1. Trang chủ
  2. » Y Tế - Sức Khỏe

Khí công đại toàn Trần Đại Sỹ

51 586 2

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 51
Dung lượng 615,56 KB
File đính kèm Khí Công Đại Toàn.rar (593 KB)

Nội dung

Kết quả về phương diện luyện lực, trị bệnh của thiền tuy không được như khí-công, song về đạo đức thì vượt xa khí-công.. Trong các lãnh vực thực dụng của khí-công thì vấn đề dùng trị bện

Trang 1

Vài nét đan thanh về

Thiền-công, Khí-công

Giáo-sư Pape Vareilla,

Trưởng khoa Việt-học

Kiêm Viện trưởng viện Pháp-á

Chuyển-ngữ: Tăng Hồng-Minh

Tiến-sĩ văn-chương

Khí công vừa là một bộ môn y-học, vừa là một bộ môn võ-học mà nguồn gốc phát xuất từ các nước Á-châu như Việt-Nam, quốc, Ấn-độ, và Tây-tạng Nguyên thủy, khí-công rất đơn sơ, nhưng càng về sau, khoa này càng trở lên tinh diệu vì các khí-công gia đã triết học hóa, khoa học hóa và y học hóa

Trung-Khí-công Trung-quốc phát xuất từ các Đạo-gia, tương truyền tổ-sư là Lão-tử Không rõ Lão-tử sinh và mất năm nào Chỉ biết ông sống đồng thời với Khổng-tử (551-479 trước Tây-lịch) Nhưng không có chứng cớ rõ ràng rằng Lão-tử là người sáng tạo ra khoa khí-công Đạo-gia Ta chỉ có thể kết luận rằng khí-công đã có ít nhất vào thời Lão-tử Về thư tịch chính thức, mãi sau này, mới thấy chép đôi giòng trong Nội-kinh Khí-công thực sự có căn bản vững chắc vào thời Ngũ-đại (1) Từ sau thời Lục-triều thì khoa khí-công Trung-quốc lại ảnh hưởng của khoa thiền, do sự du nhập của Phật-giáo Thiền truyền vào Trung-quốc từ trước, sử không ghi rõ Ngày nay ta chỉ có thể quyết rằng từ ngài Bồ-đề Đạt-ma

Khoa khí-công của Việt-Nam thì bắt đầu có từ khoảng hai thế kỷ trước Tây-lịch, mà ông tổ sáng lập ra là Sơn Tinh và Lý Thân Sơn Tinh, Lý Thân đều là nhân vật huyền sử lẫn tín ngưỡng Theo sử thì Sơn Tinh là phò mã của vua Hùng thứ mười tám Còn Lý Thân thì là tướng của vua An-Dương Khi vua An-Dương đánh đuổi vua Hùng, vua Hùng bại; phò mã Sơn-Tinh đem vợ là công chúa Mỵ-Nương chạy lên vùng núi Ba-vì Lý Thân đuổi theo, hai người đánh nhau đến hai ngày trên bờ sông Hắc-long-giang Cuối cùng Lý Thân, Sơn Tinh rút quân, bãi chiến Sau này dân chúng thờ Sơn Tinh, tôn làm thánh Tản Còn Lý Thân sau làm tướng cho Tần Thủy-Hoàng Trung-quốc, đánh Hung-nô Ngài cũng được thờ cúng và tôn là thánh Chèm

Khoa khí công Việt truyền đến thế đầu thế kỷ thứ nhất, thì lại ảnh hưởng của khoa Thiền, do ngài Tôn-giả Nan-Đà (2) truyền vào, rồi tới thế kỷ thứ sáu ngài Tỳ-ni Đa-lưu-chi (3) lại truyền một lần nữa Từ đấy khoa khí công Việt coi như một thứ thiền khí-công

Còn khí-công cổ nhất ở Ấn-độ là môn Yoga, nhưng không thấy thư tịch chép ai là người tìm ra, và tìm ra từ bao giờ Chỉ biết Yoga

có trước khi Phật Thích-ca Mâu-ni sinh ra (563-479 trước Tây-lịch) Có lẽ Phật Thích-ca cũng ảnh hưởng một phần của khoa Yoga, nhưng không có gì làm bằng chứng

Khoa khí công nổi danh nhất là môn thiền, phát xuất từ Phật-giáo, lịch sử ghi chép rõ ràng, người tìm ra là đức Thích-Ca Mâu-ni Thiền-sử chép rằng khi ngài ngồi dưới gốc cây Bồ-đề để tìm lẽ giải thoát, thì có không biết bao nhiêu ma-vương, quỷ dữ mà ngài mắc nghiệp với chúng từ muôn vàn kiếp trước Chúng hiện lên đòi nợ Ngài đã dùng thiền để chiến thắng, cuối cùng đi đến giác ngộ, đắc pháp Tất cả tinh yếu về thiền, đều chép trong các bộ kinh Lăng-già, Kim-cương, Tượng-đầu tinh-xá Cả ba bộ kinh tuy có lối hành văn khác nhau, nhưng yếu chỉ lại giống nhau Yếu chỉ đó thu tóm trong bài kinh chưa qúa một trang giấy mang tên Bát-nhã ba-la-mật đa tâm kinh Ngài truyền cho ông Ma-ha Ca-diếp Từ ông Ma-ha Ca-diếp do thầy truyền trò, đến đời thứ chín là ngài Tăng-giả Nan-đà thì truyền vào đất Việt vào thời Lĩnh-Nam Thiền của ngài đã hợp với khí-công của tộc Việt, thành một loại Thiền-Việt, hay nói khác đi là khí-công Việt

Cũng tại Ấn-độ, truyền đến đời thứ hai mươi tám là ngài Bồ-đề Đạt-ma (4) Ngài Bồ-đề Đạt-ma dùng thuyền đến đất Việt rồi sang Trung-quốc Thiền đã ảnh hưởng sâu sa vào khí công Trung-quốc, đến độ hiện nay không còn một gia, một phái nào còn giữ được khí công nguyên thủy

Vì Trung-quốc và Việt-Nam là hai quốc gia anh em, văn hóa, tôn giáo tương đồng, nên khí-công Việt truyền sang Hoa; khí công Hoa truyền sang Việt, riết rồi đến đầu thế kỷ thứ mười lăm thì khó mà biện biệt khí-công Việt-Hoa được nữa

Các bác sĩ thuộc hệ thống ARMA, và viện Pháp-á Paris bắt đầu giảng dạy khoa khí-công vào năm 1977 và người giảng dạy đầu tiên

là bác-sĩ Trần-đại-Sỹ Tại Úc, võ-sư Trần Huy-Quyền bắt đầu dạy cho đệ tử của ông từ năm 1985, và giới hạn trong các võ sinh Còn trường ARMA, và viện Pháp-á lại chỉ dạy cho các bác sĩ đã tốt nghiệp đại học y khoa, rồi những vị này tùy theo tình trạng bệnh nhân, mà dạy cho họ, để họ luyện tập Hóa cho nên khí-công không truyền rộng

Cho đến năm 1988, khoa khí-công được truyền rộng, nhưng truyền hỗn độn, truyền không có một căn bản nào Thậm chí những người dạy chỉ mới học một vài bài, rồi cho đó là toàn bộ khí công May mắn thay, từ năm 1994, một trong những đệ tử đắc ý nhất của giáo sư Trần Đại-Sỹ là Bác-sỹ Trần Huỳnh-Huệ, người có tâm đạo, đã chịu đem khoa khí-công giảng dạy cho quần chúng Song rất tiếc, bà vừa là một bác sĩ, vừa là một chuyên gia nghiên cứu của trường ARMA, nên thời giờ rất giới hạn Tuy vậy, sự dấn thân của bà cũng làm cho những ông bà thầy khí công thiếu căn bản không dám múa bậy nữa

Vì vậy viện Pháp-á quyết định cho xuất bản bộ Khí công đại toàn này, để làm tại liệu căn bản cho việc giảng dạy

Chúng tôi cũng chân thành cảm tạ bác-sĩ chủ-tịch cùng các vị giáo sư ARMA, các vị giáo sư viện Pháp-á, nhất là bác-sĩ Trần-đại-Sỹ, võ-sư Trần-huy-Quyền, đã đồng ý cho chúng tôi xuất bản tất cả những bài giảng dạy thành bộ sách này

Paris ngày 10 tháng 12 năm 1998

Giáo-sư Pape Vareilla

Viện trưởng viện Pháp-á

Chú giải

Trang 2

Vì trong sử Trung-quốc đã có các triều Tấn, Tống, Tề, Lương, Trần nên mới gọi năm triều này là Ngũ-đại để phân biệt

(2) TĂNG GIẢ NAN ĐÀ (Samvananda), không rõ sinh, mất năm nào Chỉ biết rằng ngài thuộc giòng thiền, đến Lĩnh-Nam đúng vào lúc vua Trưng khởi nghĩa Tương truyền các vị tướng của vua Trưng như Nghiêm-tử-Lăng, Hoàng Thiều-Hoa, Trần-thị Phương-Chi,

Lê Chân, Trần Năng, được ngài truyền thiền công Nhưng trong thiền sử Việt-Nam lại không chép gì về hành trạng của ngài Xin xem Động-đình hồ ngoại sử và Cẩm-khê di hận của Trần Đại-Sỹ do Nam-á Paris xuất bản

(3) TỲ-NI ĐA-LƯU-CHI (Vinitaruci), gốc người Bà-la-môn Ấn-độ Năm 574 đến Trung-quốc truyền bá Phật-giáo Năm 580 sang Nam, trụ trì ở chùa Pháp-vân Ngài là tổ của giòng thiền Nam-phương Xin xem Anh-hùng Tiêu-sơn của Trần-đại-Sỹ do viện Pháp-á xuất bản,

Việt-(4) BỒ-ĐỀ ĐẠT-MA (Bodhidharma), còn được tôn là Đạt-ma tổ sư Tên thực là Bồ-đề đa-la, con thứ ba của vua Thiên-trước miền Nam Ấn-độ Ngài là tổ thứ 28 giòng thiền Ấn-Độ Ngài qua đất Nam-hải thuộc Lĩnh-Nam (nay là Quảng-Đông) vào ngày 21 tháng 9 năm Canh-Tý (520) Ngài có thuyết pháp cho vua Lương Vũ-đế, rồi đến Tung-sơn diện bích 9 năm, truyền tâm ấn cho ngài Huệ-Khả Ngài là tổ sư thiền Trung-quốc

PHẦN THỨ NHẤT

DẪN NHẬP VỀ KHOA KHÍ CÔNG

Ai cũng có thể luyện khí công Nhỏ nhất là 6 tuổi, lớn nhất thì không giới hạn Khí-công có trăm nghìn hình dạng, trình độ Người ngộ tính cao, thì luyện thành công nhiều Người ngộ tính thấp thì luyện thành công ít Ít thì đưa người tập đến đỗ kiện khang, tâm

an, thần tĩnh Còn ngộ tính nhiều thì trị được bệnh, tăng tuổi thọ, và nhất là khỏe mạnh, tâm thần thư thái

Trong phần thứ nhất này, chia làm hai chương rõ rệt:

Chương thứ nhất

Dẫn nhập vào khoa khí công

biện biệt rõ khí công với các khoa anh em của nó như thiền, yoga, thể dục, võ nghệ, cùng đưa ra định nghiã

DẪN NHẬP VÀO KHOA KHÍ CÔNG

Trước khi đi đến một định nghĩa chân xác rõ ràng cho khoa khí-công, cần phải nói qua về những khoa học anh em với nó, để tránh khỏi sự ngộ nhận Nguyên thủy, trong tất cả thư tịch cổ điển, không có định nghĩa rõ ràng về khoa này Ngay đối tượng cũng không đặt hẳn thành đường lối, cùng giới hạn Dưới đây, chúng tôi thử đưa ra một định nghĩa giản lược, để định rõ phương hướng cho tập sách này

Đầu tiên hãy tìm hiểu một vài vấn đề liên quan đến khí-công

Trang 3

tinh thần bằng các thức rất gần với khí-công Chính khoa khí-công đã thu thái từ thiền-công rất nhiều Các khí-công gia Việt-Hoa đã thái dụng phương pháp của thiền-công nhà Phật, hợp với khoa khí-công có sẵn, thành hệ thống mới, rồi biến hoá đi, thành ra khoa khí-công siêu việt mà chúng ta khảo cứu trong sách này Thiền có nhiều ý nghĩa đạo đức, bản chất khoa thiền cũng mang đầy Phật tính:

"Ngồi tĩnh tọa, minh tâm, giải bỏ hết ngoại vật sắc giới, để đi vào cõi vô thượng bồ đề Thiền là khoa học rất gần với khí-công, nó chính là bản thể đạo đức của khí-công Thiền để đuổi dục vọng, sắc giới, xua đuổi ma-nghiệp trong người."

Ghi chú,

Gần đây, một vài Thiền-sư, những vị này là người dạy Thiền, cũng có vợ, có nhiều con, lại ăn mặn, làm chính trị, trang phục như tăng sĩ, đi diễn giảng về Thiền Thính chúng tưởng các vị ấy là những tu sĩ Phật-giáo, các vị này dạy những phương pháp:

– Thiền sao cho Sex khỏe,

– Thiền sao cho Sex lâu,

– Khi Sex cảm giác tăng cao

Đó là Khí-công, chứ không phải Thiền

Thiền có lẽ ra đời trước Phật Thích-Ca, nhưng đến ngài thì mới đặt thành hệ thống Khoa thiền phổ biến rất rộng khắp thế giới, nhưng chỉ giới hạn trong việc luyện thần, chứ ít đi vào tinh và khí Khí công thì luyện cả tinh, thần, khí, sao cho thăng bằng

Bản thể của thiền, lấy yếu chỉ trong kinh Bát-nhã, Kim-cương, Lăng-già, mục đích gạt bỏ ra ngoài “nhân ngã tứ tướng”, để đi đến minh trí, giác ngộ, đắc pháp Trong các khoa tu của nhà Phật thì thiền là lối tu tối cao Kết quả về phương diện luyện lực, trị bệnh của thiền tuy không được như khí-công, song về đạo đức thì vượt xa khí-công Có lẽ bậc nhất thế gian

Nếu cụ thể so sánh về phương diện trị-bệnh, luyện lực, thiền cũng như một chiếc xe ngựa mộc mạc Còn khí-công cũng như một chiếc xe hơi tối tân Từ chiếc xe ngựa, đã biến thể bao lần để đi tới chiếc xe tối tân, bởi thiền được y-học, võ học hoá thành khí-công

3 Luyện công, nội lực

Trong võ học còn nói đến luyện nội-công, bản chất khoa này là gì? Có những tương đồng nào với khí-công Khoa luyện nội-công trái với ngoại-công Ngoại-công là các kỹ thuật đánh, đấm, sao cho tinh vi, khắc chế địch Nhưng ngoại-công xử dụng có mạnh hay không, phải nhờ nội-công Như cùng một đòn đấm thẳng Người nào cũng làm được cả Người có nội-công cao, thì đấm có tiếng gió,

có sức mạnh Người nội-công thấp thì đấm không có lực

Nội-công còn để chỉ sự mềm dẻo, uyển chuyển của cơ thể Như bảo một người dùng cước đá thẳng vào mặt đối thủ Người nội-công thấp, thì chỉ đá cao tới ngực đối thủ Trong khi người có nội-công cao, thì đá tới đầu đối thủ dễ dàng

Nội-công hay nội lực cũng gần tương đương với sức khỏe Luyện nội-công, nếu có khí-công phụ trợ, thì không sợ những sai lạc làm bệnh hoạn, cũng không sợ luyện quá sức đến đau đớn, và làm cho nội-công tăng tiến hơn

4 Luyện võ công

Võ-công là danh xưng để chỉ sự phối hợp giữa nội-công và ngoại-công Võ-công không phải là khí-công Tuy nhiên võ-công có tính tiến, có thể phát triển, khi giao đấu sức có bền vững hay không, đều nhờ khí-công cả

5 Yoga

Khoa học này cũng gần với khí-công và thiền-công của Phật-gia Một giả thuyết cho rằng Yoga ra đời trước thiền-công Thiền-công

đã mô phỏng theo Yoga rồi phát triển đi vào triết học vô thường Bồ-đề thành ra thiền-công Cũng có thuyết nói rằng Yoga mô phỏng từ thiền-công, có sau thiền-công Do những người tập thiền giản lược hoá đi Dù thuyết nào chăng nữa thì cũng đi đến kết luận rằng Yoga là một thứ thiền giản dị Hoặc thiền là một thứ Yoga đi vào vô thượng Bồ-Đề

CHƯƠNG THỨ NHÌ

HỌC THUYẾT VỀ KHÍ

Mục-lục

1 Khí về phương diện y-học

2 Phân loại sinh thành của khí

Trang 4

1 Khí về phương diện y khoa

Khí là danh từ để chỉ hiện tượng cổ đại về một thể tố của vũ trụ Khí là cơ sở vật chất tối cơ bản cấu thành thế giới, vũ trụ, mọi sự trong vũ trụ do khí vận hoá sản sinh Trong lĩnh vực y học, võ học, khí là nguyên tố cơ bản cấu thành cơ thể, khí vận động biến hoá mọi hoạt động của sinh mệnh Bộ y thư tối cổ, Hoàng-Đế Nội-kinh Tố-Vấn nói:

"Nhân dĩ thiên địa chi sinh khí,

Thiên địa hợp khí, mệnh chi viết nhân”

(Tố-Vấn, thiên Bảo-mệnh toàn bình luận)

Nghĩa là: Con người do khí của trời đất mà sống Khí thiên địa hợp lại gọi là con người

Tức là chỉ vật chất của nhân-thể, do khí của trời đất nuôi sống

Lại nói:

"Khí hoá nhi sinh, tân dịch tương thành, thân nãi tự sinh”

(Tố-Vấn, thiên Lục-tiết tạng tượng luận)

Nghĩa là: Khí hoá thì sống, tân dịch được sinh ra, thân cũng từ đó mà sống

Tức là để chỉ cơ cấu vật chất, hoạt động sinh mệnh do khí mà có Theo những dẫn chứng trên, thì trong võ học, y học dùng danh xưng khí để chỉ hai loại:

Một là để chỉ: sự cấu thành nhân thể, duy trì tinh vi vật chất của mọi hoạt động sinh mệnh Như thủy cốc khí, hô hấp khí

Hai là chỉ công năng sinh lý của tạng phủ Như khí của tạng phủ, khí của kinh mạch

Hai loại khí đều hỗ tương quan hệ, loại thứ nhất do loại thứ nhì trợ giúp và loại thứ nhì do loại thứ nhất trợ giúp Loại thứ nhì là cơ cấu của vật chất Loại thứ thứ nhất là biểu hiệu công năng Tóm lại, sự phân loại, sinh thành, công năng của khí như sau

2 Phân loại, sinh thành khí

Do ở khí của cơ thể phân phối ra những bộ phận không giống nhau, nguyên lai công năng bất đồng, cho nên có nhiều danh xưng khác nhau như: nguyên-khí, tông khí, lao-khí, vệ-khí v.v

2.1 Nguyên khí

Nguyên-khí còn gọi là chân khí Đây là một loại tối trọng yếu của nhân thể, tối cơ bản của sinh mệnh Nguyên-khí do tinh của tiên thiên hoá sinh Sau khi ra đời, lại được tinh vi thủy cốc tư-dưỡng, bổ xung Được thông qua tam-tiêu, phân phối toàn thân, trong thì tạng phủ, ngoài thì ở da thịt Cổ y học đã nói:

” Chân khí giả, sở thọ vu thiên, vi cốc khí tinh nhi sung thân giả dã”

Trang 5

Nghĩa là: Chân khí được thọ lĩnh ở trời, hợp với khí của thủy cốc nuôi thân

Tạng phủ của nhân thể nhờ có nguyên khí mà hoạt động, tự phát huy công năng mỗi loại khác nhau Như vậy nguyên-khí là sự hoạt động của sinh mệnh Nhân vậy, nguyên-khí sung dưỡng tổ chức công năng tạng phủ kiên vượng, thân thể kiện khang không

có bệnh Ngược lại, nếu như tiên thiên, hậu thiên bất túc hoặc bệnh lâu thương tổn, xuất hiện nguyên-khí suy yếu mà thành bệnh

Tóm lại định nghĩa về nguyên-khí, chân-khí sau này được phân rõ như sau:

" Khởi điểm con người là tinh khí của cha, gieo vào mẹ Được bào cung bà mẹ nuôi dưỡng, thành thai nhi Những gì mà bào cung nuôi dưỡng được gọi là nguyên- khí Tinh-khí hợp với nguyên-khí thành tiên-thiên-khí Sau khi ra đời, thai nhi thở hít khí trời gọi là thiên khí hay đại-khí Ăn uống vật chất là địa-khí Khi tiên-khí, địa-khí hợp lại là hậu-thiên-khí Tiên-thiên-khí, hậu-thiên-khí lại hợp với nhau thành chân-khí."

2.2 Tông khí

Tông-khí tức là thanh-khí do phế hút vào, cùng với khí của thủy cốc do tỳ vị vận hoá mà thành, tụ tập trong ngực Cổ y học nói:

” Tông khí tích vu hung trung, xuất vu hầu lung, dĩ quán tâm mạch, nhi hành hô hấp yên”

(Linh-khu-kinh, thiên tà khách)

Nghĩa là: Tông-khí tích tụ ở lồng ngực, xuất ở hầu, để điều khiển tâm mạch, mà điều khiển hô hấp

Đó là nói về tông-khí thịnh hay suy Tông-khí không hẳn tác dụng vào hô hấp, mà còn biểu hiện ra ở các loại cơ năng khác Cho nên tông-khí còn gọi là động khí

2.3 Lao khí

Tông-khí do tinh vi của thủy cốc được tỳ vị hoá sinh, chính là sự lao dưỡng vật chất thủy cốc Lao-khí phân phối vào huyết mạch, tố thành huyết dịch, lao vận toàn thân, phát huy sự lao dưỡng Tố-Vấn nói:

” Lao giả, thủy cốc chi tinh khí dã,

Hoà điều vu ngũ tạng, sái trấn lục phủ,

Nãi năng nhập vu mạch dã,

Cố tuần mạch thượng hạ, quán ngũ tạng, lạc phủ dã ”

Nghĩa là: Lao-khí là tinh-khí của thủy cốc, hoà điều ngũ tạng, tẩy rửa lục phủ có thể nhập vào mạch, cho nên theo mạch mà lên mà xuống, bao trùm ngũ tạng, chuyển qua lục phủ

Do ở lao-khí và huyết cùng chạy trong mạch, cho nên lao-khí và huyết cùng quan hệ với nhau, cơ thể phân biệt công năng để gọi, nhưng không thể ly khai hai thứ cho nên thường gọi lao huyết vậy

2.4 Vệ khí

Vệ-khí là do khí của thủy cốc hoá sinh, là một bộ phận dương khí của cơ thể Cho nên còn gọi là vệ dương Tính chất của nó là lật tật hoạt lợi tức là năng lực hoạt động rất mạnh Cho nên Tố-Vấn, thiên Lý-luận học nói:

"Vệ giả thủy cốc chi hãn khí giã”

Nghĩa là: Vệ-khí không bị ước thúc trong mạch, vận hành phía ngoài kinh mạch, ngoại là bì phu, cơ nhục, nội là ngực, bụng, tạng phủ, khắp thân

Công năng chính của vệ-khí là:

– Bảo vệ cơ biểu, kháng cự ngoại tà xâm nhập

– Khống chế sự mở đóng của các lỗ mồ hôi, làm điều hoà sự nóng cơ thể

– Làm ấm tạng phủ, làm tưới ướt da lông

Linh-khu kinh nói:

” Vệ khí giả, sở dĩ ôn thân nhục, sung bì phu

Ba thấu lý, tư khai hợp giả dã”

(Linh-khu-kinh, thiên bản tạng luận)

Nghĩa là: Vệ-khí, để làm nóng thịt, bồi dưỡng da, bảo vệ thấu lý, coi việc mở đóng

Trang 6

như công năng khác nhau Nhưng sự thực đều không ngoài:

– Tinh khí của thân

– Khí của thủy cốc

– Khí của trời hít vào

Tinh-khí của thân do phụ mẫu, chứa ở trong thận, đó là tiên-thiên-khí Khí của thủy cốc thì do tỳ vị tiêu hoá, hấp thụ thực vật, đó là khí hậu-thiên Thanh-khí, tồn tại ở thiên nhiên, do phế nhập cơ thể Tóm lại sự sinh thành của khí ít nhiều do tiên thiên sung túc,

ẩm thực lao dưỡng phong phú, phế tỳ thận có công năng chính thường, mật thiết quan hệ Trong đó tỳ vị thổ nạp vận hoá trọng yếu Cho nên Linh-khu kinh, thiên Ngũ vị nói: Khi cốc khí không nhập nửa ngày, thì khí thiếu ngay

3 Công năng của khí

Khí có rất nhiều tác dụng đối với cơ thể Như Nạn-kinh nói:

” Khí giả, nhân chi căn bản dã”

(Nạn kinh, thiên Bát-nạn)

Nghĩa là: Khí là phần căn bản của thân

Khí phân phối vào nhiều bộ vị của cơ thể, mỗi cơ một công năng riêng, khái quát có năm công năng chính sau:

3.1 Tác dụng thúc đẩy (Suy động)

Các hoạt động của cơ thể như:

– Sinh dục, tăng trưởng

– Sinh lý hoạt động kinh lạc, tạng phủ

– Huyết lưu thông

– Tân dịch phân phối trên cơ thể

Khi khí hư, thì tác dụng thúc đẩy giảm, phát dục sinh trưởng chậm, công năng kinh lạc, tạng phủ giảm thoái, hoặc huyết đình lưu, thủy dịch đình lưu

3.2 Tác dụng làm nóng

Cơ thể duy trì được sức nóng bình thường, là do nhiệm vụ làm ẩm của khí Nạn-kinh, chương 22 nạn nói khí chủ làm nóng cơ thể đều để chỉ công năng khí làm nóng cơ thể bộ, phận trên người Khi nhiệm vụ làm nóng cơ thể không bình hoà, mất điều tiết, đa số xuất hiện sợ lạnh, chân tay không nóng

3.3 Tác dụng phòng

Khí có khả năng bao phủ ngoài cơ-biểu để phòng ngự ngoại tà xâm nhập Tố-Vấn nói:

” Tà chi sở tấu, kỳ khí tất hư ”

(Tố-Vấn, thiên Bình nhiệt bệnh luận)

Nghĩa là khi tà khí hội lại được, thì khí phải hư

Đó là chỉ sự phòng ngự của khí Ngoại tà theo kinh, sau khi phạm vào cơ biểu, khí cùng với tà đấu tranh, đuổi tà xuất ra ngoài, giữ cho cơ thể kiện khang Linh-khu-kinh nói:

” Hư tà nhập chi vu thận dã thâm, hữu sơ kết,

Khí qui chi, hữu sơ kết,

Thâm trung cốt, khí nhân vu cốt”

Nghĩa là: Khi hư tà nhập sâu vào thận, khí tích tụ, khi nhập sâu vào cốt, khí cũng tụ tập vào

Đó đều để chỉ khí tích tụ, chống lại tà khí từ ngoài vào

3.4 Tác dụng giữ chắc cơ thể

Cố nhiếp tức là giữ chắc, điều khiển, và cai quản Khí cố-nhiếp:

Trang 7

– Nước tiểu, không xuất ra hỗn loạn

– Tinh khí không xuất ra sớm, hay trễ

Cố là giữ chắc, nhiếp là làm cho xuất điều hoà, bình thường

Tác dụng thúc đẩy và cố nhiếp là hai tác dụng tương phản nhau, giữ sao cho điều hoà Cũng như tác dụng của khí đối với huyết, một bên thì thúc đẩy huyết lưu hành, một bên thì cai quản không cho huyết lưu hành hỗn loạn Khi khí hư, nhiệm vụ suy động giảm thoái, đưa đến huyết lưu hành bất lợi, sinh ra huyết ô Khí hư thì nhiệm vụ cố nhiếp giảm đi, đưa đến xuất huyết

3.5 Nhiệm vụ khí hóa

Khí hoá có hai ý nghĩa: Một là để chỉ tinh, khí, tân, huyết hỗ tương biến hoá sinh ra nhau Tố-Vấn nói:

” Tinh hoá vi khí”

(Tố-Vấn, Âm-dương ứng tượng đại luận)

Nghĩa là tinh hóa ra khí

Đó chỉ là hiện tượng tinh và khí hỗ tương sinh ra nhau Hai là công năng hoạt động của mỗi loại tạng phủ, như bàng quang “khí hoá” có nghĩa là bài xuất nước tiểu

Trên đây trình bày 5 nhiệm vụ của khí, hỗ tương mật thiết phối hợp khiến cho cơ thể điều hoà, hoạt động, chống bệnh tật

4 Sự vận hành của khí

Khí của cơ thể là một động cơ thúc đẩy rất mạnh của tinh vi vật chất, hoạt động không ngừng, lưu hành toàn thân, không chỗ nào

mà không tới Những loại khí có tên khác nhau, là do những tác dụng bất đồng của khí, hình thức cơ bản của khí là “thăng, giáng, xuất, nhập” Sách Tố-Vấn thiên Lục-vị chí đại, luận nói “Lên xuống, ra vào, không chỗ nào mà không có” là để dẫn về các loại khí quản trên cơ thể không chỗ nào mà không có khí ra vào, lên xuống Sự xuất nhập thăng giáng của khí chính là hoạt động của cơ thể con người Khi sự thăng giáng xuất nhập của khí đình chỉ, tức là sinh mệnh hoạt động đình chỉ Cho nên Tố-vấn đã nói:

” Phi xuất nhập, tắc vô dĩ sinh trưởng tráng lão nhĩ

Phi thăng giáng, tắc vô dĩ sinh trưởng hoá thu tàng”

(Tố-Vấn, thiên Lục-vị chí đại luận)

Sự thăng giáng xuất nhập, tức là cơ thể hiện ở công năng tạng phủ hoạt động, cho đến sự hiệp điều giữa tạng phủ Như phế chủ hô hấp, có tuyên, có giáng, thở cũ, hít mới Phế chủ thổ khí, thận chủ nạp khí Tâm hỏa giáng xuống, thận khí bốc lên, cho đến tỳ thăng lên, vị giáng xuống

Như vậy khí vận hành để chỉ chung sự:

– Phối hợp, hiệp điều công năng tạng phủ toàn thân

– Sự thăng giáng xuất nhập khí, cơ tạng phủ

– Duy trì công năng sinh hoạt chính thường cơ thể

Nếu như sự vận hành khí của cơ thể bị ngăn trở, ứ đọng hoặc vận hành nghịch loạn hoặc thăng giáng thất điệu, xuất nhập bất lợi, đều ảnh hưởng đến ngũ tạng lục phủ, nội ngoại thượng hạ hiệp điều thống nhất, phát sinh các loại bệnh tật như: can khí đô kết, can khí hoành nghịch, vị khí thượng nghịch, tỳ khí hạ hãm, phế mất tuyên giáng, thận bất nạp khí, tâm thận bất giao

5.2 Sự xử dụng ý thức

Khi sử dụng ngoại công như quyền, cước Những chiêu đầu tiên thường thấy nặng nề, chậm chạp, phát ra không có lực Nhưng tập tới lần thứ 500 trở đi, thì chiêu thức trầm mãnh khác thường, tại sao lại có sự kiện đó? Giải thích theo lẽ thường thì đó là tập nhiều

Trang 8

Vì vậy biết xử dụng chân khí, thì lúc nào cũng có thể phát ra tự phản ứng, vệ Như khi nằm mơ màng thấy ngã, phản ứng chân tay giật lên Nói theo danh từ khí công là “tự phát, tự chủ” Khi thu phát khí tự chủ, thì chân khí, vệ khí dồn ra hết, sức mạnh tăng lên Cho nên những Khí-công gia tập lâu, Khí-công cao, có thể dùng khí dẫn ra ngoài cơ thể để chịu đòn, để chống ngoại vật làm hại cơ thể, để chống với những ma-nghiệp làm hại tinh thần, lại có thể trị bệnh cho người khác

5.3 Ma nghiệp, ma tính

Ma để chỉ những gì ngược với chính-pháp của Phật-giáo Sau này trở thành từ ngữ để chỉ những gì trái với đạo lý, trái với luật pháp,

đi ngược với qui củ tôn giáo Sau này, ma tính dần dần thành danh từ được dùng để chỉ những gì ngược với luân lý, đạo lý được công nhận Mà luân lý, đạo lý của mỗi môn phái đều khác nhau Như phái Đông-a khi xử dụng võ không cần phải xét đến những chiêu thức có đường đường chính chính hay không, miễn là tiêu diệt được kẻ địch, kể cả cắn, bóp vào những bộ phận sinh dục Quan niệm này cho rằng: võ công khí công dùng để bảo vệ dân tộc Nếu cần bảo vệ dân tộc trước kẻ ác, thì hy sinh luôn danh dự cũng được Phái Thiếu-lâm, Tiêu-sơn thì ngược lại cho rằng dù đối với kẻ địch cũng phải tỏ ra khoan hoà, nhân hậu, dẫn dụ kẻ địch theo mình đi vào chính pháp Phái Mê-linh, Nga-mi, thung dung hơn “tiêu diệt ma vương quỉ dữ là có đạo lý”

Vậy ma-nghiệp, ma-tính để chỉ con người u mê trong vòng ám tối, hành sự trái với chính đạo, hay trái với luân lý được công nhận

Tỷ như thế kỷ thứ mười chín, đạo Thiên-chúa ở Tây-phương được công nhận là chính đạo, nhưng khi truyền sang Đông-phương thì

bị các nho gia miệt thị là ma-giáo Ma-tính thì nhẹ hơn, để chỉ một phần hành động do ma-nghiệp xúi dục Ma-nghiệp, ma-tính thường làm cho tâm hồn hỗn loạn, đi xa đạo lý Muốn trừ ma-nghiệp, phải lấy chính đạo giáo dục, hay tu niệm, mượn chính đạo đuổi ma-nghiệp, thì dùng khí-công Mỗi môn phái có một phương pháp chuyển ma-nghiệp thành chính pháp khác nhau

Ư nhân viết hạo nhiên

Nghĩa là: trong trời đất vốn có chính khí, tự nhiên ơết thành hình Dưới đất là sông núi Trên kết thành trăng sao Ở trong người là hạo nhiên

Nguyễn-công-Trứ (1778-1858) trong bài Kẻ-sĩ đã bàn rõ như sau:

Khí hạo nhiên chí đại chí cương,

So chính khí đã đầy trong trời đất

Lúc vị ngộ hối tàng nơi bồng tất,

Hiêu hiêu nhiên điếu Vị, canh Sằn

Xe Bồ-luân dù chưa gặp Thang, Văn,

Phù thế giáo một vài câu thanh nghị

Cầm chính đạo, để tịch tà cự bí,

Hồi cuồng lan chi chướng bách xuyên

Chính khí đây là kết quả tất yếu của người học Nho, lấy cái chủ đạo Nho làm căn bản

Phật tính để chỉ hành sự, tư duy theo pháp chỉ của nhà Phật Chính đạo mỗi tông, mỗi phái cũng có sự khác biệt, nhưng đều do môn phái đặt ra Chính pháp của Thiền-tông lấy “Tứ đại giai không” làm căn bản Lấy bỏ ngũ uẩn, lục tặc, tứ đại giai không để đắc pháp Tịnh-độ tông lấy bỏ tham, sân, si, giữ ngũ-giới là chính pháp Chính-đạo của người Việt, thường gọi là “Chủ đạo” Như chủ đạo đời Trần (1225-1400) thì đặt “Ái quốc trước, trung quân sau”, đặt “ngũ thường” làm cương yếu Chủ đạo thời Nguyễn (1802-1945) lại đặt "trung quân trước, ái quốc sau."

Luyện Khí-công để có thể đi vào đường chính đạo, mỗi phái theo cương yếu mà có cơ thức luyện tập riêng biệt

5.5 Âm kình, dương kình, kình lực

Khi vận khí ra toàn cơ thể để chống với ngoại tà, chống với sự tác dụng của ngoại giới thì gọi là kình lực Kình lực cũng để chỉ vận khí ra tấn công đối thủ Còn như vận kình lực ra các kinh âm để tấn công, đỡ đòn, truyền khí thì gọi là âm kình Khi cũng vận khí ra

Trang 9

5.6 Định nghĩa khí công

Vậy Khí-công là gì?

Khí-công là khoa học đứng giữa ngoại công và y học dể:

– Bổ khuyết cho tiên-thiên và hậu-thiên khí đưa thăng bằng cho cơ thể về tinh, thần, khí

– Loại bộ hủy diệt những tạp khí, độc khí thành phần cơ thể làm cho tâm, thể bất an

– Đưa chân khí từ yếu về mạnh, tạo thần lực cho tinh, thần, khí, làm cho tinh thần minh mẫn, phán đoán chính trực theo đạo – Phát động, chuyền dẫn chân khí vào các chiêu thức ngoại công, vào các cử động, sao cho những chiêu thức, cử động tạo thần-lực – Phát động chân khí để chống đối với những ngoại lực làm cho thể bị đau Điều giải những chỗ đau trong cơ thể Dẫn độc chất ra ngoài cơ thể

6 Kết luận

Trên đây là định nghĩa tạm về khí-công Định nghĩa có thể không hợp với những khí-công gia khác Có thể các khí-công gia khác chỉ biết xử dụng khí-công chống bệnh nên sẽ định nghĩa là “dùng để trị bệnh” Nhưng nếu có những khí-công gia khác, áp dụng khí-công rộng rãi hơn, thì họ sẽ định nghĩa rộng hơn Định nghĩa của chúng tôi sẽ được dùng trong toàn thể các phần nghiên cứu của tập sách mà quý vị đang đọc

5.2 Sự xử dụng ý thức

Khi sử dụng ngoại công như quyền, cước Những chiêu đầu tiên thường thấy nặng nề, chậm chạp, phát ra không có lực Nhưng tập tới lần thứ 500 trở đi, thì chiêu thức trầm mãnh khác thường, tại sao lại có sự kiện đó? Giải thích theo lẽ thường thì đó là tập nhiều nên quen Nhưng nếu dùng phương pháp đo nội lực thì vẫn thấy không thay đổi Sự thực giải thích như thế này: Đó là chân khí đã tuần lưu, kinh mạch thông, thành ra khi phát lực, khí tòng tâm tự phát, tòng tâm xử dụng, tòng tâm phản ứng

Vì vậy biết xử dụng chân khí, thì lúc nào cũng có thể phát ra tự phản ứng, vệ Như khi nằm mơ màng thấy ngã, phản ứng chân tay giật lên Nói theo danh từ khí công là “tự phát, tự chủ” Khi thu phát khí tự chủ, thì chân khí, vệ khí dồn ra hết, sức mạnh tăng lên Cho nên những Khí-công gia tập lâu, Khí-công cao, có thể dùng khí dẫn ra ngoài cơ thể để chịu đòn, để chống ngoại vật làm hại cơ thể, để chống với những ma-nghiệp làm hại tinh thần, lại có thể trị bệnh cho người khác

5.3 Ma nghiệp, ma tính

Ma để chỉ những gì ngược với chính-pháp của Phật-giáo Sau này trở thành từ ngữ để chỉ những gì trái với đạo lý, trái với luật pháp,

đi ngược với qui củ tôn giáo Sau này, ma tính dần dần thành danh từ được dùng để chỉ những gì ngược với luân lý, đạo lý được công nhận Mà luân lý, đạo lý của mỗi môn phái đều khác nhau Như phái Đông-a khi xử dụng võ không cần phải xét đến những chiêu thức có đường đường chính chính hay không, miễn là tiêu diệt được kẻ địch, kể cả cắn, bóp vào những bộ phận sinh dục Quan niệm này cho rằng: võ công khí công dùng để bảo vệ dân tộc Nếu cần bảo vệ dân tộc trước kẻ ác, thì hy sinh luôn danh dự cũng được Phái Thiếu-lâm, Tiêu-sơn thì ngược lại cho rằng dù đối với kẻ địch cũng phải tỏ ra khoan hoà, nhân hậu, dẫn dụ kẻ địch theo mình đi vào chính pháp Phái Mê-linh, Nga-mi, thung dung hơn “tiêu diệt ma vương quỉ dữ là có đạo lý”

Vậy ma-nghiệp, ma-tính để chỉ con người u mê trong vòng ám tối, hành sự trái với chính đạo, hay trái với luân lý được công nhận

Tỷ như thế kỷ thứ mười chín, đạo Thiên-chúa ở Tây-phương được công nhận là chính đạo, nhưng khi truyền sang Đông-phương thì

bị các nho gia miệt thị là ma-giáo Ma-tính thì nhẹ hơn, để chỉ một phần hành động do ma-nghiệp xúi dục Ma-nghiệp, ma-tính thường làm cho tâm hồn hỗn loạn, đi xa đạo lý Muốn trừ ma-nghiệp, phải lấy chính đạo giáo dục, hay tu niệm, mượn chính đạo đuổi ma-nghiệp, thì dùng khí-công Mỗi môn phái có một phương pháp chuyển ma-nghiệp thành chính pháp khác nhau

Trang 10

Thiên địa hữu chính khí,

Tạp nhiên phú lưu hình

Hạ tắc vi hà lạc,

Thượng tắc vi nhật tinh

Ư nhân viết hạo nhiên

Nghĩa là: trong trời đất vốn có chính khí, tự nhiên ơết thành hình Dưới đất là sông núi Trên kết thành trăng sao Ở trong người là hạo nhiên

Nguyễn-công-Trứ (1778-1858) trong bài Kẻ-sĩ đã bàn rõ như sau:

Khí hạo nhiên chí đại chí cương,

So chính khí đã đầy trong trời đất

Lúc vị ngộ hối tàng nơi bồng tất,

Hiêu hiêu nhiên điếu Vị, canh Sằn

Xe Bồ-luân dù chưa gặp Thang, Văn,

Phù thế giáo một vài câu thanh nghị

Cầm chính đạo, để tịch tà cự bí,

Hồi cuồng lan chi chướng bách xuyên

Chính khí đây là kết quả tất yếu của người học Nho, lấy cái chủ đạo Nho làm căn bản

Phật tính để chỉ hành sự, tư duy theo pháp chỉ của nhà Phật Chính đạo mỗi tông, mỗi phái cũng có sự khác biệt, nhưng đều do môn phái đặt ra Chính pháp của Thiền-tông lấy “Tứ đại giai không” làm căn bản Lấy bỏ ngũ uẩn, lục tặc, tứ đại giai không để đắc pháp Tịnh-độ tông lấy bỏ tham, sân, si, giữ ngũ-giới là chính pháp Chính-đạo của người Việt, thường gọi là “Chủ đạo” Như chủ đạo đời Trần (1225-1400) thì đặt “Ái quốc trước, trung quân sau”, đặt “ngũ thường” làm cương yếu Chủ đạo thời Nguyễn (1802-1945) lại đặt "trung quân trước, ái quốc sau."

Luyện Khí-công để có thể đi vào đường chính đạo, mỗi phái theo cương yếu mà có cơ thức luyện tập riêng biệt

5.5 Âm kình, dương kình, kình lực

Khi vận khí ra toàn cơ thể để chống với ngoại tà, chống với sự tác dụng của ngoại giới thì gọi là kình lực Kình lực cũng để chỉ vận khí ra tấn công đối thủ Còn như vận kình lực ra các kinh âm để tấn công, đỡ đòn, truyền khí thì gọi là âm kình Khi cũng vận khí ra các kinh dương tấn công, phòng vệ, truyền khí, thì gọi là dương kình Trong võ học, y học vận âm kình hay dương kình rất quan hệ, bởi tác dụng mỗi loại kình lực khác nhau rất xa

5.6 Định nghĩa khí công

Vậy Khí-công là gì?

Khí-công là khoa học đứng giữa ngoại công và y học dể:

– Bổ khuyết cho tiên-thiên và hậu-thiên khí đưa thăng bằng cho cơ thể về tinh, thần, khí

– Loại bộ hủy diệt những tạp khí, độc khí thành phần cơ thể làm cho tâm, thể bất an

– Đưa chân khí từ yếu về mạnh, tạo thần lực cho tinh, thần, khí, làm cho tinh thần minh mẫn, phán đoán chính trực theo đạo – Phát động, chuyền dẫn chân khí vào các chiêu thức ngoại công, vào các cử động, sao cho những chiêu thức, cử động tạo thần-lực – Phát động chân khí để chống đối với những ngoại lực làm cho thể bị đau Điều giải những chỗ đau trong cơ thể Dẫn độc chất ra ngoài cơ thể

6 Kết luận

Trên đây là định nghĩa tạm về khí-công Định nghĩa có thể không hợp với những khí-công gia khác Có thể các khí-công gia khác chỉ biết xử dụng khí-công chống bệnh nên sẽ định nghĩa là “dùng để trị bệnh” Nhưng nếu có những khí-công gia khác, áp dụng khí-công rộng rãi hơn, thì họ sẽ định nghĩa rộng hơn Định nghĩa của chúng tôi sẽ được dùng trong toàn thể các phần nghiên cứu của tập sách mà quý vị đang đọc

CHƯƠNG THỨ BA

ĐỐI TƯỢNG CỦA KHÍ CÔNG

Mục-lục

1 Phụ trợ trong võ học

Trang 11

2.2 Dùng trị bệnh

3 Dùng khí-công phù chính

4 Kết luận

ĐỐI TƯỢNG KHOA KHÍ CÔNG

Qua định nghĩa trên, thì đối tượng của khoa khí-công rất rộng Nó bao gồm cả võ học y học, lẫn tôn giáo và đạo lý Nhưng trong mỗi lĩnh vực, nó chỉ làm một số nhiệm vụ mà thôi, chứ không bao trùm toàn bộ các lĩnh vực đó

Khí-công có hai loại là tĩnh-công và động-công Chương sau sẽ trình bày chi tiết về hai loại này Dưới đây là những đối tượng của khoa khí-công

1 Phụ trợ trong võ học

Nguyên thủy của khí-công là để luyện tập cho cơ thể khang kiện Sau được dùng trợ giúp điều hoà hơi thở khi tập võ cho khỏi mệt, rồi tiến tới điều hoà hơi thở trong khi xử dụng võ Từ khi có sự du nhập của Thiền-công, việc phụ trợ cho võ-học tiến thêm một bước nữa: Dẫn khí tập trung tại điểm này để chịu đòn, vào chỗ kia để điều giải những chỗ bị đánh đau, dẫn khí tích tụ lại chỗ đau đi nơi khác để chống đau

Sau khi có sự tổng hợp y-học vào khí-công, thì khí-công trở thành khoa học để kiểm chứng lại những chỗ sai lạc trong võ học Hơn nữa biết vận khí tùy theo kinh mạch để điều hoà hơi thở

Tỷ dụ như khi xử dùng quyền cước Nếu đánh hư chiêu thì không cần vận khí ra, khi thực chiêu mới cần vận khí cho có sức mạnh Khi tập võ, thì tạp khí sinh ra , khí-công dùng để tập trung điều giải tạp khí ra ngoài

Vậy khí-công dùng trong võ-học là:

- Giữ cho tinh thần thăng bằng, không rối loạn, không sợ hãi

- Điều hoà hơi thở cho cơ thể thăng bằng

- Tập trung chân khí, phát lực, chuyển chân khí để tấn công cho có thần lực

- Dùng chân khí để chống đỡ đòn khi bị đánh, cho khỏi đau

- Dùng để dẫn những chỗ đau, cho khí khỏi tụ lại, “Thông tắc bất thống” nghĩa là thông thì không đau

- Chuyển, dẫn giải trừ những tạp khí do tập võ sinh ra

- Luyện cho nội-công mạnh hơn lên

Khí-công là khoa tối cần thiết cho võ-học Không có khí-công thì võ-học cũmg giống như một chiếc phi cơ bị tháo hết máy móc, nó trở thành một đống sắt rất tầm thường Khí-công giúp cho võ-học tiến triển, bởi không có Khí-công thì võ-học chỉ xử dụng được một

số đòn đẳng tầm thường, không có những chiêu thức mãnh liệt, thần tốc và nhất là làm cho cơ thể nhẹ nhàng lâu mệt

Đối với cổ-nhân, khí-công có một tầm mức tối quan trọng trong võ-học Võ-học là một thứ vũ-khí quốc-phòng Cho nên người ta bắt đầu dậy võ, kí-công cho trẻ nhỏ từ lúc 6 tuổi, “văn ôn vũ luyện” đến khoảng 20 tuổi thì “tiểu thành”, sau 30 tuổi thì “khả thành” sau đến 40 tuổi thì “đại thành” Ngày nay võ-học không quá cần thiết tới trình độ đó, nên ít người ai để cả cuộc đời luyện võ như vậy Những thức để phụ trợ võ-học tuy thư tịch còn đầy đủ, mà không được dùng tới Võ-học ngày nay chỉ là môn thể thao, tuy đôi khi cũng có người coi đó là một thứ chuyên nghiệp, nhưng không cần tới trình độ quá cao như ngày xưa

2 Dùng khí công trị bệnh

Vấn đề thực dụng trước mắt là khí-công phục vụ sức khoẻ con người

Trong các lãnh vực thực dụng của khí-công thì vấn đề dùng trị bệnh được mỗi thời coi như là cần thiết Đối với y-học hiện tại, thì khoa khí-công trở thành một nghành trị bệnh quan trọng Bởi phạm vi trị bệnh của khí-công gần như phụ trợ hẳn cho y-học Tây-phương: Những gì y-học Tây-phương không trị được, thì khoa khí-công trở thành một loại đắc dụng Như trị bệnh thần kinh, áp huyết cao, có thể suy nhược, tiêu hoá bất lương, tý chứng (phong thấp), và tối quan trọng trong khoa trị liệu thần kinh

Dùng khí-công trị bệnh, có hai phần được phân ra rõ rệt:

– Một là bệnh nhân tập để tự trị bệnh, trị “vị bệnh” và trị “dĩ bệnh” Phần trị vị bệnh tức tập cho cơ thể khỏe mạnh, phòng bệnh Điều này y học nước nào cũng nói tới ích lợi của nó Trị dĩ bệnh là trị bệnh đã xẩy ra rồi, điều này thì y học Tây-phương tỏ vẻ nghi ngờ

– Hai là dùng khí-công tối cao, truyền sang trị bệnh cho người khác Khoa này còn quá mới lạ đối với Tây-phương Hiện trên thế giới, đôi khi có những người không hề tập khí-công, mà tự nhiên có chân khí vào tràn đầy, chỉ cần mó vào người khác là truyền khí sang chữa bệnh cho bệnh nhân Những người này hoặc do thể tố chân khí mạnh hoặc do có cơ duyên ăn những thức ăn kỳ lạ hoặc

ở trong vùng khí hậu đặc biệt cấu thành Họ trở thành những thầy lang đặc biệt Do những cơ duyên mà họ không giải thích được,

Trang 12

Đối với những châm cứu gia, dù chưa luyện khí công, dù cơ thể không có chân khí mạnh, nhưng sau một thời gian hành nghề, chân khí lưu thông trong kinh mạch nhiều lần, khiến kinh mạch đã thông, tự nhiên có chân khí; mỗi khi trị bệnh, chân khí từ cơ thể qua kim, truyền vào cơ thể bệnh nhân Chính vì vậy, những châm cứu gia luyện khí-công, chân khí mạnh, khi trị bệnh, mau có kết quả hơn

Dùng khí-công cao truyền trị bệnh cho người khác, có thể trị “dĩ bệnh” mà thôi Vậy bệnh nhân tự luyện tập thì trị được dĩ bệnh và

vị bệnh Còn khí-công gia dùng khí-công trị dĩ bệnh

Lịch-đại y-học Á-châu rất chú trọng phương tiện bảo kiện dự phòng bệnh tức trị vị bệnh Khí-công được dùng để trị cả vị bệnh lẫn dĩ bệnh Những y thư tối cổ đã từng đề cập tới Danh y đời nào cũng có người nghiên cứu về khoa khí-công trị bệnh Đầu tiên trong bộ Hoàng-Đế Nội-kinh Tố-Vấn các chương:

- Thượng cổ thông thiên luận

- Tứ khí điều thân đại luận

- Sinh khí thông thiên luận

- Kim quĩ trấn ngôn luận

Qua các chương trên, đủ thấy sự chú trọng vào vấn đề dùng khí-công trị bệnh của cổ nhân đến như thế nào

” Tâm an mà không sợ hãi

Hình tươi thì không mệt mỏi

Khí theo đó mà thuận,

Tất cả đều đạt đến như ý muốn”

Bốn câu trên kết luận rằng Khí-công có tác dụng tốt, làm cho lực của não kiện toàn, gân cốt kiên-cường Đồng thời cổ nhân lại chú trọng vào luyện công phối hợp với thiên nhiên, thích ứng với hoàn cảnh trong vấn đề ẩm-thực Đó là nói về tối cổ y gia chú trọng vào Khí-công trị bệnh vậy

Bên Trung-quốc, Đại-hàn, Nhật-bản thì các Đạo-gia, Phật-gia, và Y-gia đồng thời chú ý vào khí-công trị bệnh Mỗi nhà đều có những sở trường sở đoản riêng biệt Nhưng tại Việt-Nam thì khác hẳn: Dù Đạo-gia, Y-gia, Phật-gia hay võ-học-gia đều qui vào những sự tổng hợp giống nhau, thái dụng lẫn của nhau Trong thời gian 1945-1990 khoa Khí-công dường như tê liệt Khi tôi viết những giòng này (1993) dường như đã có sự phục sinh Nhưng biết bao giờ mới được như xưa?

Vậy bản chất trị bệnh của khí-công là gì?

2.1 Giúp thân thể kiện khang

Giúp thân thể kiện khang, tinh thần minh mẫn, để trị vị bệnh, tức là luyện tập cho thân thể thăng bằng sức khoẻ điều hoà đó là ở trình độ thấp Còn luyện đến sức lực vượt hẳn thông thường, thì không bệnh tật nào làm hại cơ thể được Khí-công luyện cao thì vệ khí càng mạnh, lục dâm không tác dụng vào thân Mà công năng khí huyết tạng phủ mạnh, không có bất thường sinh bệnh

2.2 Dùng trị bệnh

Tức trị dĩ bệnh Bệnh có thực có hư! Thực bệnh thì tập để đưa ngoại tà (vi trùng, ý nghĩ đen tối, lo sợ vô lý) ra ngoài và bồi dưỡng chính khí bị tà khí làm hại Hư bệnh thì phải dùng biện chứng để biết rõ tạng phủ cơ phận nào hư, để tập những loại khí-công nào bồi dưỡng chỗ hư đó

Đây là đại cương, nhưng trên thực tế, hiện nay khí-công dùng trong lãnh vực y khoa như thế nào? Nếu tổng hợp y học Âu-Á mà trị, thì khoa khí-công ít được xử dụng đến Bởi những thiếu sót của Âu được Á phù trợ, thiếu sót của Á được Âu phù trợ Nhưng vấn đề trị vị bệnh thì dù y-học Á hay Âu cũng phải cần dùng đến cả

3 Dùng khí công phù chính

Đây là một vấn đề có tính cách tôn giáo nhiều hơn Mỗi gia mỗi phái quan niệm về ma-nghiệp khác nhau, chính đạo khác nhau Nhưng tựu chung, luyện khí-công để cho:

– Tinh, thần, khí vững mạnh

– Cơ thể khang kiện, giữ được bản ngã,

– Khắc kỷ mạnh để giữ được những luật lệ qui tắc từng phái từng gia

– Tức là luyện khí-công để đi đến tinh, thần, khí được sung thịnh

– Tinh ở đây phải hiểu là cơ thể khang kiện, hoặc tinh-khí

– Thần tức để chỉ sinh hoạt của linh hồn và khí thì là chân khí vậy

Nguyên lý căn bản khí-công làm sao cho ba lực lượng tinh, thần, khí thăng bằng Khi tinh, thần, khí thăng bằng tinh tiến, thì có thể

Trang 13

tương thông, tứ đại giai không” và đi vào kiến tính để “đắc pháp” tức là đắc đạo vào Vô-thượng Bồ-Đề Chính pháp của Thiếu-lâm, Tiêu-sơn là dứt bỏ thất tình: Hỷ (vui), nộ (giận), ưu (lo), tư (suy nghĩ), bi (buồn sầu), khủng (sợ hãi), kinh (Hoảng hốt) Khi buồn sầu nhiều quá, không dứt được thì đi vào ma-nghiệp, muốn dứt ma-nghiệp phải nhờ khí-công Sau thất tình đến tham, sân, si, ba ma-nghiệp đó cũng làm hại chính pháp Ngoài ra còn nhiều giới khác cần kiêng cữ nữa

4 Kết luận

Phạm vi và đối tượng của khí-công đại lược có ba Đó là phụ trợ cho võ-học ngoại-công, được xưa dùng rất nhiều, hiện nay ít dùng Thứ đến là dùng dể trị bệnh thì đời nào cũng cần thiết cả Còn kKhí-công dùng để đi vào chính pháp đắc đạo, thì mỗi tôn giáo, mỗi địa phương có một quan niệm khác nhau, nhưng mục đích tối thượng vẫn là làm cho tinh, thần, khí tăng tiến, cơ thể khoẻ mạnh thông sướng, thì dứt bỏ được mọi phiền tạp thất tình, hầu khắc kỷ, giữ bản ngã khỏi đi vào ma-nghiệp

Khí-công dùng để áp dụng vào ba vấn đề trên các gia các phái đều có những phương pháp đặc biệt, nếu biên tập vào thì không biết bao giờ mới hết Bởi vậy trong sách này chúng tôi chỉ trình bày những phần lý thuyết tổng cương Còn phần thực hành thì thu lại một vài điển hình mà thôi

Như về động-công, tại Việt-Nam không mấy người mà không biết đến Thập-thức bảo kiện pháp, Yên-tử ngọa công bát pháp, hải thập nhị thủ Bên Trung-Quốc (1948-1985), trên khắp giải lục địa võ thuật bị nghi ngờ, không được khuyến khích, gần như bị diệt hẳn, nhưng vấn đề tập khí-công đã được đưa vào đại học y khoa, nhất là tập Thái-cực-quyền để bảo kiện và trị bệnh được các

Đông-y gia coi rất trọng và phổ biến

Người ta thường quan niệm rằng khí-công xuất từ Phật-gia, Đạo-gia nên các tôn giáo khác thường kỳ thị, đó chẳng qua là không hiểu thực sự bản chất mà thôi Qua những năm dạy học chúng tôi thấy áp dụng vào Hồi-giáo, Thiên-chúa-giáo còn dễ dàng hơn cả đối với Đạo-giáo, Phật-giáo Tu-sĩ Thiên-chúa-giáo thường phải ngồi tập trung tinh thần, suy ngẫm về Chúa Cứu-thế, nếu tu sĩ biết khí-công, trấn nhiếp tâm thần thu liễm mọi phiền tạp bỏ ra ngoài, ý thủ vào Chúa, thì thực còn gì tốt đẹp hơn? Như một tu sĩ khoẻ mạnh bị tình dục đòi hỏi, thì dùng “Tiêu-sơn hoá tinh pháp” để đốt tinh khí, dùng ngũ-khí triều nguyên để xóa bỏ sự cám dỗ của ngoại cảnh thực vừa dễ vừa tốt đẹp

Bởi vậy kết lại khí-công là khoa học vừa có tính chất y-khoa vừa có tính chất của thể thao lại có tính chất luyện tập trấn nhiếp tâm thần rất tốt

PHẦN THỨ NHÌ

PHƯƠNG PHÁP ĐIỀU KHÍ

Điều khí là gì? Điều khí gồm có hai phần:

– Một là sự hướng dẫn khí xuất, nhập cơ thể theo ý muốn

– Hai là vận nội khí trong cơ thể tuần hành theo những nguyên tắc nhất định

Trong phần này sẽ bao gồm hai vấn đề chính yếu đó

Trang 14

1 ĐỊNH NGHĨA ĐIỀU KHÍ

Điều khí là sự tiến hành hô hấp theo ý muốn, trong một nguyên tắc cần thiết Trong quá khứ điều khí dùng hỗn độn với các danh từ sau đây:

HÔ-HẤP Là sự thổ nạp vô ý thức của người không biết khí công

THỔ-NẠP Thổ là nhả khí ra Nạp là thu khí vào

Cổ nhân gọi là “Thổ cố nạp tân” nghĩa là nhả cái cũ, thu cái mới Thổ nạp là phương pháp hô hấp trong khoa Khí-công, để phân biệt với thông thường thổ nạp là hô hấp vô thức

Điều khí là sự thổ nạp theo một qui tắc nhất định bằng sự điều khiển Hoặc khi những người đã tập Khí-công cao, trong lúc vô thức, gặp hoàn cảnh, tòng tâm thổ nạp theo qui tắc, thích hợp với hoàn cảnh

Tóm lại thổ-nạp có qui định khi hữu thức hoặc khi vô thức nhưng có qui định của người tập Khí-công

2 PHƯƠNG PHÁP THỔ NẠP

2.1 THỔ

Thổ là nhả khí ra Thông thường người ta thổ không hết khí lưu trữ trong phế, cho nên sự thổ cố không đi đến tuyệt đối mở rộng, đến khi nạp khối lượng cũng ít, bởi vậy sự khí hóa cơ thể không được nhiều Chân khí bao gồm 4 loại khí, mà Đại-khí là một yếu tố quan trọng Nếu thổ không nhiều thì nạp cũng không nhiều, chân khí do vậy không tăng tiến Nếu thổ hết lượng khí trong phế, khí nạp sẽ được nhiều, khí hóa tăng, do đó chân khí tăng lên

Trong khoa khí-công, cứ một thổ một nạp gọi là một tức

2.2 NẠP

Nạp là hấp khí vào Khí vào phế, được phế tuyên phát khắp các kinh theo vòng Đại-chu-thiên tuần lưu khắp cơ thể Thông thường người ta nạp khí không hết thể tích của phế, thành ra thiên khí vào phế không nhiều, sự khí hóa không mấy mạnh Trong khoa Khí-công nhiều thức tập bắt người ta phải nạp khí thực sâu, để thiên khí nhập phế mạnh ứng hợp với hoàn cảnh nào đó Khi thiên-khí mạnh nhập cơ thể phối với địa-khí và nguyên-khí, tinh-khí làm cho chân-khí tăng lên Khi thổ nạp có thể ngắt làm nhiều nhịp, hoặc một hơi

2.3 ĐÌNH

Đình có nghĩa là sự ngưng thở Thông thường vô thức, ít khi đình thổ nạp Nhưng trong khí-công và võ học, đình thổ nạp là một hiện tượng thông thường Có thể nạp rồi đình, thường gọi là nạp-đình hoặc thổ rồi đình gọi là thổ-đình Có khi, nạp hết hơi hoặc thổ hết hơi rồi đình cũng có khi nạp, thổ nửa hơi, hay một phân nửa hơi rồi đình gọi là bán-nạp-đình hoặc bán-thổ-đình Đình trong khí-công thường gọi là qui-tức nghĩa là thu hơi trở lại không hoạt động nữa

2.4 TỐC ĐỘ THỔ NẠP

Tốc độ khi thổ-nạp trong khoa khí-công được ấn định:

TRÌ Từ 9 giây đến 15 giây

TRUNG Từ 4 giây tới 8 giây

KHẨN Từ 1/5 giây tới 3 giây

Đây là tính cho tốc độ của một thổ, một nạp hoặc một đình, chứ không phải tốc-độ một tức Tốc độ là nhịp điệu khác với khối lượng Một nhịp thổ như vậy không nhất thiết đầy phổi hay được mấy phần phổi

2.5 KHỐI LƯỢNG

Khối lượng khi thổ nạp vào phế trong khoa khí-công ấn định:

THÂM Thổ hay nạp đến đầy ắp hoặc nhả đến hết khí trong phế

TRUNG Thổ hay nạp tương đối sâu, không đầy hay hết khối lượng

THIỂN Thổ hay nạp thông thường

Trong khoa khí-công sự ước tính khối-lượng và tốc-độ rất quan trọng, nhất là ứng dụng vào võ học để tấn công hay chịu đòn

Trang 15

– Khí-công hay võ học bắt đầu từ thổ nạp thông thường trước

– Bao giờ cũng bắt đầu bằng Thổ hết tất cả khí ra, và rồi hành thổ nạp theo qui định

– Bao giờ cũng bằng mũi nạp hoặc mũi miệng đồng nạp, chứ tuyệt đối không bao giờ dùng miệng nạp Bởi bụi, vi trùng theo miệng vào cơ thể qua đường phế

– Mũi miệng đồng nạp: tiến hành mũi thổ, miệng thổ hoặc mũi miệng đồng thổ

– Mũi nạp, mũi thổ hoặc mũi miệng đồng thổ hoặc miệng thổ

3.1 ĐỐI VỚI HỌC THUYẾT ÂM DƯƠNG

Về phương diện học thuyết âm-dương thì:

– Thổ có tính cách phát ra, tiến ra ngoài rộng rãi nên là dương

– Nạp có tính cách thu vào, tóm vào nên thuộc âm

– Còn đình thì coi như hiện tượng âm-dương giao nhau

– Trong khi thổ nạp, bất cứ lúc nào ta cũng ứng dụng đình hơi giữa thổ nạp, nhưng sự đình hơi đó quá ngắn thành ra không chú ý

Điều hòa thổ nạp tức điều hòa âm dương, khi tống hết hơi thở ra, thì cơ thể mất đi một số thán khí, phế hoàn toàn trống rỗng Cổ nhân gọi là “Vô trung sinh hữu” nghĩa là trong cái không có khí ở phổi, là lúc thanh khí thoát ra ngoài cơ thể, thì chân khí phát triển khắp người, gọi là không mà hóa có là thế

3.2 VỀ PHƯƠNG DIỆN Y HỌC

Về phương diện y học, thì:

– Khi thổ ra tức nhả khí ra thì là tả Bởi vậy khi những người bị nhiệt chứng, can khí đô kết tình chí uất ức thường thích thở dài Hoặc trong người nóng quá , đầy ứ ở bao tử thích thổ, thích ợ hơi

– Khi hít khí vào, tức là bổ Khí vào cơ thể mạnh, nhiều bao nhiêu tốt bấy nhiêu

Lâm sàn ứng dụng trị bệnh, dùng châm cứu cũng như vận sức chống đối thủ, thông thường hít khí vào để chống trả, vệ khí mạnh lên

Trang 16

2.12 Nhịp điệu

2.13 Khối lượng

2.14 Công dụng

2.2 Phương pháp kiên lực 2.21 Tốc độ

2.22 Nhịp điệu

2.23 Khối lượng

2.24 Công dụng

2.3 Phương pháp kiên thể 2.31 Tốc độ

Trang 17

1 PHƯƠNG PHÁP THÔNG THƯỜNG (1)

Thông thường nghĩa là Thổ-nap tự nhiên, không cần chú ý Bốn phương pháp thông thường là:

1.12 NHỊP ĐIỆU : Liên tục khi nạp cũng như thổ liên miên bất đoạn

1.13 KHỐI LƯỢNG : Trung

Đây là phương pháp thổ nạp cho những người mới tập để điều hòa hơi thở, hay lúc mới tập nhập tĩnh, để không bị ước thúc ràng buộc

1.14 CÔNG DỤNG : Rất rộng:

– Dùng làm căn bản lúc khởi đầu luyện khí công cho người mới tập

– Có thể dùng cho tất cả mọi tư thức, mọi loại khí công

– Dùng để điều hòa hơi thở sau khi chạy, nhảy, luyện võ

1.15 CHỦ TRỊ :

– Hạ huyết áp cao

– Tim đập quá mau

– Trấn tĩnh cơn cáu giận, súc động

1.2 HOÃN VIÊN

Thổ nạp chậm chạp, cắt đứt thành từng nhịp một, nạp nhiều nhịp, thổ cũng nhiều nhịp, nhưng không đình thổ nạp

1.21 TỐC ĐỘ : Trì

1.22 NHỊP ĐIỆU : Gián đoạn, thổ cũng như nạp cắt thành nhiều nhịp ngắn

1.23 KHỐI LƯỢNG : Trung

1.24 CÔNG DỤNG : Như phương pháp Nhu-hòa

Trang 18

– Dùng cho những người mới luyện

1.35 CHỦ TRỊ : Tùy nghi các thức Khí-công, Thiền-công

1.4 THÂM TRƯỜNG

Thổ nạp nhẹ nhàng Khi thổ cũng như khi nạp kéo một hơi dài cho đến khi đầy ắp mới thôi

1.41 TỐC ĐỘ : Trì

1.42 NHỊP ĐIỆU : Liên tục

1.43 KHỐI LƯỢNG : Thâm

1.44 CÔNG DỤNG : Như phương pháp Quân-bình

1.45 CHỦ TRỊ : Tùy theo các thức Khí-công, Thiền-công

1.5 KẾT LUẬN

Phương pháp thông thường là phương pháp xuất xứ từ thiền-công Phật-gia Phương pháp của thiền-công Phật-gia nguyên thủy là: Thổ nạp chậm chạp, điều hòa, ý khí hợp nhất, không phân biệt mũi hay miệng thổ nạp Các khí công sư đã từ thiền-công Phật-gia biến đổi đi thành 4 phương pháp khác nhau Công dụng như sau:

– Dùng làm khởi đầu cho mỗi phương pháp thổ nạp Hầu như bắt đầu các phương pháp điều khí nào cũng khởi từ phương pháp thông thường cả

– Dùng trong các loại tĩnh công, tập điều hòa tinh, thần, khí

– Dùng trong các thức khí công để chữa bệnh bảo kiện

– Dùng trong các thức khí công để đi vào luyện thần

– Ít dùng trong võ học

2 PHƯƠNG PHÁP Ý KHÍ HỢP NHẤT (2)

Phương pháp này rất nhiều, tuy nhiên ở đây chúng tôi chỉ tuyển chọn ba phương pháp hữu ích nhất:

– Phương pháp minh-tâm, để luyện thần

– Phương pháp kiên-lực, để luyện lực

– Phương pháp kiên-thể, để luyện tổng hợp thần, lực

2.1 MINH-TÂM

Xuất phát từ thiền tuệ Các khí-công sư đã nhân phương pháp Tham- thiền thổ nạp là phương pháp của Phật-gia, rồi biến đổi đi Nguyên phương pháp Tham-thiền, do các thiền sư dùng để ngồi tập Thiền-công và đọc kinh Phương pháp lấy tự nhiên, thổ nạp điều hòa, không chú ý đến thổ hay nạp Nếu chú ý đến thì mất hẳn tự nhiên Khi thổ nạp, thân thể buông lỏng, tâm thần ninh tĩnh,

để mặc cho hơi thở đưa đến nhu-hòa, hoãn-viên, quân-bình hay thâm-trường tức là tiến tới “ý khí hợp nhất”

Kinh nghiệm

Đầu tiên dùng phương pháp thông thường ở trên Sau khoảng mười tức, hơi đã điều hoà, rồi biến sang minh-tâm, kiên-lực, kiên-thể

Trang 19

2.11 TỐC ĐỘ : Trung

2.12 NHỊP ĐIỆU : Liên tục

2.13 KHỐI LƯỢNG : Trung

2.14 CÔNG DỤNG : Dùng làm căn bản cho các phương pháp điều khí khác Phàm điều khí cần phải lấy minh-tâm thổ nạp làm khởi đầu

– Dùng để luyện Khí-công, và tập Thiền của Phật-gia

– Dùng trong các thức tập Khí-công luyện thần, trị bệnh thần kinh:

– Giải trừ ma nghiệp, ma tính trong người

– Giải trừ nhiệt khí

– Bỏ thất tình là hỷ (vui), nộ giận) , ai (đau đớn), cụ sợ hãi), ái yêu), ố (ghét), dục (muốn)

– Xua đuổi lục-tặc (six brigands) tức sáu kẻ cướp Bao gồm ngoại lục tặc và nội lục tặc Ngoại lục tặc là sắc, thanh, hương, vị, súc, pháp Nội lục tặc là nhãn (mắt), nhĩ (tai), tỵ (mũi), thiệt (lưỡi), thân (con người), ý (suy tư) Sẽ nói rất kỳ trong phần giảng về Tĩnh-công

– Dùng để nhập tĩnh, tập trung tinh thần hầu nghiên cứu, đọc sách, tụng kinh, cho mau hiểu, để thu nạp tư tưởng

2.15 CHỦ TRỊ :

Dùng để trị tất cả các bệnh thần kinh

– Đầu óc mệt mỏi làm việc trí thức nhiều, cần thở hít để giải trừ tất cả những ngoại giới làm bận tâm

– Mất ngủ (insomnies), mất trí nhớ

– Bệnh ảo tưởng (Schizophrénie)

– Tinh thần thất thường, thần kinh suy nhược (neurasthénies)

Dùng để luyện lực, hay để phát lực, như khi cần đẩy, kéo, vác nặng

– Phương pháp khởi đầu bằng minh-tâm thổ-nạp

– Rồi tiến tới thâm-trường như tầm nhả tơ, liên miên bất tuyệt, nạp từ từ thật dài, thổ từ từ thật dài

2.21 TỐC ĐỘ : Trì hay Trung

2.22 NHỊP ĐIỆU : Liên tục như tằm nhả tơ liên miên bất tuyệt

2.23 KHỐI LƯỢNG : Thâm

2.24 CÔNG DỤNG :

Dùng để luyện lực, khuân vác nặng, làm việc nặng Từ đó áp dụng rộng ra khi tập các thức:

– Cần dùng sức để đẩy mạnh, dùng sức kéo mạnh Khi đẩy thì thổ, khi kéo thì nạp

– Dùng rất nhiều trong các thức tập động công, luyện lực, ít dùng để luyện thần

– Dùng để phụ trợ ngoại công và tập võ

– Ứng dụng võ học, dùng để tấn công: Khi bóp, khi kéo, khi lui thì nạp, khi đẩy, khi đánh, khi tiến thì thổ

2.25 CHỦ TRỊ :

– Trong khí công trị bệnh dùng để trị các chứng hư và chứng bị hàn

– Khi vận khí chữa bệnh cho người khác phải dùng phương pháp này Nạp khí rồi vận khí ra tay hay chân, khi truyền thì thổ – Phạm vi áp dụng rất rộng rãi: dùng để chạy đường trường cho khỏi mệt

– Trẻ con chậm lớn

– Người bệnh mới khỏi

– Trong thời kỳ dưỡng bệnh

– Phụ nữ sau khi sinh đẻ

– Người lạnh, sợ lạnh

– Tất cả các chứng suy nhược cơ thể (asthénies physiques)

Trang 20

2 3 PHƯƠNG PHÁP KIÊN THỂ

Các vị khí công gia trước đây thường là những y-gia bởi vậy khi lên núi hái thuốc, hay bị mệt mỏi Vì vậy mới đề xướng ra một phương pháp leo núi cho khỏi mệt, đặt tên là “Thượng sơn thái dược” Nghĩa là lên núi hái thuốc

– Phương pháp khởi từ minh-tâm thổ nạp

– Nạp khí bằng mũi thành nhiều nhịp ngắn buông lỏng không chú ý đến bước chân đi Nếu nạp bằng mũi miệng, thì miệng sẽ khô, mau mệt, phản lại phương pháp

– Nhẩm đọc chữ “thổ” khi thổ, không buông lỏng nữa Phải nhớ là chỉ chú ý chữ “thổ” mà không chú ý chữ “nạp” Khi nạp ý thức buông lỏng Thổ bằng miệng, mũi

2.31 TỐC ĐỘ : Trung, hay trì

2.32 NHỊP ĐIỆU : Chia thành nhiều nhịp, ngắn thì nạp Lúc thổ có thể thổ một hơi nhưng cũng có thể thổ làm nhiều nhịp

2.33 KHỐI LƯỢNG : Trung hay thâm

2.34 CÔNG DỤNG :

Dùng để leo lên cao cho khỏi mệt

– Phạm vi áp dụng rộng ra: Đi bộ cho khỏi mệt, lội dưới sình, bơi dưới nước khỏi mệt

– Khi đi bộ, leo cao xách vật nặng thở cho khỏi mệt

– Dùng trong khi tập động công để lâu mệt

– Dùng trong võ học để điều hòa khí khi xử dụng võ

– Dùng trong khi làm việc, giữ được chân khí khỏi mệt

Phương pháp này vừa để luyện thần, vừa để luyện lực Nó là tổng hợp của hai phương pháp Minh-tâm, Kiên-lực

2.35 CHỦ TRỊ : Rất rộng

– Mệt mỏi thể xác hoặc tinh thần (Asthénies physiques ou Psychiques)

– Sau khi làm việc mệt mỏi

– Bần huyết (Anémies)

– Thiếu hồng huyết cầu

– Bị vọp bẻ (Cramps)

– Cơ thể bị kiến bò (Spasmophilies)

3 PHƯƠNG PHÁP ĐẠO GIA

Các phương pháp của đạo gia rất nhiều, song chúng tôi chỉ ghi chép vào đây ba phương pháp chính, giản dị, dễ luyên tập nhất

Phương pháp thổ nạp của đạo gia xuất hiện vào thế kỷ thứ mười hai, nên thu thái kinh nghiệm của:

– Thiền-công của Phật-gia

– Thêm yếu quyết về y học để kiểm chứng tác dụng

– Lấy căn bản biến hóa âm dương vũ trụ dịch lý học: Thái cực sinh Lưỡng nghi, Lưỡng nghi sinh tứ tượng

– Lấy cơ sở là phương pháp thông thường, và minh-tâm thổ nạp ở trên

– Khi nạp thì miệng răng hơi hé mở, lưỡi tự nhiên Dùng ý dẫn khí theo hơi thở qua Thượng-tiêu tới Trung-tiêu ngừng lại

– Bụng từ từ lớn ra để khí nạp vào Nghĩa là bụng vừa mở ra khí vừa nạp

Trang 21

Hình dưới:

– Thượng-tiêu bao gồm: Tâm (tim), Phế (phổi)

– Trung tiêu bao gồm: Tỳ (lá lách), Vị (Bao-tử, dạ dày), Can (gan)

– Hạ tiêu bao gồm: Thận, Bàng-quang, Đại-trường, Tiểu-trường

– Dùng để chuyển khí từ lý ra biểu, từ âm ra dương Nghĩa là từ trong cơ thể ra ngoài da

– Từ dưới lên trên Nghĩa là dẫn khí từ trong nội tạng ra ngoài thân mình

– Dùng để chuyển chân khí ra ngoài đỡ đòn, chịu đòn

– Dẫn khí từ lý (trong cơ thệ) ra các đầu ngón chân tay tấn công hoặc truyền khí chữa bệnh

– Dùng để luyện khí, luyện tinh, luyện thần riêng biệt

Lưu ý quý vị Bác-sĩ, Đông y sĩ, các vị Võ-sư, Thiền-sư

Khi giảng dạy phải tìm hiểu, tránh dạy phương pháp này cho chư vị tu sĩ Phật-giáo, Thiên-chúa giáo Vì phương pháp dễ đưa đến kích dục, làm cho người tập dễ bị phá giới thể mà chính mình cũng là người mang tội

– Dùng ý dẫn khí qua thượng-tiêu tới trung-tiêu vào trung-đơn-điền Bụng từ từ ép lại trong khi khí vẫn nạp vào

– Từ từ mở bụng ra, trong khi thổ khí Thổ bằng mũi miệng hoặc bằng miệng

3.21 TỐC ĐỘ : Trì, trung

3.22 NHỊP ĐIỆU : Liên tục

3.23 KHỐI LƯỢNG : Trung hoặc thâm

3.24 CÔNG DỤNG :

Dùng nhiều trong động công và võ học, ít dùng trong tĩnh công

– Xử dụng trong nguyên tắc võ học “vô trung sinh hữu” Nghĩa là rõ ràng thổ khí nhưng bên trong đầy khí Ngược lại rõ ràng nạp vào mà bụng lại ép Phàm khi dùng nguyên tắc “dĩ nhu khắc cương” thổ ra, nhưng bụng mở ra, địch dùng cương đánh vào thì đánh vào chỗ nhu, trong ngực không có khí, khoảng trống tam tiêu không bị căng ép, chịu đòn cương tốt

– Vô-trung sinh hữu là khi ép bụng vào dụ địch đánh đòn nhu hay cương đều không đáng sợ, bởi khối lượng khí đầy ắp, mà ngực bụng ép lại, chịu đòn chắc chắn

– Dùng trong các thức động công cho thăng bằng cơ thể lâu mệt

– Dùng chuyển dần chân khí để đánh đòn hoặc trị bệnh

Trang 22

– Dùng mũi nạp, mũi thổ hoặc mũi miệng đồng dụng

– Khi nạp dùng ý dẫn khí từ thượng-tiêu, qua trung-tiêu, xuống hạ-tiêu ở huyệt khí-hải (VC 6) Bụng từ từ nở ra nạp khí vào – Thổ khí, bụng từ từ khép lại

– Đình thổ nạp Ý niệm hoạt động tập trung vào chữ “tĩnh”

3.31.1 TỐC ĐỘ : Khẩn, trung, trì tùy theo trình độ khí-công cao thấp Mới thì khẩn, sau dần dần tới trung, trì không nên cưỡng quá, có hại

3.31.2 NHỊP ĐIỆU : Liên tục

3.31.3 KHỐI LƯỢNG : Thiển, trung, thâm đều được Lúc mới tập thì thiển, sau từ từ tiến tới trung và thâm

3.31.4 CÔNG DỤNG : Dùng cả trong tĩnh-công, động-công, phụ trợ ngoại công và y khoa Công dụng như Thái-cực thổ nạp Nhưng khoảng thời gian đình thổ nạp , để có thời giờ chuyển sang thổ nạp khác Khi truyền khí được mạnh hơn đúng vào lúc đình

3.31.5 CHỦ TRỊ : Như Lưỡng-nghi Nhưng dành cho người đã có kinh nghiệm Khí-công Kết quả mau hơn

3.32 TỨ TƯỢNG ÂM

Áp dụng nạp, đình, thổ

– Dùng mũi nạp, mũi thổ, hoặc mũi miệng đồng dụng nhưng hơn hết là mũi nạp miệng thổ ra

– Khi nạp mặc niệm chữ “tĩnh” Dùng ý dẫn khí qua thượng, trung, hạ tiêu đến huyệt khí-hải (VC6) Bụng theo khí mà nở dần ra – Đình thổ nạp, mặc niệm chữ “tĩnh”

– Từ từ cho khí thổ ra, bằng miệng, bụng từ từ ép vào

3.32.1 TỐC ĐỘ : Khẩn, trung, trì tùy theo trình độ Mới thì khẩn sau quen rồi có thể tiến sang trung hay trì

3.32.2 NHỊP ĐIỆU : Liên tục

3.32.3 KHỐI LƯỢNG : Thiển, trung, thâm đều được Tùy theo trình độ, lúc mới tập thì thiển, sau dần dần tới trung và thâm

3.32.4 CÔNG DỤNG :

– Dùng nhiều trong động-công, tĩnh công và cả ngoại công

– Ngoại-công dùng để tấn công vận dương kình

Trang 23

– Mệt mỏi

3 PHƯƠNG PHÁP ẢO THỔ NẠP

Phương pháp này xuất hiện vào thể kỷ thứ mười hai, mười ba Phương pháp rất hữu hiệu, nhưng người mới tập không nên luyện, vì

dễ đưa đến loạn khí Chỉ nên luyện khi đã đả thông vòng Tiểu-chu-thiên Ảo thổ nạp là thức thổ nạp bằng ý-thức, chứ không có trên thực tế Tức là không dùng ngoại khí thổ nạp, mà chị dùng nội khí luân lưu trong cơ thể Phương pháp này người mới tập khí công không nên xử dụng Chỉ có những khí-công gia đã có thời gian luyện tập lâu mới dùng được

Nguyên tắc như sau:

– Đi từ căn bản phương pháp thông thường hoặc minh-tâm

– Dùng ý dẫn khí vào trung-đơn-điền qua thượng-tiêu

– Ngưng thổ nạp

– Dùng ý tưởng nạp khí vào trung-đơn-điền, đầy mới thôi

– Ngưng lại cũng bằng ý thức

– Thổ khí, dùng ý dẫn khí từ trung-đơn-điền ra, rồi ngưng, thổ nạp như thường

Như vậy một thổ một nạp, ý tưởng ở trung-đơn-điền, một khai một hợp

4.11 TỐC ĐỘ : Trung, khẩn

4.12 NHỊP ĐIỆU : Liên tục hoặc gián đoạn

4.13 KHỐI LƯỢNG : Trung, thâm

4.14 CÔNG DỤNG : Dùng nhiều trong tĩnh-công, ít dùng trong động-công

4.15 CHỦ TRỊ : Dùng trong chữa bệnh hư nhược chứng tại thượng, trung tiêu Các bệnh tâm, phế

4.2 ẢO TRUNG THỨC

– Dùng kiên-lực thổ nạp bằng ý thức

– Khi nạp, thổ dẫn khí bằng ý tưởng tới huyệt dũng-tuyền (R1)

– Khởi đầu bằng phương pháp thông-thường hoặc Minh-tâm hoặc Kiên-thể, Kiên-lực

Trang 24

– Khó khăn sinh lý Nữ lãnh cảm

– Các vị Tu-sĩ Phật-giáo, Thiên-chúa giáo không nên dùng, vì loại này có tính cách kich dục mạnh

4.3 ẢO HẠ THỨC

Lấy thượng thức làm cơ sở

– Khởi đầu bằng phương pháp Thông-thường hoặc Minh-tâm, Kiên-lực, Kiên-thể

– Nạp bằng ý tưởng, dùng ý dẫn khí vào trung-đơn-điền

– Ngưng một lát

– Sau đó thổ khí bằng ý tưởng, dùng ý dẫn khí từ trung-đơn-điền, tỏa ra toàn thân ở các lỗ chân lông

– Nạp khí bằng ý tưởng từ các lỗ chân lông về trung-đơn-điền

– Như vậy các lỗ chân lông toàn thân một lần thổ một lần nạp

4.31 TỐC ĐỘ : Trung, khẩn

4.32 NHỊP ĐIỆU : Liên tục

4.33 KHỐI LƯỢNG : Thiển, trung, thâm

4.34 CÔNG DỤNG : Điều hòa khí nội ngoại Dùng trị bệnh nhiều hơn Ít dùng trong động công và võ học mà dùng trong tĩnh công

Phương pháp thổ nạp còn rất nhiều, nhưng ở đây chúng tôi chỉ đưa ra những phương pháp thông dụng dùng trong khoa khí công

mà thôi Như những phương pháp phụ trợ ngoại công của võ học nhưng ngày nay ít dùng đến, bởi nó chỉ dùng trong khi tấn công đối thủ Như nạp thì rất chậm, hoặc thông thường, nhưng khi thổ thì bật một tiếng thật mạnh ra như sét nổ, để tấn công đối thủ Lối nầy thì đấu võ mới xử dụng, và chỉ thổ một tức để sát địch sau đó lại trở lại thổ nạp như thường bằng các phương pháp khác Thổ nạp trong khoa khí công trị bệnh thì thường dùng nhiều nhất phương pháp Thông-thường và Minh-tâm, Kiên-lực, Kiên-thể Còn các phương pháp khác thì dùng cho võ học, vận khí tấn công Khi luyện tập thổ nạp, cần nhất luyện xong từng loại, rồi mới luyện sang loại khác, đừng luyện liên tiếp nhiều loại một lúc Mau thì kết quả không đạt được

Chú giải

(1) Phương pháp này do Vô-Ngại thượng nhân sáng tạo Ngài là một hòa thượng đắc pháp Bồ-Tát thuộc giòng thiền Tỳ-ni chi Không rõ ngài sinh và viên tịch năm nào Chỉ biết ngài sống đồng thời với Bồ-tát La Quý-An, mà ngài La Quý-An viên tịch năm

Đa-lưu-936 Ngài là một đại thiền sư, một đại khí công gia Tương truyền các phương pháp thông thường thổ nạp là do người dùng để dạy

đệ tử, cùng luyện thiền Về tiểu sử, xin đọc Anh-hùng Tiêu-sơn quyển 2, hồi thứ 13, của Trần-Đại-Sỹ,

(2) Phương pháp này do Vạn-Hạnh thiền sư (929-1025), một vị bồ tát có tài tiên tri Ngài thuộc giòng thiền Tỳ-ni Đa-lưu-chi của Việt-Nam Ngài là thầy của vua Lê Đại-Hành và Lý Thái-tổ, chính ngài đã dựng lên triều Tiền Lê và triều Lý Về hành trạng của ngài, xin đọc Anh-hùng Tiêu-sơn, Thuận-Thiên di sử của Trần-Đại-Sỹ

Trang 25

Gọi là tĩnh công, khi luyện Thiền-công, Khí-công mà ở trong trạng thái như sau:

Một số thư tịch ngoại quốc thường lầm lẫn Tĩnh-công với Tĩnh-tọa Tĩnh-công là một khoa luyện khí công ở tư thức thân thể bất động Còn Tĩnh-tọa là một tư thức ngồi luyện công mà thôi Tĩnh-công gồm có hàng nghìn, hàng vạn thức Sau hai hơn ba mươi năm giảng dạy, chúng tôi tuyển lấy mấy tư thức hữu hiệu nhất cho sức khoẻ, cho việc luyện thần mà thôi

– Hồi dương công

– Hồi sinh công

– Thiền môn công

– Tĩnh tâm công v.v

2 ĐI VÀO NHẬP TĨNH

Độc giả sẽ hỏi: làm thế nào để nhập tĩnh? Đây là một vấn đề khó khăn Kinh nghiệm giảng dạy khí công trên ba chục năm, cho tôi những nhận xét như sau:

– Trẻ con dễ nhập tĩnh hơn người lớn

– Người hiền lành, thâm trầm dễ nhập tĩnh hơn người khôn ngoan lanh lợi

– Người ít nói dễ nhập tĩnh hơn người nói nhiều

– Thi sĩ, họa sĩ dễ nhập tĩnh hơn ký giả, văn sĩ

– Người Á-châu dễ nhập tĩnh hơn người Âu-châu, Mỹ-châu, Úc-châu

– Đối với nghười Á-châu, thì nữ nhập tĩnh dễ hơn nam Ngược lại với người Âu Mỹ Úc thì nam nhập tĩnh dễ hơn nữ

– Giới y dễ nhập tĩnh hơn giới luật

– Người theo đạo Phật dễ nhập tĩnh hơn người theo các tôn giáo khác

Trước khi Phật-giáo du nhập vào Trung-quốc, Việt-Nam, thì vấn đề nhập tĩnh là một điều khó khăn Trong tất cả các khoa khí công, thì Thiền sở trường nhất về phương pháp nhập tĩnh Làm thế nào để ngồi im không động, tư tưởng tập trung, tai không nghe, mũi không ngửi, mắt không thấy trong một hai giờ?

Tổ sư của khoa nhập tĩnh chính là Phật Thích-Ca Mâu-ni Phật-giáo sử thuật lại rằng:

"Trong thời gian ngồi dưới gốc cây bồ đề để suy ngẫm, để tìm ra lẽ giải thoát, ngài đã bị không biết bao nhiêu ma vương, quỷ dữ,

mà ngài mắc nghiệp với chúng từ muôn vàn kiếp trước hiện lên quấy phá sự tĩnh tu Ngài đã dùng thiền tức nhập tĩnh để thắng chúng”

Ma vương quỷ dữ ở đây phải hiểu là những dục vọng, những vọng tâm trong chính cơ thể của ngài

Chúng tôi ghi thêm vài tài liệu, để độc giả muốn hiểu rõ hơn về vấn đề này

Một thiếu niên muốn thọ giới sa-di với vị hòa thượng Vị hòa thượng bảo chú chưa bỏ hết dục vọng thì tu sao được? Chú cương quyết rằng mình đã bỏ được dục vọng lâu rồi Hòa thượng muốn thử chú, cho chú theo sư phụ trên đường đi khất thực Tới thôn trang kia, hòa thượng bảo đệ tử:

– Con vào xóm xin cho thầy bát nước uống

Chú tiểu vâng dạ lên đường Chú gõ cổng tòa nhà lớn, chú nghĩ rằng trang chủ ắt hẳn là người giầu có Một thiếu nữ tuyệt đẹp mở cổng mỉm cười với chú Nàng hỏi:

– Trời ơi sao lại có một thiếu niên tuấn tú thế kia? Dường như chàng là một tiểu hòa thượng phải không?

– Không không, tôi không phải là người đi tu Tôi là một học sinh mà thôi

Thế rồi bố mẹ cô gái gả con cho thiếu niên Chàng sống cực kỳ hạnh phúc với người vợ đẹp trong phú quý, kẻ hầu hàng trăm, tỳ nữ hàng mấy chục Mấy năm sau, hai người có với nhau ba mặt con Rồi một ngày nước sông Hằng dâng cao, bão lụt tràn ngập Dinh thự của chàng bị gió cuốn đi mất Chàng chỉ còn kịp để con với vợ lên thuyền đi lánh nạn lụt Trên đường đi, gió thổi mạnh, thuyền lật, vợ và con bị nước trôi mất Chàng vội dơ tay bám vào mạn thuyền hy vọng thoát nạn Nhưng chàng bám hụt Giữa lúc chơi vơi trong giòng nước, chàng chợt nhớ tới sư phụ, bật lên tiếng kêu:

– Thầy ơi, cứu con với

Có bàn tay vỗ lên đầu, với giọng đầm ấm:

– Thầy vẫn ở cạnh con đây

Ngày đăng: 05/11/2017, 21:30

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

w