1. Trang chủ
  2. » Thể loại khác

DÒNG mến THÁNH GIÁ VIỆT NAM

6 339 0

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 6
Dung lượng 16,55 KB

Nội dung

Lược sử: Dòng Mến Thánh Giá Việt Nam do Đức cha Pierre Lambert de la Motte sáng lập tại châu Á, vào thế kỷ XVII: bắt đầu từ Việt Nam (Đàng Trong năm 1670, Đàng Ngoài năm 1671), đến Thái Lan (1672) rồi lan tỏa sang Cambodia (1772), Nhật Bản (1878), và Lào (1887). Đây là dòng nữ đầu tiên mang bản sắc Á Đông, vừa chiêm niệm vừa hoạt động, có lời khấn, sống thành cộng đoàn theo một bản luật, trực thuộc Đấng Bản quyền sở tại và hướng về việc truyền giáo cho lương dân. Sáng kiến này của vị Sáng lập đã được Công đồng Đông Dương năm 1934 xác nhận. Theo tinh thần Công đồng này và do hoàn cảnh xã hội và Giáo hội Việt Nam cũng như nhu cầu phục vụ, các giám mục giáo phận đã lần lượt cho thành lập nhiều Hội dòng trên khắp các miền Bắc, Trung, Nam.

Trang 1

DÒNG MẾN THÁNH GIÁ VIỆT NAM (CONGREGATION OF THE HOLY CROSS LOVERS)

Lược sử: Dòng Mến Thánh Giá Việt Nam do Đức cha Pierre Lambert de la Motte sáng lập tại châu Á, vào thế kỷ XVII: bắt đầu từ Việt Nam (Đàng Trong năm 1670, Đàng Ngoài năm 1671), đến Thái Lan (1672) rồi lan tỏa sang Cambodia (1772), Nhật Bản (1878), và Lào (1887) Đây là dòng nữ đầu tiên mang bản sắc Á Đông, vừa chiêm niệm vừa hoạt động, có lời khấn, sống thành cộng đoàn theo một bản luật, trực thuộc Đấng Bản quyền sở tại và hướng về việc truyền giáo cho lương dân

Sáng kiến này của vị Sáng lập đã được Công đồng Đông Dương năm 1934 xác nhận Theo tinh thần Công đồng này và do hoàn cảnh xã hội và Giáo hội Việt Nam cũng như nhu cầu phục vụ, các giám mục giáo phận đã lần lượt cho thành lập nhiều Hội dòng trên khắp các miền Bắc, Trung, Nam Trải qua bao thăng trầm của lịch

sử, nhiều Hội dòng MTG đã bị mai một, nhưng lại nảy sinh nhiều Hội dòng mới Hiện nay, tại Việt Nam còn 23 Hội dòng trải dài từ Bắc chí Nam, với số nữ tu trên

Năm 1633, lúc lên 9 tuổi, Đức cha Lambert de la Motte nhận được ơn linh hứng: những người yêu mến Thánh Giá Chúa Giêsu nên quy tụ lại thành một hội mang tên Mến Thánh Giá; ba từ này lấy từ đầu đề chương 11, quyển 2 của sách Gương Phước mà ngài say mê đọc và suy niệm hằng ngày

Châm ngôn: “Đức Giêsu Chịu Đóng Đinh là đối tượng duy nhất của lòng trí chúng ta”

Linh đạo: Tập trung vào khuôn mặt Đức Giêsu Kitô Chịu Đóng Đinh và Mầu nhiệm Thánh Giá cứu độ của Người, thể hiện qua ba chiều kích: chiêm niệm, khổ

Trang 2

chế và tông đồ Hằng ngày chị em Mến Thánh Giá hướng về Đức Giêsu Kitô chịu đóng đinh bằng lời kinh: “Lạy Chúa Giêsu Kitô Chịu Đóng Đinh là đối tượng duy nhất của lòng trí chúng con, chúng con thờ lạy Chúa, chúng con chúc tụng Chúa, vì Chúa đã dùng Thánh Giá mà cứu chuộc trần gian” (HC 64) Mục đích: Nhằm đạt tới sự hiểu biết, yêu mến và hiến thân trọn vẹn cho Đức Giêsu Kitô, bằng việc chuyên chú suy niệm, tưởng nhớ và noi theo cuộc đời lữ thứ hy

Sứ mạng: Chị em Mến Thánh Giá được mời gọi thông dự vào tinh thần trung gian của Đức Giêsu Kitô và tiếp nối sứ mạng của Người bằng việc chuyển cầu:

- Trong nguyện đường, chị em tha thiết cầu xin ơn hoán cải cho lương dân và những tín hữu sống xa lìa Thiên Chúa, cùng xin Người tuôn đổ phúc lành trên xã hội, Giáo hội địa phương cũng như toàn cầu

- Trong cuộc sống, chị em dấn thân phục vụ ưu tiên giới nữ, giới trẻ trong lĩnh vực văn hoá, xã hội, y tế, luân lý và đức tin Dấn thân tông đồ cụ thể: Việc tông đồ của các nữ tu Mến Thánh Giá tiên khởi là làm ruộng, chăn tằm, ươm tơ, dệt vải, bán và thí phát thuốc nam: phương tiện sinh sống chính Nhờ đó, chị em dễ hoà nhập vào quần chúng để lo cho bệnh nhân, đặc biệt phụ nữ, phục hồi sức khoẻ và đưa họ về với Chúa; rửa tội cho trẻ sơ sinh; giúp các linh mục ẩn tránh cơn lùng bắt đạo, đem Mình Thánh Chúa và lương thực cho người bị giam giữ, nhất là các linh mục thừa sai Vì vậy y phục của các chị vào thế

kỷ XVII-XVIII giống như phụ nữ thường dân hầu tránh sự để ý của người đương thời Năm 1867, các chị có tu phục và tham gia sâu hơn với các linh mục thừa sai

và bản quốc trong việc tông đồ truyền giáo như: dạy học, dạy giáo lý, hướng dẫn

Từ 1867-1954: Lịch sử ghi nhận, chính nữ tu Mến Thánh Giá là những người phụ

nữ Việt Nam đầu tiên biết đọc, biết viết chữ quốc ngữ và truyền bá chữ này cho quần chúng bằng việc dạy học, dạy giáo lý và ấn hành sách báo bằng chữ Nôm và

Trang 3

chữ quốc ngữ Các chị dạy học tại các trường nhà xứ của các linh mục, cộng tác với các ngài trong việc dạy giáo lý, chuẩn bị lễ phục, hướng dẫn các em ca đoàn và

Từ thế kỷ XIX đến nay, chị em tuỳ cơ hội và hoàn cảnh, từng bước đi sâu vào các môi trường văn hoá, xã hội, y tế, luân lý và đức tin Số hội dòng, cộng đoàn, cũng như số nữ tu ngày một tăng để đáp ứng nhu cầu phục vụ Trước năm 1954, miền Nam chỉ có 4 hội dòng Mến Thánh Giá là Thủ Thiêm (1840), Cái Nhum (1843), Cái Mơn (1844), Chợ Quán (1852); miền Trung có Mến Thánh Giá Thừa Sai Huế (1780), Quy Nhơn (1924) với những hoạt động đa dạng

Năm 1954, đồng hành với dân tộc và Giáo hội miền Bắc, các Hội dòng Mến Thánh Giá từ Bắc di cư vào Nam làm thành 14 hội dòng, tính từ vĩ tuyến 17 trở vào

Từ 1954–1975: Đây là thời cao điểm cho dòng Mến Thánh Giá phát triển về nhân

sự, tu đức, văn hoá và tông đồ xã hội trong các việc làm truyền thống, đồng thời

mở thêm trường sở và tự điều khiển: cô nhi viện, ký nhi viện, nhà trẻ, trường mẫu giáo, trường cấp I, II, III Bản thân các nữ tu cũng được gửi đi học tại các đại học trong và ngoài nước: Phi Luật Tân, Pháp, Roma, Hoa Kỳ… Trong lĩnh vực hoạt động tông đồ xã hội, các nữ tu Mến Thánh Giá được các cơ quan bác ái xã hội của Toà Thánh như Caritas, Catholic Relief Service (CRS)… trợ giúp trong nhiều lĩnh vực cho trẻ em, thanh nữ và phụ nữ Đặc biệt năm 1970, chị em mừng 300 năm thành lập Dòng (1670-1970) với nhiều biến chuyển tinh thần, vật chất: 14 hội dòng

Từ 1975-1985: Sự thay đổi lớn về xã hội và cơ chế hành chính của đất nước dẫn đến sự thay đổi một số tổ chức trong Giáo hội Việt Nam Dòng Mến Thánh Giá cũng thay đổi theo sự hướng dẫn của đấng bản quyền để hoà nhập vào sinh hoạt xã hội Các trường sở thuộc giáo xứ và hội dòng để phục vụ công ích đều do Nhà nước quản lý Một số nữ tu ở lại phục vụ trong các cơ sở đó, một số khác được

Trang 4

chuyển về vùng sâu, vùng xa để hoạt động tông đồ như lúc mới thành lập (thế kỷ XVII-XVIII) Sự hiện diện của các chị em Mến Thánh Giá đã nâng đỡ an ủi đồng

Từ 1985-1990: Chị em Mến Thánh Giá đã dấn thân hoạt động tông đồ sâu hơn trong các lĩnh vực văn hoá, xã hội, y tế, luân lý và đức tin, qua các trường mẫu giáo, lớp học tình thương, lo cho trẻ nữ lang thang, khuyết tật Trở về nguồn: Công việc trở về nguồn được xuất phát từ các hội dòng trực thuộc Tổng Giáo phận TP.HCM, do Đức Tgm Phaolô Nguyễn Văn Bình khởi xướng với Nhóm Nghiên cứu Linh đạo Mến Thánh Giá dưới sự hướng dẫn của linh mục Phi Khanh Vương Đình Khởi, OFM Kết quả là nhóm đã soạn được:

- Tập Tiểu sử, Bút tích và Linh đạo của Đấng Sáng lập (1985-1987),

- Quyển Hiến chương thử nghiệm được phê chuẩn từ năm 1990-2000 cho 7 hội dòng trực thuộc Tổng giáo phận TP HCM (1987-1990)

- Tổng kết ý kiến của các Đức cha, linh mục, tu sĩ, các chuyên viên trong những lĩnh vực: Thần học, Giáo luật, Văn chương…, nhất là ý kiến từ thực tế của chị em Mến Thánh Giá, Nhóm Nghiên cứu đã soạn lại quyển Hiến chương canh tân Đến ngày 2-2-2000, Hiến chương mới của bảy Hội dòng tại thành phố Hồ Chí Minh được phê chuẩn vĩnh viễn do Đức Tổng Giám mục Gioan Baotixita Phạm Minh Mẫn Hầu hết, các Hội dòng Mến Thánh Giá thuộc các Giáo phận khác cũng được phép Đức Giám mục của mình cho áp dụng cùng một Hiến chương này, kể cả Hội

Theo thống kê năm 2003, tổng số nữ tu của 23 Hội dòng MTG ở Việt Nam là 3.059 chị khấn trọn, 1.391 chị khấn tạm, tổng cộng là 4.450 chị Các em tập sinh năm I là 275, năm II là 273, tổng cộng là 548 Ngoài ra, còn có 501 em tiền tập và

Nếu tính theo số tuổi trong số các chị khấn trọn và khấn tạm, có 836 chị trên 65

Trang 5

tuổi, 883 chị từ 50 đến 64 tuổi, 993 chị từ 35 đến 49 tuổi, 1.573 chị dưới 35 tuổi.

Về trình độ văn hoá của các chị khấn trọn: 1.010 chị cấp II, 1.225 chị cấp III và

337 chị đại học Trình độ văn hoá của các chị khấn tạm và tập sinh: 26 chị cấp II,

Về hoạt động truyền giáo và sinh hoạt đoàn thể: có 1.437 chị dạy giáo lý trẻ em,

478 chị dạy giáo lý tân tòng, 172 dạy dân tộc thiểu số, 682 chị phụ trách ca đoàn,

và 281 chị phụ trách các đoàn thể khác

Về hoạt động giáo dục: có 64 chị dạy ở các trường cấp I, 3 chị dạy ở trường cấp II

Về Mẫu giáo, Nhà trẻ, có 1.317 chị dạy các trường của Hội dòng và 21 chị dạy ở các trường của Nhà nước, 145 chị dạy các lớp học tình thương

Về hoạt động xã hội: có 99 chị coi sóc các phòng khám bệnh của Hội dòng, 22 chị công tác ở các bệnh viện của Nhà nước, 11 chị phục vụ trong các cơ sở cho người tàn tật, 11 chị phục vụ ở trại phong, 5 chị phục vụ trong bệnh viện tâm thần, 18 chị dạy ở trường câm điếc, 13 chị dạy ở trường mù, 6 chị lo cho các phụ nữ hoàn lương, 42 chị dạy nghề đủ loại cho các học viên và 9 chị chuyên lo cho trẻ em bụi đời

Kể từ năm 1990 đến nay, hằng năm đại gia đình Mến Thánh Giá có Khoá bồi dưỡng, chị em khắp 3 miền Bắc - Trung - Nam về tham dự trong tâm tình hiệp

Các chị Tổng Phụ trách quan tâm tới việc đào tạo người huấn luyện và điều hành về: Thần học, Linh đạo, Thánh Kinh và Mục vụ chuyên môn Để thực hiện yêu cầu này, từ năm 1992, hàng năm mỗi Hội dòng Mến Thánh Giá được gửi 2 nữ tu theo Lớp Thần học Liên Dòng tại Đại Chủng viện Thánh Giuse TP Hồ Chí Minh Đặc biệt, Lớp Thần học Cơ bản cho nữ tu thuộc 7 hội dòng được mở tại Hội dòng Mến Thánh Giá Chợ Quán, đã khai giảng ngày 4-9-1999 cho 70 nữ tu trẻ Chương trình học 3 năm tương tự lớp Thần học Liên dòng nữ ở đại chủng viện, chỉ thêm các

Trang 6

môn về gia sản tinh thần Dòng Mến Thánh Giá Ngoài ra, trong hướng xã hội hoá

và toàn cầu hoá, chị em được gửi đi đào tạo ở nước ngoài để theo kịp đà tiến của

* Mục vụ: cộng tác với các linh mục xây dựng Giáo hội địa phương qua các việc tông đồ, như: dạy các lớp giáo lý: Hôn nhân, Tân tòng, Thêm sức, Rước lễ lần đầu…; phụ trách các hội đoàn trong giáo xứ như: thiếu nhi, lễ sinh, thanh nữ, ca đoàn, hiền mẫu…; trông coi phòng thánh, cắm hoa, đưa Mình Thánh Chúa cho

- Nhà mở, nhà dành cho người khuyết tật…

- Tuổi từ 18 đến 25 Trên 25 tuổi, cần có phép chuẩn của chị bề trên;

- Có sức khoẻ thể lý và tâm lý bình thường;

- Học lực: tốt nghiệp phổ thông trung học;

- Có khả năng lĩnh hội nội dung các chương trình học;

- Có trí phán đoán lành mạnh và lương tâm ngay thẳng;

- Xác tín mình được Chúa kêu gọi và muốn đáp lại với ý hướng ngay lành;

- Được cha xứ hoặc người hữu trách trong xứ giới thiệu (Xem bảng thống kê các hội dòng Mến Thánh Giá)

Ngày đăng: 13/11/2017, 09:14

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w