1. Trang chủ
  2. » Giáo án - Bài giảng

Bài 19. Quê hương

41 201 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 41
Dung lượng 450,46 KB

Nội dung

Bài 19. Quê hương tài liệu, giáo án, bài giảng , luận văn, luận án, đồ án, bài tập lớn về tất cả các lĩnh vực kinh tế, k...

Trang 3

TIẾT 78,79,80

QUÊ HƯƠNG (Chim bay dọc biển đem tin cá (1) ( Tế Hanh )

KHI CON TU HÚ

( Tố Hữu) 

Trang 4

( Là nhà thơ của quê hương).

Trang 6

- Ông được Nhà nước trao tặng giải thưởng

Hồ Chí Minh về văn học nghệ thuật (năm

1996)

* Tác phẩm Quê hương là bài thơ được rút trong tập Nghẹn ngào (1939), sau được in lại trong tập Hoa niên (1945).

b Từ khó

- Giải thích: trai tráng, tuấn mã, ghe.

Trang 7

II.Tìm hiểu văn bản.

1/ Tìm hiểu khái quát văn bản.

Trang 8

2/ Tìm hiểu chi tiết văn bản.

a Cảnh làng chài ven biển:

* Giới thiệu chung về làng quê.

Làng tôi ở vốn làm nghề chài lưới

Nước bao vây, cách biển nửa ngày sông

-> Cách giới thiệu ngắn gọn, giản dị mà nêu được cả nghề nghiệp, vị trí của làng như một hòn đảo nhỏ giữa trời nước.

Trang 9

* Cảnh đoàn thuyền ra khơi đánh cá:

- Thiên nhiên: vào một buổi “sớm mai

hồng”, trời trong, gió nhẹ

-> Buổi sớm tươi đẹp, trong sáng, báo hiệu một điềm lành đầy hứa hẹn.

Trang 10

- Hình ảnh dân chài:

+Con người: Dân trai tráng- vạm vỡ, khỏe mạnh

+ con thuyền: nhẹ, hăng như tuấn mã,

phăng mái chèo, vượt trường giang

+ Cánh buồm : giương to như mảnh hồn làng

rướn thân trắng bao la thâu góp gió

Trang 11

->nhà thơ đã so sánh cái vô hình với cái hữu

hình để thể hiện tâm hồn phóng khoáng của những con người làng chài lộng gió biển khơi, cánh buồm chính là biểu tượng của linh hồn làng chài.

=> Hình ảnh so sánh nhân hóa đầy lãng mạn cùng với một loạt động từ mạnh làm nổi bật vẻ đẹp mạnh mẽ, khoáng đạt, khí thế dũng mãnh hăm hở đầy sức sống của con thuyền khi ra khơi, toát lên vẻ đẹp và sức sống khoẻ khoắn, mạnh mẽ hấp dẫn của người dân chài.

Trang 13

* Cảnh thuyền cá về bến.

+ Không khí: Ngày hôm sau: ồn ào…, tấp

nập…

Nhờ ơn trời biển lặng, cá đầy ghe

-> Không khí náo nhiệt, đầy ắp niềm vui và

sự sống.

Trang 14

+ Hình ảnh dân chài: làn da ngăm rám nắng;

cả thân hình nồng thở vị xa xăm

-> Tả thực cùng với sự sáng tạo độc đáo vẽ lên 1 hình ảnh con người miền biển vừa

chân thực, vừa lãng mạn: họ có vẻ đẹp giản

dị, khoẻ khoắn, dày dạn với cái nắng gió của biển khơi, cái mặn mòi của biển cả.

Trang 15

+ Con thuyền: Chiếc thuyền im bến mỏi trở

về nằm

Nghe chất muối thấm dần trong thớ vỏ

-> Nghệ thuật nhân hoá miêu tả trạng thái của con thuyền: nó cũng nghỉ ngơi, thư giãn sau chuyến đi vất vả trở về và cảm thấy hài lòng với công việc của mình, cảm nhận thấy

sự mặn mòi của biển khơi đang chuyển động trong cơ thể mình- con thuyền vô tri bỗng trở nên có hồn, một tâm hồn tinh tế

Trang 16

Cảnh đoàn thuyền trở về trong niềm vui hạnh phúc ấm no; những người dân chài thì khỏe đẹp, dày dạn nắng gió biển khơi

và gắn bó sâu nặng với quê hương.

b.Tình cảm của nhà thơ với quê hương.

- Nay xa cách lòng tôi luôn tưởng nhớ: màu nước xanh, cá bạc, cánh buồm vôi, con thuyền ra khơi, mùi nồng mặn…

-> Nhớ những gì thân thuộc nhất, gắn bó nhất ( từ cái nhìn thấy đến cái cảm thấy)

Trang 17

Thể hiện nỗi nhớ chân thành tha thiết, sự

gắn bó sâu nặng, niềm tự hào về quê

hương, yêu quê hương tha thiết.

III Ghi nhớ:

+ Nghệ thuật: là bài thơ trữ tình, sử dụng

thể thơ 8 chữ hiện đại, có những sáng tạo mới mẻ, phóng khoáng Sáng tạo nhiều

hình ảnh so sánh độc đáo, đặc sắc, lời thơ bay bổng, đầy cảm xúc

Trang 18

+ Ý nghĩa: Bài thơ là bày tỏ của tác giả về

một tình yêu tha thiết đối với quê hương làng biển

Trang 20

* Bài tập trắc nghiệm:

1 Quê hương được rút từ tập thơ nào của

Tế Hanh?

A Tập thơ “ Nghẹn ngào” ( 1939) sau đó

được in lại trong tập “ Hoa niên” ( 1945)

B Tập thơ “ Gửi miền Bắc” ( 1955)

C Tập thơ “ Hai nửa yêu thương” ( 1963)

D Tập thơ “ Khúc ca mới” ( 1966)

Trang 21

2 Những bài thơ của Tế Hanh được biết đến

nhiều nhất có đặc điểm:

A.Thể hiện tình yêu thiên nhiên sâu sắc và cảm

xúc dâng trào mỗi khi được sống với thiên nhiên.

B Thể hiện nỗi nhớ thương tha thiết đối với quê hương miền Nam và niềm khao khát Tổ quốc

được thống nhất

C Tình yêu quê hương miền Bắc và lòng gắn bó của tác giả đối với mảnh đất này.

D.Ca ngợi cuộc kháng chiến trường kì của dân tộc

và thể hiện quyểt tâm đánh thắng quân thù.

Trang 22

3 Nội dung của bài “ Quê hương” nói lên điều gì?

A Đề cao giá trị của nghề đi biển

B Nói lên nỗi nhớ nhung làng chài quê

hương của đứa con khi đi xa

C Miêu tả vẻ đẹp của biển quê hương mỗi khi con tàu ra khơi

D.Vẽ lại hành trình của đoàn thuyền ra khơi đánh cá

Trang 23

4 Trong hai câu thơ “ Chiếc thuyền nhẹ

hăng như con tuấn mã” và “ Cánh buồm

giương to như mảnh hồn làng” tác giả sử

Trang 24

VĂN BẢN : KHI CON TU HÚ  

- Quê: Phù Lai, nay thuộc Quảng Thọ,

Quảng Điền - Thừa Thiên -Huế

- Được giác ngộ trong phong trào học sinh, sinh viên.

Trang 26

Tố Hữu, tên thật là Nguyễn Kim Thành, quê gốc ở làng Phù Lai, nay thuộc xã Quảng Thọ, huyện

Quảng Điền, tỉnh Thừa Thiên-Huế Ông là một nhà thơ tiêu biểu của thơ cách mạng Việt Nam, đồng thời là một chính trị gia.  Wikipedia

Sinh : 4 tháng 10, 1920, Quảng Điền

Trang 27

- Con đường thơ của Tố Hữu bắt đầu và phát triển cùng con đường cách mạng.

- Với nguồn cảm hứng lớn là lí tưởng cách mạng, thơ Tố Hữu trở thành lá cờ đầu của thơ ca cách mạng Việt Nam

- Các tác phẩm chính : 

Trang 28

* Tác phẩm: Bài thơ Khi con tu hú được sáng

tác trong nhà lao Thừa Phủ, khi tác giả mới bị bắt giam ở đây

b Giải thích từ khó.

Trang 29

II Tìm hiểu văn bản.

1/ Tìm hiểu khái quát văn bản.

* Thể thơ lục bát

- Số âm tiết mỗi câu thơ, trong 1 cặp, hiệp

vần, thanh điệu, giá trị biểu đạt:

->nhịp nhàng, uyển chuyển, giàu âm hưởng, chuyển tải được cảm xúc

Trang 30

* Tên bài thơ: mới là vế phụ của một câu trọn

ý, chỉ là 1 mệnh đề phụ, câu nói nửa chừng

- Khi con tu hú gọi bầy là khi mùa hè đến,

người tù cách mạng (nhân vật trữ tình) càng cảm thấy ngột ngạt trong phòng giam chật

chội, càng thèm khát cháy bỏng cuộc sống tự

do tưng bừng ở bên ngoài của người tù CM

Tên bài thơ đã gợi mạch cảm xúc của toàn

bài thơ:

Trang 31

+ Mạch cảm xúc chủ đạo: Tâm trạng bức xúc, ngột ngạt vì mất tự do; náo nức, sục sôi

hướng ra cuộc sống bên ngoài của người tù cách mạng

Trang 32

2/ Tìm hiểu chi tiết văn bản.

a/ Cảnh trời đất vào hè trong tâm tưởng người tù cách mạng.

- Khi tu hú gọi bầy: lúa chiêm chín; trái cây ngọt dần; vườn râm rộn tiếng ve; bắp vàng, nắng đào; đôi con diều sáo lộn nhào

Trang 33

=> phạm vi miêu tả vừa rộng lớn, vừa tỉ mỉ

cụ thể: từ bầu trời đến cánh đồng, đến khu vườn, mảnh sân ; từ âm thanh rộn rã đến mùi hương trong trẻo Sử dụng những từ ngữ hình ảnh gợi tả, gợi cảm thể hiện cảnh mùa hè thật đẹp và tràn đầy sức sống với

âm thanh rộn rã, sắc màu rực rỡ, hương vị ngọt ngào, bầu trời khoáng đạt tự do… ->

Sự sống trong cuộc đời tự do.

Trang 34

=> Người chiến sĩ có tâm hồn trẻ trung, yêu đời nồng nàn, gắn bó máu thịt với cuộc

sống nhưng đang bị mất tự do, khao khát

tự do đến cháy lòng.

Trang 35

b/ Tâm trạng người tù cách mạng.

 Ta nghe hè dậy…

Mà chân muốn đạp tan phòng hè ôi!

Ngột làm sao, chết uất thôi

=> Đoạn thơ với cách ngắt nhịp bất thường: 6/2 (câu 8); 3/3 (câu 6), với những từ ngữ mạnh

(đạp tan phòng, chết uất), những từ ngữ cảm

thán (ôi, thôi, làm sao)- truyền đến độc giả cái tâm trạng bực bội và cảm giác ngột ngạt cao

độ, muốn phá tung xiềng xích, thể hiện niềm

khao khát tự do cháy bỏng của người chiến sĩ

cách mạng trong hoàn cảnh tù đày đang hướng tới cuộc đời tự do.

Trang 37

-Nội dung: Bức tranh cảnh mùa hè trong tâm

tưởng của người tù chiến sĩ thật tươi đẹp và tràn đầy sức sống Thể hiện lòng yêu cuộc

sống, nỗi khát khao tự do cháy bỏng trong

cảnh tù đầy

-Ý nghĩa: Bài thơ thể hiện lòng yêu đời, yêu lí

tưởng của người chiến sĩ cộng sản trẻ tuổi

trong hoàn cảnh ngục tù

*Ghi nhớ (SGK tr20)

* IV Luyện tập

Trang 38

- Ý nghĩa: Bài thơ thể hiện lòng yêu đời, yêu

lí tưởng của người chiến sĩ cộng sản trẻ tuổi trong hoàn cảnh ngục tù

Ngày đăng: 13/12/2017, 03:45

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

w