1. Trang chủ
  2. » Kỹ Thuật - Công Nghệ

Bài trình bày bảo vệ đồ án tốt nghiệp trường ĐH Thủy Lợi

3 1,6K 27
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 3
Dung lượng 20,3 KB

Nội dung

Đây là bài trình bày đồ án tốt nghiệp chuẩn cho các bạn chuẩn bị bảo vệ đồ án tốt nghiệp. Mẫu này được đa số các sinh viên đi trước dùng và được các Thầy Cô trong các hội đồng nhận xét là đầy đủ và ngắn gọn. Nhưng dù có mẫu thì các bạn cũng nên tập luyện trước gương hoặc với bạn để bài trình bày của mình trở nên mạch lạc và vừa thời gian cho phép nhé. Nếu có thắc mắc về cách bảo vệ hoặc cách trả lời thì có thể liên hệ với mình qua Email: conglvm33wru.vn hoặc https:www.facebook.comminhcong.levan. Chúc các bạn bảo về tốt.

Trang 1

ĐỀ TÀI TỐT NGHIỆP THIẾT KẾ HỒ CHỨA NƯỚC CẨM LĨNH – PHƯƠNG ÁN 1

Kính thưa: Thầy chủ tịch hội đồng, cùng toàn thể các thầy cô và các bạn trong hội đồng tốt nghiệp Thủy Công 2

Tên em là– Sinh viên lớp CTL1 – Trường Đại Học Thủy Lợi

Sau 14 tuần làm đồ án tốt nghiệp, với sự cố gắng của bản thân và được sự hướng dẫn nhiệt tình khoa học của thầy, bộ môn Thủy Công 2, em đã hoàn thành đồ án tốt nghiệp của mình với đề tài “ Thiết kế hồ chứa nước Krong Buk – phương án 1”

Sau đây em xin trình bày đồ án tốt nghiệp của mình:

Đồ án của em gồm các nội dung sau:

Chương 1:…

Chương 11:…

Các công việc ở trên em đã trình bày cụ thể trong phần thuyết minh của đồ án này và

đi kèm 5 bản vẽ A1 bao gồm: Mặt bằng tổng thể, các mặt cắt, các chi tiết… của các hạng mục công trình

* Trước tiên em xin trình bày tổng quan về công trình:

Công trình hồ chứa nước Cẩm Lĩnh được xây dựng dưới chân núi Ba Vì để giữ nước

từ hai suối chính Yên Cư và Cầu Rồng, thuộc địa bàn Xã Cẩm Lĩnh, Huyện Ba Vì, TP

Hà Nội

Chương 2: Tính toán thủy lợi

Gồm 3 nội dung chính:

1) Tính toán mực nước chết và dung tích chết

2) Tính toán mực nước dâng bình thường và dung tích hồ

3) Tính toán điều tiết lũ

Trang 2

Em xác định được lưu lượng xả lớn nhất qua công trình cả lũ, xác định được MNLTK, MNLKT

Chương 3: Thiết kế đập chính

Xác định được các kích thước cơ bản của đập đất

+ Cao trình đỉnh đập: +39.90m

+ Bề rộng đỉnh đập: B = 6m

+Chiều cao đập H = 18,9m

Bố trí 2 cơ

+ Cơ thượng lưu: +25.83m

+ Cơ hạ lưu: +31.00m

Hệ số mái:

+ Thượng lưu: 3

+ Hạ lưu: 2,5

Thiết bị chống thấm cho đập làm chân răng cắm xuống tận tầng không thấm

Thiết bị thoát nước

+ Đoạn lòng sông: làm lăng trụ thoát nước

+ Đoạn sườn đồi: Áp mái

Chương 4: Thiết kế đường tràn

Tràn của em là tràn dọc, đặt trên vai phải của đập, tràn 2 khoang, mỗi khoang rộng 12m, ngưỡng đỉnh rộng chảy tự do có cửa van điều tiết

+ Cao trình ngưỡng: +29.3m

+ Chiều dài ngưỡng: 18m

Sau ngưỡng là dốc nước là chiều dài: 95m

Trang 3

+ Cao trình đầu dốc: 29.3m, cao trình cuối dốc: 16.8m

Cuối cùng là hệ thống kênh mương

Chương 5: Thiết kế cống ngầm lấy nước

Bố trí ở vai phải công trình, là cống ngầm không áp, mặt cắt chữ nhật b=1,2m, h=1,6m Làm bằng BTCT có tháp van điều tiết lưu lượng

Cao trình cửa vào: 27.58m, cao tình cửa ra: 27.19m

Cống dài 78m bố trí bể tiêu năng L=5m, d=0,5m

Chương 6: Chuyên đề tính toán kết cấu cống ngầm

Tính toán và bố trí thép cho cống ngầm

Kiểm tra nứt trong BTCT ở giai đoạn sử dụng

Trên đây em đã trình bày sơ bộ xong đồ án tốt nghiệp của mình, em đã rất cố gắng nhưng không tránh khỏi những thiếu sót trong quá trình làm kính mong các thầy, cô chỉ dạy thêm để đồ án tốt nghiệp của em được hoàn thiện hơn

Em xin chân thành cảm ơn

Ngày đăng: 05/12/2017, 19:29

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

w