1. Trang chủ
  2. » Kỹ Năng Mềm

Giao tiếp hiệu quả với học sinh tiểu học

9 670 3
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 9
Dung lượng 210,84 KB

Nội dung

Học sinh tiểu học, nhất là các học sinh lớp Một vừa rời môi trường mẫu giáo và bước vào đời sống học đường thực sự. Các em cần một khoảng

GIAO TIẾP HIỆU QUẢ VỚI HỌC SINH TIỂU HỌC Học sinh tiểu học, nhất là các học sinh lớp Một vừa rời môi trường mẫu giáo và bước vào đời sống học đường thực sự. Các em cần một khoảng thời gian nhất định nhằm ổn định tâm lý và điều chỉnh các thói quen để thích nghi với môi trường mới gồm có trường lớp, thầy cô, bè bạn, giờ giấc sinh hoạt, chương trình học tập, v.v Đối với học sinh lớp Một, có lẽ việc khó khăn nhất là khả năng tập trung vào công việc ít nhất là 35 phút cho một tiết học. Việc nghe, hiểu và làm theo lời giáo viên cũng là một vấn đề. Vậy, làm thế nào để giúp các em hợp tác tốt hơn mà không làm mất đi tính hồn nhiên và sự tự tin ở bản thân? Một số lời khuyên sau đây hi vọng có ích cho các giáo viên tiểu học. Trước hết, chúng ta hãy phân tích vấn đề. Một trong những điều gây khó khăn cho giáo viên tiểu học là làm sao cho học sinh cư xử theo những cách mà chúng ta mong muốn. Nhiệm vụ này có thể làm cho giáo viên nhiều lúc muốn “phát điên”, bởi vì vấn đề nằm ở sự mâu thuẫn giữa cái giáo viên muốn và cái học sinh muốn. Giáo viên muốn học sinh phải sạch sẽ gọn gàng, lễ phép, có trật tự; trong khi các em dường như không quan tâm đến điều đó. Có được bao nhiêu em trong lớp của bạn biết nói “Cám ơn, xin lỗi”, biết ngồi ngay ngắn nghe bạn nói, hay biết giơ tay chờ được phát biểu? Mà giáo viên càng căng thẳng với các em bao nhiêu, các em sẽ càng “phát huy” một cách tích cực những cái xấu bấy nhiêu. Tôi biết có những lúc các học sinh sẽ xem tôi như “kẻ ác” vì mỗi ngày chúng đều nghe tôi quát mắng “Đi rửa tay!”, “Nói nhỏ coi!”, “Bài tập đâu?” , “Ngồi ngay ngắn!”. Những lúc ấy, thái độ của các em như muốn bảo “Em sẽ làm cái em muốn!”. Và thái độ của giáo viên là “Em phải làm cái cô bảo”. Vậy là cả 2 căng thẳng với nhau mãi. Chúng ta hãy suy nghĩ về các tình huống sau: Buộc tội  Giáo viên: Em lại vẽ bậy lên bàn. Tại sao lúc nào em cũng như vậy? Em rất hư, không nghe lời cô bảo.  Học sinh: (Bạn hãy thử nghĩ xem học sinh sẽ cảm thấy như thế nào khi nghe cô nói vậy) Gán ghép những từ xấu cho học trò  Giáo viên: Sao em ngu quá vậy! Em là đứa vụng về! Ăn uống gì thấy gớm! .Học sinh: Đe dọa  Giáo viên: Em mà còn tái phạm là tôi đánh gẫy chân! Em mà không trả lời cô sẽ cạy miệng em ra!  Học sinh: Ra lệnh  Giáo viên: Dọn dẹp ngay! Còn không chịu lượm rác hả?  Học sinh: . Giảng moral  Giáo viên: Bộ em nghĩ giật sách trên tay giáo viên là hay lắm hả? Em phải biết nếu mình muốn người khác lịch sự với mình thì mình phải lịch sự với người khác. Em có muốn người khác giật đồ trên tay em không?  Học sinh: . So sánh  Giáo viên: Bạn này ngoan, bạn kia không ngoan, lười biếng, chậm chạp  Học sinh: Sau đây là suy nghĩ của học sinh trong những tình huống trên:  Hừ, cái bàn nó quan trọng còn hơn ta. Mình sẽ làm và nói dối với cô là không phải mình vẽ bậy. Cô nói mình hư, mình sẽ hư thật. Mình sẽ không nghe lời cô bảo đâu!  Mình là đứa trẻ ngu, mình là đứa vụng về, gớm giếc .  Mình sợ quá. Không dám đi học nữa vì làm sai là cô đánh  Sợ quá, cô dữ quá!  Chán, chán, chán! Lúc nào cũng giảng!  Cô thích đứa kia hơn mình. Mình ghét nó. Nếu chúng ta đọc được những dòng suy nghĩ này trên giấy, thì ở ngoài đời những đứa trẻ thật sự sẽ cảm thấy như thế nào? Có cách nào khác ngoài những lời lẽ của người lớn như trên? Những biện pháp hiệu quả mà không làm tổn thương tình cảm và giữ được lòng tự trọng của các em? Xin chia sẻ với các bạn 4 cách sau đây. Không phải cách nào cũng hiệu quả như nhau. Có cách làm hiệu quả với em này lại không hiệu quả với em khác. Tùy tình hình mà giáo viên có thể linh hoạt: Khuyến khích trẻ em hợp tác 1. Miêu tả – Miêu tả những gì bạn thấy, hoặc miêu tả việc làm sai của học sinh 2. Cung cấp thông tin 3. Nói ngắn gọn 4. Nói cảm nghĩ của cô 1. MIÊU TẢ Thay vì mắng: Hãy miêu tả: Em thật vô trách nhiệm. Em mở nước trong bồn rửa tay rồi để nó chảy ra sàn nhà. Bộ em muốn trong lớp có lụt hả? Thanh! Nước trong bồn đang chảy tràn ra ngoài kìa! Hôm nay em không quét lớp. Em không xứng đáng học trong lớp này. Cô thấy lớp vẫn chưa được quét. Cô dặn em ra khỏi phòng phải tắt quạt bao nhiêu lần rồi mà sao không nhớ? Minh, quạt vẫn còn chạy mà không có người dùng. Im lặng chưa? Sao nói chuyện hoài Các em, cô cần phải dặn dò các em vậy? về bài làm. Việc người lớn miêu tả việc làm sai của trẻ tạo cho trẻ cơ hội tự biết mình phải làm gì. 2. CUNG CẤP THÔNG TIN Thay vì mắng: Hãy nói: Ai uống sữa mà không dẹp ly? Ly uống xong cần phải đem rửa và úp vào rổ. Sao em ở dơ quá vậy? Trái cây ăn xong lại bỏ trên bàn. Vỏ trái cây phải bỏ vào thùng rác. Nếu cô thấy con vẽ bậy lên tường 1 lần nữa con sẽ ăn đòn. Tường không phải là nơi để vẽ. Muốn vẽ phải dùng giấy. Thông tin dễ dàng được trẻ chấp nhận hơn là những lời mắng. 3. NÓI NGẮN GỌN Thay vì mắng: Hãy nói: Cô đã thông báo trước 5 phút là chúng ta phải vào lớp mà tại sao 2 đứa kia còn ở ngoài sân. Các em không có ý thức kỷ luật gì cả, v.v . và v.v . Đến giờ học rồi. Cô đã phân công là hôm nay tổ 1 trực nhật mà đến giờ này bảng chưa lau xong. Tổ 1, lau bảng. Trẻ em không thích nghe giảng dài dòng. Càng ngắn gọn càng có hiệu quả. 4. NÓI CẢM NGHĨ CỦA CÔ Thay vì mắng: Hãy nói: Im ngay. Nhức đầu quá! Cô không thích nhiều người nói cùng một lúc. Sao em vô lễ dám chen vào trong khi cô đang nói? Cô muốn nói xong rồi mới đến lượt em. Trẻ em cần được nghe người lớn bày tỏ cảm nghĩ trước những việc làm của chúng. Nguyễn Tri Như Quỳnh . GIAO TIẾP HIỆU QUẢ VỚI HỌC SINH TIỂU HỌC Học sinh tiểu học, nhất là các học sinh lớp Một vừa rời môi trường mẫu giáo và bước vào đời sống học đường. cách sau đây. Không phải cách nào cũng hiệu quả như nhau. Có cách làm hiệu quả với em này lại không hiệu quả với em khác. Tùy tình hình mà giáo viên có

Ngày đăng: 16/10/2012, 16:04

TỪ KHÓA LIÊN QUAN