1. Trang chủ
  2. » Thể loại khác

Tài Liệu - Võ Tấn Dũng (votandung) HuongDan BTso1Linux

9 221 0

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 9
Dung lượng 0,9 MB

Nội dung

Sau khi gõ lệnh fdisk /dev/hda như nói trên, ta sẽ tiến hành chia đĩa theo yêu cầu như sau: 1 Partition thứ nhất: /dev/hda1 có kiểu LinuxNative 83 hexa... Chú ý đến các lệnh con sau đây

Trang 1

Bài tập thực hành số 1

Partition và format đĩa cứng trong Linux (máy ảo) Bước 1: Download, khởi động và đăng nhập

Vào Google-site của thầy Võ Tấn Dũng (http://sites.google.com/site/votandungsg/) để download máy

ảo Linux (là file nén RH9-VM5.rar từ link này http://www.mediafire.com/?f16wz6tbb0ad378) Giải nén RH9-VM5.rar vào một thư mục

Mở phần mềm VMWare Workstation lên Trên menu của nó, ta chọn File/Open rồi chỉ đến thư mục vừa mới giải nén Khởi động máy ảo RH9-VM5 này lên Chú ý: để thoát con trỏ chuột ra khỏi máy

ảo ta gõ Ctrl-Alt

Tại “login:”, nhập vào tên đăng nhập là root (không có passwork) Ta được màn hình như sau:

Trang 2

Bước 2: Kiểm tra hệ thống đĩa đang có của Linux

Để kiểm tra hệ thống đĩa cứng của máy ảo Linux này, ta gõ lệnh fdisk –l Chú ý ( dấu trừ và chữ en-lờ

chứ không phải trừ một)

Ta thấy kết quả là máy ảo này chỉ có một đĩa cứng tên là “/dev/sda” có dung lượng 1287MB được chia thành hai partition là “/dev/sda1” và “/dev/sda2” Partition “/dev/sda1” có dấu sao tại cột Boot vì

nó chứa hệ điều hành và có thể boot được Partition “/dev/sda2” là Linux swap Vì vậy chúng ta không được thay đổi, xóa, sửa hai partiotion quan trọng này

Để chuẩn bị gắn thêm ổ cứng cho máy thì ta phải gõ lệnh halt để shutdown hệ điều hành

Bước 3: Gắn thêm đĩa cứng cho máy

Chọn VM/Settings như hình sau:

Trang 3

Ở tab Hardware ta nhấp nút Add, chọn Hard Disk, rồi nhấp Next

Thực hiện các động tác tiếp theo như các hình sau:

gõ vào 2.0(GB)

1

2

Trang 4

Bước 4: kiểm tra kết quả sau khi gắn thêm ổ đĩa cứng

Khởi động lại máy ảo Linux, đăng nhập rồi kiểm tra hệ thống đĩa của máy bằng lệnh fdisk –l như đã

làm ở bước 1 và bước 2 Kết quả thu được như hình sau Ta thấy xuất hiện một đĩa cứng mới tên là

“/dev/hda” và thông báo là đĩa này chưa được chia partition (Disk /dev/hda doesn’t contain a valid

partition table) Để tiến hành chia partition cho đĩa này ta gõ lệnh fdisk /dev/hda

Bước 5: chia partition đĩa

Sau khi gõ lệnh fdisk /dev/hda như nói trên, ta sẽ tiến hành chia đĩa theo yêu cầu như sau:

1) Partition thứ nhất: /dev/hda1 có kiểu LinuxNative (83 hexa)

2) Patition thứ hai: /dev/hda2 có kiểu FAT32 (b hexa)

Trang 5

Gõ lệnh con m để vào menu lệnh con của lệnh fdisk

Chú ý đến các lệnh con sau đây của lệnh fdisk:

n: tạo một partition mới

d: xóa một partition

m : cho xuất hiện bảng menu các lệnh con này

l : liệt kê mã số của các kiểu hệ thống file

t : thay đổi kiểu hệ thông file cho một partition

p : in bảng partition của đĩa

q : thoát và không lưu lại kết quả chia đĩa

w : thoát và có lưu lại kết quả chia đĩa

Khi gõ lệnh con l, ta có bảng liệt kê mã số của các kiểu hệ thống file như hình sau Các giá trị cần chú ý là : b (hexa) cho Win95 FAT32, 82 (hexa) Linux Swap, 83 (hexa) Linux

Trang 6

Tạo partition thứ nhất: ta gõ lệnh con n, chọn kiểu là primary như hình sau :

Giải thích :

 Các giá trị e (extend) và p (primary) : trong Linux, một đĩa cứng có thể chia tối đa thành 4 partition chính thuộc loại primary hoặc extend Các partition loại primary không thể chia nhỏ hơn nữa Nhưng các partition loại extend cho phép ta chia thành các partition loại

logical (l) Vì vậy, muốn chia đĩa nhiều hơn 4 partition thì ta phải có ít nhất 1 partition

loại extend để chia chúng thành các partition logical Các partition loại logical sẽ luôn luôn được đánh số bắt đầu từ 5 (vd : /dev/hda5, /dev/hda6) bất chấp hệ thống có đủ hay không đủ 4 partition chính (loại primary hoặc extend)

 Tại dòng First cylinder, ta sẽ gõ phím enter để chọn giá trị default là cylinder số 1 (vì hệ thống sẽ dành Cylider số 0 cho Master Boot Record)

 Tại dòng Last cylinder : do ta cần chia partition thứ nhất /dev/hda1 có dung lượng 1GB

Mà 1GB=1024MB nên ta sẽ gõ +1024M (có dấu cộng nhé) cho dòng Last cylinder

gõ lệnh con n để tạo partition mới

gõ phím p để đặt partition này loại primary,

gõ 1 để báo là partition thứ nhất

Trang 7

Tạo partition thứ hait: ta gõ lệnh con n, chọn kiểu là primary như hình sau :

Bước 6: format (định dạng) các partition

Như vậy chúng ta vừa mới chia partition xong Bước tiếp theo ta tiến hành format hai partition này Dùng lệnh mkfs đểformat 2 partition mới như sau:

mkfs -t ext2 /dev/hda1 <nhấn phím Enter>

mkfs -t vfat /dev/hda2 <nhấn phím Enter>

Bước 7: gắn (mount) partition vào thư muc

gõ số 2 để tạo partition thứ hai

gõ phím enter vì muốn chọn hết phần còn lại của đĩa cứng cho partition thứ hai

partition thứ hai chưa đúng

mã số hệ thống file theo yêu cầu của đề bài Gõ lệnh t để đổi mã hệ thống file cho nó

gõ lệnh con w để thoát có lưu (áp dụng) kết quả chia xuống đĩa cứng

Trang 8

Tạo hai thư mục con disk1 và disk2 là các thư mục con của thư mục /mnt, như sau :

mkdir /mnt/disk1 mkdir /mnt/disk2

Tiến hành mount 2 partition trên vào hệthống:

mount -t ext2 /dev/hda1 /mnt/disk1 <Enter>

mount -t vfat /dev/hda2 /mnt/disk2 <Enter>

Sau đó ta có thể sử dụng /mmt/disk1và /mmt/disk2 như là 2 ổ đĩa luận lý logic trong linux

Trong đó:

/mnt/disk1 được gọi là mount-point của partition /dev/hda1

/mnt/disk2 được gọi là mount-point của partition /dev/hda2

Bước 8: Thí nghiệm

Lúc này 2 partition đã được gắn vào hệ thống bằng lệnh mount nói trên rồi Thư mục /mnt/disk1 và /mnt/disk2 là hai thư mục đại diện cho các partition /dev/hda1 và /dev/hda2

Tạo thư mục con TM1 (là con của disk1) và TM2 (là con của disk2) như sau:

mkdir /mnt/disk1/TM1 mkdir /mnt/disk2/TM2

Dùng các lệnh sau đây để kiểm tra sự tồn tại của TM1 và TM2:

ls /mnt/disk1

ls /mnt/disk2

Lệnh ls cho ta thấy tồn tại TM1 và TM2 Có nghĩa là TM1 và TM2 đã có mặt trong 2 partition Nếu tháo (umount) các partition ra khỏi thư mục disk1 và disk2 thì TM1 và TM2 không có trong disk1 và disk2 nữa Nhưng chúng vẫn còn trong các partition Vì vậy nếu gắn lại (mount) các partition vào thư mục disk1 và disk2 rồi dủng lệnh ls kiểm tra, ta lại thấy TM1 và TM2

Thực hiện như sau :

cd /

u mount -t ext2 /dev/hda1 /mnt/disk1 <Enter>

u mount -t vfat /dev/hda2 /mnt/disk2 <Enter>

(chỉ cần dùng phím mũi tên lên và mũi tên xuống chọn lại lệnh cũ rồi thêm chữ u vào đầu lệnh chứ không nhất thiết phải gõ đầy đủ)

Rồi dùng lệnh ls để kiểm tra sẽ không thấy TM1 và TM2 vì chúng đã theo partition đi ra khỏi hệ thống rồi

ls /mnt/disk1

ls /mnt/disk2

Gắn 2 partiton trở lại bằng lệnh mount, rồi lại dùng lệnh ls kiểm tra, ta lại thấy TM1 và TM2 Vì chúng theo partition vào trở lại hệ thống

Trang 9

/dev : là bắt buộc, nó là tên của thư mục chứa tất cả các tập tin thiết bị trong Linux

xx : hai chữcái này chỉra kiểu thiết bị, nhưsau:

hd -ổ đĩa cứng IDE

sd -ổ đĩa cứng SCSI

fd -ổ mềm cdrom –liên kết tới tập tin thiết bị CDROM

y : Chữcái này xác định thiết bị mà partition nằm trên đó Trong đó:

a –là ổ đĩa cứng thứ nhất, master

b –là ổ đĩa cứng thứ nhất slave

c –là ổ đĩa cứng thứ hai, master

d –là ổ đĩa cứng thứ hai, slave

N : con số nguyên này cho biết là partition thứ mấy của đĩa cứng

Các số từ 1 đến 4 xác định 4 partition chính (bao gồm primary hoặc extend)

Các partition loại logic (được chia nhỏ hơn từ các partition loại extended) được đánh số bắt đầu từ 5 bất chấp trong hệ thống có đủ hay không đủ 4 partition chính (bao gồm primary hoặc extend)

Ví dụ: /dev/hda1 là partition thứ nhất của ổ đĩa IDE master thứ nhất

/dev/sdb2 là partition thư hai của ổ đĩa SCSI slave thứ nhất

/dev/sdb5 là partition đầu tiên loại logic của ổ đĩa SCSI slave thứ nhất

Ngày 25/9/2014

votandung@yahoo.com Trường Cao đẳng Công nghệ Thông tin TPHCM

Ngày đăng: 15/12/2017, 16:58

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

w