1. Trang chủ
  2. » Giáo án - Bài giảng

Giáo trình luật kình doanh 2

75 442 3

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 75
Dung lượng 346,66 KB

Nội dung

Môn học còn trang bị cho sinh viên cách thức vận dụng các qui định của pháp luậtvào trong các tình huống thực tế để giải quyết mối quan hệ giữa các chủ thể và nhànước trong lĩnh vực tiền

Trang 1

LU T Ậ KINH DOANH

II

Biên soạn:

ThS Phan Thỵ Tường Vi

Trang 3

HƯỚNG DẪN

MÔ TẢ MÔN HỌC

Môn học cung cấp các kiến thức cơ bản về lĩnh vực tài chính – ngân hàng Cụ thểngười học sẽ nắm bắt được quá trình tạo lập nên tài chính công (còn gọi là ngân sáchnhà nước) và hoạt động của hệ thống tổ chức tín dụng theo quy định pháp luật

Môn học còn trang bị cho sinh viên cách thức vận dụng các qui định của pháp luậtvào trong các tình huống thực tế để giải quyết mối quan hệ giữa các chủ thể và nhànước trong lĩnh vực tiền tệ - ngân hàng, về các mối quan hệ phát sinh trong quá trìnhquản lý tài chính của nhà nước

Với những thông tin được trình bày trong môn học này, sinh viên sẽ hiểu được vaitrò, bản chất của Ngân sách nhà nước, quá trình tạo lập các khoản thu Ngân sách nhànước cũng như quy trình thực hiện các nhiệm vụ chi của nhà nước

Bên cạnh đó, môn học còn trang bị cho người học nắm bắt được hoạt động ngânhàng và hệ thống tổ chức tín dụng trong thị trường tài chính Ngoài ra, sinh viên sẽhiểu được vị trí pháp lý, vai trò đặc biệt quan trọng của Ngân hàng nhà nước Việt Namtrong bộ máy nhà nước

Sau khi học xong môn Luật tài chính - ngân hàng, sinh viên sẽ nắm bắt được nhữngquy định của pháp luật liên quan đến hai lĩnh vực tài chính nhà nước và lĩnh vực tiền

tệ - ngân hàng

NỘI DUNG MÔN HỌC

− Bài 1: Tổng quan pháp luật tài chính - ngân hàng Việt Nam

− Bài 2: Địa vị pháp lý của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam

− Bài 3: Pháp luật về tổ chức tín dụng

KIẾN THỨC TIỀN ĐỀ

Trang 4

Trước khi học môn Luật Tài chính – ngân hàng, sinh viên phải học xong các môn: Lýluận Nhà nước và pháp luật, Luật hành chính, Luật hình sự, Luật dân sự, Luật thươngmại.

YÊU CẦU MÔN HỌC

Người học phải dự học đầy đủ các buổi lên lớp và làm bài tập đầy đủ ở nhà

CÁCH TIẾP NHẬN NỘI DUNG MÔN HỌC

Để học tốt môn này, người học cần ôn tập các bài đã học, trả lời các câu hỏi và làmđầy đủ bài tập; đọc trước bài mới và tìm thêm các thông tin liên quan đến bài học.Đối với mỗi bài học, người học đọc trước mục tiêu và tóm tắt bài học, sau đó đọcnội dung bài học Kết thúc mỗi ý của bài học, người học trả lời câu hỏi ôn tập và kếtthúc toàn bộ bài học, người học làm các bài tập

Trang 6

BÀI 1: KHÁI QUÁT

PHÁP LUẬT TÀI CHÍNH - NGÂN HÀNG

Bài này giới thiệu các nội dung:

- Khái quát chung về tài chính, hệ thống tài chính trong nền kinh tế

- Những vấn đề chung về luật tài chính – ngân hàng: khái niệm, quan hệ pháp luật tài chính – ngân hàng

1.1 NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ TÀI CHÍNH – NGÂN

HÀNG

1.1.1 Nguồn gốc tài chính, khái niệm tài chính

1.1.1.1 Nguồn gốc tài chính

Khi nền kinh tế hàng hoá – tiền tệ phát triển tới trình độ nhất định thì các sản phẩm

sẽ được giao dịch trên thị trường bằng phương tiện của nó là tiền tệ, hình thành nênmối quan hệ giữa người bán và người mua, giữa các chủ thể trong nền kinh tế, từ đóhình thành mối quan hệ tài chính

Để duy trì sự tồn tại và hoạt động của mình, nhà nước phải có nguồn lực tài chính.Với quyền lực của mình, nhà nước sẽ thực hiện tập trung các nguồn tài chính trong xãhội, sau đó phân phối và sử dụng các nguồn lực này vì lợi ích chung của xã hội

Trang 7

Tài chính tồn tại và phát triển cùng với nền kinh tế hàng hoá – tiền tệ, cùng với sựphát triển của xã hội với trình độ từ thấp lên cao, từ chưa hoàn thiện đến hoàn thiện.

1.1.1.2 Khái niệm tài chính

Tài chính là tổng hợp các quan hệ xã hội phát sinh trong quá trình tạo lập, phân phối và sử dụng các nguồn vốn tiền tệ nhất định nhằm để thoả mãn các nhu cầu về tiết kiệm, tiêu dùng, đầu tư của cá nhân, tổ chức và các chủ thể khác trong xã hội.

- Mục đích của quan hệ tài chính là kinh tế;

- Hoạt động tài chính bao gồm nhiều hoạt động đa dạng, phức tạp, đan xen nhằmthực hiện hoạt động chu chuyển tiền tệ giữa các chủ thể với nhau trên quy luậtcung - cầu

1.1.2 Hệ thống tài chính

Hệ thống tài chính là một hệ thống gồm tổng hợp các hoạt động chuyển giaonguồn lực tài chính giữa các chủ thể nhằm thực hiện chức năng gắn kết cung – cầu vềvốn lại với nhau

1.1.2.1 Ngân sách nhà nước (tài chính công)

Ngân sách nhà nước là quỹ tiền tệ tập trung lớn nhất, là kế hoạch tài chính cơ bảncủa nhà nước trong đó xác lập các nguồn thu và xác định các đối tượng chi (nhiệm vụchi) để đảm bảo cho sự phát triển của đất nước Tài chính công giữ vai trò nòng cốttrong cấu trúc của hệ thống tài chính, bởi vì tài chính công vừa phản ánh vừa phục vụcho các hoạt động kinh tế - xã hội của một quốc gia

Trang 8

1.1.2.2 Tài chính trung gian (tín dụng)

- Tài chính các ngân hàng thương mại gắn liền với quá trình huy động và tập trungvốn trong nền kinh tế, đồng thời là quá trình phân phối vốn dưới hình thức cấp tíndụng để góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế xã hội Tài chính của ngân hàngthương mại giữ vai trò quan trọng trong hệ thống tài chính

- Tài chính trung gian phi ngân hàng (bảo hiểm, quỹ đầu tư) hoạt động bảo hiểmnhằm mục đích ngăn ngừa và bù đắp rủi ro Rủi ro có thể xảy ra trong hoạt độngkinh doanh hay trong đời sống Các công ty bảo hiểm sẽ thực hiện việc thu phí bảohiểm của các tổ chức, cá nhân trong xã hội và sử dụng nguồn vốn này để bồithường thiệt hại khi xảy ra sự kiện bảo hiểm

1.1.2.3 Tài chính doanh nghiệp (tài chính công ty)

Tài chính doanh nghiệp là hệ thống quan hệ phân phối và sử dụng vốn trong một tổchức kinh tế Hệ thống này gắn liền với quá trình sản xuất kinh doanh, gắn liền vớiquá trình tạo ra sản phẩm cho xã hội, do đó, đóng vai trò cơ sở trong cấu trúc của hệthống tài chính

1.1.2.4 Tài chính dân cư, tài chính tổ chức phi kinh doanh

- Tài chính dân cư (tài chính các hộ gia đình) là việc phân phối, sử dụng các nguồnthu nhập trong các hộ gia đình có ý nghĩa quan trọng vì có liên quan đến đời sốngcủa người dân đảm bảo sự hài hoà, ổn định cuộc sống, tạo cơ sở ổn định trật tự xãhội

- Tài chính các tổ chức phi kinh doanh (tài chính các tổ chức đoàn thể, xã hội): các tổchức đoàn thể, xã hội tồn tại và hoạt động hợp pháp trong nền kinh tế, được phápluật thừa nhận; để đảm bảo cho các tổ chức này tồn tại và hoạt động bình thườngthì các tổ chức này cũng tham gia vào quá trình tập trung, phân phối sử dụng cácnguồn lực tài chính nhất định

1.1.3 Vai trò của nhà nước trong lĩnh vực tài chính

- Nhà nước hoạch định chiến lược, định hướng phát triển, điều chỉnh sự vận động củanền tài chính quốc gia

Trang 9

- Nhà nước tạo lập cơ sở pháp luật cho các hoạt động tài chính trong nền kinh tếquốc dân.

- Nhà nước thiết lập các thiết chế tác động đối với sự vận động của tất cả các khâutài chính

- Nhà nước xác lập cơ chế kiểm tra và thanh tra tài chính

1.2 NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CHUNG VỀ LUẬT TÀI

CHÍNH – NGÂN HÀNG

1.2.1 Khái niệm, đối tượng điều chỉnh và phương pháp điều

chỉnh của luật tài chính - ngân hàng

1.2.1.1 Khái niệm luật tài chính - ngân hàng

Pháp luật tài chính – ngân hàng là tổng hợp các quy phạm pháp luật do nhà nướcban hành nhằm điều chỉnh các quan hệ phát sinh trong lĩnh vực tài chính – ngân hàng.Dưới giác độ là một môn học chuyên ngành của luật học thì luật tài chính – ngânhàng là sự kết nối của hai phạm vi nghiên cứu là luật tài chính công (luật ngân sáchnhà nước) và luật ngân hàng Vì vậy, để thuận lợi cho việc nghiên cứu môn học này,người học cần nắm rõ vấn đề nghiên cứu gồm hai phạm vi là luật tài chính công (luậtngân sách nhà nước) và luật ngân hàng

Luật tài chính là tổng hợp các quy phạm pháp luật do cơ quan nhà nước

có thẩm quyền ban hành nhằm điều chỉnh các quan hệ xã hội phát sinh trong quá trình tạo lập, phân phối, sử dụng các nguồn vốn tiền tệ.

Đặc điểm

- Luật tài chính là một lĩnh vực pháp luật, bao gồm luật công và luật tư;

- Các quan hệ pháp luật tài chính có cùng tính chất, đặc điểm và phát sinh trongtừng lĩnh vực của đời sống xã hội được gọi là khâu tài chính;

- Các quan hệ pháp luật tài chính thường gắn kết với việc chu chuyển tiền tệ

Luật ngân hàng là tổng hợp các quy phạm pháp luật điều chỉnh các quan

hệ xã hội phát sinh trong quá trình nhà nước tổ chức và quản lý hoạt động

Trang 10

ngân hàng, các quan hệ về tổ chức, hoạt động của các tổ chức tín dụng và hoạt động ngân hàng của các tổ chức khác.

1.2.1.2 Đối tượng điều chỉnh của luật tài chính - ngân hàng

Đối tượng điều chỉnh của Luật tài chính

Đối tượng điều chỉnh của Luật tài chính là các quan hệ xã hội phát sinh trong quátrình tạo lập, phân phối, sử dụng các nguồn vốn tiền tệ, gồm các nhóm quan hệ sauđây:

- Nhóm các quan hệ tài chính trong lĩnh vực tài chính nhà nước Ví dụ: quan hệ phátsinh trong quá trình thu ngân sách nhà nước

- Nhóm các quan hệ phát sinh trong lĩnh vực tài chính doanh nghiệp Ví dụ: quan hệphát sinh trong quá trình hình thành nguồn vốn của doanh nghiệp

- Nhóm các quan hệ phát sinh trong khu vực tài chính Ví dụ: quan hệ cấp tín dụngcủa tổ chức tín dụng

- Nhóm các quan hệ phát sinh trong quá trình tạo lập, phân phối, sử dụng các quỹtiền tệ của cá nhân, hộ gia đình Ví dụ: quan hệ phát sinh trong việc tạo nguồn thunhập của cá nhân, hộ gia đình

- Nhóm các quan hệ phát sinh trong việc tạo lập, phân phối và sử dụng các quỹ tiền

tệ của các tổ chức xã hội Ví dụ: quan hệ phát sinh trong việc tạo lập quỹ hoạtđộng của tổ chức như sự đóng góp của các hội viên

Đối tượng điều chỉnh của Luật ngân hàng

a Căn cứ vào tính chất quan hệ xã hội do luật ngân hàng điều chỉnh và phương thứctác động của pháp luật:

- Các quan hệ quản lý nhà nước về ngân hàng là các quan hệ xã hội phát sinh trongquá trình nhà nước thực hiện hoạt động quản lý nhà nước đối với các hoạt độngngân hàng Ví dụ: quan hệ cấp, thu hồi giấy phép hoạt động ngân hàng;

- Các quan hệ tổ chức và kinh doanh ngân hàng là các quan hệ xã hội phát sinhtrong quá trình tổ chức, thực hiện hoạt động kinh doanh ngân hàng của các tổ chứctín dụng và hoạt động ngân hàng của các tổ chức khác

Trang 11

b Căn cứ vào nội dung điều chỉnh, đối tượng điều chỉnh của luật ngân hàng gồm cácnhóm quan hệ xã hội sau:

- Quan hệ tổ chức và hoạt động của Ngân hàng Nhà nước;

- Quan hệ tổ chức và hoạt động của các tổ chức tín dụng;

- Quan hệ kinh doanh ngân hàng của các tổ chức không phải là tổ chức tín dụngnhưng được nhà nước cho phép thực hiện một số hoạt động kinh doanh ngân hàng

1.2.1.3 Phương pháp điều chỉnh của luật tài chính - ngân hàng

Phương pháp mệnh lệnh, quyền uy

Phương pháp bình đẳng, thoả thuận

1.2.1.4 Nguồn của luật tài chính - ngân hàng

Nguồn của luật tài chính - ngân hàng là những văn bản quy phạm pháp luật do các

cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành hoặc phê chuẩn theo những hình thức,trình tự, thủ tục luật định có chứa đựng các qui phạm pháp luật ngân hàng Ngoài ra,các bên quan hệ tham gia quan hệ pháp luật ngân hàng có thể thoả thuận áp dụngcác tập quán thương mại1 nếu tập quán đó không trái với pháp luật quốc gia

1 Một số tập quán thương mại quốc tế trong lĩnh vực ngân hàng như:

- Thanh toán bằng tín dụng chứng từ thì có Bộ quy tắc và thực hành thống nhất về tín dụng chứng từ (Uniform Customs and Practice for Documentary Credits – UCP) ban hành 1933, được sửa đổi vào các năm

1951, 1962, 1974, 1983 Từ ngày 01/01/1994 Phòng Thương mại quốc tế (International Chamber of

Commerce – ICC) xuất bản số 500; và từ ngày 01/01/2007, bản những quy tắc và thực hành thống nhất về tín dụng chứng từ của ICC xuất bản số 600 có hiệu lực áp dụng.

- Thanh toán nhờ thu ICC ban hành “Các quy tắc thống nhất về phương thức nhờ thu” ( Uniform Rules for Collections – URC) số xuất bản 522 có hiệu lực từ ngày 01/01/1996

- Lĩnh vực bảo lãnh ngân hàng và bảo lãnh thực hiện hợp đồng có “Các quy tắc thống nhất về bảo lãnh hợp đồng” của ICC xuất bản số 325 có hiệu lực 01/01/1979 và “Bộ quy tắc thống nhất đối với bảo lãnh trả tiền ngay” (Uinform Rules for Demand Guarantees – URDG) năm 1992 của ICC xuất bản số 458 có hiệu lực từ ngày 01/01/1003

- Năm 2010, ICC xuất bản Bộ quy tắc thống nhất đối với bảo lãnh trả tiền ngay, số xuất bản 758 (Uniform Rules for Demand Guarantees – URDG 758) là bản sửa đổi đầu tiên sau 18 năm kể từ ngày bản gốc URDG 458

có hiệu lực thi hành.

- Trong phương thức thanh toán ủy quyền chi (chuyển tiền) Ủy ban Liên hợp quốc về luật thương mại quốc

tế (United Nations Commission on International Trade Law – UNCITRAL) đã soạn thảo và thông qua ngày

Trang 12

1.2.2 Quan hệ pháp luật tài chính - ngân hàng

- Quan hệ pháp luật tài chính công (luật ngân sách nhà nước) là những quan hệphân phối dưới hình thái giá trị, phát sinh trong quá trình hoạt động ngân sách nhànước, được các quy phạm pháp luật điều chỉnh nhằm tạo ra các quyền và nghĩa vụpháp lý cho các chủ thể thực hiện khi tham gia vào hoạt động ngân sách nhà nước

- Quan hệ pháp luật ngân hàng là những quan hệ xã hội phát sinh trong lĩnh vựcquản lý nhà nước về tiền tệ và ngân hàng, trong quá trình tổ chức và hoạt độngkinh doanh của các tổ chức tín dụng, trong quá trình hoạt động ngân hàng của các

tổ chức khác được các quy phạm pháp luật ngân hàng điều chỉnh

1.2.2.1 Chủ thể quan hệ pháp luật tài chính - ngân hàng

a Chủ thể tham gia quan hệ pháp luật tài chính công (luật ngân sách nhà nước)

- Nhà nước: Trong các quan hệ của pháp luật NSNN thì nhà nước luôn luôn là mộtbên chủ thể của quan hệ pháp luật NSNN Nhà nước tham gia vào các quan hệpháp luật NSNN thông qua các cơ quan nhà nước có thẩm quyền

- Các cơ quan nhà nước

- Các tổ chức kinh tế Việt Nam và nước ngoài

- Các tổ chức phi kinh doanh

- Công dân Việt Nam

- Người nước ngoài

b Chủ thể tham gia quan hệ pháp luật ngân hàng là các cơ quan nhà nước, cá nhân,

tổ chức tham gia quan hệ pháp luật ngân hàng, có được những quyền và nghĩa vụpháp lý trên cơ sở các quy phạm pháp luật hoặc tự do thiết lập dưới hình thức thỏathuận, gồm có:

- Nhà nước là chủ thể đặc biệt của quan hệ pháp luật ngân hàng

- Ngân hàng nhà nước Việt Nam và các bộ, cơ quan ngang bộ

- Các TCTD Việt Nam và nước ngoài

14/05/1992 Luật mẫu UNCITRAL về chuyển tiền thế giới (ủy quyền chi)

Trang 13

- Các doanh nghiệp, tổ chức kinh tế khác

- Hộ gia đình, cá nhân Việt Nam

- Các tổ chức, cá nhân nước ngoài

1.2.2.2 Khách thể quan hệ pháp luật tài chính - ngân hàng

- Khách thể quan hệ pháp luật tài chính công (luật NSNN) là tiền và các giấy tờ cógiá trị có thể chuyển đổi thành tiền, nhằm thỏa mãn các nhu cầu khác nhau củacác chủ thể tham gia vào quan hệ pháp luật NSNN

- Khách thể quan hệ pháp luật ngân hàng là dòng vốn nhằm thỏa mãn những nhucầu liên quan về vốn của các chủ thể trong xã hội

1.2.2.3 Nội dung quan hệ pháp luật tài chính - ngân hàng

- Nội dung của quan hệ pháp luật NSNN là tổng hợp các quyền và nghĩa vụ của cácchủ thể tham gia vào quan hệ pháp luật NSNN do các quy phạm pháp luật NSNNquy định hoặc thừa nhận, được đảm bảo thực hiện bởi các biện pháp cưỡng chếcủa nhà nước Các quyền và nghĩa vụ này đều trực tiếp hoặc gián tiếp liên quanđến việc hình thành, phân phối và sử dụng quỹ NSNN và các quỹ tiền tệ khác củanhà nước

- Nội dung quan hệ pháp luật ngân hàng là tổng hợp các quyền và nghĩa vụ pháp lý

mà nhà nước quy định hoặc thừa nhận cho các chủ thể khi tham gia quan hệ phápluật ngân hàng

TÓM TẮT

Trong bài học này, người học được củng cố kiến thức về những vấn đề sau đây:

- Khái quát về tài chính, hệ thống tài chính

- Khái niệm về luật tài chính – ngân hàng là tổng hợp hai phạm vi nghiên cứu là luật tài chính công hay còn gọi là luật ngân sách nhà nước và luật ngân hàng

- Nắm được những nội dung tổng quan của luật ngân sách nhà nước và luật ngân hàng thông qua các phạm trù là đối tượng điều chỉnh, phương pháp điều chỉnh và quan hệ pháp luật

Trang 14

CÂU HỎI ÔN TẬP

Câu 1: Trình bày khái niệm tài chính, vai trò của tài chính? Câu 2: Hệ thống tài chính là gì?

Câu 3: Trình bày khái niệm về luật tài chính – ngân hàng Câu 4: Phân tích quan hệ pháp luật ngân sách nhà nước Câu 5: Phân tích quan hệ pháp luật ngân hàng

Trang 15

BÀI 2: ĐỊA VỊ PHÁP LÝ

CỦA NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC VIỆT NAM

Trong chương này, người học được cung cấp những kiến thức:

- Vị trí pháp lý của NHNN Việt Nam trong Bộ máy nhà nước

- Nhiệm vụ, quyền hạn của NHNN Việt Nam

- Cơ cấu, tổ chức điều hành của NHNN Việt Nam

- Hoạt động của NHNN Việt Nam

2.1 KHÁI NIỆM, CHỨC NĂNG, NHIỆM VỤ, QUYỀN

HẠN CỦA NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC VIỆT NAM

2.1.1 Khái niệm Ngân hàng Nhà nước Việt Nam

2.1.1.1 Sự ra đời và phát triển của ngân hàng trung ương

(Central Bank)

Hệ thống ngân hàng các nước đã hình thành từ trước thế kỷ 16, nhưng ngân hàngtrung ương (NHTW) chỉ mới ra đời từ cuối thế kỷ 19, được hình thành từ 2 con đường:

Thứ nhất, do sự cạnh tranh phát hành tiền giữa các ngân hàng, kết hợp sự can

thiệp của nhà nước Từ khi ra đời cho đến thế kỷ 19 hệ thống ngân hàng của các nước

Trang 16

chỉ có ngân hàng thương mại vừa thực hiện chức năng kinh doanh vừa được phép pháthành tiền, từ đó dẫn đến sự bất ổn trong lưu thông tiền tệ và nhà nước buộc phải canthiệp vào hoạt động phát hành tiền của các ngân hàng Cuối cùng nhà nước chỉ chophép một ngân hàng thương mại lớn nhất độc quyền phát hành tiền.

Đến cuối thế kỷ 19, hầu hết các nước châu Âu và một số nước châu Á, châu Phi đãhình thành ngân hàng phát hành tiền với quyền lực và sự ưu tiên đặc biệt từ Chínhphủ Tất cả các ngân hàng này từng bước thực hiện chức năng của ngân hàng trungương: phát hành và kiểm soát lưu thông tiền tệ, là ngân hàng của các ngân hàngthương mại khác và là ngân hàng của Chính phủ

Đầu thế kỷ 20 là giai đoạn hoàn thiện NHTW về tổ chức và các chức năng Trướchết là sự tách rời chức năng độc quyền phát hành tiền ra khỏi chức năng kinh doanhtiền tệ Sau đó, NHTW chỉ quan hệ trực tiếp với các ngân hàng chuyên doanh trunggian, với Chính phủ và ngân hàng nước ngoài, thông qua các hoạt động tín dụng, quản

lý dự trữ tiền, thanh toán và điều hòa vốn khả dụng cho toàn hệ thống ngân hàng.Trước Chiến tranh thế giới lần 2, phần lớn các NHTW vẫn là ngân hàng của tư nhânhoặc cổ phần, nhưng sau chiến tranh thế giới lần 2 thì NHTW được quốc hữu hóa

Ví dụ: Năm 1800, Chính phủ Pháp giới hạn quyền phát hành tiền trong phạm vimười ngân hàng tư nhân lớn nhất nhằm kiểm soát việc cung ứng tiền Trong đó ngânhàng Pháp (BDF: Banque de France) là ngân hàng được đại diện cho Chính phủ về giaodịch và thanh toán tài chính trong và ngoài nước Đến năm 1946, lượng tiền do chínngân hàng còn lại phát hành tạo ra việc cung ứng tiền qua lớn nên Chính phủ Phápquyết định giới hạn quyền phát hành tiền độc nhất cho BDF

Vào thời điểm thành lập Ngân hàng Đức năm 1875 có ba mươi ba ngân hàng tưnhân cùng được quyền phát hành tiền Nhưng Ngân hàng Đức với tiền thân là ngânhàng Prussia với một phần vốn của nhà nước và phần lớn là của tư nhân, được coi làngân hàng quốc gia Chính phủ chỉ định Hội đồng thống nhất và chi phối hoạt động.Ngân hàng Nhật Bản (BOJ: Bank of Japan) được thành lập năm 1882 là một công ty

cổ phần Đến năm 1895, Ngân hàng Nhật Bản được độc quyền phát hành đồng Yêntrong toàn quốc và trở thành Ngân hàng quốc gia với Hội đồng Thống đốc và bốn giámđốc điều hành do Chính phủ chỉ định

Trang 17

Thứ hai, do yêu cầu của cơ chế quản lý nền kinh tế thị trường, nhà nước quyết

định thành lập NHTW Ở nhiều quốc gia đã thành lập NHTW ở đầu thế kỷ 20 khác vớiNHTW ở các nước châu Âu NHTW mới thành lập ngay lập tức đã mang đầy đủ chứcnăng vốn có của nó

Vào những năm cuối thế kỷ 20 đã có hàng chục NHTW được ra đời trên cơ sở tách

hệ thống ngân hàng một cấp thành ngân hàng hai cấp Đó là giai đoạn các nướcchuyển từ cơ chế kế hoạch hóa tập trung, sang cơ chế thị trường

Ví dụ: NHTW của Mỹ gọi là Cục dự trữ liên bang (FED - Federal Reserve System),

được Quốc hội lập ra vào năm 1913 và có hệ thống bao gồm nhiều chi nhánh của Cụcnằm rải rác khắp nước Mỹ

Định nghĩa Ngân hàng trung ương

Trước năm 1945, NHTW được định nghĩa theo các chức năng của nó:

- NHTW là một tổ chức công quyền được thành lập theo pháp luật;

- NHTW là một định chế công độc quyền phát hành tiền giấy, là ngân hàng của cácngân hàng và là ngân hàng của Chính phủ;

- NHTW là một định chế quản lý nhà nước về tiền tệ, tín dụng, nằm trong bộ máyquyền lực quốc gia

NHTW là một định chế quản lý nhà nước về tiền tệ, tín dụng và ngân hàng, độc quyền phát hành tiền tệ, là ngân hàng của các ngân hàng, thực hiện chức năng tổ chức điều hòa lưu thông tiền tệ trong phạm vi cả nước nhằm ổn định giá trị đồng tiền.

Căn cứ vào mối quan hệ với Chính phủ, NHTW ở các quốc gia trên thế giới tồn tạidưới hai dạng chính:

Trang 18

- NHTW độc lập với Chính phủ là NHTW không nằm trong cơ cấu bộ máy và chịu sựlãnh đạo, điều hành của Chính phủ Ví dụ: Hoa Kỳ, Đức, một số nước thuộc Cộngđồng châu Âu;

- NHTW trực thuộc Chính phủ là NHTW nằm trong cơ cấu bộ máy và chịu sự lãnhđạo, điều hành của Chính phủ Ví dụ: Việt Nam, Trung Quốc

2.1.1.2 Lược sử ra đời Ngân hàng Nhà nước Việt Nam

- Ngày 06/05/1951, Chủ tịch nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà ký Sắc lệnh số 15/SLthành lập Ngân hàng Quốc gia Việt Nam (National Bank of Viet Nam – NBV)

- 01/1960 đổi tên thành Ngân hàng Nhà nước Việt Nam cho đến nay ( State Bank ofViet Nam – SBV)

- Tháng 5/1990: Hội đồng Nhà nước thông qua và công bố hai Pháp lệnh về ngânhàng (Pháp lệnh Ngân hàng Nhà nước Việt Nam và Pháp lệnh ngân hàng, hợp tác

xã tín dụng và công ty tài chính) Sự ra đời của hai Pháp lệnh Ngân hàng đã chínhthức chuyển cơ chế hoạt động của hệ thống Ngân hàng Việt Nam từ một cấp sanghai cấp, trong đó Ngân hàng Nhà nước thực hiện chức năng quản lý nhà nước vềhoạt động kinh doanh tiền tệ, ngân hàng và thực thi nhiệm vụ của một Ngân hàngtrung ương; các ngân hàng thương mại và tổ chức tín dụng kinh doanh tiền tệ, tíndụng, thanh toán, ngoại hối và dịch vụ ngân hàng trong khuôn khổ pháp luật

- Tháng 10/1993, quan hệ hợp tác giữa Việt nam và cộng đồng tài chính quốc tế(Quỹ Tiền tệ quốc tế, Ngân hàng Thế giới, Ngân hàng Phát triển Châu Á) được táilập và khơi thông

- Ngày 2/12/1997, Luật Ngân hàng Nhà nước Việt Nam và Luật Các tổ chức tín dụngđược Quốc hội khóa X chính thức thông qua và có hiệu lực thi hành từ ngày1/10/1998

- Ngày 16/6/2010 Luật Ngân hàng Nhà nước Việt Nam và Luật các tổ chức tín dụngđược Quốc hội khóa XII chính thức thông qua và có hiệu lực thi hành từ ngày01/01/2011

Tại Điều 2 Luật NHNN VN 2010, vị trí pháp lý của NHNN VN như sau: Ngân hàng

Nhà nước Việt Nam (sau đây gọi là Ngân hàng Nhà nước) là cơ quan ngang

bộ của Chính phủ, là ngân hàng trung ương của nước Cộng hòa xã hội chủ

Trang 19

nghĩa Việt Nam Ngân hàng Nhà nước là pháp nhân, có vốn pháp định thuộc sở hữu nhà nước.

Theo đó, NHNN Việt Nam có những đặc điểm sau:

- NHNN là cơ quan quản lý nhà nước trong lĩnh vực tiền tệ và hoạt động ngân hàng;

- NHNN là NHTW của nước Việt Nam: ngân hàng độc quyền phát hành tiền, ngânhàng của các tổ chức tín dụng và là ngân hàng làm dịch vụ tiền tệ cho Chính phủ

- NHNN có tư cách pháp nhân, có vốn pháp định do ngân sách nhà nước cấp

- Hoạt động vì lợi ích chung của quốc gia là một trong những dấu hiệu thể hiện tínhcông quyền của NHTW Đây cũng là tiêu chí để phân biệt hoạt động của NHNN vớihoạt động ngân hàng của các định chế tài chính – tín dụng khác trong nền kinh tế

2.1.2 Chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn của NHNN VN

2.1.2.1 Chức năng của NHNN VN

Theo Khoản 3 Điều 2 Luật NHNN 2010: NHNN thực hiện chức năng quản lý nhànước về tiền tệ, hoạt động ngân hàng và ngoại hối (sau đây gọi là tiền tệ và ngânhàng); thực hiện chức năng của ngân hàng trung ương về phát hành tiền, ngân hàngcủa các tổ chức tín dụng và cung ứng dịch vụ tiền tệ cho Chính phủ

a Chức năng quản lý nhà nước về tiền tệ và hoạt động ngân hàng, điều tiết

vĩ mô nền kinh tế

- Tham gia xây dựng chiến lược và kế hoạch phát triển kinh tế – xã hội của NN;

- Xây dựng dự án chính sách tiền tệ quốc gia trình Chính phủ

Một số khái niệm về chính sách tiền tệ quốc gia (Monetary Policy)

- Chính sách tiền tệ là một trong các chính sách vĩ mô, trong đó NHTW thông quacác công cụ của mình thực hiện việc kiểm soát và điều tiết khối lượng tiền cungứng nhằm tác động tới các mục tiêu cơ bản của nền kinh tế trên cơ sở đó đạt đượcnhững mục tiêu cuối cùng của mình là công ăn việc làm cao, tăng trưởng kinh tế,

ổn định giá cả, ổn định lãi suất, ổn định thị trường tài chính và ổn định tỷ giá hốiđoái (Theo F.S Miskin trong tác phẩm “ Tiền tệ, ngân hàng và thị trường tàichính”)

Trang 20

- Chính sách tiền tệ là một trong các chính sách kinh tế vĩ mô, mà NHTW thông quacác công cụ của mình thực hiện việc kiểm soát và điều tiết khối lượng tiền cungứng nhằm đạt được mục tiêu kinh tế – xã hội của đất nước trong một thời kỳ nhấtđịnh (Giáo trình Lý thuyết tiền tệ – Học viện tài chính).

- Theo Điều 3 Luật NHNN 2010: chính sách tiền tệ quốc gia là các quyết định về tiền

tệ ở tầm quốc gia của cơ quan nhà nước có thẩm quyền, bao gồm quyết định mụctiêu ổn định giá trị đồng tiền biểu hiện bằng chỉ tiêu lạm phát, quyết định sử dụngcác công cụ và biện pháp để thực hiện mục tiêu đề ra

Chính sách tiền tệ có thể được điều hành theo 1 trong 2 hướng sau:

- Chính sách tiền tệ mở rộng (Easy Monetary Policy): cung ứng thêm tiền cho nềnkinh tế, nhằm khuyến khích đầu tư, mở rộng sản xuất, tạo công ăn việc làm;

- Chính sách tiền tệ thắt chặt (Tight Monetary Policy): việc giảm cung ứng tiền chonền kinh tế, nhằm hạn chế đầu tư, kìm hãm sự phát triển quá nóng của nền kinh tếtức là kiềm chế lạm phát

Lạm phát

Lạm phát là hiện tượng kinh tế, trong đó giấy bạc lưu thông vượt quá nhu cầu cần thiết, làm cho chúng bị mất giá, dẫn đến giá cả của hầu hết các hàng hóa trong lưu thông không ngừng tăng lên.

Nguyên nhân của lạm phát:

Lạm phát do nhu cầu tiền tăng – cầu kéo: các hiện tượng kinh tế làm tăng tổng cầutiền, dẫn đến tăng tổng cung tiền, do những nguyên nhân:

- Tăng cầu tiền do thâm hụt ngân sách buộc Chính phủ phải phát hành thêm tiền;

- Tăng cầu tiền bắt nguồn từ nhu cầu về hàng hóa: do tổng cung của một số hànghóa chủ yếu hoặc đại bộ phận hàng hóa trên thị trường không thay đổi (hoặcgiảm), trong khi đó nhu cầu về những hàng hóa này lại tăng lên làm giá cả sẽ tănglên, mặc dù giá cả tăng, nhưng dân cư không thể ngừng tiêu dùng, họ bắt buộcphải tăng cung tiền để đảm bảo nhu cầu của mình, đã dẫn đến tăng cầu tiền, do đóbuộc phải tăng cung tiền

Lạm phát do chi phí tăng (lạm phát chi phí đẩy): chi phí tăng lên dẫn đến mức cung

Trang 21

tiền vượt quá nhu cầu, những nguyên nhân dẫn đến lạm phát chi phí đẩy:

- Tăng lương vượt quá tăng năng suất lao động;

- Đầu tư cơ bản kém hiệu quả: những khoản đẩu tư lớn nhưng bị thất thoát, lãngphí hoặc công trình không phát huy tác dụng dẫn đến một bộ phần tiền tạm thời

Các loại lạm phát:

- Lạm phát vừa phải: tại thời điểm xảy ra, giá cả hàng hóa so với trước không cao và

tốc độ tăng chậm, tỷ lệ lạm phát đo được dưới 10%, lạm phát ở mức “1 con số” nênkhông ảnh hưởng nhiều đến sự phát triển kinh tế – xã hội

- Lạm phát phi mã: tại thời điểm xảy ra giá cả hàng hóa tăng cao với tốc độ nhanh

so với trước, tỷ lệ lạm phát ở mức 2 hoặc 3 con số nên gây ảnh hưởng xấu đến sựphát triển kinh tế – xã hội

- Siêu lạm phát: giá cả của tất cả các hàng hóa tăng cao gấp nhiều lần lạm phát phi

mã, có tốc độ tăng rất nhanh, liên tục và không thể kiềm chế được, ảnh hưởng xấuđến sự phát triển kinh tế – xã hội, phá vỡ hầu hết các quan hệ kinh tế quốc dân

Những biện pháp chống lại lạm phát:

- Ngừng phát hành tiền vào lưu thông: không cho tiền tăng thêm trong lưu thông;

Trang 22

- Tăng lãi suất tiền gửi, đặc biệt là tiền gửi tiết kiệm: hút tiền mặt của dân cư vàdoanh nghiệp;

- Cắt giảm, hoãn chi những khoản chưa cấp bách từ ngân sách nhà nước;

- Bán ngoại tệ và vàng, để thu bớt tiền mặt từ lưu thông vào ngân hàng;

- Giảm thuế nhập khẩu, khuyến khích tự do mậu dịch, nhằm tăng quỹ hàng hóa tiêudùng, góp phần cân đối tiền hàng;

- Vay và xin viện trợ nước ngoài;

- Xây dựng các dự án luật, pháp lệnh và các dự án khác về tiền tệ và hoạt động ngânhàng; ban hành các văn bản quy phạm pháp luật về tiền tệ và hoạt động ngânhàng;

- Cấp, thu hồi giấy phép thành lập và hoạt động của các tổ chức tín dụng;

- Kiểm tra, thanh tra hoạt động ngân hàng, kiểm soát tín dụng, xử lý các vi phạmpháp luật trong lĩnh vực tiền tệ và hoạt động ngân hàng theo thẩm quyền;

- Quản lý việc vay, trả nợ nước ngoài của các doanh nghiệp theo quy định của Chínhphủ,

b Chức năng NHTW:

- Độc quyền phát hành tiền;

- Cung ứng các dịch vụ tài chính, tiền tệ cho Chính phủ;

- Cung ứng các dịch vụ tài chính, tiền tệ cho các TCTD

2.1.2.2 Nhiệm vụ và quyền hạn của NHNN VN

Nhiệm vụ và quyền hạn của NHNN VN được quy định tại Điều 4 Luật NHNN 2010,

có thể tạm thời chia các nhiệm vụ và quyền hạn này thành các nhóm sau:

- Nhóm 1: Các nhiệm vụ và quyền hạn của NHNN VN trong lĩnh vực quản lý nhànước về tiền tệ và hoạt động ngân hàng;

- Nhóm 2: Nhóm các nhiệm vụ và quyền hạn của NHNN VN trong việc thực hiện chứcnăng ngân hàng trung ương

Trang 23

2.2 CƠ CẤU TỔ CHỨC, LÃNH ĐẠO VÀ ĐIỀU HÀNH

NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC VIỆT NAM

2.2.1 Cơ cấu tổ chức NHNN VN

NHNN VN được tổ chức thành hệ thống tập trung, thống nhất gồm bộ máy điềuhành và hoạt động nghiệp vụ tại trụ sở chính, các chi nhánh ở các tỉnh, thành phố trựcthuộc trung ương, các văn phòng đại diện ở trong nước, ở ngoài nước và các đơn vịtrực thuộc

Trụ sở chính: Được đặt tại Hà Nội

Các chi nhánh: Chi nhánh là đơn vị phụ thuộc của NHNN, chịu sự lãnh đạo và điềuhành tập trung, thống nhất của Thống đốc và không có tư cách pháp nhân Chi nhánhNHNN thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn theo ủy quyền của Thống đốc

Văn phòng đại diện trong và ngoài nước: Văn phòng đại diện là đơn vị phụ thuộccủa NHNN, có nhiệm vụ đại diện theo sự uỷ quyền của Thống đốc Văn phòng đại diệnkhông được tiến hành hoạt động nghiệp vụ ngân hàng

Các đơn vị trực thuộc NHNN gồm có các đơn vị hành chính sự nghiệp (cơ sở đàotạo, nghiên cứu khoa học, cung ứng dịch vị tin học, thông tin và báo chí chuyên ngànhNH); các doanh nghiệp thành lập theo quyết định của Thủ tướng Chính phủ để cungcấp sản phẩm chuyên dùng phục vụ hoạt động ngân hàng

2.2.2 Cơ chế lãnh đạo và điều hành NHNN VN

Thống đốc NHNN là thành viên Chính phủ, là người đứng đầu và lãnh đạo NHNN,chịu trách nhiệm trước Thủ tướng Chính phủ, trước Quốc hội về quản lý nhà nướctrong lĩnh vực tiền tệ và ngân hàng

Thống đốc NHNN có nhiệm vụ, quyền hạn như sau:

- Tổ chức và chỉ đạo thực hiện chính sách tiền tệ quốc gia theo thẩm quyền;

- Tổ chức và chỉ đạo thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của NHNN theo quy định củapháp luật;

- Đại diện pháp nhân của NHNN

Trang 24

Hội đồng tư vấn chính sách tiền tệ quốc gia (không trực thuộc NHNN Việt Nam).Chính phủ thành lập Hội đồng tư vấn chính sách tài chính, tiền tệ Quốc gia để tư vấncho Chính phủ và Thủ tướng Chính phủ trong việc hoạch định và quyết định những vấn

đề quan trọng về chủ trương, chính sách tài chính, tiền tệ thuộc nhiệm vụ, quyền hạncủa Chính phủ và Thủ tướng Chính phủ

Hội đồng tư vấn chính sách tiền tệ quốc gia gồm: Chủ tịch là một Phó Thủ tướngChính phủ, Ủy viên thường trực là Thống đốc Ngân hàng Nhà nước, các ủy viên khác làđại diện Bộ Tài chính, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, các bộ, ngành hữu quan khác và cácchuyên gia về lĩnh vực ngân hàng

SƠ ĐỒ CƠ CẤU TỔ CHỨC NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC VIỆT NAM

Trang 25

2.3 CHẾ ĐỘ PHÁP LÝ VỀ HOẠT ĐỘNG CỦA NHNN

VIỆT NAM

2.3.1 Thực hiện chính sách tiền tệ quốc gia

Mục đích của việc thực hiện chính sách tiền tệ quốc gia là ổn định giá trị đồng tiền.Bởi vì khi và chỉ khi thực hiện được việc ổn định giá trị đồng tiền, nhà nước mới có thểkiềm chế được tình hình lạm phát của nền kinh tế, mới tạo điều kiện cho nền kinh tếphát triển

NHNN thực hiện chính sách tiền tệ quốc gia thông qua những công cụ (MonetaryPolicy Instruments) sau: tái cấp vốn, lãi suất, tỷ giá hối đoái, dự trữ bắt buộc, nghiệp

vụ thị trường mở và các công cụ, biện pháp khác theo quy định của Chính phủ

Tái cấp vốn (Refinancing) là hình thức cấp tín dụng của NHNN nhằm cung ứng

vốn ngắn hạn và phương tiện thanh toán cho tổ chức tín dụng, bằng các hình thứcsau:

- Cho vay có bảo đảm bằng cầm cố giấy tờ có giá;

- Chiết khấu giấy tờ có giá;

- Các hình thức tái cấp vốn khác

Cho vay có bảo đảm bằng cầm cố giấy tờ có giá (sau đây gọi tắt là cho vay

cầm cố) là hình thức cho vay của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam đối với các tổ chứctín dụng trên cơ sở cầm cố giấy tờ có giá thuộc sở hữu của tổ chức tín dụng để đảmbảo nghĩa vụ trả nợ

- Cầm cố giấy tờ có giá là việc Ngân hàng Nhà nước nắm giữ bản gốc giấy tờ có giáhoặc yêu cầu tổ chức tín dụng chuyển khoản giấy tờ có giá vào tài khoản của Ngânhàng Nhà nước mở tại Trung tâm lưu ký chứng khoán Việt Nam để đảm bảo thựchiện nghĩa vụ trả nợ cho một hay nhiều khoản vay cầm cố của tổ chức tín dụng tạiNgân hàng Nhà nước

- Đối tượng được vay cầm cố tại NHNN: ngân hàng, tổ chức tín dụng phi ngân hàng,quỹ tín dụng nhân dân trung ương và chi nhánh ngân hàng nước ngoài

- Tiêu chuẩn giấy tờ có giá được cầm cố:

Trang 26

• Được phép chuyển nhượng;

• Thuộc sở hữu hợp pháp của tổ chức tín dụng đề nghị vay;

• Có thời hạn còn lại tối thiểu bằng thời gian vay;

• Không phải là giấy tờ có giá do tổ chức tín dụng đề nghị vay phát hành

Thời hạn còn lại của giấy tờ có giá là thời gian tính từ ngày Ngân hàng Nhà nướcgiải ngân khoản vay cầm cố đối với tổ chức tín dụng đến ngày đến hạn thanh toán củagiấy tờ có giá đó

Thông tư 17/2011/TT-NHNN ngày 18/08/2011 Quy định về việc cho vay có bảo đảm bằng cầm cố giấy tờ có giá của NHNN đối với các TCTD

Chiết khấu, tái chiết khấu

Chiết khấu là một nghiệp vụ tín dụng ngắn hạn, trong đó khách hàng chuyểnnhượng các loại giấy tờ có giá chưa đáo hạn cho TCTD, để nhận một số tiền bằngmệnh giá trừ lãi suất chiết khấu và hoa hồng

Hoạt động chiết khấu giấy tờ có giá thường được biết đến với hai loại hình nghiệp

vụ có mục đích khác nhau, do hai loại chủ thể khác nhau tiến hành:

- Nghiệp vụ chiết khấu, tái chiết khấu giấy tờ có giá do NHTW thực hiện đối vớikhách hàng là TCTD

- Nghiệp vụ chiết khấu, tái chiết khấu giấy tờ có giá do TCTD thực hiện đối với kháchhàng là tổ chức, cá nhân

Ban đầu hoạt động chiết khấu của các ngân hàng là nhắm vào đối tượng là thươngphiếu do các thương nhân sở hữu, đây là hình thức tài trợ vốn cho giới thương nhân vàngày nay đối tượng chiết khấu càng đa dạng là các loại giấy tờ có giá như hối phiếu,tín phiếu, kỳ phiếu, trái phiếu, do các cá nhân, tổ chức và cả Chính phủ phát hànhđược phép lưu thông trên thị trường

Chiết khấu, tái chiết khấu tại NHNN là nghiệp vụ Ngân hàng Nhà nước mua ngắn

hạn các giấy tờ có giá còn thời hạn thanh toán, mà các giấy tờ có giá này đã được cácngân hàng giao dịch trên thị trường sơ cấp hoặc thị trường thứ cấp

Thông tư 01/2012/ TT-NHNN VN ngày 16/02/2012 quy định về việc chiết khấu giấy tờ có giá của NHNN VN đối với các TCTD, chi nhánh ngân hàng

Trang 27

nước ngoài

Thanh toán khi chiết khấu tại NHNN

Khi hết thời hạn chiết khấu (trường hợp chiết khấu có kỳ hạn), các TCTD thanh toántiền mua lại giấy tờ có giá cho NHNN và nhận lại giấy tờ có giá theo cam kết Nếu sau

01 ngày làm việc kể từ ngày hết thời hạn chiết khấu mà TCTD không thanh toán choNHNN để nhận lại giấy tờ có giá thì NHNN sẽ trích tiền gửi của TCTD tại NHNN đểthanh toán

Trường hợp tài khoản của TCTD không đủ tiền thì NHNN sẽ chuyển số tiền còn thiếucủa TCTD sang nợ quá hạn và TCTD phải chịu lãi suất quá hạn bằng 150% lãi suấtchiết khấu NHNN sẽ xem xét bán các giấy tờ có giá mà NHNN đang nắm giữ trên thịtrường tiền tệ để thu hồi số tiền còn thiếu

Lãi suất (Interest Rate): NHNN công bố lãi suất tái cấp vốn (đóng vai trò là lãi

suất cơ bản) làm cơ sở cho các TCTD ấn định lãi suất kinh doanh

Các loại lãi suất tín dụng

- Căn cứ vào mục đích quản lý vĩ mô:Lãi suất sàn và lãi suất trần: là lãi suất thấpnhất và lãi suất cao nhất do NHTW ấn định cho các NHTM, hoặc do NHTM quy địnhtrong hệ thống của nó, trong nghiệp vụ huy động vốn và cho vay; Lãi suất sàn vàlãi suất trần hình thành khung lãi suất, các NHTM xây dựng lãi suất kinh doanhtrong phạm vi của khung này; Lãi suất cơ bản là lãi suất do NHTW công bố làm cơ

sở cho các NHTM và TCTD khác ấn định lãi suất kinh doanh

- Căn cứ vào nghiệp vụ tín dụng:Lãi suất tiền gửi là lãi suất huy động vốn, dùng đểtính phải trả cho người gửi tiền; Lãi suất cho vay được áp dụng để tính lãi tiền vay

mà người đi vay phải trả cho người cho vay; Lãi suất chiết khấu là lãi suất cho vayngắn hạn của NHTM đối với khách hàng dưới hình thức chiết khấu các giấy tờ có

giá chưa đến thời hạn thanh toán; Lãi suất tái chiết khấu là lãi suất cho vay ngắn

hạn của NHTW đối với TCTD dưới hình thức tái chiết khấu các giấy tờ có giá chưađến thời hạn thanh toán ( lãi suất này được dùng để kiểm soát và điều tiết sự biếnđộng lãi suất trên thị trường.) Đối với NHTM lãi suất tái chiết khấu là lãi suất gốc để

từ đó ấn định lãi suất chiết khấu và lãi suất cho vay khác; Lãi suất thị trường liên

Trang 28

ngân hàng: là lãi suất mà các ngân hàng áp dụng khi cho nhau vay vốn trên thịtrường liên ngân hàng, được ấn định hàng ngày vào mỗi buổi sáng Nó được hìnhthành bởi quan hệ cung cầu vốn của các NHTM và TCTD khác và chịu sự chi phốibởi lãi suất tái chiết khấu.

- Căn cứ vào sự biến động của giá trị tiền tệ: Lãi suất danh nghĩa là lãi suất chưa loại

trừ tỷ lệ lạm phát; Lãi suất thực là lãi suất sau khi đã trừ đi tỷ lệ lạm phát

Các nhân tố ảnh hưởng đến lãi suất

Cung cầu tín dụng: cung tín dụng là lượng nguồn vốn được dùng để cho vay Cầutín dụng là lượng vốn mà nền kinh tế cần vay, do đó ổn định lãi suất và giảm lãi suấtdần theo xu hướng tích cực thì điều chỉnh mối tương quan cung cầu tín dụng như tănglượng tiền cung ứng, mở rộng thanh toán không dùng tiền mặt, thực hiện bảo hiểmtiền gửi, tăng vốn tự có cho các DN

Tỷ lệ lạm phát: tỷ lệ lạm phát tăng thì lãi suất tín dụng tăng để thu hút nguồn vốntiền gửi Khi tỷ lệ lạm phát giảm thì lãi suất tín dụng giảm

Tỷ suất lợi nhuận bình quân của nền kinh tế là nền tảng để xác định lãi suất tíndụng hợp lý

Chính sách kinh tế của nhà nước

Ý nghĩa của lãi suất tín dụng

Lãi suất tín dụng là công cụ điều tiết kinh tế vĩ mô

- Khi nền kinh tế lạm phát, nhà nước có thể tăng lãi suất tiền gửi để bớt rút tiền từlưu thông về làm giảm tỷ lệ lạm phát

- Thông qua lãi suất tái chiết khấu để điều chỉnh khối lượng cho vay đối với cácNHTM, điều chỉnh khối lượng tiền cung ứng vào lưu thông dẫn đến mở rộng hay thuhẹp sản xuất, tăng hay giảm công ăn việc làm

- Tăng hay giảm lãi suất tín dụng sẽ ảnh hưởng đến sự tăng, giảm số lượng ngoại tệ

- Lãi suất tín dụng còn được sử dụng để điều chỉnh cơ cấu kinh tế vùng,ngành nhằm đảm bảo sự thích ứng của sản xuất hàng hóa, dịch vụ với nhu cầu thịtrường trong nước và quốc tế

Lãi suất tín dụng là công cụ điều tiết kinh tế vi mô:

Trang 29

- Tăng hay giảm lãi suất tín dụng, đặc biệt là lãi suất cho vay làm cho các doanhnghiệp vay được ít hay nhiều vốn từ đó quyết định đến việc thu hẹp hay mở rộngsản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.

- Lãi suất tín dụng là căn cứ để các chủ thể kinh tế lựa chọn cơ hội đầu tư: doanhnghiệp chỉ kinh doanh khi tỷ suất lợi nhuận cao hơn lãi suất tín dụng Cá nhân chỉgửi tiền tiết kiệm khi lãi suất đem lại cao hơn các món đầu tư khác và cao hơn tỷ lệlạm phát Lãi suất làm thay đổi tỷ lệ giữa tích lũy và tiêu dùng của từng doanhnghiệp, cá nhân, đồng nghĩa với việc họ mở rộng hay thu hẹp đầu tư

- Chính sách tự do hóa lãi suất là chính sách mà trong đó NHTW không đưa ra nhữngkhống chế giới hạn biến động của lãi suất thị trường Mức lãi suất thị trường đượchình thành trên cơ sở quan hệ cung cầu tín dụng Mặc dù thị trường tự do quyếtđịnh lãi suất nhưng NHTW vẫn điều tiết gián tiếp thông qua việc sử dụng công cụlãi suất tái chiết khấu

- Chính sách lãi suất tín dụng của NHTM

Căn cứ vào từng loại chính sách lãi suất của NHTW để NHTM đưa ra chính sách lãisuất của mình cho phù hợp Khi chưa áp dụng cơ chế tự do hóa lãi suất NHTM đưa rachính sách lãi suất trên cơ sở lãi suất sàn, lãi suất trần, lãi suất cơ bản hoặc lãi suất táichiết khấu Đồng thời dựa vào thực lực của TCTD mình để xây dựng chính sách lãi suấthợp lý Khi thực hiện tự do hóa lãi suất thì cơ sở quan trọng cho chính sách lãi suất làlãi suất tái chiết khấu, quan hệ cung cầu vốn, chiến lược khách hàng

Chính sách lãi suất cần được xây dựng đầy đủ trên cả hai mặt:

Trang 30

- Chính sách lãi suất huy động vốn cần phân biệt theo thời hạn gửi tiền và loại tiềngửi (ngoại tệ, nội tệ, thanh toán, tiết kiệm).

- Chính sách lãi suất cho vay cũng cần phân biệt theo thời hạn, loại tiền cho vay,khoản vay trong hạn và quá hạn, khoản vay theo mức độ ưu đãi

Tỷ giá hối đoái (Foreign Exchange Rate): là tỷ lệ giữa giá trị đồng nội tệ với giá

trị của đồng tiền nước ngoài

Tỷ giá hối đoái của đồng Việt Nam được hiểu là giá của một đơn vị tiền tệ nướcngoài tính bằng đơn vị tiền tệ Việt Nam Tỷ giá hối đoái của Việt Nam hình thành trên

cơ sở cung cầu ngoại tệ trên thị trường có sự điều tiết của nhà nước NHNN VN cónhiệm vụ công bố tỷ giá hối đoái, quyết định chế độ tỷ giá, cơ chế điều hành tỷ giá.Hiện nay, tỷ giá hối đoái ở Việt Nam được quản lý theo phương thức thả nổi có sự điềutiết của nhà nước

Phương pháp biểu thị tỷ giá hối đoái

Phương pháp trực tiếp là phương pháp dùng để biểu thị một đơn vị ngoại tệ (tiềnnước ngoài) bằng bao nhiêu đơn vị nội tệ (tiền trong nước) Theo phương pháp này thìđồng ngoại tệ là đồng tiền yết giá, còn đồng tiền nội tệ là đồng tiền định giá

Phương pháp gián tiếp là một đơn vị nội tệ được biểu thị bằng một số lượng nhấtđịnh ngoại tệ Đồng nội tệ đóng vai trò là đồng tiền yết giá, còn ngoại tệ là đồng tiềnđịnh giá

Các biện pháp điều chỉnh tỷ giá hối đoái

Điều chỉnh lãi suất tái chiết khấu: khi các yếu tố khác không đổi, NHTW tăng mứclãi suất tái chiết khấu sẽ làm cho mặt bằng lãi suất thị trường cũng tăng lên, lãi suấtthị trường tăng lên sẽ là lực hút các luồng vốn ngoại tệ trên các thị trường khu vực vàquốc tế đổ về nước, dần dần làm cho đồng nội tệ sẽ lên giá và ngược lại

Can thiệp ngoại hối: NHTW là người trực tiếp tham gia hoạt động mua bán ngoại tệtrên thị trường ngoại hối để điều chỉnh quan hệ cung cầu về ngoại tệ trên thị trường,

từ đó tỷ giá hối đoái sẽ được điều chỉnh Nếu tỷ giá đồng nội tệ so với ngoại tệ giảmquá mức tỷ giá hợp lý thì biện pháp can thiệp của NHTW là tăng cường bán ngoại tệ ra

Trang 31

trên thị trường, kết quả là đồng nội tệ sẽ dần được lên giá Ngược lại nếu tỷ giá đồngnội tệ so với ngoại tệ tăng quá cao so với mức tỷ giá hợp lý thì NHTW sẽ tăng muangoại tệ để làm giảm giá đồng nội tệ.

Phá giá tiền tệ là việc nhà nước chính thức hạ thấp sức mua của đồng nội tệ so vớingoại tệ với kỳ vọng tăng tỷ giá hối đoái đồng nội tệ trong tương lai Chỉ áp dụng phágiá tiền tệ khi sức mua của đồng nội tệ bị sụt mạnh liên tục so với ngoại tệ, từ đó sẽkích thích các hoạt động xuất khẩu cùng các hoạt động kinh tế, dịch vụ đối ngoại khác

có thu ngoại tệ, đồng thời hạn chế nhập khẩu và các hoạt động dịch vụ đối ngoại khác

có chi về ngoại tệ, kết quả là góp phần cải thiện cán cân thanh toán quốc tế, làm cho

tỷ giá đồng nội tệ tăng dần lên; khuyến khích nhập khẩu vốn, kiều hối, hạn chế xuất

khẩu vốn cũng như các hoạt động chuyển ngoại tệ ra nước ngoài.

Nâng giá tiền tệ là nâng giá đồng nội tệ so với ngoại tệ có một tỷ giá mới cao hơnkhi nền kinh tế phát triển quá nóng, muốn làm dịu để tăng cường chuyển vốn đầu tư

ra nước ngoài kiếm lời

Dự trữ bắt buộc (Reserve Requiremnets) là số tiền mà các TCTD phải gửi tại

NHNN để thực hiện chính sách tiền tệ quốc gia NHNN quy định tỷ lệ dự trữ bắt buộcđối với từng loại hình TCTD và từng loại tiền gửi tại mỗi TCTD, trong phạm vi từ 0%đến 20%

Nghiệp vụ thị trường mở (The Open Market Operations) được NHNN thực

hiện thông qua việc mua, bán giấy tờ có giá đối với TCTD như tín phiếu kho bạc, chứngchỉ tiền gửi, tín phiếu NHNN và các loại giấy tờ có giá khác Đây là công cụ hữu hiệuthực hiện chính sách tiền tệ quốc gia, bởi lẽ nó mang lại khả năng thu hút hoặc bơmtiền vào lưu thông tức thì tương ứng với lượng giấy tờ có giá được mua vào hay bán ra.Các hoạt động trên thị trường mở của NHNN thường gặp là đấu thầu, mua bán, bán vàcam kết mua lại giấy tờ có giá

Trang 32

Bên cạnh hoạt động phát hành tiền, NHNN còn có trách nhiệm trong các vấn đềkhác liên quan đến hoạt động phát hành tiền như:

- In, đúc, bảo quản, vận chuyển, phát hành, tiêu huỷ tiền Ngân hàng Nhà nước thiết

kế mệnh giá, kích thước, trọng lượng, hình vẽ, hoa văn và các đặc điểm khác củatiền giấy, tiền kim loại trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Sau đó, Ngân hàngNhà nước tổ chức thực hiện việc in, đúc, bảo quản, vận chuyển, phát hành, tiêu huỷtiền

- Xử lý tiền rách nát, hư hỏng: NHNN quy định tiêu chuẩn phân loại tiền rách nát, hưhỏng; đổi, thu hồi các loại tiền rách nát, hư hỏng do quá trình lưu thông; không đổinhững đồng tiền rách nát, hư hỏng do hành vi phá hoại

- Thu hồi, thay thế tiền: Ngân hàng Nhà nước thu hồi và rút khỏi lưu thông các loạitiền không còn thích hợp và phát hành các loại tiền khác thay thế Các loại tiền thuhồi được đổi lấy các loại tiền khác với giá trị tương đương trong thời hạn do Ngânhàng Nhà nước quy định Sau thời hạn thu đổi, các loại tiền thu hồi không còn giátrị lưu hành

2.3.3 Hoạt động tín dụng

Hoạt động tín dụng của NHNN được thực hiện dưới các hình thức sau:

Cho vay: NHNN cho các TCTD vay ngắn hạn thông qua việc cho vay có bảo đảm

bằng cầm cố giấy tờ có giá - một trong những hình thức tái cấp vốn

Những trường hợp đặc biệt mà NHNN cho các TCTD vay:

- Tổ chức tín dụng lâm vào tình trạng mất khả năng chi trả, đe doạ sự ổn định của hệthống các tổ chức tín dụng;

- Tổ chức tín dụng có nguy cơ mất khả năng chi trả do sự cố nghiêm trọng khác

Bảo lãnh: NHNN chỉ đứng ra bảo lãnh cho TCTD vay vốn nước ngoài theo chỉ định

của Thủ tướng Chính phủ

Tạm ứng cho ngân sách nhà nước: NHNN tạm ứng cho ngân sách trung ương để

xử lý thiếu hụt tạm thời quỹ ngân sách nhà nước theo quyết định của Thủ tướng Chínhphủ Khoản tạm ứng này phải được hoàn trả trong năm ngân sách, trừ trường hợp đặcbiệt do Uỷ ban thường vụ Quốc hội quyết định

Trang 33

2.3.4 H oạt động mở tài khoản và cung ứng dịch vụ thanh toán

- Mở tài khoản và thực hiện giao dịch trên tài khoản: NHNN được mở tài khoản vàthực hiện giao dịch trên tài khoản ở ngân hàng nước ngoài, tổ chức tiền tệ quốc tế,ngân hàng quốc tế; NHNN mở tài khoản, quản lý tài khoản và thực hiện giao dịchcho TCTD trong nước, kho bạc Nhà nước, các ngân hàng nước ngoài và tổ chức tiền

tệ, ngân hàng quốc tế

- Tổ chức hệ thống thanh toán liên ngân hàng

- Làm dịch vụ ngân quỹ thông qua việc thu, chi tiền cho chủ tài khoản, vận chuyển,kiểm đếm, phân loại và xử lý tiền trong lưu thông

- Làm đại lý cho kho bạc nhà nước trong việc tổ chức đấu thầu, phát hành, lưu ký vàthanh toán tín phiếu kho bạc, trái phiếu kho bạc

2.3.5 Quản lý nhà nước về ngoại hối và hoạt động ngoại

hối

Ngoại hốI là tiền, vàng tiêu chuẩn quốc tế, các giấy tờ có giá và các công cụ thanh toán bằng tiền nước ngoài.

Thẩm quyền quản lý ngoại hối của NHNN thể hiện trên hai phương diện:

- Quản lý hành chính về ngoại hối mang tính chấp hành – điều hành: thực hiện cácbiện pháp để đảm bảo thực hiện pháp luật, áp dụng các biện pháp tổ chức và tácđộng trực tiếp vào hoạt động của các đối tượng chịu sự quản lý nhà nước về ngoạihối

- Quản lý ngoại hối bằng nghiệp vụ NHTW là quản lý dự trữ ngoại hối nhà nước nhằmthực hiện chính sách tiền tệ quốc gia, bảo đảm khả năng thanh toán quốc tế, bảođảm dự trữ ngoại hối nhà nước

Trang 34

2.3.6 Thanh tra, giám sát ngân hàng và xử lý vi phạm pháp

luật trong lĩnh vực tiền tệ - ngân hàng

2.3.6.1 Thanh tra, giám sát ngân hàng

Cơ quan Thanh tra, giám sát ngân hàng là đơn vị thuộc cơ cấu tổ chức của NHNNnhằm thực hiện nhiệm vụ thanh tra, giám sát ngân hàng, phòng, chống rửa tiền

Đối tượng thanh tra ngân hàng:

- TCTD, chi nhánh NH nước ngoài, văn phòng đại diện của TCTD nước ngoài, tổ chứcnước ngoài khác có hoạt động ngân hàng Trong trường hợp cần thiết, NHNN yêucầu cơ quan nhà nước có thẩm quyền thanh tra hoặc phối hợp thanh tra công tycon, công ty liên kết của tổ chức tín dụng

- Tổ chức có hoạt động ngoại hối, hoạt động kinh doanh vàng; tổ chức hoạt độngthông tin tín dụng; tổ chức cung ứng dịch vụ trung gian thanh toán không phải làNH

- Cơ quan, tổ chức, cá nhân Việt Nam và cơ quan, tổ chức, cá nhân nước ngoài tạiViệt Nam trong việc thực hiện các quy định của pháp luật về tiền tệ và ngân hàngthuộc phạm vi quản lý nhà nước của NHNN

Đối tượng giám sát ngân hàng

NHNN thực hiện việc giám sát ngân hàng đối với mọi hoạt động của TCTD, chinhánh ngân hàng nước ngoài Trong trường hợp cần thiết, NHNN yêu cầu cơ quan nhànước có thẩm quyền giám sát hoặc phối hợp giám sát công ty con, công ty liên kếtcủa TCTD

- Về quản trị, điều hành và kiểm toán

- Về cho vay, bảo lãnh ngân hàng, chiết khấu và cho thuê tài chính

Trang 35

- Về quản lý ngoại hối và kinh doanh vàng

- Về thanh toán, mua, đầu tư vào tài sản cố định và kinh doanh bất động sản

- Về bảo đảm an toàn hoạt động TCTD

- Về kế toán, thống kê, thông tin, báo cáo, bí mật hoạt động ngân hàng

- Về xâm phạm quyền tự chủ kinh doanh của TCTD; cản trở việc thanh tra, kiểm tra,không thực hiện yêu cầu của cấp có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính; cạnhtranh bất hợp pháp

2.3.7 Các hoạt động khác

Ngân hàng Nhà nước thực hiện một số các hoạt động khác phát sinh từ quá trìnhhoạt động của mình như hoạt động thu thập và cung cấp thông tin, hoạt động báocáo, hoạt động đào tạo, hợp tác quốc tế…

TÓM TẮT

Hơn 50 năm hình thành và phát triển, NHNN Việt Nam từ khi ra đời là của nhà nước Ngân hàng Nhà nước Việt Nam nắm giữ vị trí vô cùng quan trọng trong hệ thống tài chính ở Việt Nam Vừa với vị trí pháp lý là một cơ quan quản lý nhà nước thuộc Chính phủ, NHNN Việt Nam có thẩm quyền chuyên môn, thay mặt nhà nước quản lý lĩnh vực tiền tệ - ngân hàng ở Việt Nam Vừa với tư cách là NHTW của nước Việt Nam, NHNN Việt Nam nắm giữ vị trí độc quyền phát hành tiền và vai trò là “ngân hàng của

hệ thống TCTD” Chức năng của NHNN Việt Nam tương ứng với hai vị trí pháp lý của mình, đó là: chức năng quản lý nhà nước và chức năng của một NHTW

Thực hiện chính sách tiền tệ quốc gia là hoạt động vô cùng quan trọng do NHNN thực hiện nhằm ổn định giá trị đồng tiền, kiểm soát tình trạng lạm phát NHNN sử dụng linh hoạt các công cụ để điều hành chính sách tiền tệ quốc gia là: tái cấp vố, lãi suất, tỷ giá hối đoái, dự trữ bắt buộc, nghiệp vụ thị trường mở.

Bên cạnh đó, các hoạt động khác của NHNN Việt Nam thực hiện luôn thể hiện sự kết hợp giữa chức năng quản lý nhà nước với chức năng của NHTW.

Trang 36

CÂU HỎI ÔN TẬP

A Lý thuyết

1 Thế nào là hệ thống ngân hàng một cấp, hệ thống ngân hàng hai cấp?

Câu 6: Chứng minh rằng NHNN Việt Nam là một pháp nhân.

Câu 7: Phân tích vị trí pháp lý của NHNN Việt Nam.

Câu 8: Trình bày các chức năng của NHNN Việt Nam.

Câu 9: So sánh địa vị pháp lý, chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của NHNN Việt Nam

với Bộ Tài chính, Kho bạc nhà nước

B Nhận định đúng, sai.

1 Bộ Tài chính là cơ quan có thẩm quyền cấp giấy phép thành lập và hoạt động chocông ty tài chính, công ty cho thuê tài chính

2 NHNNVN là cơ quan quản lý nợ nước ngoài của Chính phủ

3 Hội đồng tư vấn chính sách tiền tệ quốc gia là đơn vị trực thuộc NHNNVN

4 Mọi TCTD đều được phép vay vốn từ NHNNVN theo hình thức tái cấp vốn

5 NHNNVN phải đóng thuế thu nhập doanh nghiệp cho phần chênh lệc thu chi hàngnăm của NHNNVN

6 NHNNVN bảo lãnh cho tổ chức, cá nhân vay vốn khi có chỉ định của Thủ tướngChính phủ

7 NHNNVN cho ngân sách nhà nước vay khi ngân sách nhà nước bị thiếu hụt do bộichi

8 TCTD đều phải thực hiện dự trữ bắt buộc như nhau

9 Mọi TCTD đều phép kinh doanh ngoại tệ

10 Tái cấp vốn là hình thức cấp tín dụng trung và dài hạn của NHNNVN nhằm giúp

TCTD lâm vào tình trạng có nguy cơ mất khả năng thanh toán, chi trả

Trang 37

C Bài tập tình huống

1 A (Đài Loan) muốn thành lập doanh nghiệp tại VN với hoạt động kinh doanh chính

là đại lý ký gởi hàng hóa, đại lý bán vé máy bay, và kinh doanh lữ hành nội địa Đểthuận tiện cho việc cấp GCNĐKKD, A quyết định cho anh B (1.000.000.000 VND theoHơp đồng vay số 01) và chị C (1.000.000.000 VND theo Hợp đồng vay số 02) vay, thaymặt mình quản lý vốn và đứng tên trên GCNĐKKD Sau đó, anh B và chị C đã tiếnhành các thủ tục thành lập công ty TNHH D, gồm 2 thành viên là anh B và chị C, mỗingười sở hữu 50% vốn điều lệ (2.000.000.000 VNĐ)

Hỏi: Anh (chị) hãy cho biết hoạt động này có phải là hoạt động ngân hàng? Giải

thích tại sao?

Bài 1: Ông A, bà B và cô C cùng nhau góp vốn thành lập công ty TNHH D Ngoài hoạt

động chính trong lĩnh vực xây dựng, Công ty TNHH D còn thường xuyên nhận tiền gửi

từ các thành viên (A, B, và C) và người thân trong gia đình của các thành viên (A, B, và

C) để cho vay kiếm lời

Hỏi: Anh (chị) hãy cho biết hoạt động này có phải là hoạt động ngân hàng? Giải

thích tại sao?

Bài 2: Công ty TNHH D được thành lập và hoạt động theo đúng pháp luật và có nhu

cầu vay 1.000.000.000 VND để đầu tư sản xuất Sau khi xét hồ sơ đề nghị vay, Ngânhàng TMCP A quyết định cấp tín dụng cho Công ty TNHH D theo Hợp đồng tín dụng, có

nội dung sau: khoản vay 1 tỷ VND, với thời hạn vay 06 tháng, và lãi suất 1,5%/tháng

Hỏi: Anh (chị) hãy cho biết hoạt động này có phải là hoạt động ngân hàng? Giải

thích tại sao?

Bài 3: Ngân hàng Nhà nước trong năm 2011 đã tiến hành các hoạt động sau:

a Ra quyết định cho phép thành lập 3 ngân hàng thương mại cổ phần Á Âu, ĐôngNam và Tây Bắc

b Cho các doanh nghiệp nhà nước vay với số tiền là 20.000 tỷ đồng và nhận đảm bảobằng các tài sản có giá trị là 25.000 tỷ đồng

c Tái cấp vốn cho Vinashin: 1.500 tỷ để trả nợ

d Ra quyết định thanh tra 4 ngân hàng vì có dấu hiệu huy động vốn vượt quá mứcqui định (17%/năm)

Ngày đăng: 16/11/2017, 08:44

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

w