BÀI TIỂULUẬN NÂNG CAO PHƯƠNG PHÁP GIẢNG DẠY TIẾNG VIỆT Đề : Hãy trình bày môt thu hoạch chính mà các anh chi gặt hái được tâm đắc nhất sau khi học bài này. Liên hệ khả năng áp dụng thực tế đơn vò được hay không? Tại sao? Có khó khăn gì? Cho ba ý kiến của anh chi về tôi? Bài làm • Thu hoạch chính mà tôi gặt hái được tâm đắc nhất sau khi học xong bài này la vấn đề chính âm và chính tả tiếng việt. Ta biết rằng trong đời sống hàng ngày nói nhiều hơn viết. Việc xây dựng hệ thống ngữ âm chuẩn hiện nay gặp nhiều khó khăn vì còn thiếu nhiều phương ngữ với những cách phát âm khác nhau. Hệ thống âm chuẩn của một ngôn ngữ được hình thành từ một tiếng việt đòa phương, tiếng đòa phương đó thường( nhưng không nhất thiết) là của thủ đô và hệ thống âm chuẩn được xác lập qua một quá trình tự nhiên,lâu dài.Tiếng việt là ngôn ngữ chung của toàn dân tộc Việt Nam. Nhưng cũng như các ngôn ngữ khác, theo sự phát triển theo chiều lòch sử từ xưa đến nay, ngữ âm tiếng Việt không phải là hoàn toàn thống nhất từ Bắc chí Nam. Hiện nay tiếng Việt có ba phương ngữ khác nhau: Miền Bắc, miền trung và miền Nam. Trong từng phương ngữ đó lại có nhiều thổ ngữ khác nhau, chẳng hạn trong phương ngữ Miền Bắc có thổ ngữ Hà Nội, Hải Phòng….Trong phương ngữ miền Nam có thổ ngữ Thành phố Hồ Chí Minh, thổ ngữ Tây Ninh, thổ ngữ kiên giang ….Trong phương ngữ miền Trung có thổ ngữ Vinh, thổ ngữ Huế ….Trong phát âm người Việt, họ chủ yếu nghiên cứu phát âm tiếng Bắc(Hà Nội). Ngữ điệu của tiếng Bắc rất khéo léo và có bổ sung thêm các yếu tố thiếu vắng so với cách phát âm của nhiều phương ngữ khác. Đó là các phụ âm quặt lưỡi( s,r,tr và vần ưu, ươi. Hệ thống ngữ âm chuẩn tiếng Việt được thể hiện trọn vẹn qua hệ thống chữ viết. So với hệ thống chuẩn, hệ thống ngữ âm phương ngữ có một số khác biệt, thay đổi thay tiếng đòa phương chẳng hạn: + Hệ thống ngữ âm phương ngữ miền Bắc thiếu hẳn các phụ âm đầu s,r,tr, có nơi còn lẫn lộn gữa l và n. + Hệ thống ngữ âm miền trung khác chủ yếu ở các thanh điệu , không phân biệt dấu ngả, hỏi, có nơi còn mất cả thanh ngã và thay hoàn toàn bằng thanh nặng. + Hệ thống ngữ âm niền Nam, ngoài việc không phân biệt dấu ngả hỏi, còn không phân biệt âm cuối c,t ; n, ng. Rèn luyện chính âm là điều chỉnh những sai biệt của hệ thống phát âm đòa phương với cách phát âm đúng của hệ thống chuẩn tiếng Việt văn hóa: Muốn vậy ta phải rèn luện ngay cho học sinh ngay từ bậc tiểu học ý thức phát âm chuẩn mực trong nhà trường và sau này, trong hoạt động xã hội. Giáo dục ngôn ngữ cho học sinh trên bình diện ngữ âm là một mặt của việc phát triển năng lực ngôn ngữ cho các em. Muốn rèn luyện chính âm có kết quả ta cần phải phát âm được những yếu tố ngữ âm chuẩn mà mình chưa thể hiện được . Biết được những âm tiết mình dùng được cấu tạo bằng những yếu tố ngữ âm nào. Luyện tập thường xuyên để thực hiện tốt việc phát âm chuẩn. Ví dụ : Trường hợp phát âm tr phân biệt với ch Hai phụ âm này khác nhau chủ yếu ở cách phát âm quặt lưỡi/ không quặt lưỡi ; một phụ âm có cách cấu âm mặt lưỡi ch và một phụ âm đầu lưỡi – quặt tr. Nếu người nói chưa phát âm chính xác hai âm này thì phải chú ý cách đặt lưỡi sao cho đúng; phát âm ch thì phải nâng cao mặt lưỡi áp vào vòm miệng; muốn chuyển sang tr phải hạ thấp mặt lưỡi , uốn cong đầu lưỡi ép vào ngạc vòm miệng. Muốn phát âm đúng chuẩn từng cá nhân trước hết phải phát âm đúng các yếu tố ngữ âm nhỏ nhất của hệ thống ngữ âm chuẩn mà mình chưa có , hoặc khó phát âm . Rèn luyện ngôn ngữ là một hoạt động giáo dục , giáo dục ngôn ngữ nhằm hình thành và phát triển ngôn ngữ văn hóa cho từng thành viên của xã hội . Việc rèn luyện ngôn ngữ văn hóa có thể chia thành 2 mức độ : đúng và hay. Muốn hay thì trước tiên phải đúng, phải chuẩn xác . Cho rèn luyện ngôn ngữ phải tập trung vào rèn luyện kỹ năng sử dụng tiếng Việt văn hóa chuẩn mực. Tuy có những sai biệt đòa phương nhưng tiếng Việt vẫn là ngôn ngữ thống nhất của toàn dân . Bởi vì trong các phương ngữ , thổ ngữ ta vẫn tìm thấy những nét cơ bản chung làm cho người ba vùng có thể giao tiếp với nhau dễ dàng bằng khẩu ngữ. Tuy nhiên ta vẫn thấy rằng những khác biệt ngữ âm, từ xưng giữa các phương ngữ, thổ ngữ có thể hiểu lầm, không lợi cho giao tiếp. Vì vậy cần phải làm sao xây dựng một hệ thống ngữ âm tiêu biểu làm chuẩn cho tiếng Việt. Trong quá trình hình thành chữ viết, thói quen có tính qui ước cao làm nên những giá trò mang tính cộng đồng và lòch sử. Qui tắc đó gọi là qui tắc chính tả. Chính tả là những qui đònh mang tính xã hội cao phải được mọi người chấp nhận và cùng tuân thủ . Chính tả là những qui đònh chuẩn về cách viết. Hiện nay hiện tượng phạm lỗi chính tả trước hết là vấn đề chính âm. Nếu không nắm vững chính âm thì dễ viết sai chính tả vì ảnh hưởng của lối phát âm đòa phương. Trong một xã hội phát triển thì việc viết đúng chính tả là một yêu cầu không thể coi nhẹ, nó là một tiêu chủan để đánh giá trình độ của mỗi cá nhân. Nhà trường có một trọng trách lớn lao đó là trao dồi ngôn ngữ chuẩn mực cho học sinh, đặc biệt là chủan mực về chính tả ở nhà trường nói riêng, ở trong phạm vi giao tiếp xã hội nói chung phải được coi là thực hiện pháp lệnh. Khi tiêu chuẩn viết đúng chính tả được coi là tiêu chuẩn đánh giá trình độ văn hóa của mỗi cá nhân thì ý thức viết đúng chính tả của mỗi thành viên mới được nâng cao. Việc trao dồi rèn luyện ngôn ngữ nói chung, luyện chính tả chuẩn mực nói riêng phải trở thành ý thức tự giác cho người học ngay từ những ngày đầu bước chân vào môi trường học đường. Rèn luyện chữ viết cho đúng chính tả, cho đẹp là một quá trình công phu, bền bỉ kiên trì. Trong rèn luyện chính tả chúng ta cần tập trung vào những chỗ khó , coi đó là những trọng điểm chính tả. Chẳng hạn phân biệt viết đúng d/gi, cái qui tắc viết hoa, chính tả phụ thuộc cách phát âm đòa phương phức tạp đa dạng thì cần phân theo khu vực để rèn luyện. Để rèn luyện chính tả thông qua thực tiễn ta học được cách viết ở những mẫu cụ thể, bắt chước một cách tự nhiên, tự phát người học không phải suy nghó, phân tích nhận xét gì về cách viết hay về qui tắc chính tả mà vẫn viết đúng chính tả không phải tính toán cân nhắc. Ví dụ : Người miền Bắc phát âm không phân biệt ch/tr; s,x; d.gi/r nhưng mấy ai viết chên chời ( trên trời ) Với phương pháp này người học làm việc không có tổ chức, không nắm được lý do để xáx đònh cách viết đúng trong những trường hợp có qui luật chính điều này làm hạn chế hiệu quả của việc học chính tả. Để người học và người dạy làm việc một cách có tổ chức , có kế hoạch đòi hỏi phải bỏ nhiều công sức suy xét, ghi nhớ nó giúp cho người học nắm vấn đề có căn cứ có hệ thống do đó có hiệu quả nhanh hơn, kiến thức được lưu giữ vững chắc lâu bền hơn. Những con đường để học sinh dễ nhớ mặt chữ: + Đọc : học sinh đọc chính tả, nhận ra mặt chữ trong ngữ cảnh để học sinh nhớ. + Nhắc lại : tạo ra sự lặp đi lặp lại để học sinh dễ nhớ . khi học sinh viết sai, giáo viên không nên gây áp lực. Học sinh viết xong giáo viên có thể cho các em đổi chéo vở để chấm, học sinh tự ghi nhớ và tự sửa sai bằng nhiều hình thức. Xây dựng cho học sinh nhận thức để các em tự phát hiện lỗi để sửa. Liên hệ khả năng áp dụng thực tế ở đơn vò Ở đơn vò tôi là một đơn vò vùng sâu vùng xa, đa số là học sinh dân tộc ít người. Do đó việc xây dựng hệ thống âm chuẩn và vấn đề chính âm chính tả gặp rất nhiều khó khăn Chẳng hạn: khi học sinh phát âm thường sai ở dấu thanh Xe cộ xe cổ Viên đá viên đa Nghó ngợi nghỉ ngơi Các em phát âm sai dẫn đến việc viết chính tả cũng sai ( vì viết theo lối phát âm) Việc rèn cho học sinh phát âm chính xác rất khó vì nó đã trở thành thói quen. Bản thân tôi cũng rèn luyện và tập cho các em cách phát âm đúng dấu thanh nhưng mức độ tiếp thu của các em rất chậm do các em mới làm quen với ngôn ngữ mới. * Cho 3 ý kiến về thầy: - Phong cách lên lớp của thầy rất chững chạc, gần gũi với học sinh. - Tạo cho lớp học sự say mê, tập trung hứng thú để nghe thầy giảng bài - Thầy lên lớp rất nhiệt tình, truyền đạt cho lớp nhiều nội dung cơ bản về phương pháp giảng dạy tiếng việt. Thầy xứng đáng với danh hiệu “ Giáo viên dạy hay, dạy khỏe”.