1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

Ánh trăng của nguyễn duy

3 741 0

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 3
Dung lượng 63 KB
File đính kèm Ánh trăng của nguyễn duy.rar (13 KB)

Nội dung

Bài thơ đã thể hiện thành công tình cảm và mối quan hệ giữa con người với vầng trăng qua đó nhắc nhỡ con người về thái độ sống: uống nước nhớ nguồn.. Luận điểm 1: Mở đầu bài thơ là tình

Trang 1

Phân tích bài thơ Ánh trăng của Nguyễn Duy

Nguyễn Duy là nhà thơ tiểu biểu của nền văn học Việt Nam hiện đại Trong sự nghiệp sáng tác của mình, ông

đã để lại nhiều tác phẩm đặc sắc Bài thơ “Ánh trăng” (1978) in trong tập cùng tên là một trong những thi phẩm tiêu biểu nhất của ông Bài thơ đã thể hiện thành công tình cảm và mối quan hệ giữa con người với vầng trăng qua

đó nhắc nhỡ con người về thái độ sống: uống nước nhớ nguồn

Luận điểm 1: Mở đầu bài thơ là tình của của con người với trăng trong kí ức

“Hồi nhỏ sống với đồng …vầng trăng thành tri kỉ”

“Đồng, sông và bể” là vẻ đẹp thiên nhiên thơ mộng, trữ tình là nhưng nơi cất giữ bao kỉ niệm của một thời ấu thơ, cũng chính nới đó, ta bắt gặp hình ảnh vầng trăng hiền hòa vô tư Phải đến khi vào chiến trường, trăng luôn sát cánh bên người lính, cùng họ lên chiến hào, ra mặt trận, vượt qua những đau thương và khốc liệt của bom đạn kẻ

thù và trăng đã trở thành “tri kỉ”.“tri kỉ” là bạn thân thiết, hiểu nhau, sẵn sàng chia ngọt sẻ bùi cùng nhau là gắn bó

keo sơn giữa trăng và con người

“Trần trụi với thiên nhiên … cái vầng trăng tình nghĩa”

“trần trụi và hồn nhiên” là một vẽ đẹp bình dị, hiền hoà, vô tư đến lạ thường, không cầu kì, không trang sức Hình ảnh so sánh đã tô đậm thêm sức quyến rũ đến lạ thường của trăng Cái vầng trăng mộc mạc và giản dị đó là

tâm hồn của những người nhà quê, của đồng, của sông, của bể và của những người lính chân chất ấy Chính vẻ đẹp

ấy đã khiến nhân vật trữ tình phải thốt lên “ngỡ không bao giờ quên; cái vầng trăng tình nghĩa” Câu thơ như một

lời thề thiêng liêng giữa rừng sâu nước độc Bình luận  Hai tiếng “tình nghĩa” vang lên khiến cho ranh giới giữa

con ngời với trăng tưởng chừng như không còn khoảng cách và tưởng chừng như mối quan hệ ấy mãi mãi vững bền thế nhưng khi con người về thành phố, thay đổi môi trường sống cũng là lúc thái độ, tình cảm của con người thay đổi

Luận điểm 2: “Từ hồi về thành phố ” tình cảm con người với trăng đã đổi thay.

“Từ hồi về thành phố … như người dưng qua đường”

“thành phố” chính là không gian hoàn toàn khác với ở núi rừng mà con người đã từng sống ở đó có “ánh điện, cửa gương”, nó tượng trưng cho một cuộc sống đầy đủ, sung túc có phần xa hoa của người lính sau khi bước ra

khỏi cuộc chiến tranh Và rồi trong chính cuộc sống sung sướng đó, người lính đã quên đi người bạn tri kỉ của

mình để rồi “vầng trăng đi qua ngõ; như người dưng qua đường” Phép nhân hoá được sử dụng rất sáng tạo khiến

người đọc hình dung vầng trăng trong câu thơ không chỉ là hình ảnh của thiên nhiên thơ mộng mà còn là một người

đồng chí, đồng đội là nhân dân nghĩa tình Nhận xét, đánh giá  Hai tiếng “người dưng” như xoáy vào tâm can

người đọc vừa đau đớn vừa xót xa là dấu chấm hết cho một tình cảm thiêng liêng cao đẹp con người đã thề là tình

nghĩa, tri kỉ năm xưa Bình luận  Phải chăng những công việc mưu sinh và những nhu cầu vật chất đời thường

cũng như cuộc sống đầy đủ đã khiến con người quên đi những giá trị tinh thần khiến họ trở thành kẻ quay lưng với quá khứ, quay lưng với tình “tri kỉ”? Cuộc sống hiện đại với ánh sáng chói loà của ánh điện, cửa gương đã làm lu

mờ ánh sáng của vầng trăng- ánh sáng của tình tri kỉ? Sự đối lập giữa hình ảnh vầng trăng tri kỉ, tình nghĩa

trong quá khứ và vầng trăng "như người dưng qua đường" trong hiện tại để diễn tả những đổi thay trong tình

cảm của con người Nhận xét, đánh giá nghệ thuật Giọng thơ như trầm xuống như lặng đọng như xé tan khoảng

lặng trong tâm hồn người đọc Hản khi viết nhưng câu thơ như thế Nguyễn Duy như đã hiểu ra nhân tình thế thái hiểu ra lẽ sống ở đời và chính ông cũng đau đớn cho điều đó

Luận điểm 3: Khi “đèn điện tắt” cũng là lúc con người nhận ra vẽ đẹp diệu kì của trăng.

“Thình lình đèn điện tắt … đột ngột vầng trăng tròn”

“Đèn điện tắt” vừa mang ý nghĩa tả thực là mất đi ánh sáng do con người tạo ra vừa mang ý nghĩa tượng trưng đó

là diễn tả một biến cố, một khó khăn bất ngờ đến với con người Lúc đó, con người bỗng phải đối diện với cái thực

tại tối tăm Trong cái “thình lình”,“đột ngột” ấy khiến người lính “vội bật tung” cửa sổ – một phản xạ rất tự nhiên

thôi và có phần lo lắng của con người và bất ngờ nhận ra trăng - người bạn tri kỉ năm xưa của mình Con người đâu

biết được rằng người bạn đã bị anh ta lãng quên luôn chờ đợi, luôn dõi theo những bước chân của mình “ Người bạn ấy” không bao giờ bỏ rơi con người dù họ đã phản bội lại tình cảm và lời thề của mình Vầng trăng ấy vẫn rất

vị tha và khoan dung, thủy chung son sắt biết chừng nào Nó cũng sẵn sàng đón nhận tấm lòng của một con người biết sám hối, biết vươn lên hoàn thiện mình Cuộc đời mỗi con người không ai có thể biết trước được tương lai, không ai mãi sống trong một cuộc sống yên bình mà không có khó khăn, thử thách Cũng như một dòng sông, đời

Trang 2

“Ngửa mặt lên nhìn mặt …… như là sông là rừng”

Trong phút giây ấy, khoảnh khắc ấy tác giả bàng hoàng trước vẻ đẹp kì diệu của trăng Hai người bạn năm xưa lại

có dịp hội ngộ cùng nhau “ngửa mặt lên nhìn mặt” Nhân vật trữ tình cảm thấy có cái gì “rưng rưng” tự trong tận

đáy lòng và dường như nước mắt đang muốn trào ra vì xúc động trước tấm lòng thủy chung chân thành của người trăng Cái “rưng rưng” kia là nỗi ân hận, sự day dứt của con người khi họ đối diện với vầng trăng Đó còn là cái

rưng rưng vì quá khứ ùa về như một thước phim quay chậm, nới có “đồng” “sông” và có “ bể” với vẽ đẹp nguyên

sơ Bình luận  Đoạn thơ hay ở chất thơ mộc mạc, chân thành, ngôn ngữ bình dị mà thấm thía, những hình ảnh

tương trưng sâu sắc Bài thơ như câu chuyện nhỏ giữa đời thường là mối ân tình giữa con người với trăng và cũng chính là của chúng ta

Luận điểm 4: Vầng trăng trong khổ thớ cuối như một triết lí sống nhân văn cao cả

“Trăng cứ tròn vành vạnh …… đủ cho ta giật mình”

Hình ảnh “trăng tròn vành vạnh” là hình ảnh thiên nhiên tươi đẹp mộng mơ và tượng trưng cho một quá khứ thuỷ chung son sắt và vẹn nguyên mặc cho ai vô tình lãng quên “cứ tròn” nghĩa là không thay đổi dù bất cứ giá nào, bất

cứ điều gì xẩy ra Câu thơ Kề chi người vô tình gợi lên tấm lòng bao dung độ lượng của trăng trước sự đổi thay, bội

bạc của con người khiên con người phải giật mình” Trăng tượng trưng cho vẻ đẹp bền vững, phẩm chất cao quý của nhân dân, tượng trưng cho vẻ đẹp bền vững của tình bạn, tình đồng đội trong những tháng năm “không thể nào quên” Hình ảnh “trăng im phăng phắc phải chăng là cái im lặng của sự nhắc nhỡ, cảnh tỉnh những ai vội vàng

quên đi cội nguồn gốc rễ, quên đi quá khứ của mình, nhất là quá khứ đau thương mất mát Nếu như hình ảnh vầng

trăn nhân hóa cho đồng chí đồng đội cho nhân dân thì đến đây “ánh trăng” là hình ảnh ẩn dụ cho triết lí sống cho

đạo lí ở đời Cái “giật mình” cuối khổ thơ như mở ra muôn trùng suy ngẫm Phải chăng là cái “giật mình” trước vẽ

đẹp bền vững của thiên nhiên, cái “giật mình” trước tấm lòng đôn hậu thủy chung của trăng và còn là “giật mình” của sự ân hận của niềm day dứt khôn nguôi Mỗi lần đọc bài thơ ánh trăng khiến em lại giật mình tự hỏi: đã bao

giờ mình mắc lỗi, đã bao giờ mình phản bội tình cảm của con người và đã bao giờ suy ngẫm  Xin bạn đừng hỏi

rằng nếu như không vì mất điện liệu nhân vật trữ tình có thể có được sự thức tỉnh giữa phồn hoa đô hội và nhận thấy một ánh trăng tri kỷ hay không? Giữa nhịp sống ồn ào, dòng đời cuộn chảy vẫn còn trong trẻo trên cao - vầng trăng tròn vành vạch ; Vẫn còn vương vấn đâu đây ánh sáng trong mát, nhẹ nhàng, im lắng trong tâm hồn của mỗi

chúng ta Nhận xét, đánh giá nghệ thuật  cái độc đáo là cả bài thơ chỉ duy nhất một dấu chấm cuối bài và chỉ

viết hoa chữa đầu mỗi khổ như phô diễn dòng cảm xúc tuôn trào đầu ngọn bút như dâng trào tuôn chảy không nguôi Lời thơ thật nhẹ nhàng nhưng thâm thúy có sức cảm hóa mãnh liệt

“Ánh trăng” đã đi vào lòng người đọc bao thế hệ như một lời nhắc nhở đối với mỗi người: Nếu ai đã lỡ

quên đi, đã lỡ đánh mất những giá trị tinh thần quý giá thì hãy thức tỉnh và tìm lại những giá trị đó Còn ai chưa biết coi trọng những giá trị ấy thì hãy nâng niu những kí ức quý giá của mình ngay từ bây giờ, đừng để quá muộn

Bài thơ khép lại với ý thơ sâu sắc “đủ cho ta giật mình” trở thành nỗi ám ảnh cho bao thế hệ bạn đọc Ánh trăng không chỉ là chuyện riêng của nhà thơ, chuyện của một người mà có ý nghĩa với cả nhiều thế hệ Hơn thế bài

thơ như một lời nhắc nhỡ con người hãy biết tri ân quá khứ, tri ân với những con người từng là ân nhân của mình

Đó là thái độ sống “uống nước nhớ nguồn” như câu tục ngữ đã dạy Đọc bài thơ ánh trăng ta lại nhớ đến khúc ca trữ tình mà tha thiết của Tố Hữu năm nào:

Mình về thành thị xa xôi Nhà cao, còn thấy núi đồi nữa chăng?

Phố đông, còn nhớ bản làng Sáng đèn, còn nhớ mảnh trăng giữa rừng?

(Tố Hữu)

Mau với chứ vội vàng lên với chứ

Em ơi em mùa thi sắp đến rồi

Trang 3

"ĐOÀN THUYỀN ĐÁNH CÁ" CỦA HUY CẬN (YÊU CẦU ĐỌC KỸ)

Mở bài : Huy Cận là nhà thơ nổi tiếng trong phong trào thơ mới, ông cũng là nhà thơ có nhiều đóng góp cho nền văn học cách mạng Bài thơ "Đoàn thuyền đánh cá" của Huy Cận rút trong tập "trời mỗi ngày lại sáng" là kết quả sau một chuyến đi thực tế ở Quảng Ninh Bài thơ đã thể hiện thành công khí thế của người lao động trong những năm Miền Bắc trên con đường xây dựng chủ nghĩa xã hội Khổ thơ đầu đã thể hiện vẽ đẹp của biển về đêm

và khí thế ra khơi của người dân chài

Mặt trời xuống biển như hòn lửa Sóng đã cài then đêm sập cửa Đoàn thuyên đánh cá lại ra khơi Câu hát căng buồm cùng gió khơi

Câu chủ đề: Hai câu thơ đầu tác giả đã vẽ nên một khung cảnh ở biển đang chuyển dần về đêm (câu

chủ đề) "Mặt trời xuống biển như hòn lửa" là cách so sánh mới và độc đáo vừa gợi lên một khung cảnh hùng vĩ

của thiên nhiên vừa gợi không khí ấm áp như trong gia đình Có lẽ nhà thơ đang ở rất xa đất liền mới thấy được

"mặt trời xuống biển" Vì mặt trời lặn về phía Tây

Bằng trí tưởng tượng phong phú và bay bổng, cả thiên nhiên rộng lớn mênh mông được nhà thơ thu nhỏ lại chỉ trong hai câu thơ Vũ trụ là ngôi nhà lớn, màn đêm là cánh cửa còn những lượn sóng chính là then cài Nghệ thuật so sánh, nhân hoá được nhà thơ sử dụng đúng chỗ khiến câu thơ như có hồn và thêm sức sống Viết về ngày tàn nhưng thiên nhiên, vũ trụ vẫn hiện lên sinh động và tráng lệ bởi cách sử dụng nghệ thuật so sánh độc dáo của nhà thơ Mặt trời được ví như hòn lửa khổng lồ, chính nhờ cách so sánh đó mà khung cảnh thiên nhiên trở nên đẹp

kì vĩ và tráng lệ Qua đó, người đọc còn có thể thấy được trí tưởng tượng, sự liên tưởng phong phú, độc đáo của một nhà thơ lãng mạn Nhận xét, đánh giá  Chỉ hai câu thơ mà nhà thơ đã đưa thiên nhiên trở về gần gũi với con người Điều đó chứng tỏ một tình yêu lớn và cảm xúc mãnh liệt của nhà thơ trước thiên nhiên, vũ trụ

Câu chủ đề: Khi màn đêm buông xuống cũng là lúc những người dân làng chài ra khơi Kết thúc một

ngày cũng là lúc mỗi con người được nghỉ ngơi để trở về gia đình, quây quần bên mâm cơm, bếp lửa vậy mà những người dân chài lại bắt đầu một ngày làm việc.Nhưng họ làm việc không đơn lẻ mà từng “đoàn” Từ” đoàn” vừa gợi sự đông đúc vừa gợi khí thế ra khơi mạnh mẽ, quyết tâm Nhận xét, đánh giá  Cái độc đáo ở đây chính

là nhà thơ đã tạo ra một sự đối lập tưởng chừng như vô lí nhưng lại rất đúng với thực tế của người dân biển phân tích  Cụm từ "lại ra khơi" vừa thể hiện một hành động ngược lại với tự nhiên vừa khiến ta nghĩ đến một công

việc thường xuyên của người dân chài Công việc ấy cứ lặp đi lặp lại suốt năm tháng, suốt cuộc đời nhưng không

vì thế mà cuộc sống của họ trở nên tẻ nhạt và nhàm chán Nhận xét, đánh giá  Biển đêm không lạnh lẽo mà trở nên ấm áp bởi khí thế ra khơi hừng hực, bởi tiếng hát ra khơi của người dân chài.Nhận xét  Dường như tiếng hát của họ lấn át cả âm thanh sóng vỗ Tiếng hát ấy hoà cùng gió mạnh thổi căng cánh buồm đẩy thuyền phăng rẽ sóng Trong tiếng hát ấy, chúng ta nhận thấy niềm vui hân hoan, khí thế đi lên để làm chủ thiên nhiên, đất nước của con người Nó còn thể hiện lòng quyết tâm của chuyến ra khơi đầy bội thu Không dùng cách nói khoa trương phóng đại nhưng Huy Cận vẫn nói hộ được hàng triệu con người Việt Nam trong công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội ở Miền Bắc lúc bấy giờ

Kết luận: Đoàn thuyền đánh cá là bài thơ hay Hay về nội dung và hay về cách dùng từ sáng tạo và bút pháp tài hoa của nhà thơ lãng mạn Đã hơn nửa thế kỉ trôi qua nhưng đọc lại vài khổ thơ hay cả bài thơ chúng ta cũng cảm nhận được khí thế hăng say, niềm hứng khởi của những con người lao động trên biển Cảm nhận được sự giàu có vô tận của biển khơi Đoạn thơ nói riêng và cả bài thơ nói chung đã truyền cho em thêm một niềm tin, một sức sống, giúp em thêm yêu quê hương, yêu lao động

Kết luận tham khảo: Đã hơn 50 năm kể từ khi ra đời nhưng mỗi lần đọc lại bài thơ "Đoàn thuyền đánh cá", người đọc hôm nay vẫn cảm nhận được âm hưởng hào hùng và khí thế hăng say của những con người lao động Cảm ơn nhà thơ Huy Cận đã truyền cho thế hệ hôm nay thêm một tinh thần và niềm tin yêu vào cuộc sống

Bài tập: Tấm lòng nhân đạo của Nguyễn Cu và Nguyễn Dữ được thể hiện như thế nào qua hai tác phẩm Truyện

Kiều và Chuyện người con gái Nam xương (lập dàn ý vào vỡ, thứ 2 nạp)

Ngày đăng: 06/11/2017, 22:10

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

w