Để làm thật nhiều – những điều có nghĩa của trái tim Nếu cần, con hãy đi thật xa.. Xác định và phân tích hiệu quả của một phép tu từ được sử dụng trong văn bản trên.. Anh/ chị rút ra đượ
Trang 1SỞ GD – ĐT TP HỒ CHÍ MINH
TRƯỜNG THPT TRẦN HƯNG ĐẠO
ĐỀ THI HỌC KÌ II NĂM HỌC 2016 - 2017 MÔN THI: NGỮ VĂN - KHỐI 10
Ngày thi: 22/04/2017
(Thời gian làm bài: 90 phút, không kể thời gian phát đề)
I Đọc hiểu (4.0 điểm)
Cho văn bản:
Đừng vui quá Sẽ đến lúc buồn Đừng quá buồn Sẽ đến lúc vui Tiến bước mà đánh mất mình Con ơi, dừng lại Lùi bước để hiểu mình Con cứ lùi thêm bước nữa Chẳng sao
Hãy ngước nhìn lên để thấy mình còn thấp Nhìn xuống thấp Để biết mình chưa cao Con hãy nghĩ về tương lai Nhưng đừng quên quá khứ
Hy vọng vào ngày mai nhưng đừng buông xuôi hôm nay May rủi là chuyện cuộc đời Nhưng cuộc đời nào chỉ có chuyện rủi may
Hãy nói thật ít Để làm thật nhiều – những điều có nghĩa của trái tim Nếu cần, con hãy đi thật xa Để mang về những hạt giống mới Rồi dâng tặng cho đời Dù chẳng được trả công…
(Trích Gởi con – Nguyễn Trường Kiên)
1 Văn bản trên được viết theo thể thơ nào? (0.5đ)
2 Xác định phương thức biểu đạt của văn bản (0.5đ)
3 Nội dung của văn bản? (1.0đ)
4 Anh/chị tâm đắc nhất với lời dạy nào trong văn bản? Vì sao? (0.5đ)
5 Xác định và phân tích hiệu quả của một phép tu từ được sử dụng trong văn bản trên (0.5đ)
6 Anh/ chị rút ra được cho mình cách sống như thế nào sau khi đọc văn bản? Trình bày trong một đoạn văn (khoảng 7 - 9 dòng) (1.0đ)
Trang 2II Làm văn (6.0 điểm)
Cảm nhận của anh (chị) về đoạn thơ sau:
[…] Cậy em em có chịu lời, Ngồi lên cho chị lạy rồi sẽ thưa
Giữa đường đứt gánh tương tư, Keo loan chắp mối tơ thừa mặc em
Kể từ khi gặp chàng Kim, Khi ngày quạt ước, khi đêm chén thề
Sự đâu sóng gió bất kì, Hiếu tình khôn lẽ hai bề vẹn hai
Ngày xuân em hãy còn dài, Xót tình máu mủ thay lời nước non
Chị dù thịt nát xương mòn, Ngậm cười chín suối hãy còn thơm lây
(Trao duyên trích Truyện Kiều, Nguyễn Du, Sách Ngữ văn lớp 10, tập 2)
-HẾT - Thí sinh không sử dụng tài liệu Cán bộ coi thi không giải thích gì thêm
Họ tên :……… Số báo danh:………
Trang 3Ma trận đề Mức độ/
Chủ đề
Nhận biết Đọc hiểu V.D thấp V.D cao Tổng
I.Đọc hiểu - Thể thơ
- Phương thức biểu đạt
- Biện pháp
tu từ
- Hiểu được nội dung văn bản
Biết lí giải hiệu quả của phép tu từ trong văn bản Biết lí giải một vấn đề trong văn bản
Từ kiến thức trong văn bản, biết nhận thức vấn đề trong cuộc sống ,biết vận dụng kiến thức để viết đoạn
Số câu
Số điểm
Tỉ lệ
2
1 10%
1
1 10%
2
1 10%
1
1 10%
6
4 40%
II Làm văn
thơ Kiểu bài nghị luận
Hiểu nội dung của đoạn thơ và yêu cầu của
đề
Biết khai thác các phương diện nội dung, nghệ thuật của đoạn thơ,
Biết vận dụng các thao tác lập luận, các kiến thức để làm bài
Biết nhận thức vấn đề sau khi làm bài nghị luận
từ đó bồi đắp những phẩm chất
và cảm xúc đẹp cho tâm hồn
Số câu
Số điểm
Tỉ lệ
1.0 10%
1.0
10%
3.0 30%
1.0 10%
1 6.0 60% Tổng chung
Trang 4Số điểm
Tỉ lệ
2.0 20%
2.0 20%
4.0 40%
2.0 20%
10 100%
Trang 5HƯỚNG DẪN Đ N hầ
I
1 Văn bản được viết theo thể thơ: Tự do
2 Phương thức biểu đạt : Biểu cảm
3 Nội dung: Lời nhắc nhở/ Nhắn nhủ/ dạy dỗ chân thành/ cảm
động/ sâu sắc/ ý nghĩa về cách suy nghĩ và cách sống của cha dành cho con
4 Học sinh chọn lựa và lí giải hợp lí, sâu sắc
5 HS có thể xác định một trong những biện pháp: 0,25đ:
- Liệt kê
- Điệp
- Đối
- Ẩn dụ “ những hạt giống mới”: những điều tích cực, mới mẻ, ý
nghĩa, đẹp đẽ có tác dụng thay thế những điều đã cũ (tư tưởng, quan điểm, lối sống)
- Phân tích tác dụng: 0,25đ
6 Viết đoạn:
- Hình thức: 1 đoạn, (7-9 dòng), không sai chính tả, không có lỗi dùng từ, đặt câu
- Nội dung: những ứng xử, cách sống tích cực:
+ Cân bằng cảm xúc + Khiêm tốn
+ Biết phấn đấu cho cuộc sống + Chinh phục tri thức, bồi đắp tâm hồn, sống dạt dào tình yêu thương, trách nhiệm
…
0.5 đ 0.5 đ 1.0 đ 0.5 đ 0.5 đ
1.0 đ
II
Gợi ý:
* Yêu cầu về kỹ năng: Học sinh biết cách làn bài văn NLVH, bố cục
mạch lạc, lập luận chặt chẽ, diễn đạt trong sáng, không mắc các lỗi
chính tả, từ ngữ, ngữ pháp,…
* Yêu cầu về nội dung: Trên cơ sở hiểu biết về đoạn trích, thí sinh làm
lượt làm rõ nội dung, nghệ thuật và trình bày theo các bước:
I MB
Trang 6- Giới thiệu tác giả Nguyễn Du, tác phẩm Truyện Kiều, đoạn trích Trao
duyên trích (vị trí, tóm tắt đoạn trích)
- Trích thơ
II TB
1 Giới thiệu chung: vị trí đoạn trích, nội dung,
2 Phân tích
HS có thể phân tích các ý sau :
Hai câu thơ đầu: Lời nhờ cậy
+ Đây là lời nhờ cậy, tác giả đã đặt Thúy Kiều vào hoàn cảnh éo le để
nàng tự bộc lộ tâm trạng, nhân cách của mình Kiều buộc phải trao
duyên, nàng làm như vậy là thực hiện một chuyện tế nhị, khó nói
(Phân tích rõ từ "cậy", từ "chịu" để thấy được Thúy Kiều hiểu hoàn
cảnh của Thúy Vân, nàng ý thức được việc mình nói ra mang tính chất
rất hệ trọng, việc nàng nhờ cậy có thể làm em lỡ cả đời)
+ Khung cảnh "em" – "ngồi", "chị" - "lạy", "thưa" Ở đây có sự đảo lộn
ngôi vị của hai chị em trong gia đình, diễn tả việc nhờ cậy là vô cùng
quan trọng, thiêng liêng, nghiêm túc
=> Thúy Kiều là người khéo léo, thông minh, tế nhị, kín đáo, coi trọng
tình nghĩa
6 câu tiếp: Lời giãi bày nỗi lòng mình
+ Thúy Kiều nói về hoàn cảnh éo le của mình
+ Kiều nói vắn tắt về mối tình đẹp nhưng dang dở với Kim Trọng
(điệp từ “khi nhấn mạnh tình yêu sâu nặng, gắn bó bền chặt của
Kim-Kiều.)
+ Nàng nhắc đến các biến cố đã xảy ra khiến Kiều không thể tiếp tục
cuộc tình của mình
+ Kiều xin em hãy "chắp mối tơ thừa" để trả nghĩa cho chàng Kim
Bốn câu tiếp: Lời thuyết phục
Thúy Kiều thuyết phục em nhờ vào lí lẽ:
+ Nhờ vào tuổi xuân của em
0.5 đ
0.5 đ
3.0 đ
1.5đ
Trang 7+ Nhờ vào tình máu mủ chị em
+ Dù đến chết Kiều vẫn ghi ơn em, biết ơn sự hi sinh của em
=> Đó là những lời nói, lí lẽ khéo léo, tinh tế làm tăng tính thuyết phục
của lời nói, tạo tính chất lời nói thiết tha, kín kẽ, tế nhị Giọng thơ khẩn
khoản, cách ngắt nhịp thơ đem lại sắc thái trang trọng
* Nghệ thuật:
Miêu tả tinh tế nội tâm nhân vật
Ngôn từ chọn lọc, sử dụng nhiều biện pháp tu từ
KB: Khẳng định lại nội dung, nghệ thuật, khẳng định tài năng của tác