khủng" như thế không hiếm và cũng không lạ lẫm gì đối với phòng bồi thường của các doanh nghiệp bảo hiểm. * Tìm kẽ hở của hợp đồng: Tình trạng phổ biến trong bồi thường những đơn bảo hiểm tai nạn, sức khỏe giá trị cao là tình trạng khách hàng lợi dụng những kẽ hở của hợp đồng để lách luật. Cụ thể là chế độ khoán trong chi trả trong hợp đồng bảo hiểm. Ví dụ, với những đơn thuốc cho cùng một loại bệnh, nhưng đơn thuốc kê cho bệnh nhân có bảo hiểm tự nguyện khác và bệnh nhân không mua bảo hiểm hoàn toàn khác. Trong chính sách bồi thường của doanh nghiệp bảo hiểm đối với những đơn bảo hiểm chất lượng cao, thường thì doanh nghiệp bảo hiểm sẵn sàng chi trả bất cứ khoản chi phí khám chữa bệnh nào của khách hàng, vì thế, thay vì dùng những thuốc có công dụng tương tự nhưng giá thành thấp hơn, người mua bảo hiểm (bệnh nhân) sẵn sàng yêu cầu bác sĩ kê cho các loại thuốc đắt nhất, các loại thuốc ngoại nhập, mà không cần biết đến công dụng của nó có vượt trội hơn so với các loại thuốc khác cùng công dụng hay không. Hay có những hồ sơ đề nghị doanh nghiệp bảo hiểm chi trả cũng rất khó lý giải như trường hợp hai sản phụ đăng ký sinh mổ trọn gói ở một bệnh viện trung ương tại Hà Nội, nhưng một người phải thanh toán chi phí mổ là 1.265 USD, còn một người 10 . I. Cơ sở lý luận về trục lợi bảo hiểm: 1. Khái niệm Trục lợi bảo hiểm: Có thể hiểu trục lợi bảo hiểm là hành vi cố ý gian dối, lừa đảo. nào đã triển khai bảo hiểm thương mại. 2. Một số biểu hiện cụ thể của trục lợi bảo hiểm: Trục lợi bảo hiểm đối với mỗi nghiệp vụ bảo hiểm khác nhau sẽ

Ngày đăng: 30/07/2013, 23:00

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w