Phân tích bài thơ đoàn thuyền đánh cá của huy cận

11 442 1
Phân tích bài thơ đoàn thuyền đánh cá của huy cận

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Phân tích bài thơ “Đoàn thuyền đánh cá” của Huy Cận. I. Mở bài: Có lẽ, con người đẹp nhất là khi làm việc, say mê lao động, thực sự hòa mình vào thiên nhiên đất trời, hòa mình vào vũ trụ bao la... Huy Cận đã gửi gắm hồn mình qua bài thơ “Đoàn thuyền đánh cá” với một tình yêu cuộc sống thiết tha và say đắm Bài thơ vừa là một bức tranh đẹp đẽ, vừa là khúc ca hào hùng về những người đánh cá trên biển cả bao la – những con người thực sự làm chủ biển trời, làm chủ cuộc đời mới II. Thân bài: Mở đầu bài thơ là cảnh đoàn thuyền ra khơi lúc hoàng hôn: Mặt trời xuống biển như hòn lửa Sóng đã cài then,đêm sập cửa Đoàn thuyền đánh cá lại ra khơi, Câu hát căng buồm cùng gió khơi. Bốn câu thơ có kết cấu gọn gàng, cân đối như một bài tứ tuyệt: hai câu đầu tả cảnh, hai câu sau nói về con người. Cảnh và người tưởng như đối lập song lại hòa hợp, cảnh làm nền để cho hình ảnh con người nổi bật lên như tâm điểm của một bức tranh – bức tranh lao động khỏe khoắn, vui tươi tràn ngập âm thanh và rực rỡ sắc màu. Hai câu thơ đầu tả cảnh hoàng hôn trên biển, cũng là thời điểm đoàn thuyền đánh cá ra khơi: “Mặt trời xuống biển như hòn lửa Sóng đã cài then, đêm sập cửa”. Nếu chỉ căn cứ vào thực tế sẽ thấy câu thơ có vẻ vô lí, bởi trên vịnh Hạ Long ở hướng Đông,không thể thấy cảnh mặt trời xuống biển như thế, mà chỉ có thấy mặt trời mọc được thôi. Vậy thì ở đây, khi viết “Mặt trời xuống biển” tức là nhà thơ đã lấy điểm nhìn từ trên con thuyền đang ra khơi, giữa biển khơi nhìn về hướng Tây nơi bờ bãi. Lúc đó, xung quanh con thuyền chỉ là mênh mông sóng nước, mặt trời chỉ còn cách lặn xuống biển. Mặt trời xuống biển nhưng dường như không tàn lụi, không tắt. Nó như hòn lửa – một quả cầu lửa – đỏ rực, khổng lồ chìm vào đáy nước đại dương. Biển cả bao la như nồng ấm hẳn lên. Vũ trụ giờ đây như một ngôi nhà khổng lồ. Những lượn sóng dài như chiếc then cài, còn màn đêm đang buông xuống là cánh cửa. Không gian, vũ trụ, biển cả như đi vào trạng thái tĩnh lặng, nghỉ ngơi, thư giãn. Những từ “xuống”,”cài”,”sập” cùng với hai chữ “lửa”,”cửa” có thanh trắc liền nhau, nối nhau tạo cảm giác về sự vận động của thời gian lúc này cũng nhanh, mạnh, gấp gáp hơn. Trên cái nền không gian ấy, vào đúng thời điểm ấy: “Đoàn thuyền đánh cá lại ra khơi Câu hát căng buồm cùng gió khơi” Đoàn thuyền lại ra khơi, tuần tự, nhịp nhàng như cái nhịp sống không bao giờ ngừng nghỉ. Chữ “lại” trong câu thơ đã diễn tả điều đó, cho ta hiểu đây là công việc, là hoạt động hàng ngày, thường xuyên của những ngư dân vùng biển. Và đó chỉ là một trong hàng trăm, hàng ngàn chuyến đánh cá đêm trên biển xa. Nhưng mỗi chuyến đi là mỗi hào hứng và hy vọng, là niềm vui lao động.Họ vui vì ra khơi mang theo câu hát tiếng hát khỏe khoắn, vang xa, bay cao, hòa cùng gió trời, gió biển, thổi căng cánh buồm. Đó là tiếng hát của những ngư dân lao động được làm chủ thiên nhiên,trời biển, làm chủ đất nước, làm chủ công việc – “Câu hát căng buồm cùng gió khơi”. Câu hát ấy còn thể hiện niềm mong ước thiết tha vừa hiện thực vừa lãng mạn: “ Hát rằng: cá bạc biển Đông lặng, Cá thu biển Đông như đoàn thoi Đêm ngày dệt biển muôn luồng sáng, Đến dệt lưới ta,đoàn cá ơi” Hiện thực bởi lẽ đó là niềm mơ ước đánh bắt được thật nhiều hải sản, nhiều cá tôm. Lãng mạn là vì cái mơ ước ấy đã được thể hiện qua cách diễn đạt thật đẹp đẽ thật sinh động gợi cho người đọc những liên tưởng thú vị:đoàn cá bơi ngang dọc trên biển như những chiếc thoi cửi đang dệt lên tấm lưới,dệt lên muôn luồng sáng cho biển khơi, cho con người.Cảnh đánh bắt cá trên biển là có thực, nhưng bài thơ không chỉ nhằm mục đích kể lại chuyện đánh cá mà quan trọng hơn là thông qua nội dung đó, tác giả muốn bộc lộ những cảm nghĩ, thái độ, tình cảm của mình về cuộc sống, con người trong lao động và vẻ đẹp cũng như sự giàu có của đất nước, quê hương. Mặt khác, chúng ta còn thấy hồn thơ Huy Cận là một hồn thơ lãng mạn, đầy ắp trí tưởng tượng. Cho nên cảnh đoàn thuyền đánh cá trên biển trong một đêm trăng đã được lọc qua tâm kính của nhà thơ lãng mạn đó, nó trở nên đẹp đẽ ,một vẻ đẹp thơ mộng đến say người. Sự kết hai yếu tố hiện thực và lãng mạn đã giúp nhà thơ xây dựng, sáng tạo được những hình ảnh giàu ý nghĩa tượng trưng. Nếu trước cách mạng, cảm nhận của Huy Cận về thiên nhiên vũ trụ là sự rợn ngợp trong “nỗi sầu trăm ngả” thì nay lại hết sức gần gũi. Vì thế, mà ông đã nhìn đoàn thuyền đánh cá như một bộ phận của thiên nhiên vũ trụ: “Thuyền ta lái gió với buồm trăng Lướt giữa mây cao với biển bằng” Con thuyền vốn nhỏ bé trước biển cả bao la giờ đây qua cái nhìn của nhà thơ chợt trở nên lớn lao, kì vĩ. Hình ảnh con thuyền được đặt trong mối quan hệ hài hòa với những hình tượng thiên nhiên“gió”,”trăng”,”trời”,”biển”. Đã thế, con thuyền ấy lại “lái gió”, cánh buồm là“buồm trăng”, đang lướt đi, như bay lên giữa hai tầng không gian, trên thì có“mây cao”, dưới thì có “biển bằng” mênh mông sóng nước. Con thuyền đang thả sức tung hoành giữa khoảng không bao la của vũ trụ vô cùng vô tận, đang lướt tới với tất cả sức mạnh chinh phục biển cả, chinh phục thiên nhiên. Thật ra, đây là cách nói đảo ngược, trên thực tế thì gió lái thuyền, ánh trăng chiếu sáng vào cánh buồm. Dưới trăng đêm cánh buồm tắm đẫm ánh trăng, cánh buồm lại no căng gió trời, gió biển đang giương lên, lướt đi trên sóng nước, nhìn từ xa tưởng như là “buồm trăng”. Quả thật, trí tưởng tượng của nhà thơ đã đem đến cho người đọc một hình ảnh về con thuyền đẹp đẽ vẻ đẹp khỏe khoắn, thơ mộng cũng là hiện thân cho con người trong lao động: “Ra đậu dặm xa dò bụng biển Dàn đan thế trận lưới vây giăng”. Giữa bát ngát trăng sao, trời biển, con người không hề bé nhỏ , trái lại, họ hiện lên lồng lộng, ngang tầm với thiên nhiên, vũ trụ trong tư thế của người chiến thắng “Tập làm chủ, tập làm người xây dựng Dám vươn mình cai quản lại thiên nhiên” ( Tố Hữu). Họ lái thuyền mà như lái cả trăng,sao, mây, gió. Họ ra tận dặm xa, dò bụng biển, tìm luồng cá, dàn đan thế trận,bủa lưới vây giăng. Họ làm việc với tất cả lòng dũng cảm, niềm say mê, trí tuệ nghề nhiệp và tâm hồn phơi phới.Chất lãng mạn bao trùm cả bức tranh lao động biến công việc nặng nhọc trên biển thành niềm vui, lòng yêu đời chứa chan như một cuộc chiến đấu đầy hăm hở, với khí thế đua tranh. Nếu như ở đoạn đầu, thiên nhiên đã chìm vào trạng thái nghỉ ngơi, thư giãn “mặt trời xuống biển”,”sóng đã cài then”,”đêm sập cửa” thì ở đây, người lao động đã đánh thức thiên nhiên, khiến thiên nhiên dường như bừng tỉnh, như cùng hòa vào niềm vui trong lao động. Có thể nói, lòng tin yêu thiên nhiên, con người và cảm hứng lãng mạn bay bổng đã giúp nhà thơ xây dựng được một hình ảnh thơ tuyệt đẹp, vừa hoành tráng, lại vừa thơ mộng. Bức tranh lao động được điểm tô bằng vẻ đẹp của thiên nhiên. Cái nhìn của nhà thơ đối với biển và cá cũng có những sáng tạo bất ngờ, độc đáo: Cá nhụ cá chim cùng cá đé Cá song lấp lánh đuốc đen hồng. Cái đuôi em quẫy trăng vàng chóe Thủ pháp liệt kê kết hợp với sự phối sắc tài tình qua việc sử dụng các tính từ chỉ màu sắc “đen hồng”,”vàng chóe”... đã tạo nên một bức tranh sơn mài nhiều màu sắc, ánh sáng, lung linh huyền ảo như trong câu chuyện cổ tích nói về xứ sở thần tiên. Mỗi loài cá là một kiểu dáng, một màu sắc: “Cá nhụ cá chim cùng cá đéCá song lấp lánh đuốc đen hồng” làm nên sự giàu đẹp của biển cả quê hương. Như có một hội rước đuốc trong lòng biển đêm sâu thẳm. Mỗi khi: “Cái đuôi em quẫy”, trăng như vàng hơn, rực rỡ hơn, biển cả như sống động hẳn lên. Người xưa thường nói: “Thi trung hữu họa” – nghĩa là trong thơ có hình có ảnh. Quả đúng như thế, mỗi loài cá ở đây là bức kí họa thần tình. Chúng đâu chỉ là sản phẩm vô tri được đánh bắt bởi bàn tay con người. Với họ những người ngư dân này – cá là bạn, là “em”, là niềm cảm hứng cho con người trong lao động, và cũng chính là đối tượng thẩm mĩ cho thi ca. Cảnh đẹp không chỉ ở màu sắc, ánh sáng, mà còn ở âm thanh.Nhìn bầy cá bơi lội, nhà thơ lắng nghe tiếng sóng vỗ rì rầm: Đêm thở :sao lùa nước Hạ long Bằng nghệ thuật ẩn dụ kết hợp nhân hóa, biển cả như một sinh thể sống động. Tiếng sóng vỗ dạt dào dâng cao hạ thấp là nhịp thở trong đêm của biển. Thế nhưng nhà thơ lại viết “Đêm thở:sao lùa nước Hạ Long”. Thật ra, là sóng biển đu đưa rì rào va đập vào mạn thuyền. Trăng, sao phản chiếu ánh sáng xuống nước biển, mỗi khi sóng vỗ nhịp tưởng như có bàn tay của sao trời đang“lùa nước Hạ Long”. Đó là sự độc đáo, mới lạ trong sáng tạo nghệ thuật. Có thể nói, bằng tâm hồn hết sức tinh tế, tác giả đã cảm nhận được hơi thở của thiên nhiên, vũ trụ. Chính không khí say sưa xây dựng đất nước của những năm đầu khôi phục và phát triển kinh tế là cơ sở hiện thực của những hình ảnh lãng mạn trên.Bởi thế, bài thơ như một khúc tráng ca mà Huy Cận sáng tác để ca ngợi những con người lao động mới hay chính những con người lao động tự cất lên, tự viết lời cho khúc ca lao động của mình: “Ta hát bài ca gọi cá vào Gõ thuyền đã có nhịp trăng cao Bài hát căng buồm đưa đoàn thuyền ra khơi, bài hát lại vang lên trong công việc, biến lao động cực nhọc thành niềm vui phơi phới, niềm vui lao động, niềm vui được hòa nhập gắn bó thân thiết với thiên nhiên. Lời ca gọi cá vào lưới nâng cao thêm chất thơ mộng của bức tranh. Người dân chài gõ thuyền xua cá vào lưới, nhưng đây không phải là con người mà là ánh trăng: trăng in xuống dòng nước, sóng vỗ như gõ nhịp vào mạn thuyền xua cá. Hiện thực được trí tưởng tượng sáng tạo thành hình ảnh lãng mạn, giàu chất thơ. Cái nhìn của nhà thơ đối với biển cả và con người là cái nhìn tươi tắn, lạc quan, ông như hòa nhập vào công việc, vào con người, vào biển cả. Từ đó, cảm xúc dâng trào, không thể không cất lên tiếng hát,bài ca về lòng biết ơn mẹ biển giàu có và nhân hậu: “Biển cho ta cá như lòng mẹ Nuôi lớn đời ta tự buổi nào” Biển ấm áp như người mẹ hiền chở che, nuôi nấng con người lớn lên, bao bọc con người với một tình cảm trìu mến, thân thương. Biển là nguồn sống , gắn bó thân thiết, cho ta tất cả những gì của cuộc đời như người mẹ “nuôi lớn đời ta tự buổi nào”. Câu thơ như một sự cảm nhận thấm thía của những người dân chài đối với biển khơi. Đến một lúc nào đó, họ chợt nhận ra biển đã gắn bó với mình từ bao đời, bao thế hệ, thật quý giá và thân yêu biết chừng nào Bóng đêm đang dần tàn, một đêm trôi qua thật nhanh trong nhịp điệu lao động hào hứng, hăng say.Trên bầu trời, sao đã thưa và mờ. Ngày đang đến, nhịp độ lao động ngày càng sôi nổi, khẩn trương: “Sao mờ kéo lưới kịp trời sáng Ta kéo xoăn tay chùm cá nặng Vẩy bạc đuôi vàng lóe rạng đông Lưới xếp buồm lên đón nắng hồng” Phải là nhiều cá lắm mới mắc vào lưới thành “chùm cá nặng”,” phải là những dân trai tráng có đôi cánh tay rắn chắc, có sức khỏe dẻo dai mới có thể “kéo xoăn tay”. Nếu khổ thơ thứ tư, tác giả tả đàn cá biển đẹp như một bức tranh sơn mài lộng lẫy, thì ở khổ thơ thứ sáu này, những con cá biển tươi ngon mắc vào lưới cũng vô cùng rực rỡ: “Vẩy bạc, đuôi vàng lóe rạng đông”. Dưới ánh rạng đông “lóe” lên, cá nằm đầy khoang thuyền được phản chiếu càng ánh lên màu “vàng”, màu “bạc” thể hiện một niềm vui tươi trong lao động của người dân chài. Câu thơ “ Lưới xếp buồm lên đón nắng hồng” với cách ngắt nhịp 223, với cách sử dụng liên tiếp ba động từ “xếp”,”lên”,”đón” diễn tả mọi công việc trên biển diễn ra tuần tự mà khẩn trương để trở về. Đoàn thuyền đánh cá thắng lợi trở về trong bình minh rực rỡ và tráng lệ: “Câu hát căng buồm với gió khơi Đoàn thuyền chạy đua cùng mặt trời Mặt trời đội biển nhô màu mới Mắt cá huy hoàng muôn dặm phơi”. Câu đầu của khổ thơ lặp lại gần như nguyên vẹn câu cuối của khổ thứ nhất, chỉ thay có một từ ( từ “với”) như điệp khúc của một bài ca. Đoàn thuyền ra khơi trong tiếng hát, làm việc trong tiếng hát, trở về vẫn cất cao tiếng hát: “Câu hát căng buồm với gió khơi” hòa quyện với đất trời. Đó là tiếng hát tự hào, hứng khởi của những con người chiến thắng đang trở về với những khoang thuyền đầy ắp cá. Sau một đêm lao động vất vả, họ vẫn giữ được khí thế náo nức, hăng say: “Đoàn thuyền chạy đua cùng mặt trời”. Một hình ảnh thơ đẹp và đầy sức gợi bởi “chạy đua cùng mặt trời” cũng có nghĩa là họ đang tiếp tục chạy đua cùng với thời gian. Trở về không có nghĩa là công việc đã kết thúc.“Mặt trời đội biển” nhô lên, mang một “màu mới” – cái mới mẻ tinh khôi của một bình minh trên biển; hay cũng chính là một ngày mới, một cuộc sống mới đang bắt đầu với những người lao động thực sự làm chủ thiên nhiên, làm chủ cuộc đời. Bài thơ khép lại, nhưng ý thơ lại mở ra đến vô cùng với hình ảnh “Mắt cá huy hoàng muôn dặm phơi” – một tương lai huy hoàng, đầy hứa hẹn đang chờ đón những con người lao động ấy. III. Kết bài: Có thể nói rằng qua bài thơ, bằng âm hưởng vừa khỏe khoắn sôi nổi vừa phơi phới, bay bổng; cách gieo vần biến hóa linh hoạt ( có sức mạnh của vần trắc, có sự vang xa bay bổng của vần bằng) và bút pháp lãng mạn, Huy Cận đã khắc họa thành công nhiều hình ảnh đẹp tráng lệ, thể hiện sự hài hòa giữa thiên nhiên và con người lao động trong công cuộc chinh phục biển cả. Qua đó, bộc lộ niềm vui, niềm tự hào của tác giả trước đất nước và cuộc sống.

Phân tích thơ “Đồn thuyền đánh cá” Huy Cận I Mở bài: Có lẽ, người đẹp làm việc, say mê lao động, thực hòa vào thiên nhiên đất trời, hòa vào vũ trụ bao la Huy Cận gửi gắm hồn qua thơ “Đồn thuyền đánh cá” với tình yêu sống thiết tha say đắm! Bài thơ vừa tranh đẹp đẽ, vừa khúc ca hào hùng người đánh cá biển bao la – người thực làm chủ biển trời, làm chủ đời mới! II Thân bài: Mở đầu thơ cảnh đoàn thuyền khơi lúc hồng hơn: Mặt trời xuống biển lửa Sóng cài then,đêm sập cửa Đồn thuyền đánh cá lại khơi, Câu hát căng buồm gió khơi Bốn câu thơ có kết cấu gọn gàng, cân đối tứ tuyệt: hai câu đầu tả cảnh, hai câu sau nói người Cảnh người tưởng đối lập song lại hòa hợp, cảnh làm hình ảnh người bật lên tâm điểm tranh – tranh lao động khỏe khoắn, vui tươi tràn ngập âm rực rỡ sắc màu Hai câu thơ đầu tả cảnh hồng biển, thời điểm đoàn thuyền đánh cá khơi: “Mặt trời xuống biển lửa Sóng cài then, đêm sập cửa” Nếu vào thực tế thấy câu thơ vơ lí, vịnh Hạ Long- hướng Đông,không thể thấy cảnh mặt trời xuống biển thế, mà có thấy mặt trời mọc thơi Vậy đây, viết “Mặt trời xuống biển” tức nhà thơ lấy điểm nhìn từ thuyền khơi, biển khơi nhìn hướng Tây nơi bờ bãi Lúc đó, xung quanh thuyền mênh mơng sóng nước, mặt trời cách lặn xuống biển Mặt trời xuống biển dường không tàn lụi, không tắt Nó lửa – cầu lửa – đỏ rực, khổng lồ chìm vào đáy nước đại dương Biển bao la nồng ấm hẳn lên Vũ trụ nhà khổng lồ Những lượn sóng dài then cài, đêm buông xuống cánh cửa Không gian, vũ trụ, biển vào trạng thái tĩnh lặng, nghỉ ngơi, thư giãn Những từ “xuống”,”cài”,”sập” với hai chữ “lửa”,”cửa” có trắc liền nhau, nối tạo cảm giác vận động thời gian lúc nhanh, mạnh, gấp gáp Trên không gian ấy, vào thời điểm ấy: “Đoàn thuyền đánh cá lại khơi Câu hát căng buồm gió khơi” Đoàn thuyền lại khơi, tuần tự, nhịp nhàng nhịp sống không ngừng nghỉ Chữ “lại” câu thơ diễn tả điều đó, cho ta hiểu công việc, hoạt động hàng ngày, thường xuyên ngư dân vùng biển Và hàng trăm, hàng ngàn chuyến đánh cá đêm biển xa Nhưng chuyến hào hứng hy vọng, niềm vui lao động.Họ vui khơi mang theo câu hát -tiếng hát khỏe khoắn, vang xa, bay cao, hòa gió trời, gió biển, thổi căng cánh buồm Đó tiếng hát ngư dân lao động làm chủ thiên nhiên,trời biển, làm chủ đất nước, làm chủ cơng việc – “Câu hát căng buồm gió khơi” Câu hát thể niềm mong ước thiết tha vừa thực vừa lãng mạn: “ Hát rằng: cá bạc biển Đông lặng, Cá thu biển Đông đồn thoi Đêm ngày dệt biển mn luồng sáng, Đến dệt lưới ta,đồn cá ơi!” Hiện thực lẽ niềm mơ ước đánh bắt thật nhiều hải sản, nhiều cá tơm Lãng mạn mơ ước thể qua cách diễn đạt thật đẹp đẽ thật sinh động gợi cho người đọc liên tưởng thú vị:đoàn cá bơi ngang dọc biển thoi cửi dệt lên lưới,dệt lên muôn luồng sáng cho biển khơi, cho người.Cảnh đánh bắt cá biển có thực, thơ khơng nhằm mục đích kể lại chuyện đánh cá mà quan trọng thông qua nội dung đó, tác giả muốn bộc lộ cảm nghĩ, thái độ, tình cảm sống, người lao động vẻ đẹp giàu có đất nước, quê hương Mặt khác, thấy hồn thơ Huy Cận hồn thơ lãng mạn, đầy ắp trí tưởng tượng Cho nên cảnh đoàn thuyền đánh cá biển đêm trăng lọc qua tâm kính nhà thơ lãng mạn đó, trở nên đẹp đẽ ,một vẻ đẹp thơ mộng đến say người Sự kết hai yếu tố thực lãng mạn giúp nhà thơ xây dựng, sáng tạo hình ảnh giàu ý nghĩa tượng trưng Nếu trước cách mạng, cảm nhận Huy Cận thiên nhiên vũ trụ rợn ngợp “nỗi sầu trăm ngả” lại gần gũi Vì thế, mà ơng nhìn đồn thuyền đánh cá phận thiên nhiên vũ trụ: “Thuyền ta lái gió với buồm trăng Lướt mây cao với biển bằng” Con thuyền vốn nhỏ bé trước biển bao la qua nhìn nhà thơ trở nên lớn lao, kì vĩ Hình ảnh thuyền đặt mối quan hệ hài hòa với hình tượng thiên nhiên“gió”,”trăng”,”trời”,”biển” Đã thế, thuyền lại “lái gió”, cánh buồm là“buồm trăng”, lướt đi, bay lên hai tầng khơng gian, có“mây cao”, có “biển bằng” mênh mơng sóng nước Con thuyền thả sức tung hồnh khoảng khơng bao la vũ trụ vô vô tận, lướt tới với tất sức mạnh chinh phục biển cả, chinh phục thiên nhiên Thật ra, cách nói đảo ngược, thực tế gió lái thuyền, ánh trăng chiếu sáng vào cánh buồm Dưới trăng đêm cánh buồm tắm đẫm ánh trăng, cánh buồm lại no căng gió trời, gió biển giương lên, lướt sóng nước, nhìn từ xa tưởng “buồm trăng” Quả thật, trí tưởng tượng nhà thơ đem đến cho người đọc hình ảnh thuyền đẹp đẽ - vẻ đẹp khỏe khoắn, thơ mộng thân cho người lao động: “Ra đậu dặm xa dò bụng biển Dàn đan trận lưới vây giăng” Giữa bát ngát trăng sao, trời biển, người không bé nhỏ , trái lại, họ lên lồng lộng, ngang tầm với thiên nhiên, vũ trụ tư người chiến thắng “Tập làm chủ, tập làm người xây dựng - Dám vươn cai quản lại thiên nhiên” ( Tố Hữu) Họ lái thuyền mà lái trăng,sao, mây, gió Họ tận dặm xa, dò bụng biển, tìm luồng cá, dàn đan trận,bủa lưới vây giăng Họ làm việc với tất lòng dũng cảm, niềm say mê, trí tuệ nghề nhiệp tâm hồn phơi phới.Chất lãng mạn bao trùm tranh lao động biến công việc nặng nhọc biển thành niềm vui, lòng yêu đời chứa chan chiến đấu đầy hăm hở, với khí đua tranh Nếu đoạn đầu, thiên nhiên chìm vào trạng thái nghỉ ngơi, thư giãn “mặt trời xuống biển”,”sóng cài then”,”đêm sập cửa” đây, người lao động đánh thức thiên nhiên, khiến thiên nhiên dường bừng tỉnh, hòa vào niềm vui lao động Có thể nói, lòng tin u thiên nhiên, người cảm hứng lãng mạn bay bổng giúp nhà thơ xây dựng hình ảnh thơ tuyệt đẹp, vừa hoành tráng, lại vừa thơ mộng Bức tranh lao động điểm tô vẻ đẹp thiên nhiên Cái nhìn nhà thơ biển cá có sáng tạo bất ngờ, độc đáo: Cá nhụ cá chim cá đé Cá song lấp lánh đuốc đen hồng Cái đuôi em quẫy trăng vàng chóe Thủ pháp liệt kê kết hợp với phối sắc tài tình qua việc sử dụng tính từ màu sắc “đen hồng”,”vàng chóe” tạo nên tranh sơn mài nhiều màu sắc, ánh sáng, lung linh huyền ảo câu chuyện cổ tích nói xứ sở thần tiên Mỗi lồi cá kiểu dáng, màu sắc: “Cá nhụ cá chim cá đé/Cá song lấp lánh đuốc đen hồng” làm nên giàu đẹp biển quê hương Như có hội rước đuốc lòng biển đêm sâu thẳm Mỗi khi: “Cái đuôi em quẫy”, trăng vàng hơn, rực rỡ hơn, biển sống động hẳn lên Người xưa thường nói: “Thi trung hữu họa” – nghĩa thơ có hình có ảnh Quả thế, loài cá kí họa thần tình Chúng đâu sản phẩm vô tri đánh bắt bàn tay người Với họ - người ngư dân – cá bạn, “em”, niềm cảm hứng cho người lao động, đối tượng thẩm mĩ cho thi ca Cảnh đẹp không màu sắc, ánh sáng, mà âm thanh.Nhìn bầy cá bơi lội, nhà thơ lắng nghe tiếng sóng vỗ rì rầm: "Đêm thở :sao lùa nước Hạ long" Bằng nghệ thuật ẩn dụ kết hợp nhân hóa, biển sinh thể sống động Tiếng sóng vỗ dạt dâng cao hạ thấp nhịp thở đêm biển Thế nhà thơ lại viết “Đêm thở:sao lùa nước Hạ Long” Thật ra, sóng biển đu đưa rì rào va đập vào mạn thuyền Trăng, phản chiếu ánh sáng xuống nước biển, sóng vỗ nhịp tưởng có bàn tay trời đang“lùa nước Hạ Long” Đó độc đáo, lạ sáng tạo nghệ thuật Có thể nói, tâm hồn tinh tế, tác giả cảm nhận thở thiên nhiên, vũ trụ Chính khơng khí say sưa xây dựng đất nước năm đầu khôi phục phát triển kinh tế sở thực hình ảnh lãng mạn trên.Bởi thế, thơ khúc tráng ca mà Huy Cận sáng tác để ca ngợi người lao động hay người lao động tự cất lên, tự viết lời cho khúc ca lao động mình: “Ta hát ca gọi cá vào Gõ thuyền có nhịp trăng cao Bài hát căng buồm đưa đoàn thuyền khơi, hát lại vang lên công việc, biến lao động cực nhọc thành niềm vui phơi phới, niềm vui lao động, niềm vui hòa nhập gắn bó thân thiết với thiên nhiên Lời ca gọi cá vào lưới nâng cao thêm chất thơ mộng tranh Người dân chài gõ thuyền xua cá vào lưới, người mà ánh trăng: trăng in xuống dòng nước, sóng vỗ gõ nhịp vào mạn thuyền xua cá Hiện thực trí tưởng tượng sáng tạo thành hình ảnh lãng mạn, giàu chất thơ Cái nhìn nhà thơ biển người nhìn tươi tắn, lạc quan, ơng hòa nhập vào cơng việc, vào người, vào biển Từ đó, cảm xúc dâng trào, không cất lên tiếng hát,bài ca lòng biết ơn mẹ biển giàu có nhân hậu: “Biển cho ta cá lòng mẹ Nuôi lớn đời ta tự buổi nào” Biển ấm áp người mẹ hiền chở che, nuôi nấng người lớn lên, bao bọc người với tình cảm trìu mến, thân thương Biển nguồn sống , gắn bó thân thiết, cho ta tất đời người mẹ “nuôi lớn đời ta tự buổi nào” Câu thơ cảm nhận thấm thía người dân chài biển khơi Đến lúc đó, họ nhận biển gắn bó với từ bao đời, bao hệ, thật quý giá thân yêu biết chừng nào! Bóng đêm dần tàn, đêm trơi qua thật nhanh nhịp điệu lao động hào hứng, hăng say.Trên bầu trời, thưa mờ Ngày đến, nhịp độ lao động ngày sôi nổi, khẩn trương: “Sao mờ kéo lưới kịp trời sáng Ta kéo xoăn tay chùm cá nặng Vẩy bạc vàng lóe rạng đơng Lưới xếp buồm lên đón nắng hồng” Phải nhiều cá mắc vào lưới thành “chùm cá nặng”,” phải dân trai tráng có đơi cánh tay rắn chắc, có sức khỏe dẻo dai “kéo xoăn tay” Nếu khổ thơ thứ tư, tác giả tả đàn cá biển đẹp tranh sơn mài lộng lẫy, khổ thơ thứ sáu này, cá biển tươi ngon mắc vào lưới vơ rực rỡ: “Vẩy bạc, vàng lóe rạng đơng” Dưới ánh rạng đơng “lóe” lên, cá nằm đầy khoang thuyền phản chiếu ánh lên màu “vàng”, màu “bạc” thể niềm vui tươi lao động người dân chài Câu thơ “ Lưới xếp buồm lên đón nắng hồng” với cách ngắt nhịp 2/2/3, với cách sử dụng liên tiếp ba động từ “xếp”,”lên”,”đón” diễn tả cơng việc biển diễn mà khẩn trương để trở Đoàn thuyền đánh cá thắng lợi trở bình minh rực rỡ tráng lệ: “Câu hát căng buồm với gió khơi Đoàn thuyền chạy đua mặt trời Mặt trời đội biển nhơ màu Mắt cá huy hồng mn dặm phơi” Câu đầu khổ thơ lặp lại gần nguyên vẹn câu cuối khổ thứ nhất, thay có từ ( từ “với”) điệp khúc ca Đoàn thuyền khơi tiếng hát, làm việc tiếng hát, trở cất cao tiếng hát: “Câu hát căng buồm với gió khơi” hòa quyện với đất trời Đó tiếng hát tự hào, hứng khởi người chiến thắng trở với khoang thuyền đầy ắp cá Sau đêm lao động vất vả, họ giữ khí náo nức, hăng say: “Đồn thuyền chạy đua mặt trời” Một hình ảnh thơ đẹp đầy sức gợi “chạy đua mặt trời” có nghĩa họ tiếp tục chạy đua với thời gian Trở khơng có nghĩa cơng việc kết thúc.“Mặt trời đội biển” nhô lên, mang “màu mới” – mẻ tinh khôi bình minh biển; ngày mới, sống bắt đầu với người lao động thực làm chủ thiên nhiên, làm chủ đời Bài thơ khép lại, ý thơ lại mở đến vơ với hình ảnh “Mắt cá huy hồng mn dặm phơi” – tương lai huy hồng, đầy hứa hẹn chờ đón người lao động III Kết bài: - Có thể nói qua thơ, âm hưởng vừa khỏe khoắn sôi vừa phơi phới, bay bổng; cách gieo vần biến hóa linh hoạt ( có sức mạnh vần trắc, có vang xa bay bổng vần bằng) bút pháp lãng mạn, Huy Cận khắc họa thành cơng nhiều hình ảnh đẹp tráng lệ, thể hài hòa thiên nhiên người lao động công chinh phục biển Qua đó, bộc lộ niềm vui, niềm tự hào tác giả trước đất nước sống ... khác, thấy hồn thơ Huy Cận hồn thơ lãng mạn, đầy ắp trí tưởng tượng Cho nên cảnh đoàn thuyền đánh cá biển đêm trăng lọc qua tâm kính nhà thơ lãng mạn đó, trở nên đẹp đẽ ,một vẻ đẹp thơ mộng đến... tráng, lại vừa thơ mộng Bức tranh lao động điểm tô vẻ đẹp thiên nhiên Cái nhìn nhà thơ biển cá có sáng tạo bất ngờ, độc đáo: Cá nhụ cá chim cá đé Cá song lấp lánh đuốc đen hồng Cái đuôi em quẫy... Đồn thuyền đánh cá thắng lợi trở bình minh rực rỡ tráng lệ: “Câu hát căng buồm với gió khơi Đồn thuyền chạy đua mặt trời Mặt trời đội biển nhô màu Mắt cá huy hồng mn dặm phơi” Câu đầu khổ thơ

Ngày đăng: 20/12/2017, 14:50

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan