Từ đây ta có thể biết được phương pháp nghiên cứu định tính chủ yếu được sử dụng trong những dự án nghiên cứu liên quan về văn hóa, đời sống, xã hội,… và các dự án nghiên cứu của những n
Trang 1Bài thảo luận môn: Phương pháp nghiên cứu khoa học
Lớp học phần: 1554SCRE0111
Nhóm 5
Đề tài thảo luận: Tìm hiểu về phương pháp nghiên cứu định tính Chọn một chủ để nghiên cứu cần dùng phương pháp định tính và tiến hành: tổng hợp lý thuyết, thu thập dữ liệu, phân tích dữ liệu và báo cáo kết quả nghiên cứu
Trang 2MỤC LỤC
BIÊN BẢN HỌP NHÓM 3
TÌM HIỂU VỀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ĐỊNH TÍNH 9
1 Khái niệm 9
2 So sánh nghiên cứu định tính và định lượng 9
ĐỀ TÀI: THÀNH TỰU VÀ HẠN CHẾ CỦA VIỆT NAM SAU GẦN 30 NĂM ĐỔI MỚI (1986 – 2014) 11
I Nguyên nhân và mục tiêu khi chọn đề tài 11
1 Nguyên nhân chọn đề tài 11
2 Mục tiêu chọn đề tài 11
II Cơ sở lý thuyết và nội dung nghiên cứu 12
1 Cơ sở lý thuyết 12
2 Nội dung nghiên cứu 13
III Báo cáo kết quả 19
BẢNG ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ CÁC THÀNH VIÊN 23
Trang 3Bài làm:
TÌM HI U V PH ỂU VỀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ĐỊNH TÍNH Ề PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ĐỊNH TÍNH ƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ĐỊNH TÍNH NG PHÁP NGHIÊN C U Đ NH TÍNH ỨU ĐỊNH TÍNH ỊNH TÍNH
1 Khái niệm
Đầu tiên ta cần phải hiểu nghiên cứu định tính là gì?
Nghiên cứu định tính là một phương pháp tiếp cận nhằm tìm cách mô tả và phân tích đặc điểm văn hóa và hành vi của con người và của nhóm người từ quan điểm của nhà nghiên cứu Nghiên cứu định tính cung cấp thông tin toàn diện về các đặc điểm của môi trường xã hội nơi nghiên cứu được tiến hành Đời sống xã hội được nhìn nhận như một chuỗi các sự kiện liên kết chặt chẽ với nhau mà cần được mô tả một cách đầy đủ để phản ánh được cuộc sống thực tế hàng ngày
Nghiên cứu định tính dựa trên một chiến lược nghiên cứu linh hoạt và có tính biện chứng Phương pháp này cho phép phát hiện những chủ đề quan trọng mà các nhà nghiên cứu có thể chưa bao quát được trước đó Trong nghiên cứu định tính, một số câu hỏi nghiên cứu và phương pháp thu thập thông tin được chuẩn bị trước, nhưng chúng có thể được điều chỉnh cho phù hợp khi những thông tin mới xuất hiện trong quá trình thu thập Đó là một trong những khác biệt cơ bản giữa phương pháp định tính và phương pháp định lượng
Từ đây ta có thể biết được phương pháp nghiên cứu định tính chủ yếu được
sử dụng trong những dự án nghiên cứu liên quan về văn hóa, đời sống, xã hội,… và các dự án nghiên cứu của những ngành khoa học xã hội nói chung
Bảng so sánh sự khác nhau của phương pháp định tính và định lượng dưới đây sẽ cho ta biết vì sao các dự án nghiên cứu này lại sử dụng phương pháp định tính thay vì định lượng
2 So sánh nghiên cứu định tính và định lượng
BẢNG SO SÁNH NGHIÊN CỨU ĐỊNH TÍNH VÀ ĐỊNH LƯỢNG
Nghiên cứu định tính Nghiên cứu định lượng
Về định nghĩa Đối với nghiên cứu định tính
thì chủ yếu thu thập dữ liệu bằng chữ và là phương pháp
Còn với nghiên cứu định lượng thì chủ yếu thu thập
dữ liệu bằng số và giải quyết
Trang 4tiếp cận nhằm tìm cách mô tả
và phân tích đặc điểm của nhóm người từ quan điểm của nhà nhân học
quan hệ trong lý thuyết và nghiên cứu theo quan điểm diễn dịch
Về việc sử dụng lý
thuyết
Trong nghiên cứu định tính nhà nghiên cứu sử dụng theo hình thức quy nạp, tạo ra lý thuyết, phương pháp nghiên cứu định tính còn sử dụng quan điểm diển giải, không chứng minh chỉ có giải thích
và dùng thuyết kiến tạo trong nghiên cứu, có nghĩa là nhà nghiên cứu dựa vào các lý thuyết để xây dựng cho mình một hướng nghiên cứu phù hợp với điều kiện
Còn trong nghiên cứu định lượng chủ yếu là kiểm dịch
lý thuyết, sử dụng mô hình Khoa học tự nhiên thực chứng luận, phương pháp NCĐL có thể chứng minh được trong thực tế và theo chủ nghĩa khách quan, do là phương pháp chủ yếu sử dụng con số và tính khách quan cao nên phương pháp định lượng có độ trung thực cao
Cách chọn mẫu Chọn mẫu xác xuất :
– Mẫu xác xuất ngẫu nhiên
– Mẫu xác xuất chùm – Mẫu hệ thống
– Mẫu phân tầng
– Mẫu cụm
Chọn mẫu phi xác xuất
– Theo thứ tự
– Câu hỏi đóng – mở – Câu hỏi được soạn sẵn
– Câu hỏi ngắn ngọn, xúc tích
– Câu hỏi không gây tranh luận
Cách lập bảng hỏi Theo thứ tự
– Câu hỏi đóng – mở
– Câu hỏi được soạn sẵn
– Câu hỏi ngắn ngọn, xúc tích
– Câu hỏi không gây tranh luận
Theo thứ tự
– Câu hỏi đóng – mở – Câu hỏi được soạn sẵn
– Câu hỏi ngắn ngọn, xúc tích
– Câu hỏi không gây tranh luận
Cách thực hiện Nghiên cứu định tính là một
trong những nghiên cứu đòi hỏi ở nhà nghiên cứu khả
Đối với nghiên định lượng nhà nghiên cứu phải:
– Nghiên cứu thực
Trang 5năng quan sát và chọn mẫu cho phù hợp vì đây là giai đoạn đầu để hình thành nên
đề tài, phương pháo nghiên cứu định tính chủ yếu sử dụng các biện pháp mang tính chủ quan như :
a/ Phỏng vấn sâu : – Phỏng vấn không cấu trúc
– phỏng vấn bán cấu trúc
– phỏng vấn cấu trúc hoặc hệ thống
b/ Thảo luận nhóm:
– thảo luận tập trung
– thảo luận không chính thức
c/ Quan sát tham dự:
nghiệm thông qua các biến
– Nghiên cứu đồng đại chéo có nghĩa là thiết kế n/c trong đó các dữ liệu được thu thập trong cùng một thời điểm
– vd : nghiên cứu việc học của con gái ở thành thị
và nông thôn
– Nghiên cứu lịch đại thì dữ liệu thu thập theo thời gian trong đó các dữ liệu được so sánh theo thời gian
– Nghiên cứu trường hợp là thiết kế nghiên cứu tập trung vào một trường hợp
cụ thể
– Nghiên cứu so sánh
là thiết kế nghiên cứu trong cùng một thời điểm hay qua nhiều thời điểm
Đ TÀI: THÀNH T U VÀ H N CH C A VI T NAM SAU G N 30 NĂM Ề PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ĐỊNH TÍNH ỰU VÀ HẠN CHẾ CỦA VIỆT NAM SAU GẦN 30 NĂM ẠN CHẾ CỦA VIỆT NAM SAU GẦN 30 NĂM Ế CỦA VIỆT NAM SAU GẦN 30 NĂM ỦA VIỆT NAM SAU GẦN 30 NĂM ỆT NAM SAU GẦN 30 NĂM ẦN 30 NĂM
Đ I M I (1986 – 2014) ỔI MỚI (1986 – 2014) ỚI (1986 – 2014)
I Nguyên nhân và mục tiêu khi chọn đề tài
1 Nguyên nhân chọn đề tài
Cho người đọc biết được nền kinh tế của Việt Nam sau 30 năm đổi mới đã chuyển biến như thế nào, đã có những thành tựu và hạn chế gì Từ đó rút ra những kinh nghiệm và bài học để dẫn dắt kinh tế Việt Nam ngày càng phát triển hơn, sánh ngang tầm quốc tế
2 Mục tiêu chọn đề tài
Là sinh viên Đại học Thương Mại, một trường trong top 5 trường kinh tế trong cả nước Ngay trong 4 năm học ta nên có ý thức tìm hiểu thêm về nền kinh tế Việt Nam, nhất là kinh tế Việt Nam sau 30 năm đổi mới để từ đó rút ra yêu cầu,
Trang 6thiếu sót mà nước ta đang thiếu và những bước đi mới của kinh tế trong những năm tiếp theo Để từ đó lựa chọn cho mình những nghề cần thiết có liên quan đến ngành học của mình, sau này khi ra trường có thể thuận lợi xin được việc làm và giúp ích cho kinh tế nước nhà ngày càng phát triển hơn
II Cơ sở lý thuyết và nội dung nghiên cứu
1 Cơ sở lý thuyết
a) Khái niệm đổi mới Đổi Mới là một chương trình cải cách kinh tế và một số mặt xã hội do Đảng Cộng sản Việt Nam khởi xướng vào thập niên 1980 Chính sách Đổi Mới được chính thức thực hiện từ Đại hội đại biểu Đảng Cộng sản Việt Nam lần VI, năm 1986
Đổi mới về kinh tế được thực hiện trước tiên Quan điểm Đổi Mới về kinh
tế đã được hoàn thiện dần trong quá trình thực hiện Ngày nay, Đổi Mới về kinh tế được Nhà nước Việt Nam định nghĩa là: Quá trình chuyển đổi từ nền kinh tế kế hoạch hóa tập trung bao cấp sang nền kinh tế hàng hóa nhiều thành phần, hoạt động theo cơ chế thị trường, có sự quản lý của Nhà nước, theo định hướng xã hội chủ nghĩa
b) Đặc điểm của đổi mới kinh tế
Nhà nước chấp nhận sự tồn tại bình đẳng và hợp pháp của nhiều thành phần kinh tế (Đại hội đại biểu toàn quốc Đảng Cộng sản Việt Nam lần IX quy định có
6 thành phần kinh tế: kinh tế Nhà nước, kinh tế tập thể, kinh tế cá thể tiểu chủ, kinh
tế tư bản tư nhân, kinh tế tư bản Nhà nước, kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài), nhiều hình thức sở hữu (sở hữu toàn dân, sở hữu tập thể, sở hữu tư nhân, sở hữu hỗn hợp) Tuy nhiên, kinh tế Nhà nước vẫn giữ vai trò chủ đạo
Cơ chế kinh tế là kinh tế thị trường xã hội, một trường phái kinh tế học mà đại biểu tiêu biểu của nó là Paul Samuelson- Nobel kinh tế năm 1970- với lý thuyết
về nền kinh tế hỗn hợp Luận điểm của nó là nền kinh tế thị trường nhưng có sự quản lý của Nhà nước, nền kinh tế được vận hành bởi hai bàn tay: thị trường và Nhà nước Điều này có ưu điểm là nó phát huy tính tối ưu trong phân bổ nguồn lực
xã hội để tối đa hóa lợi nhuận thông qua cạnh tranh, mặt khác, sự quản lý của Nhà nước giúp tránh được những thất bại của thị trường như lạm phát, phân hóa giàu nghèo, khủng hoảng kinh tế
Trang 7Định hướng xã hội chủ nghĩa: Theo quan điểm trước Đổi Mới, Nhà nước Việt Nam cho rằng kinh tế thị trường là nền kinh tế của chủ nghĩa tư bản và hoạt động không tốt Sau Đổi Mới, quan điểm của Nhà nước Việt Nam là kinh tế thị trường là thành tựu chung của loài người, không mâu thuẫn với chủ nghĩa xã hội Định hướng xã hội chủ nghĩađược hiểu là vẫn giữ vai trò chủ đạo của kinh tế Nhà nước trong nền kinh tế, vì theo quan điểm của chủ nghĩa Marx về chủ nghĩa xã hội thì mọi tư liệu sản xuất đều thuộc sở hữu toàn dân và Nhà nước xã hội chủ nghĩa là Nhà nước đại diện cho nhân dân
Nền kinh tế chuyển từ khép kín, đóng cửa, sang mở cửa, hội nhập với thế giới
2 Nội dung nghiên cứu
Để xác định rõ những thành tựu và hạn chế của kinh tế Việt Nam qua thời gian qua chúng ta sẽ đi tìm hiểu rõ những vấn đề sau:
Tốc độ tăng trưởng kinh tế Việt Nam qua từng giai đoạn
Sự dịch chuyển cơ cấu ngành
Nguồn vốn đầu tư kinh tế
Kim ngạch xuất nhập khẩu
a) Tốc độ tăng trưởng của nền kinh tế Việt Nam qua từng giai đoạn
Nhờ có đường lối phát triển kinh tế đúng đắn và giải pháp phù hợp, trong gần 30 năm đổi mới, Việt Nam đã đạt được nhiều thành tựu phát triển kinh tế gây
ấn tượng, được thế giới đánh giá cao, sức mạnh kinh tế của đất nước tăng lên nhiều Sau 10 năm đổi mới (1996) đất nước đã thoát khỏi khủng hoảng kinh tế- xã hội; sau 25 năm đổi mới (năm 2010) đất nước đã ra khỏi tình trạng nước nghèo kém phát triển, bước vào nhóm nước có thu nhập trung bình
Giai đoạn 1986-1990, giai đoạn đầu của công cuộc đổi mới, khủng hoảng kéo dài nhưng đã đạt được những thành tựu bước đầu rất quan trọng GDP tăng 4,4%/năm Giai đoạn 1991-1995 GDP bình quân tăng 8,2%/năm Giai đoạn
1996-2000 mặc dù cùng chịu tác động của khủng hoảng tài chính khu vực, thiên tai nghiêm trọng xảy ra liên tiếp nhưng chúng ta vẫn duy trì được tốc độ tăng GDP đạt
Trang 87% Bình quân từ năm 1991-2000 GDP tăng 7,6%/năm.
Tốc độ tăng trưởng kinh tế Việt Nam từ năm 1986 - 2001
Trong giai đoạn 2001- 2010, kinh tế tăng trưởng nhanh, đạt tốc độ bình quân 7,26%/năm Tổng sản phẩm trong nước (GDP) năm 2010 theo giá thực tế đạt 101,6
tỷ USD gấp 3,26 lần so với năm 2000, năm 2011 khoảng 170 tỷ USD GDP bình quân đầu người năm 2010 đạt 1168 USD, năm 2014 ước tính khoảng 1900 USD/ người
Trong 5 năm 2011-2015, do sự tác động của khủng hoảng tài chính thế giới, suy thoái kinh tế toàn cầu nên nền kinh tế Việt Nam gặp nhiều khó khăn, tốc độ tăng GDP bị giảm sút Tuy vậy, tốc độ tăng GDP bình quân vẫn ở mức khá, ước
Trang 9đạt 5,8%.
Tốc độ tăng trưởng kinh tế Việt Nam từ năm 2004 - 2014
b) Sự chuyển dịch cơ cấu ngành
Cùng với tăng trưởng kinh tế, cơ cấu kinh tế trong nước của Việt Nam đã có
sự thay đổi đáng kể Tỷ trọng công nghiệp và dịch vụ trong GDP tăng lên trong khi nông nghiệp giảm xuống Hiện, cơ cấu công nghiệp dịch vụ chiếm khoảng 80% trong tổng GDP quốc gia Năm 2013, khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản chiếm
tỷ trọng 18,4%; khu vực công nghiệp và xây dựng chiếm 38,3% và khu vực dịch
vụ chiếm 43,3%
c) Kim ngạch xuất nhập khẩu
Trang 10Về quy mô, kim ngạch xuất khẩu không ngừng được tăng lên, năm 1986, tổng kim ngạch xuất khẩu mới đạt 789 triệu USD, thì năm 2014 đã cao gấp 190,11 lần, kim ngạch hàng hóa xuất khẩu đạt quy mô lớn và tốc độ tăng trưởng cao (trừ năm 2009 tốc độ tăng trưởng âm) Xuất khẩu hàng hóa/GDP vào năm 1988 mới đạt 18,9%, thì năm 2013 đã đạt 77,6%, cao gấp 4,1 lần năm 1988 và thuộc loại khá cao trên thế giới Nếu tính cả xuất và nhập khẩu/GDP đã đạt 155,2%; nếu tính cả xuất khẩu dịch vụ thì đạt 169,1%, nằm trong tốp 5 nước có tỷ lệ cao nhất thế giới
Năm 2014, kim ngạch xuất khẩu hàng hóa của cả nước ước đạt 150 tỷ USD
Trong khi đó, kim ngạch nhập ước đạt 148 tỷ USD, với việc xuất siêu 2 tỷ USD, năm 2014 trở thành năm thứ 3 liên tiếp có cán cân thương mại thặng dư, vượt chỉ tiêu đầu năm Quốc hội đặt ra với mức tăng khoảng 10% của kim ngạch xuất khẩu Tuy nhiên mức xuất siêu trong năm 2014 phụ thuộc hoàn toàn vào khu vực doanh nghiệp có vốn FDI,(khu vực kinh tế trong nước nhập siêu hơn 15 tỷ USD thì khu vực FDI xuất siêu 17,1 tỷ USD)
Sự chuyển dịch mạnh mẽ từ xuất khẩu hàng thô hoặc mới sơ chế giảm (từ 55,8% năm 2000 xuống còn khoảng 34% năm 2013), tỷ trọng hàng chế biến hoặc
đã tinh chế tăng (tương ứng từ 44,2% lên 66% Hàng hóa của Việt Nam đã được
mở rộng trên thị trường 220 nước và vùng lãnh thổ, hầu hết các châu lục, chủ yếu
là châu Á Năm 2014, có 27 nước và vùng lãnh thổ đạt từ 1 tỷ USD trở lên (Hoa
Kỳ 23,87 tỷ USD, Nhật Bản 13,65 tỷ USD, Cộng hòa nhân dân Trung Hoa 13,26
tỷ USD, Hàn Quốc 6,63 tỷ USD…) Hiện nay, nếu so sánh với năm 1986, hàng Việt Nam đã mở rộng thên thị trường thế giới gấp 6,67 lần (năm1986mới có mặt ở
33 nước và vùng lãnh thổ)
Năm 1976, Việt Nam nhập siêu 801,4 triệu USD; tỷ lệ nhập siêu so với xuất khẩu lên đến 360% Từ năm 2012 đến nay, Việt Nam đã xuất siêu hàng hóa, năm
2012 là 749 triệu USD, năm 2014 là 2 tỷ USD Cán cân thương mại được cải thiện, cùng một số yếu tố khác đã góp phần cải thiện cán cân thanh toán, tăng dự trữ ngoại hối, tăng an toàn tài chính và thanh khoản của quốc gia
Xuất khẩu dịch vụ năm 2013 đạt 10,5 tỷ USD, cao gấp gần 2,5 lần năm
2005, bình quân 1 năm tăng 12,1%, là tốc độ khá cao Khả năng, quy mô xuất khẩu dịch vụ sẽ tiế tục tăng tốc do Việt Nam mở cửa, hội nhập nói chung và mở cửa, hội
Trang 11nhập về dịch vụ ngày một sâu rộng hơn Hiện nay, Việt Nam đã nhanh chóng phát triển một số ngành dịch vụ, như: Bưu chính, viễn thông, hàng không, hàng hải, tài chính, ngân hàng, du lịch… Phát triển xuất khẩu đã góp phần tạo thêm việc làm, tăng thu nhập, xóa đói giảm nghèo, nhất là đối với khu vực nông thôn Phát triển xuất khẩu cũng có tác dụng tích cực trong việc nâng cao trình độ của người lao động và thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa
Về hoạt động nhập khẩu hàng hóa, cũng gia tăng mạnh mẽ Năm 1995 so với 1985, kim ngạch nhập khẩu tăng gấp gần 5 lần (8.155,4 triệu USD/1.857,4 triệu USD); năm 1996 kim ngạch nhập khẩu là 11.143,6 triệu USD, đến năm 2006
là 44.981,1 triệu USD, tăng gấp khoảng gần 4 lần so với năm 1996.Năm 2012 so với năm 2006, kim ngạch nhập khẩu tăng gấp hơn 2,5 lần (113.792,7 triệu
USD/44.891,1 triệu USD).Hàng hóa nhập khẩu chủ yếu là máy móc, thiết bị, nguyên vật liệu, chiếm đến trên 80%/kim ngạch nhập khẩu; hàng tiêu dùng khoảng 10%/kim ngạch nhập khẩu, còn lại các hàng hóa khác Trong đó khu vực có vốn đầu tư nước ngoài nhập khẩu nhiều hơn khu vực kinh tế trong nước
Trang 12d) Nguồn vốn đầu tư kinh tế
Là một nước còn kém phát triển, tiềm lực tài chính còn hạn chế, nên nguồn vốn đầu tư cho nền kinh tế Việt Nam chủ yếu là vốn đầu tư từ nước ngoài
Từ năm 1988, Luật Đầu tư trực tiếp nước ngoài có hiệu lực, FDI vào Việt Nam ngày càng tăng cả về dự án, vốn đăng ký và số nước, vùng lãnh thổ Tính đến hết năm 2014, đã có khoảng 100 quốc gia và vùng lãnh thổ đầu tư vào Việt Nam vớixấp xỉ 20 ngàn dự án, tổng số vốn đăng ký hơn 280 tỷ USD Khu vực doanh nghiệp FDI là khu vực luôn năng động và có đóng góp đáng kể trong sự phát triển kinh tế - xã hội của Việt Nam FDI đang tăng dần tỷ trọng trong GDP, tỷ lệ đóng góp của FDI vào GDP đã tăng từ 2% GDP năm 1992 lên 12,7% năm 2000; 16,98% (năm 2006); 18,97% (năm 2011) và nay là 21% Thu ngân sách trong khối doanh nghiệp FDI tăng bình quân trên 20%/năm Theo số liệu tại Bảng xếp hạng V1000 - Top 1000 doanh nghiệp đóng thuế thu nhập lớn nhất Việt Nam, có tới hơn 30%