Khi nhắc lại một điều giống người đã nói trước, ta có thể dùng Too, So.. - Too đặt ở cuối câu, sau một dấu phẩy.. Trong thực tế người ta thường dùng động từ đặc biệt động từ khiếm khuyết
Trang 1Hôm nay chúng ta sẽ học chữ Too, So, Either, Neither.
* Too và So có nghĩa là "cũng vậy"
Khi nhắc lại một điều giống người đã nói trước, ta có thể dùng Too, So
- Too đặt ở cuối câu, sau một dấu phẩy
e.g
A I can speak English
B I can speak English, too
Trong thực tế người ta thường dùng động từ đặc biệt (động từ khiếm khuyết, trợ động từ) để nói ngắn gọn thay vì phải lặp lại cả câu
e.g
A I can speak English
B I can, too
A I am hungry
B I am, too
A: I like films
B: I do, too
- So đặt ở đầu câu, sau So là động từ đặc biệt (động từ khiếm khuyết/ trợ động từ) rồi đến chủ từ
So + V (đặc biệt)+ Subject
e.g
A I can speak English
B So can I
A I am hungry
B So am I
Nếu là động từ thường, ta dùng trợ động từ Do, Does
e.g
A I like football
B I do, too
A I drink coffee
B So do I
A I go to school by bus
B So does Tom/ my brother
* Either và Neither nghĩa là “cũng không"
Khi người thứ nhất nói một điều phủ định và người thứ hai nói giống như vậy, có thể dùng hai
từ này
Either đặt ở cuối câu, sau một dấu phẩy (có người không phẩy)
e.g
A I’ m not sick
B I’ m not sick, either (thực tế: I’ m not, either.)
A I don’t live here
B I don’t (live here), either
Neither đặt ở đầu câu, sau Neither là động từ đặc biệt (động từ khiếm khuyết, trợ động từ) rồi đến chủ từ (chỗ này giống So)
Neither + V (đặc biệt)+ Subject
*Lưu ý:
Sau Neither không có not, chúng ta có thể nhớ Neither = not + either, như vậy đã có neither
Trang 2thì không cần not nữa.
e.g
A I can’t swim
B Neither can I
A I don’t smoke
B Neither do I
Khi xem phim nước ngoài, chúng ta có thể nghe người ta nói: “Me too” hoặc “Me neither”, cách đó chỉ dùng khi nói chuyện thôi nhé, dùng trong văn viết là sai ngữ pháp hoàn toàn đấy