1. Trang chủ
  2. » Giáo án - Bài giảng

đề thi HSG tỉnh Bến Tre

2 1,2K 2
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 2
Dung lượng 24,5 KB

Nội dung

SỞ GD&ĐT BẾN TRE ĐỀ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI LỚP 12 THPT CẤP TỈNH Năm học : 2007-2008 Môn thi : Hóa học Thời gian : 180 phút (không kể giao đề) Câu I (4,0 điểm): 1. Trộn 0,5 gam hidro với 63,5 gam iot trong bình kín dung tích 1 lít. Sau 20 giây còn lại 60,96 gam iot. Tính tốc độ trung bình của phản ứng theo sản phẩm trong 20 giây đầu tiên . 2. Bằng phản ứng oxi hóa-khử, hãy chứng tỏ : a. Axit vừa là chất oxi hóa, vừa là môi trường. b. Axit vừa là chất khử, vừa là môi trường. c. Axit chỉ đóng vai trò là chất oxi hóa. d. Axit chỉ đóng vai trò là chất khử. e. Axit chỉ đóng vai trò là môi trường Câu II (4,0 điểm): 1. Hòa tan hết 3,36 gam kim loại R trong axit sunfuric đặc nóng vừa đủ, hay hòa tan 13,92 gam muối cacbonat của R trong axit sunfuric đặc nóng dư, thì lượng khí sinh ra đều làm mất màu cùng một lượng brom trong dung dịch. Xác định R và công thức hóa học của muối cacbonat. Biết khí tạo ra là sản phẩm khử duy nhất. 2. Viết phương trình phản ứng xảy ra khi cho xycloocten lần lượt tác dụng với BrCCl3 và CCl4. 3. So sánh và giải thích qui tắc cộng của các phản ứng cộng HBr vào các chất sau : CF3CH=CH2, BrCH=CH2 và CH3OCH=CHCH3. Câu III : (4,0 điểm): Đốt cháy hết 3,39 gam chất hữu cơ X trong oxi chỉ thu được 3,584 lít khí CO2, 0,9 gam H2O và 448 ml khí HCl. 1. Tìm công thức đơn giản nhất của A, biết các khí đo ở điều kiện tiêu chuẩn. 2. Khối lượng của 6,78 gam X có cùng số mol với 1,84 gam glixerin (glixerol). Khi đun nóng X trong dung dịch KOH thì 0,01 mol X phản ứng với số mol KOH lớn nhất là 0,06 mol và sản phẩm hữu cơ thu được chỉ là muối. Viết công thức cấu tạo phù hợp của X. Câu IV(4,0 điểm): 1. Hoàn thành các phương trình phản ứng sau : a. (CH3)2CHOH + K2Cr2O7 +H2SO4 ® đimetylxeton + . b. K2S + K2Cr2O7 +H2SO4 ® S + . 2. Trong 4 chất sau, chất nào có liên kết hidro nội phân tử ? Giải thích. CH3COC(CH3)2COCH3,CH3COCH(OH)CH3,C6H5COO(CH2)4OH,CH3C(COCH3)=N- OH Câu V (4,0 điểm): X,Y,Z là các nguyên tố thuộc cùng một chu kì trong hệ thống tuần hoàn.Tổng số proton trong hạt nhân nguyên tử của chúng là 39. Số hiệu nguyên tử của một nguyên tố bằng trung bình cộng số hiệu nguyên tử của hai nguyên tố còn lại. a. Xác định vị trí của các nguyên tố trong hệ thống tuần hoàn. b. So sánh bán kính nguyên tử của các ion tương ứng với X,Y,Z. c. Trình bày phương pháp hóa học tách riêng từng oxit ra khỏi hỗn hợp gồm 3 oxit của 3 nguyên tố trên. Cho:H=1,C=12,N=14,O=16,P=31,S=32,Cl=35,5,Br=80,I=127,Na=23,K=39,Cu=6 4,Fe=56 Thí sinh được sử dụng bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học ___________HẾT___________ . SỞ GD&ĐT BẾN TRE ĐỀ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI LỚP 12 THPT CẤP TỈNH Năm học : 2007-2008 Môn thi : Hóa học Thời gian : 180 phút (không kể giao đề) Câu I (4,0. muối cacbonat của R trong axit sunfuric đặc nóng dư, thì lượng khí sinh ra đều làm mất màu cùng một lượng brom trong dung dịch. Xác định R và công thức

Ngày đăng: 28/07/2013, 01:27

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

w