1. Trang chủ
  2. » Giáo án - Bài giảng

Lịch sử Đội TNTP.HCM - Chương 2

20 452 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 20
Dung lượng 157,5 KB

Nội dung

CHƯƠNG II TUỔI NHỎ LÀM VIỆC NHỎ, THI ĐUA HỌC VÀ HÀNH THAM GIA KHÁNG CHIẾN GIÀNH THẮNG LỢI VẺ VANG (1946 - 1954) Dưới sự lãnh đạo của Đảng và Bác Hồ kính yêu, thiếu niên, nhi đồng trong cả nước theo lời dạy của Bác Hồ "Tuổi nhỏ làm việc nhỏ" đã góp phần tích cực vào sự nghiệp bảo vệ, củng cố Nhà nước dân chủ nhân dân, xây dựng chế độ mới và tích cực chuẩn bị cho cuộc kháng chiến lâu dài, gian khổ của dân tộc từ sau cuộc Cách mạng Tháng Tám năm 1945, Hệ thống tổ chức Đoàn, Đội phát triển rộng khắp từ Bắc đến Nam, ngay cả trong các vùng bị thực dân Pháp tạm chiếm đóng ở Nam Bộ và Nam Trung Bộ. Những ngày cuối năm 1946, tình hình trở nên hết sức khẩn trương trước dã tâm xâm lược nước ta lần nữa của thực dân Pháp. Hội nghị Ban Thường vụ Trung ương Đảng được triệu tập khẩn cấp trong hai ngày 18 và 19-12-1946 đi tới quyết định phát động toàn dân đứng lên cầm vũ khí chống quân xâm lược, bảo vệ nền độc lập, tự do vừa mới giành được. Đêm 19-12-1946, cuộc kháng chiến toàn quốc bùng nổ. Chủ tịch Hồ Chí Minh ra Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến. Người dạy: ."Chúng ta muốn hoà bình, chúng ta phải nhân nhượng. Nhưng chúng ta càng nhân nhượng, thực dân Pháp càng lấn tới, vì chúng quyết tâm cướp nước ta lần nữa! Không! Chúng ta thà hy sinh tất cả, chứ nhất định không chịu mất nước, nhất định không chịu làm nô lệ. Hỡi đồng bào! . Hễ là người Việt Nam thì phải đứng lên đánh thực dân Pháp để cứu Tổ quốc!" . Tại Thủ đô Hà Nội cũng như ở các thành phố, thị xã như Hải Phòng, Hải Dương, Vinh, Huế, Đà Nẵng . tiếng súng giết giặc của quân dân ta từ già đến trẻ rền vang. Với lực lượng lớn, vũ khí hiện đại, giặc Pháp tưởng như sẽ dễ dàng đè bẹp quân dân Hà Nội. Nhưng điều ngược lại là chúng càng đánh càng chịu những thất bại nặng nề. Tuổi trẻ và nhân dân Thủ đô đã nêu cao tinh thần "Cảm tử cho Tổ quốc quyết sinh" và thề "Sống chết với Thủ đô". Tại Bắc Bộ Phủ, nơi làm việc của Chủ tịch Hồ Chí Minh, một đại đội vệ quốc quân và 20 thanh niên tự vệ đã nêu quyết tâm chiến đấu đến cùng: "Chúng tôi còn, Bắc Bộ Phủ còn". Chiều ngày 20-12-1946, sau bao lần tấn công thất bại, giặc Pháp huy động 300 lính và 18 xe tăng mở trận đánh lớn vào Bắc Bộ Phủ. Các chiến sĩ ta chiến đấu hết sức ngoan cường, đẩy lùi nhiều đợt xung phong của giặc, tiêu diệt tại chỗ hơn 150 tên, bắn cháy 4 xe tăng. Theo lệnh cấp trên, chính trị viên trẻ tuổi Lê Gia Định cho bộ đội và thanh niên tự vệ rút quân để bảo toàn lực lượng chuẩn bị chiến đấu lâu dài. Lê Gia Định tình nguyện ở lại chặn địch. Anh đã dùng bom tiêu diệt xe tăng địch và hy sinh anh dũng. Tổ quốc ghi công truy tặng anh danh hiệu vẻ vang: "Cảm tử quân số 1" của Thủ đô. Cùng với Vệ quốc quân và thanh niên tự vệ, hàng trăm thiếu niên anh dũng khắp các phố phường Hà Nội đã tham gia làm liên lạc viên, trinh sát viên cho bộ đội và dân quân, tự vệ. Nhiều Đội thiếu nhi có tổ chức chặt chẽ như Đội thiếu nhi Mai Hắc Đế, thiếu nhi Hoàng Cường, Đội thiếu nhi tình báo Bát Sắt . được thành lập và hoạt động mạnh trong lòng Thủ đô. Các thiếu niên gan dạ này được bộ đội đặt cho cái tên rất trìu mến, đó là "Vệ út". Vệ út có mặt khắp nơi, len lỏi giữa các đường phố ngổn ngang hào luỹ, chướng ngại vật dưới làn đạn của quân thù. Trong số các Vệ út của Hà Nội năm ấy, nổi lên nhiều tấm gương sáng như út Lai, liên lạc viên 12 tuổi của Trung đoàn Thủ đô. Lai thuộc lòng các ngõ ngách của mặt trận Liên khu I, nhiều lần leo ống máng, vượt mái nhà, luồn qua giao thông hào . dẫn đường cho bộ đội, truyền các mệnh lệnh của cấp trên cho các đơn vị thuộc trung đoàn. Có lần, trong một trận giáp chiến với giặc, bộ đội ta hết đạn nhưng ai cũng quyết tâm giữ vững trận địa, út Lai lao nhanh trước họng súng của kẻ thù liên lạc được với đơn vị bạn đến chi viện làm cho quân địch hoảng hốt tháo chạy. út Lai được cả đơn vị ngợi ca về tinh thần dũng cảm và trí thông minh. Xuân Đinh Hợi (1947), đúng lúc cuộc chiến đấu giữa lòng Hà Nội đang diễn ra quyết liệt. Trên các chiến hào, hàng chục nghìn chiến sĩ, tự vệ, dân quân Thủ đô sạm đen khói súng sung sướng, xúc động đến nghẹn ngào đọc thư thăm hỏi, động viên của Bác Hồ. Bác viết: "Các em là đội cảm tử. Các em cảm tử để cho Tổ quốc quyết sinh. Các em là đại biểu cái tinh thần tự tôn, tự lập của dân tộc ta mấy nghìn năm để lại, cái tinh thần quật cường đó đã kinh qua Hai Bà Trưng, Lý Thường Kiệt, Trần Hưng Đạo, Lê Lợi, Quang Trung, Phan Đình Phùng, Hoàng Hoa Thám truyền lại cho các em. Nay các em gan góc tiếp tục cái tinh thần bất diệt đó để truyền lại nòi giống Việt Nam muôn đời về sau . Các em hăng hái tiến lên, lòng Già Hồ, lòng Chính phủ và lòng toàn thể đồng bào luôn luôn ở bên cạnh các em". Sau gần hai tháng "Sống chết với Thủ đô" quân dân ta, trong đó có không ít các "Vệ út" đã góp phần đắc lực tiêu diệt trên 2000 tên địch, phá hủy và thu được nhiều vũ khí, đánh bại kế hoạch đánh nhanh thắng nhanh của kẻ thù, bảo vệ thành công các cơ quan đầu não của Nhà nước cách mạng. Đêm 17-2-1947, thực hiện chỉ thị của Chủ tịch Hồ Chí Minh, Bộ chỉ huy ta ra lệnh cho Trung đoàn Thủ đô rút khỏi thành phố do đã hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được giao nay đã đến lúc phải trở về hậu phương xây dựng lực lượng lớn mạnh hơn nữa. Các đại đội dân quân tự vệ trong đó có đại đội tự vệ Thăng Long cùng được trở về các căn cứ ở ngoại thành tiếp tục tác chiến theo kế hoạch mới. Rạng sáng hôm sau, phát hiện ra hàng nghìn chiến sĩ cảm tử Thủ đô không cánh mà bay, địch cho nhiều đơn vị tỏa ra đuổi theo quân ta trong đó có một lực lượng khá mạnh tiến về phía bãi ven sông Hồng theo hướng Bắc mà địch phỏng đoán là đường rút thần tình của Trung đoàn Thủ đô. Các cánh quân này đã bị đội du kích Hồng Hà do Nguyễn Ngọc Nại chỉ huy gồm 15 chiến sĩ rất trẻ tuổi chặn đánh kịch liệt và hy sinh anh dũng đến người cuối cùng. Cuộc hành quân đuổi theo Trung đoàn Thủ đô của địch thất bại hoàn toàn với hàng chục tên giặc đền mạng. Các đại đội tự vệ thành rút ra ngoài bố trí lực lượng tiếp tục đánh địch trên các tuyến Hà Nội - Văn Điển, Hà Nội - Sơn Tây . Đại đội tự vệ Thăng Long cũng thực hiện kế hoạch phân tán đánh du kích như các đại đội khác trên tuyến Hà Nội - Hà Đông. Dương Văn Nội là liên lạc viên tuy tuổi còn nhỏ nhưng đã từng tham gia nhiều trận đánh trong lòng Hà Nội nay cùng theo đơn vị phân tán đóng quân ở làng Giá. Quê Nội ở Duy Tiên (Hà Nam), Nội gia nhập Đội tự vệ Thăng Long ngay từ đầu. Cả đại đội ai cũng yêu mến Nội vì lòng dũng cảm, ý thức tổ chức kỷ luật của em. Sáng hôm ấy, lính địch có xe tăng yểm trợ đột ngột càn vào làng. Cả tiểu đội của Nội theo lệnh anh tiểu đội trưởng ra bố trí ven đê chờ địch, lựu đạn chất đầy trong các rọ tre để bên cạnh . ngoài súng và lựu đạn còn có cả dao, kiếm, mã tấu. Tham gia trận chống càn này, cả đại đội tự vệ Thăng Long rải quân suốt dọc đê sông Đáy từ làng Giá ra đến Phùng. Dương Văn Nội cùng anh Lộc và bạn Đức trong cùng một tổ. Anh Lộc là chỉ huy có ba quả lựu đạn và cây súng tuyn; Đức có hai lựu đạn, 1 dao cán dài; Nội chỉ có cây súng trường. Đang ngồi dưới hào, không hiểu sốt ruột thế nào, anh Lộc nhổm người lên nhìn quanh quất, bỗng anh tháo khẩu tuyn đang quàng và hô lớn: - Chúng nó kia rồi, chuẩn bị . đánh! Nội thấy không phải một mà đến hai toán giặc đi vàng cả bờ ao bên kia. Nội kê súng lên bờ hào, Đức lăm lăm quả lựu đạn. Không khí thật căng thẳng. Rồi thì một hàng ba tên Lê dương mũi lõ đã ở trước đầu ruồi cây súng. Nội mím chặt môi, nheo mắt và nín thở. Đoàng! Nòng súng của Nội rung lên giận dữ. Anh Lộc quay phắt lại và reo lên: - Hay quá, ít ra là 2 thằng, xuyên táo rồi Nội ạ. Toán lính giặc chạy tóe ra nhưng tên chỉ huy vừa bò vừa hò hét tập họp bọn chúng lại. Lúc này cả bên trái, bên phải và trước mắt đều có địch. Tình thế bắt buộc ta phải rút. Tiểu đội trưởng Lộc lại hô lớn, giọng anh đanh lại: - Hai em chạy vào làng đi, trong làng có du kích của ta. Nội và Đức chuẩn bị chiến đấu, nhưng anh Lộc hét lên: - Không được, chạy vào làng đi, chỉ mình anh ở lại chặn chúng nó thôi. Nội và Đức chạy ào vô làng giữa lúc loạt súng tuyn của anh Lộc vang lên cùng với hàng tràng liên thanh của địch nhả chéo lại. Bỗng chân Nội như bước hẫng, đau nhói ở ngực và ngã xuống . Dương Văn Nội là một trong những liệt sĩ thiếu niên đầu tiên được Chính phủ ta tặng thưởng Huân chương Chiến công hạng Hai và sau này được tặng danh hiệu vẻ vang: Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân (1997). Cùng với Hà Nội, thiếu niên các thành phố, thị xã trong cả nước đã hăng hái tham gia kháng chiến. Tại Nam Định, hơn 800 quân Pháp bị vây chặt trong thành phố 60 ngày đêm. Hàng chục trận tấn công tiêu diệt giặc của bộ đội, dân quân, tự vệ có sự tham gia của các Đội thiếu niên cảm tử, nhất là các trận phục kích táo bạo gần nơi đóng quân của giặc làm cho chúng rất hoang mang. Các đội viên thiếu niên cảm tử giả làm bé đánh giày, bé bán bánh nhưng mang theo lựu đạn diệt địch ngay trên đường phố và các vùng phụ cận. Hơn 400 tên giặc đã đền mạng nói lên tinh thần chiến đấu kiên cường, liên tục của quân dân ta ở Nam Định. Sau Đại hội Đoàn toàn tỉnh lần thứ nhất (10-1947), Đội thiếu niên tiền phong của tỉnh được thành lập để thu hút các em vào việc học tập, rèn luyện và tham gia kháng chiến. Trong những ngày cùng cha anh đứng lên cứu nước, ở Nam Định đã xuất hiện tấm gương Phạm Đỗ Hải, 13 tuổi làm liên lạc cho Trung đoàn 34 Tất Thắng (Bộ đội địa phương). Trong khi đang làm nhiệm vụ thì Phạm Đỗ Hải chẳng may bị giặc bắt, Hải nhanh chóng huỷ hết tài liệu. Đặc biệt, Hải còn thăm dò thái độ phản chiến của 2 lính Phi trong quân đội thực dân rồi dẫn 2 người lính đó cùng trốn trại về hàng Chính phủ Việt Nam. Được tin này, Bác Hồ kính yêu đã gửi thư khen ngợi, biểu dương Phạm Đỗ Hải. Tại Huế, cuộc chiến đấu kéo dài hơn một tháng với những đợt tấn công táo bạo của quân ta. Hàng trăm đội viên thiếu niên đã tham gia làm liên lạc, làm trinh sát cho bộ đội và tự vệ chiến đấu; đặc biệt là giúp đồng bào tản cư ra khỏi thành phố để tránh bom đạn. Mỗi khu phố có một tổ thanh, thiếu niên làm nhiệm vụ giữ gìn trật tự, an ninh và tiếp tế cho bộ đội. Tại Đà Nẵng, 10.000 quân Pháp bị vây hãm liên tiếp 3 tháng trong thành phố và liên tiếp bị quân dân Quảng Nam kiên cường giết giặc cứu nước là các chiến sĩ trẻ tuổi Ngô Văn Minh, Trần Đức, Ngô Hiệp và đội quyết tử của thiếu niên thành phố được thành lập vào đầu năm 1947. Đồng chí Phạm Văn Đồng, phái viên của Chủ tịch Hồ Chí Minh đang công tác ở miền Trung được Bác Hồ ủy nhiệm thay mặt Chính phủ trao tặng Mặt trận Quảng Nam - Đà Nẵng lá cờ thêu hai chữ vàng "Giữ vững". Các Đội thiếu niên giết giặc, Đội thiếu niên chiến đấu, Đội thiếu niên tuyên truyền xung phong, Đội thiếu niên quyết tử, cảm tử . được thành lập ở Sài Gòn, Đồng Tháp Mười, Biên Hòa, Cần Thơ và khắp các tỉnh . Hàng nghìn đơn vị du kích xã, ấp phường được thành lập, theo đó các Đội thiếu niên đã noi gương các anh chị thanh niên làm nhiệm vụ kháng chiến tuỳ theo sức của mình. Một trong những Đội thiếu nhi hoạt động tích cực của các tỉnh Nam Bộ lúc ấy là Đội thiếu nhi Biên Hòa do các anh Hồ Thiện Ngôn và Thanh Sơn phụ trách. Đội tập họp các toán thiếu nhi từ các cơ quan tỉnh Đoàn, Trung đoàn 310, Ty Công an, Ty Thông tin tuyên truyền, cơ quan Hội Phụ nữ và một số huyện sở tại ở căn cứ kháng chiến. Tổ chức Đội cho ra tập san "Măng non" và ban văn nghệ đi biểu diễn tại nhiều xã, huyện như Tân Uyên, Mỹ Lộc, Châu Thành, Vĩnh Cửu . có khi còn luồn sâu vào ven đô Sài Gòn tạm bị chiếm. Những bài hát, bài thơ cách mạng từ các em vang lên chẳng những thu hút bè bạn của các em khắp các vùng mà còn góp phần tạo nên không khí kháng chiến sôi động trong đồng bào các giới. Cũng vào thời gian đó, ở Rạch Giá, Mỹ Tho, các anh Huỳnh Văn Châu và Nguyễn Anh Ngọc xây dựng các Đội thiếu nhi trong tỉnh. Đội thiếu nhi Rạch Giá do Ty Công an đỡ đầu trang bị các phương tiện hoạt động như xuồng, đàn, đèn . Các Đội thiếu nhi này hoạt động rất sôi nổi được nhân dân khắp vùng yêu mến. Tại Bạc Liêu, phong trào thiếu nhi cứu quốc bắt đầu bằng việc mở một trường dạy văn hóa cho 140 em. Tỉnh Đoàn thành lập Đội thiếu nhi mang tên "Chim Việt" do Ty Thông tin tuyên truyền đỡ đầu. Đội thiếu nhi "Chim Việt" sau đổi thành Đội thiếu nhi tuyên truyền xung phong mang tên Lý Tự Trọng. Đến cuối năm 1947, Xứ Đoàn TNCQ Nam Bộ đã chỉ đạo xây dựng Đội khắp các tỉnh kể cả vùng tạm chiếm. Nội dung giáo dục được thể hiện qua khẩu hiệu chung là: "Yêu Tổ quốc, yêu đồng bào, yêu Bác Hồ". Trong hai năm 1946 và 1947, tổ chức thiếu nhi cứu quốc huyện Long Thành đã phát triển trong khắp 30 xã của huyện, mỗi xã có một Đội. Cấp huyện có Ban Chấp hành thiếu nhi huyện do anh Trần Khắc Minh làm thư ký. Có thể nói phong trào thiếu nhi Nam Bộ những năm đầu kháng chiến có nét đặc sắc. Sau khi cuộc kháng chiến toàn quốc bùng nổ, trên miền Bắc các đồng chí phụ trách công tác thiếu nhi ở TW và Hà Nội như Hồ Trúc, Nguyễn Tiên Phong, Phong Nhã . được điều động lên Việt Bắc, một số đồng chí khác được điều động về Liên khu III tiếp tục làm công tác thiếu nhi trong đó có đồng chí Nguyễn Hiệp, Phạm Triều, Nguyễn Lê Khanh . Liên khu đoàn III đã thành lập Ban phụ trách Thiếu nhi Liên khu III gồm các đồng chí nêu trên. Ngay sau khi nhận nhiệm vụ Ban phụ trách đã soạn tài liệu và mở khóa huấn luyện cán bộ đầu tiên mang tên "khóa Bác Hồ". Thời gian học là 15 ngày, đối tượng triệu tập chủ yếu là trưởng ban thiếu nhi huyện của 6 tỉnh hữu ngạn sông Hồng, đến tháng 8 năm 1947 mở tiếp "hai khóa Bác Hồ"; dành riêng cho cán bộ phụ trách thiếu nhi huyện và thêm cán bộ tỉnh thuộc 5 tỉnh tả ngạn sông Hồng. Cuối năm 1947, Ban phụ trách thiếu nhi Liên khu đoàn III mở hội nghị cán bộ phụ trách thiếu nhi toàn Liên khu tại nhà xứ Sở Kiện (Kiện Khê - Hà Nam). Công tác huấn luyện cán bộ được tiếp tục trong năm 1948 với 5 khóa nữa. Giữa năm 1949, hội nghị cán bộ thiếu nhi Liên khu III được tổ chức lần thứ hai ở Kiến Xương (Thái Bình). Ngoài việc mở các lớp huấn luyện như trên đã nêu, Ban phụ trách thiếu nhi Liên khu III còn cho xuất bản tờ tạp chí hàng tháng lấy tên là "Vững Tiến" xuất bản được 10 kỳ. Sau hội nghị cán bộ phụ trách thiếu nhi lần thứ nhất, phong trào đỡ đầu Trung đoàn Tây Tiến, Trung đoàn anh nuôi của thiếu nhi Liên khu III được phát động. Một lớp cán bộ phụ trách thiếu nhi thuộc 11 tỉnh Liên khu III đã trưởng thành và được giao trách nhiệm phụ trách công tác thiếu nhi trong giai đoạn Kháng chiến mới. Các đồng chí trong Ban phụ trách thiếu nhi Liên khu III trước đây được điều động lên nhận nhiệm vụ ở TW Đoàn. Sau gần 2 năm toàn quốc kháng chiến, theo dõi những cống hiến về nhiều mặt của thiếu nhi cả nước, vào dịp kỷ niệm Quốc khánh 2-9-1947, Bác Hồ kính yêu đã gửi thư khen ngợi thiếu nhi cả nước. Bác viết: "Trong cuộc Cách mạng Tháng Tám và trong cuộc kháng chiến bây giờ đã có nhiều cháu tham gia. Từ Nam chí Bắc có nhiều thiếu nhi đã oanh liệt hy sinh cho Tổ quốc, có nhiều thiếu nhi bị địch giết hại một cách thảm thương. Bác cùng các cháu kính cẩn nghiêng mình trước linh hồn các liệt sĩ thiếu niên đó . Bác rất vui lòng biết rằng nhiều cháu đã hăng hái giúp việc trong các đơn vị bộ đội và dân quân. Nhiều cháu đã tổ chức tham gia sản xuất, trồng lúa, trồng ngô, nuôi gà, nuôi vịt (thiếu nhi Hải Phòng); nhiều cháu vào tuyên truyền xung phong (thiếu nhi Quảng Yên); nhiều cháu giúp việc bình dân học vụ,v.v . Còn cháu nào cũng biết siêng học, siêng làm, biết ăn ở sạch sẽ, biết giữ kỷ luật, lễ phép, thế là tốt lắm. Bác khuyên các cháu gắng sức thêm. Việc gì có ích cho kháng chiến, có ích cho Tổ quốc thì các cháu nên gắng sức làm. Làm được bao nhiêu tốt bấy nhiêu. Tuổi các cháu còn nhỏ thì các cháu làm những công việc nhỏ. Nhiều công việc nhỏ cộng lại thành công việc to. Bác mong các cháu làm việc và học hành cho xứng đáng là nhi đồng của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa thống nhất và độc lập". Đây thực sự là những lời dạy của một người cha, người bác hết sức ân cần, trìu mến; rất giản dị, rất gần gũi mà mọi thiếu niên, nhi đồng đều có thể làm theo. Bức thư đã đến với hàng triệu thiếu nhi từ khắp mọi miền đất nước ta trong khói lửa của cuộc kháng chiến. Thời gian này ở khắp các tỉnh Nam Bộ, kể cả vùng địch tạm chiếm nổi lên phong trào "Một con gà, một bụi chuối" để tham gia kháng chiến do Xứ Đoàn phát động. Có nơi cả bãi chuối của các em bị giặc đi càn chặt hết, nhưng sau đó gốc chuối lại đâm nhiều chồi, mọc thành hai ba bụi chuối. Còn gà thì có đội viên nuôi đến vài chục con. Nghe tin hoặc gặp bộ đội hành quân qua, các em cử đại biểu mang những lồng gà nặng trĩu để ủng hộ bộ đội. Đội thiếu nhi Đồng Tháp là một trong những đội vừa tham gia làm liên lạc, trinh sát đánh du kích giỏi vừa tham gia tăng gia sản xuất giỏi được Xứ Đoàn khen thưởng. Trong khi kẻ thù còn hung hãn chiếm đóng nhiều thành phố và làng mạc trên đất nước ta, Bác Hồ vẫn khuyên nhủ thiếu nhi học tập, ra sức rèn và làm những việc vừa sức mình góp phần vào cuộc kháng chiến của dân tộc. * * * Ngay sau khi Cách mạng Tháng Tám thành công, nhất là trong những năm 1946, 1947, 1948, Đảng ta và Bác Hồ kính yêu đã dành sự quan tâm lớn đến công tác thanh thiếu nhi. Bác và Thường vụ Trung ương Đảng giao cho đồng chí Phạm Văn Đồng, Chủ nhiệm Tổng bộ Việt Minh trực tiếp phụ trách công tác thanh thiếu nhi, Ban Thường vụ Trung ương Đảng và Bác Hồ nhất trí cho Đoàn Thanh niên Cứu quốc tổ chức Đại hội Đoàn toàn quốc lần thứ nhất vào cuối năm 1945 và điện cho Xứ Đoàn Nam Bộ cử đoàn đại biểu ra Hà Nội dự Đại hội. Xứ ủy Nam Bộ đã giao cho đồng chí Huỳnh Tấn Phát lập đoàn đại biểu và lên đường ngay. Cuối tháng 11 năm 1945, đoàn đại biểu thanh niên Nam Bộ đã đến Hà Nội và được gặp Bác. Khi nghe đồng chí Huỳnh Tấn Phát báo cáo tinh thần chiến đấu của thanh thiếu nhi Sài Gòn - Chợ Lớn và Nam Bộ, Bác rất xúc động. Người lấy khăn thấm nước mắt. Tiếc rằng do tình hình chung ngày càng khẩn trương, tuổi trẻ phải tập trung mọi sức lực và tâm trí vào công cuộc kháng chiến, kiến quốc mà lúc này là ba việc lớn chống giặc ngoại xâm, chống giặc đói, giặc dốt, do đó Đoàn ta đã kiến nghị với Ban Thường vụ Trung ương Đảng, với Bác và Tổng bộ Việt Minh xin hoãn Đại hội cấp Trung ương. Tuy nhiên, hệ thống tổ chức Đoàn đã hình thành từ cấp tỉnh, thành lên cấp Xứ Đoàn cho đến Trung ương (lâm thời). Mỗi Xứ Đoàn, tỉnh Đoàn có một ủy viên Thường vụ hoặc ủy viên chấp hành làm trưởng ban (nơi có thành lập Ban thiếu nhi). Để lãnh đạo phong trào thanh thiếu nhi cả nước và xây dựng, củng cố tổ chức Đoàn, Đội ngày càng vững mạnh, khắc phục những lệch lạc trong quá trình tiến hành công tác vận động thanh thiếu nhi. Ngày 1-9-1947, Ban Thường vụ Trung ương Đảng đã ra Chỉ thị số 17/CTTW. Đây là một văn kiện hết sức quan trọng của Đảng về công tác vận động thanh thiếu nhi trong năm đầu của cuộc kháng chiến trường kỳ gian khổ chống thực dân Pháp xâm lược. Chỉ thị đã đề ra 8 điểm về công tác thiếu nhi và đặt ra yêu cầu cho các cấp ủy Đảng và cấp bộ Đoàn phải thực hiện ngay. Dưới tiêu đề lớn "Vận động thiếu nhi", chỉ thị viết rõ 8 điểm đó là: 1. Các cấp bộ trong Đoàn thanh niên phải có người chuyên môn phụ trách thiếu nhi. 2. Phải đào tạo và đưa thiếu nhi tham gia công việc kháng chiến, thông tin, liên lạc, do thám, cổ động kháng chiến. 3. Phải mở những lớp dạy chữ cho các em biết chữ và huấn luyện sơ lược về chính trị cho các em. 4. Nên giúp đỡ thiếu nhi ra sách, báo chí để giáo dục riêng cho thiếu nhi (khu III đã có tờ Xung phong của thiếu nhi Thái Bình). 5. Nêu cao những thành tích của thiếu nhi. 6. Giúp đỡ các trẻ em lưu lạc vì chiến tranh (Hội bảo vệ nhi đồng). 7. Các nơi phải gửi kinh nghiệm công tác thiếu nhi cho thanh vận Trung ương. 8. Tổ chức thiếu nhi ở các nơi đều do Đoàn thanh niên phụ trách và nếu có thể được thì tổ chức cần phải thống nhất đến tỉnh. Vậy các đồng chí các cấp phải thực hiện ngay theo đúng chỉ thị này. Qua 8 điểm mà chỉ thị 17/CTTW đã nêu trên, chúng ta càng thấy rõ sự quan tâm đặc biệt đối với công tác thiếu nhi của Đảng và Bác Hồ. Nội dung 8 điểm vừa là những nhiệm vụ cụ thể vừa là sự khái quát đường hướng giáo dục, bồi dưỡng thiếu nhi trong thời kỳ cách mạng rất đặc thù vừa phải đưa cuộc kháng chiến đến thắng lợi, vừa phải kiến quốc, trong đó có vấn đề hình thành một lớp người đáp ứng yêu cầu của tình hình, nhiệm vụ đang đặt ra. Với quan điểm thực tiễn và quan điểm quần chúng sâu sắc, Đảng đặt ra yêu cầu "Các nơi phải gửi kinh nghiệm công tác thiếu nhi cho thanh vận Trung ương". Chỉ thị 17/CTTW được phổ biến trong toàn quốc. Các cấp ủy Đảng và cấp bộ Đoàn tổ chức nghiên cứu, học tập và thực hiện nghiêm túc qua những đoàn kiểm tra đôn đốc của tiểu ban thanh vận Trung ương. Từ ngày 5 đến ngày 8-12-1947, Đại hội Xứ Đoàn Thanh niên Cứu quốc Nam Bộ được triệu tập tại căn cứ kháng chiến Đồng Tháp Mười. Đồng chí Lê Duẩn, Bí thư Xứ ủy đã trực tiếp chỉ đạo Đại hội và có bài phát biểu quan trọng về công tác vận động thanh thiếu nhi. Đại hội đã thảo luận và thông qua nhiều nhiệm vụ quan trọng của Đoàn và phong trào thanh thiếu nhi Nam Bộ. Chấp hành chỉ thị số 17/CTTW Đại hội đã vạch ra đề án công tác thiếu nhi của Xứ Đoàn đã có từ trước được củng cố và tăng cường với nhiều đồng chí được điều động từ các tỉnh lên. ở các tỉnh miền Bắc và miền Trung, qua các Đại hội Đoàn, công tác thiếu nhi có bước phát triển mới mà nét nổi bật là tăng cường các hoạt động mang tính giáo dục, khắc phục tình trạng chỉ huy động các em tham gia phục vụ cuộc kháng chiến, mà lơ là nhiệm vụ chính là học tập, rèn luyện . Thu - Đông năm 1947, giặc Pháp huy động lục quân và thủy quân mở trận tấn công lớn vào căn cứ địa Việt Bắc với âm mưu tiêu diệt bộ đội và các cơ quan đầu não của ta. Dưới sự lãnh đạo tài tình của Bác Hồ kính yêu và Bộ Tổng tư lệnh, quân dân ta đã đánh bại hoàn toàn cuộc hành quân của giặc, tiêu diệt đoàn tàu chiến của chúng trên dòng sông Lô oai hùng, làm tiêu tan hy vọng đánh nhanh, thắng nhanh của quân thù. Trong những ngày bộ đội ta trèo đèo lội suối để đánh địch, hàng trăm đội viên thiếu niên các dân tộc đã tham gia làm liên lạc dẫn đường cho bộ đội, tiếp tế lương thực, làm trinh sát, giúp đỡ đồng bào tản cư tránh sự khủng bố của quân thù . Bác Hồ rất khen ngợi những đóng góp của thiếu nhi trong chiến thắng Thu - Đông 1947 của quân dân ta ở Việt Bắc. Xuất phát từ tình hình thực tế của cuộc kháng chiến đang diễn ra trong cả nước từ Bắc đến Nam, từ những việc làm và sự đóng góp với tinh thần tự giác, yêu nước, yêu anh bộ đội, yêu nhân dân của các em, vào tháng 2 năm 1948, Bác Hồ đề xướng sáng kiến tổ chức phong trào hành động cách mạng của thiếu nhi Việt Nam lấy tên là "Phong trào Trần Quốc Toản". Bác viết thư gửi các cháu: "Qua năm mới, Bác đề nghị các cháu làm một việc là các cháu tổ chức những Đội Trần Quốc Toản. Trần Quốc Toản là ai? Tổ chức thế nào và để làm gì? 1. Cách đây chừng 700 năm, quân phong kiến Mông Cổ đánh chiếm gần nửa châu Âu, chiếm gần hết châu á và lấy cả nước Trung Hoa. Lúc đó quân phong kiến Mông Cổ đem 30 vạn binh đến đánh nước ta. Do ông Trần Hưng Đạo cầm đầu, tổ tiên ta trường kỳ kháng chiến đánh tan quân phong kiến Mông Cổ, nước ta lại được độc lập. Trần Quốc Toản là cháu ông Trần Hưng Đạo lúc đó mới 15, 16 tuổi cũng đi đánh giặc lập được nhiều chiến công. 2. Bác không mong các cháu tổ chức những đội Trần Quốc Toản để đi đánh giặc và lập được nhiều chiến công nhưng mà cốt để tham gia kháng chiến bằng cách giúp đỡ đồng bào. 3. Từ 5 đến 10 cháu tổ chức thành một Đội giúp nhau học hành, khi học rảnh, mỗi tuần mấy lần cả đội đem nhau đi giúp đồng bào, trước giúp các nhà chiến sĩ, thương binh, lần lượt giúp những nhà ít người. Sức các cháu làm được việc gì thì giúp việc ấy. Thí dụ: quét nhà, gánh nước, lấy củi, xay lúa, giữ em, dạy chữ quốc ngữ, v.v . Đội này thi đua với đội khác. Mỗi tháng một lần, các đội báo cáo cho Bác biết. Đội nào giỏi hơn, Bác sẽ gửi giấy khen. Đó là ý kiến của Bác. Nếu cháu nào có nhiều sáng kiến tìm ra nhiều cách giúp đỡ càng tốt. Các cháu nên hiểu rằng giúp đỡ đồng bào tức là tham gia kháng chiến. Và do đó các cháu sẽ luyện tập cái tinh thần siêng năng và bác ái để sau này thành người công dân tốt của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, độc lập, tự do, hạnh phúc. Thanh thiếu nhi và đồng bào cả nước rất phấn khởi và xúc động được đọc thư của Bác, càng thấy tình thương yêu bao la, sâu sắc của Bác đối với "phong trào Trần Quốc Toản". Phong trào Trần Quốc Toản rất phù hợp với tâm lý và nguyện vọng của thiếu nhi vì vậy, có ý nghĩa lớn trên nhiều mặt đối với hoạt động của Đội. Trong hoàn cảnh phải cùng với Ban Thường vụ Trung ương Đảng và Chính phủ giải quyết trăm công nghìn việc nhằm đưa cuộc kháng chiến của nhân dân ta ngày càng giành nhiều thắng lợi, Bác Hồ không quên nghĩ đến các cháu, đề xuất với các cháu một phong trào hành động vô cùng hấp dẫn, cháu nào cũng có thể đóng góp cho kháng chiến. Công việc đầu tiên của các đội Trần Quốc Toản như lời Bác dạy là "giúp nhau học hành". Như vậy, dù trong khói lửa chiến tranh, Bác vẫn đặt nhiệm vụ hàng đầu cho thiếu nhi là học tập, và sau giờ học là "đem nhau đi giúp đồng bào", và "giúp đỡ đồng bào tức là tham gia kháng chiến". Thư Bác Hồ gửi thiếu nhi tháng 2 năm 1948 về công tác Trần Quốc Toản vừa là sáng kiến lớn về chủ trương với mục đích, ý nghĩa rõ ràng; vừa là kế hoạch tổ chức hướng dẫn hành động cụ thể. Sự chăm sóc của Bác đối với phong trào thiếu nhi thật to lớn biết nhường nào. Trung thu năm ấy (1948), Bác Hồ kính yêu không quên gửi thư cho thiếu nhi cả nước. Bác viết: "Tết Trung thu là Tết của các cháu. Năm nay vì thực dân Pháp hung ác muốn cướp nước ta, chúng ta phải ra sức kháng chiến để giữ lấy Tổ quốc, để các cháu khỏi phải làm nô lệ . Thấy các cháu không được ăn Tết vui vẻ, lòng Bác rất áy náy và thêm căm giận bọn phản động Pháp. Chắc các cháu cũng vậy nhỉ? Bác hứa với các cháu: các bác, các chú, toàn thể đồng bào ra sức đấu tranh để xua đuổi bọn thực dân phản động, để trường kỳ kháng chiến sẽ thắng lợi; thống nhất, độc lập sẽ thành công, để các cháu ăn Tết Trung thu vui vẻ như năm kia, năm ngoái. Bác sẽ ăn Tết vui vẻ với các cháu. Cùng với sáng kiến phát động phong trào Trần Quốc Toản (2-1948) trong thanh thiếu nhi cả nước, thư Trung thu (9-1948) gửi thiếu nhi của Bác Hồ một lần nữa nói lên mối quan tâm ân cần, sâu sắc của vị cha già dân tộc đối với đàn cháu thân yêu vì mục đích cao cả "giữ lấy Tổ quốc để các cháu khỏi phải làm nô lệ" và "thấy các cháu không được ăn Tết vui vẻ, lòng Bác rất áy náy và thêm căm giận bọn phản động Pháp". Có tình thương nào cao hơn thế? Sau hơn một năm từ khi phong trào lập các đội Trần Quốc Toản do Bác Hồ kính yêu phát động, tại Hội nghị thanh vận toàn quốc giữa năm 1949 do Trung ương Đảng triệu tập, tiểu ban thanh vận và Ban Chấp hành Trung ương Đoàn Thanh niên Cứu quốc đã có bản báo cáo 01 về tổng kết công tác Trần Quốc Toản, trong đó nêu rõ riêng các tỉnh Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ đã thành lập được 15.320 đội Trần Quốc Toản của thiếu nhi. Các em rất phấn khởi tham gia hoạt động: trong nhà trường thì giúp nhau thi đua học tập, ngoài nhà trường thì giúp đỡ đồng bào nhất là gia đình bộ đội, neo đơn, thương binh, liệt sĩ,v.v . nhiều Tỉnh Đoàn, Khu Đoàn, Liên khu Đoàn đã tổ chức các "Trại Trần Quốc Toản", "Hội nghị công tác Trần Quốc Toản", "Liên hoan Trần Quốc Toản", "Tháng Trần Quốc Toản" (nhân ngày thương binh liệt sĩ). Tỉnh Đoàn Hưng Yên, Tỉnh Đoàn Thanh Hóa mở trại và hội nghị Trần Quốc Toản để biểu dương các đội và các thiếu nhi có thành tích xuất sắc. Tỉnh Đoàn Quảng Nam - Đà Nẵng, Quảng Ngãi và Liên khu Đoàn V mở trại Trần Quốc Toản với rất nhiều tấm gương xuất sắc làm công tác Trần Quốc Toản tham gia. ở Tây Ninh, đội thiếu nhi Thạch An có nhiều thành tích xuất sắc trong việc giúp đỡ đồng bào, nhất là giúp các mẹ chiến sĩ, các gia đình có khó khăn, Đội còn lập nhóm ca vũ Chim Xanh để vừa làm công tác Trần Quốc Toản, vừa hoạt động văn nghệ, Đội được Xứ Đoàn, Tỉnh Đoàn và ủy ban tặng bằng khen . Sau Đại hội Đoàn lần thứ nhất liên tỉnh Hải Phòng - Kiến An, công tác Đội được tăng cường và Liên tỉnh Đoàn đã có kế hoạch phát triển phong trào Trần Quốc Toản. Trong 2 năm 1948 - 1949 có 35 đội Trần Quốc Toản được khen thưởng bằng nhiều hình thức. Tháng 12 năm 1949, Đại hội Đoàn TNCQ Liên khu V lần thứ nhất được triệu tập tại Hoài Nhơn có 10 đội viên Trần Quốc Toản xuất sắc được tham dự Đại hội và nhận phần thưởng. Vào thời gian này, từ núi rừng Tây Bắc nổi lên tấm gương hy sinh kiên cường của một thiếu niên anh dũng người Mông, đó là Vừ A Dính sinh năm 1934 tại Pú Nhung, một bản thuộc vùng núi cao tỉnh Lai Châu. Vừ A Dính làm liên lạc cho cơ sở Việt Minh ở huyện Tuần Giáo do anh Trần Quốc Mạnh phụ trách. Là một thiếu niên hiền lành, ít nói nhưng tích cực trong mọi việc được giao. Ngày 15-6-1949, trên đường đi liên lạc từ Tuần Giáo trở về Pa Ao, Vừ A Dính bị lính Tây phục kích bắt được. Tại nhà giam Tuần Giáo, Dính bị giặc tra tấn hết sức dã man làm gãy cả hai chân nhưng vẫn không lấy được lời khai nào. Chúng trói Vừ A Dính rồi khiêng lên rừng và bắt chỉ nơi cán bộ, bộ đội ở. Đến đâu Dính cũng lắc đầu trả lời: "Không biết" mặc dầu đó là những nơi Dính đã từng đến đưa tài liệu, nhận chuyển tài liệu cho các đơn vị bộ đội và cơ sở Việt Minh. Suốt ngày bị giặc hành hạ, Vừ A Dính một mực kiên cường giữ vững khí tiết. Quân giặc dã man giết hại Vừ A Dính rồi treo lên cây để phục kích chờ bắt những cán bộ, chiến sỹ của ta đến tìm Dính nhưng chúng cũng đã thất bại. Xác Vừ A Dính đã được nhân dân ta tìm thấy và an táng dưới một gốc đào. Sau này đơn vị của Dính đã đưa anh về an nghỉ tại nghĩa trang liệt sỹ Tuần Giáo. Anh được Đảng, Nhà nước ta truy tặng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang. Liệt sỹ thiếu niên Vừ A Dính là một trong những tấm gương sáng của tuổi nhỏ Việt Nam trong cuộc kháng chiến chống Pháp. Theo sự chỉ đạo của Trung ương Đoàn, các tỉnh, Thành Đoàn và Khu Đoàn, Liên khu Đoàn đều phải thành lập các Ban thiếu nhi trực thuộc Ban Chấp hành Đoàn cùng cấp, đây là một quyết định rất quan trọng để thực hiện Nghị quyết Hội nghị thanh vận do Trung ương Đảng triệu tập vào mùa hè năm 1949 như đã nêu trên. Cũng trong năm này (1949), sau khi phong trào chung được phục hồi, nhiều cơ sở Đoàn ở Hà Nội được củng cố và phát triển. Mặc dù địch đàn áp, khủng bố gắt gao, Thành Đoàn chủ trương xây dựng các tổ thiếu nhi hoạt động bí mật trong nội thành chủ yếu là giúp cán bộ, đoàn viên trong công tác liên lạc, trinh sát . Thực hiện chủ trương của Thành ủy, từ năm 1949, Thành Đoàn lập các Đội thiếu niên ở các vùng ven nội; mỗi thôn có 1 Đội thiếu niên nam và 1 Đội thiếu niên nữ do các anh chị nam, nữ đoàn viên phụ trách. ở cấp xã có Ban huynh trưởng. Thành Đoàn còn cho xuất bản 2 tờ báo: Tờ "Nhựa sống" cho đối tượng cán bộ, đoàn viên, thanh niên và tờ "Thiếu nhi Hoàng Diệu" cho thiếu nhi và các ban huynh trưởng. Đội thiếu niên "tình báo Bát Sắt" được thành lập tại căn cứ Nhị Khê do cơ quan Công an và tổ chức Đoàn quận VI tuyển chọn, huấn luyện, chỉ đạo hoạt động liên tục trong nhiều năm tại nội thành với lực lượng ngày càng phát triển. Đây là một đơn vị của những "Chiến sĩ tình báo tí hon" nhưng rất mưu trí, thông minh và táo bạo trong hoạt động. Theo sự phân công của tổ chức, các đội viên đã bám sát tình hình của bọn Pháp và bọn nguỵ trong từng địa phương ở nội, ngoại thành để báo cho đơn vị. Căn cứ vào nguồn tin do các đội viên cung cấp, hai chiến sĩ công an trẻ tuổi Trần Bình và Đặng Đình Kỳ đã đột nhập bí mật vào nội thành trừng trị tại chỗ tên Việt gian Trương Đình Tri, Chủ tịch Hội đồng an dân Bắc Việt. Được tin này, từ chiến khu Việt Bắc Bác Hồ kính yêu đã quyết định tặng thưởng các chiến sĩ Huân chương Kháng chiến hạng Nhất. Đội thiếu niên tình báo Bát Sắt còn góp phần tích cực cung cấp nhiều thông tin cần thiết về tình hình địch để quân ta tổ chức các trận tập kích vào nội thành thắng lợi. Các đội viên còn trực tiếp rải truyền đơn, treo cờ đỏ sao vàng để kỷ niệm các ngày lễ lớn khắp các khu phố nội thành làm cho địch hoang mang, lo sợ. Đặc biệt là Đội đã cung cấp khá đầy đủ về lý lịch, chỗ ăn ở, đi lại của những tên quan Tây và bọn Việt gian đầu sỏ để ta cảnh cáo hoặc trừ khử. Chỉ huy Đội thiếu niên tình báo Bát Sắt là anh Xuân Phương, tên thật là Nguyễn Xuân Sinh đã anh dũng hy sinh trong trụ sở phòng nhì của địch tại nhà thờ Liễu Giai (Hà Nội) vào năm 1950. Tấm gương kiên cường của anh đã cổ vũ toàn thể đội viên càng hăng hái hoạt động để trả thù cho anh. Cùng thời gian trên, cách Hà Nội không xa, một đội thiếu niên du kích nổi tiếng khác đã được chi bộ Đảng địa phương trực tiếp tổ chức và chỉ đạo. Đó là Đội thiếu niên du kích Đình Bảng. Đội gồm 25 đội viên phần lớn được tuyển chọn trong số đội viên thiếu niên đã hoạt động sau Cách mạng Tháng Tám ở địa phương. Thành tích xuất sắc của Đội là phối hợp cùng dân quân du kích chống lại nhiều trận càn quét ác liệt của giặc, bảo vệ cơ sở thắng lợi; tích cực khống chế bọn tề nguỵ tại địa phương, vận động, tuyên truyền binh lính địch ra đầu hàng ta. Đặc biệt Đội đã nghiên cứu, điều tra tình hình địch và tổ chức phá hoại vũ khí của chúng trong đó có nhiều khẩu đại liên và cả trọng pháo. Địch rất hoang mang tìm cách đối phó, lùng bắt nhiều đội viên nhưng tất cả đều giữ vững thái độ kiên cường trước kẻ thù. Sau những tổn thất, Đội thiếu niên du kích Đình Bảng lại được củng cố, siết chặt hàng ngũ và anh dũng thực hiện nhiệm vụ đánh địch ngay trong lòng địch, có đội viên phải sống dưới hầm bí mật nhiều ngày nhưng vẫn bám làng, bám thôn. Khi bị địch phát hiện hầm bí mật, với tinh thần cảm tử có đội viên mưu trí thoát ra khỏi hầm dùng súng diệt địch, có đội viên đã hy sinh anh dũng. Đội trưởng của Đội là anh Nguyễn Thạc Hoan sau này được thay mặt Đội dự Đại hội anh hùng, chiến sĩ thi đua toàn quốc lần thứ nhất tại chiến khu Việt Bắc. Chính tại Đại hội này, các đại biểu rất xúc động khi nghe các đồng chí Nam Bộ kể câu chuyện: "Tụi tôi ở với người Bác" xảy ra tại thành phố Sài Gòn. Đó là vào giữa tháng 7 năm 1949, một nhóm thiếu niên gồm bốn em trong nội thành đã tấn công nhà hàng Công ti năng tan (Continental) tiêu diệt hơn 10 tên sĩ quan Pháp và làm bị thương nhiều tên khác. (Báo Sài Gòn thời đó có đưa tin trận đánh này). Cuộc tiến công diễn ra giữa ban ngày, tụi giặc lại đông nên các chiến sĩ nhỏ tuổi đều bị bắt và bị tra tấn hết sức dã man. ở trong phòng số 1 thuộc khám Catina, địa điểm tra tấn tù nhân với đủ loại dụng cụ tàn bạo, man rợ nhất có tên Thành chuyên việc tra tấn và hai tên quan Pháp là Bô Nanh và Xê Da. Xê Da là Pháp lai, nói tiếng Việt như người Việt, chuyên lấy khẩu cung những người mà chúng cho là "Việt Minh cộng sản". Sau khi bị tra tấn tàn nhẫn, trên người em nào cũng bê bết máu và thâm tím mặt mày, bọn giặc đưa các em vào cho Xê Da lấy cung. Trước hết Xê Da hỏi tên: - Ê, tụi bay tên gì? - Hắn lui cui ghi tên bốn em vào sổ. Một em nói: - Tôi, Hồ Chí Trung Rồi tiếp các em sau: - Tôi, Hồ Chí Thắng - Tôi, Hồ Chí Dũng. Xê Da buông bút, trợn mắt, chửi tục và nói: - Bộ tụi bay phá tao hả? Một em trả lời: - Không, tên thiệt của tụi tôi đó mà. Xê Da lại hỏi: - Cha tụi bay tên gì? Tụi bay là anh em ruột hả? Một em khác lại trả lời: - Cha tụi tôi mất lâu rồi, tụi tôi là anh em ruột ở với người Bác tên là Hồ Chí Minh. Quân thù rất cảm phục tinh thần bất khuất của các em như đã phải kính phục biết bao anh hùng, chiến sĩ của ta, nhưng chúng vẫn hèn hạ thủ tiêu những chiến sĩ nhỏ tuổi ấy. Cùng với những thắng lợi to lớn của quân dân ta đẩy chiến lược đánh nhanh thắng nhanh của thực dân Pháp xuống vực sâu thất bại, đi dần đến chỗ phá sản hoàn toàn, sự phát triển của phong trào thiếu nhi cũng như công tác Đội làm cho Bác Hồ kính yêu và Đảng ta rất vui lòng. Trung thu lại đến, Trung thu năm 1949, Bác viết thư gửi các cháu trong niềm vui khôn tả mặc dầu điều kiện vật chất lúc này rất thiếu thốn do phải dành tất cả phục vụ cho cuộc kháng chiến: " .Lần này là Trung thu kháng chiến thứ ba của các cháu. Vì chúng ta kháng chiến đã ba năm thức gì cũng hơi thiếu thốn hơn trước, cho nên có lẽ Trung thu này các cháu ít quà bánh hơn năm ngoái. Nhưng Bác chắc các cháu vui hơn. Một là vì các cháu đều biết rằng càng khó khăn là ta càng gần ngày thắng lợi. Hai là vì năm nay các cháu [...]... ngày 1 5-5 -1 9 52, 14 thiếu niên xuất sắc nhất của trường đã được chọn tham gia buổi lễ kết nạp Đội Anh Hồ Trúc thay mặt Ban Thường vụ TW Đoàn trao khăn quàng đỏ cho 14 đội viên và 3 anh, chị phụ trách là Bùi Đình Hạc (nay là Nghệ sĩ nhân dân đạo diễn Điện ảnh), Đặng Quốc Sơn, Nguyễn Tích Thông Từ đó trở đi, tổ chức Đội của trường ngày càng phát triển mạnh mẽ Tất cả 20 lớp học đều có các phân đội Lớp đội. .. xít, thì ta vui lòng" Trong những năm kháng chiến chống thực dân Pháp đầy gian khổ, hy sinh, Đội ta và biết bao đội viên đã anh dũng hy sinh, nhiều đơn vị của Đội đã vinh dự được Đảng, Nhà nước tặng thưởng 1 huân chương quân công, 30 huân chương chiến sĩ, 2 huân chương kháng chiến, hàng vạn bằng khen Nhiều đội viên đã trở thành chiến sĩ thi đua toàn quốc, anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân, cán bộ,... dựng thí điểm tổ chức Đội Những kinh nghiệm xây dựng Đội ở hai nơi nói trên đã được báo cáo tại Hội nghị cán bộ phụ trách như vừa nêu Hội nghĩ đã thống nhất một số chủ trương như Đội có bài ca chính thức, khẩu hiệu chung, cấp hiệu và phiên chế tổ chức Hội nghị cán bộ phụ trách Đội do Trung ương Đoàn triệu tập vào năm 19 52 tại thị xã Tuyên Quang đã đánh dấu bước trưởng thành của Đội và phong trào thiếu... Minh muôn năm! Việt Nam độc lập muôn năm!" Tại cố đô Huế, Đội du kích thiếu niên thành Huế - đơn vị vũ trang thuộc Thành đội Thuận Hóa là đơn vị duy nhất và đầu tiên trong các đội du kích thiếu nhi được Nhà nước ta tặng Huân chương Quân công hạng Ba do những chiến công xuất sắc vào dịp kỷ niệm Quốc khánh lần thứ 5 của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa Đội được thành lập vào đầu năm 1948 gồm phần lớn là học... sự của chúng, chuyển các thư từ tài liệu cách mạng, thường xuyên cùng bộ đội, du kích quấy rối bốt địch, đánh địch, chống càn Em đã cùng với đồng đội cắm cờ đỏ sao vàng tung bay trên bốt giặc làm kẻ thù thất vía kinh hồn, còn nhân dân thì nô nức phấn khởi Mười ba tuổi, em xung phong vào bộ đội, làm liên lạc cho bộ đội huyện và bộ đội tỉnh Hà Nam sau là tiểu đoàn chủ lực 71 ở đâu em cũng hoàn thành xuất... và đồng bào cả nước là bài văn vần của Bác Hồ kính yêu lần đầu tiên đăng trên báo Nhân Dân ra ngày 2 9-5 -1 9 52, sau đó được Đài tiếng nói Việt Nam và Đài phát thanh Matscơva (Liên Xô) phát lại nhiều lần khen ngợi em Đỗ Văn Sinh (Bí danh là Dinh) mới hơn 10 tuổi quê ở thôn Tự Tiên, xã Tiên Minh (Tiên Lãng - Hải Phòng) mặc dù bị giặc tra tấn dã man nhưng kiên quyết không khai để bảo vệ các anh chị du kích... quân, Bộ đội cố gắng, Quyết chiến quyết thắng Diệt giặc lập công Khắp nơi Nam, Bắc, Tây, Đông Đưa tin thắng trận cờ hồng tung bay Các cháu vui thay! Bác cũng vui thay! Thu sau so với Thu này vui hơn Bác đã dự đoán rất đúng như thực tiễn sau này đã diễn ra Ngày 2 0-1 1-1 953, sau khi được tin quân ta tiến lên Tây Bắc, giặc Pháp vội vàng cho 6 tiểu đoàn nhảy dù chiếm Điện Biên Phủ Đến đầu tháng 3-1 954, địch... bắt sống tướng Đờ Cáttơri và toàn bộ Bộ tham mưu của giặc vào lúc 17 giờ 30 ngày 7-5 -1 954 Lá cờ "Quyết chiến, quyết thắng" của Bác Hồ tung bay trên Điện Biên Phủ Ngày 21 7-1 954, Hội nghị Giơnevơ về Đông Dương kết thúc Hội nghị thừa nhận độc lập, chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ của Việt Nam, Lào, Campuchia Quân đội nước ngoài phải rút khỏi Đông Dương và mỗi nước Đông Dương sẽ tổ chức tổng tuyển... sợ Để lập thành tích dâng lên Bác nhân kỷ niệm ngày sinh của Người, đêm 1 8-5 -1 949, toàn đội đã tổ chức một loạt trận tấn công bằng lựu đạn và ô buy vào nhiều vị trí quân Pháp, nguỵ giữa lòng thành phố, rải hàng ngàn truyền đơn kêu gọi thanh niên và đồng bào đứng lên kháng chiến đánh đuổi quân xâm lược Sáng hôm sau (1 9-5 ), các đội viên học tại trường Quốc học Huế rất táo bạo tổ chức một cuộc mít tinh... Đoàn đại biểu thanh niên - sinh viên Việt Nam dự Đại hội liên hoan thanh niên - sinh viên thế giới lần thứ III tại Béclin (Thủ đô nước CHDC Đức cũ) Đây là lần đầu tiên thiếu nhi nước ta tham gia hoạt động quốc tế Về sau, các Đại hội Liên hoan thanh niên - sinh viên thế giới nào cũng có các đại biểu thiếu nhi ta tham gia Đại hội Liên hoan lần thứ IV tại Bucarét (Rumani) có đội viên xuất sắc Hoàng Hữu . và 1 9-1 2- 1 946 đi tới quyết định phát động toàn dân đứng lên cầm vũ khí chống quân xâm lược, bảo vệ nền độc lập, tự do vừa mới giành được. Đêm 1 9-1 2- 1 946,. một đại đội vệ quốc quân và 20 thanh niên tự vệ đã nêu quyết tâm chiến đấu đến cùng: "Chúng tôi còn, Bắc Bộ Phủ còn". Chiều ngày 2 0-1 2- 1 946, sau

Ngày đăng: 23/07/2013, 01:28

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

w