1. Trang chủ
  2. » Giáo án - Bài giảng

Thap My son

35 111 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 35
Dung lượng 107 KB

Nội dung

KHU ĐỀN THÁP MỸ SƠN Tại một thung lũng có bán kính khoảng 2 km gần làng Mỹ Sơn, thuộc tổng An Hoà, huyện Duy Xuyên (nay là xã Duy Phú, huyện Duy Xuyên), cách thành phố Đà Nẵng khoảng 70km về phía tây nam, vào năm 1885, một toán lính Pháp đã tình cờ phát hiện được khu tháp Chăm bị bao phủ bởi cây rừng, nằm ở tọa độ 15046/ vĩ Bắc và 108007/ kinh Đông. Năm 1895, C.Paris cho phát quang dọn dẹp khu tháp này. Năm 1898-1899, hai học giả Pháp là L.Finot và L.De Lajonquiere đã đến Mỹ Sơn để nghiên cứu các văn bia, họ đã thống kê được khoảng 32 bi ký (chiếm hơn 1/5 trong tổng số các bi ký của Vương Quốc Chămpa đã được phát hiện), trong đó có 16 bi ký cho biết tương đối chính xác niên đại của một số di tích. Năm 1901, H.Parmentier - một kiến trúc sư kiêm nhà khảo cổ - đã đến nghiên cứu về kiến trúc và nghệ thuật. Những công trình nghiên cứu đầu tiên về bi ký và kiến trúc tại Mỹ Sơn đã được công bố trong kỷ yếu của Viện Viễn Đông Bác Cổ Pháp (B.E.F.E.O) năm 1904. - Tiếp sau đó là những công trình nghiên cứu của Ph.Stern, J.Boisselier ., mà những tác phẩm của họ đã trở thành những tài liệu cơ bản nhất cho các nhà nghiên cứu về văn hóa Chămpa sau này. - Theo nội dung một tấm bia có niên đại khá sớm ở Mỹ Sơn cho biết, vào khoảng cuối thế kỷ IV, vua Bhadravarman đã cho xây dựng một ngôi đền bằng gỗ để thờ thần Siva-Bhadresvara, trong văn bia có đoạn: "Bhadravarman dâng cho thần một vùng đất vĩnh viễn; phía Đông là núi Sulaha, phía nam là đại Sơn Mahaparvata, phía tây là núi Kucaka, phía bắc là . (làm giới hạn). Ruộng đất trong phạm vi đó thì dâng với cả dân cư. Hoa lợi của khu đất này thì phải dâng lên thần . (1). Cho đến nay, người ta vẫn chưa thể biết rõ số lượng cũng như kiểu dáng các ngôi đền được xây dựng tại Mỹ Sơn trước thế kỷ VII, bởi lẽ chúng đã bị thiêu huỷ toàn bộ vào khoảng cuối thế kỷ VI. Vào đầu thế kỷ VII, vua Sambhuvarman cho xây dựng lại ngôi đền thờ Bhadresvara với tên mới là Sambhu - Bhadresvara. - Từ đó cho đến thế kỷ XIII, các vua kế tiếp đều cho tu sửa các đền tháp cũ, xây dựng các đền tháp mới để dâng lên các vị thần của họ. - Phần lớn các ngôi đền lớn ở Mỹ Sơn được xây dựng để thờ thần Siva dưới các tên gọi khác nhau, một số nhà nghiên cứu cho rằng ban đầu vị thần chính của Mỹ Sơn chỉ mang tính chất địa phương, phải đến thế kỷ XI, vị thần chủ ở Mỹ Sơn với tên gọi Srisana-Bhadresvara mới trở thành thần chủ của toàn Vương quốc Champa. Căn cứ vào vị trí phân bố của các tháp, H. Parmentier đã đặt tên cho các tháp theo mẫu tự Latin: - Nhóm A và A/ (nhân dân địa phương thường gọi là tháp Chùa) gồm có 17 công trình. - Các nhóm B, C, D (khu tháp Chợ) có 27 công trình. - Các nhóm E, F (khu tháp Hố Khế) có 12 công trình. - Nhóm G có 5 công trình. - Nhóm H (tháp Bàn Cờ) có 4 công trình. - Các công trình riêng lẻ: K, L, M, N. Cách đặt tên này chỉ mang tính chất quy ước để phân biệt các tháp cho tiện việc nghiên cứu chứ nó hoàn toàn không có ý nghĩa về mặt niên đại. Với hơn 70 công trình kiến trúc được xây dựng từ thế kỷ IV đến thế kỷ XIII, Mỹ Sơn là thánh địa Ấn độ giáo quan trọng nhất của Vương quốc Chămpa, tại đây chúng ta có thể tìm thấy hầu hết các phong cách kiến trúc trong nghệ thuật Chămpa. Theo P.Stern, có thể chia ra: + Phong cách cổ (hoặc phong cách Mỹ Sơn E1) : Thế kỷ VII - đầu thế kỷ VIII, gồm các tháp E1, F1. + Phong cách Hòa Lai : thế kỷ VIII - nửa đầu thế kỷ IX, gồm các tháp A2, C7, F3. + Phong cách Đồng Dương : giữa thế kỷ IX - đầu thế kỷ X, có các tháp A10, A11, A13, B4. + Phong cách Mỹ Sơn A1 : thế kỷ X, với các tháp A1, B2, B3, B5, B6, B8, C1, C2, C4, C5, C6, D1, D2, D4, E7. + Phong cách Pô-Nagar : thế kỷ XI, gồm các tháp E4, F2. + Phong cách Bình định : thế kỷ XII-XIII, có tháp B1, các tháp nhóm G, H, K . Đền thápMỹ Sơn được bố trí theo một tổng thể: - Đền thờ chính (Kalan) nằm ở giữa, tượng trưng cho núi Mê - ru - theo quan niệm Ấn Độ giáo, đây là trung tâm vũ trụ, nơi ngự trị của thần linh - Thông thường có một cửa ra vào ở hướng Đông. - Tháp cổng (Gopura) nằm ngay phía trước Kalan, có 2 cửa thông nhau ở hướng đông và hướng tây. - Mandapa là ngôi nhà dài tiếp theo tháp cổng, dùng làm nơi đón tiếp khách hành hương, tiếp nhận lễ vật. - Cạnh đền thờ chính là ngôi tháp có 1 hoặc 2 phòng, cửa ra vào ở hướng Bắc, dùng làm nơi cất giữ các đồ tế lễ gọi là Kosagraha. - Ngoài ra, quanh Kalan còn có những tháp phụ để thờ các vị thần Phương hướng (Dikpalaka), các vị thần Tinh tú (Grahas), hoặc các vị thần phụ như Skanda, Ganesa . + Nhóm A : gồm 13 đền tháp, từ A1 đến A13, nằm ở phía đông-nam trong thung lũng Mỹ Sơn. - Ngôi đền chính (Kalan) A1 được các nhà nghiên cứu đánh giá là kiệt tác của nghệ thuật kiến trúc Chămpa, nhưng tiếc thay nó đã bị bom Mỹ đánh sập vào năm 1969. Theo bản vẽ và khảo tả của H.Parmentier, tháp A1 cao 24 m, mỗi cạnh 10m, có 2 cửa ra vào hướng đông và tây, thân tháp cao vút, thon thả. Mỗi mặt tường có 5 trụ ốp, các trụ ốp tường có một đường rãnh sâu ở giữa chạy suốt từ chân đến đỉnh trụ, các trụ gạch này được chạm các dải hoa văn cành lá cách điệu, bố trí thành những hình chữ S nối tiếp nhau. Trên các mặt tường giữa các trụ ốp cũng được chạm những tràng cành lá uốn cong. Trên hai mặt tường phía nam và phía bắc có các cửa giả nhô ra, được tạo nên bởi 2 trụ hình chữ nhật đỡ lấy một vòm cuốn cong và nhọn ở trên đỉnh, bên trong ô cửa giả có hình một người đứng chắp tay được chạm thẳng vào tường gạch. Mái tháp gồm 3 tầng thu nhỏ dần lên trên, tầng trên được mô phỏng theo tầng dưới, ở 4 góc của mái trang trí những hình tháp thu nhỏ. Trên đỉnh là một chóp tháp bằng sa thạch. Chân tháp được trang trí những đường gờ kỷ hà dạng những tầng sen cách điệu, kết hợp với những hình người, voi, Garuda . chạm trên gạch rất sống động. Sự kết hợp giữa khối kiến trúc đồ sộ nhưng dáng vẻ nhẹ nhàng thanh thoát với nghệ thuật điêu khắc tinh tế trên gạch và đá, những tràng cành lá mềm mại, những hình người và động vật . đã hình thành nên một phong cách nổi tiếng của nghệ thuật Chămpa vào thế kỷ X - phong cách Mỹ Sơn A1. [...]... hình cành lá cuộn tròn liên hoàn, trong những ô cửa giả có hình người đứng chắp tay được chạm trên tường gạch, đầu tượng được làm bằng sa thạch Trên mặt tường phía đông và tây, mỗi bên trổ một ô cửa sổ, song cửa sổ là 3 trụ đá hình con tiện, phía trên cửa sổ có vòm cuốn, bên trong mỗi vòm cuốn chạm hình 2 con voi đứng đấu vòi dưới một tán cây Mái tháp là một tầng thu nhỏ mô phỏng phần thân tháp, đỉnh... Linga của thần - C2 là tháp cổng của đền thờ C1 - Tháp C3 được dùng làm nơi cất giữ đồ cúng tế, cửa ra vào ở hướng bắc - Các tháp C4, C5, C6 là những tháp phụ xếp thành một hàng theo trục đông - tây - Thap C7 : ngoài 2 tháp E1 và F1 đã bị sập, C7 là tháp có niên đại sớm nhất còn tồn tại ở Mỹ Sơn Ngôi tháp này thuộc dạng tháp lùn như tháp Nam của nhóm tháp Hòa Lai (thế kỷ VIII-nửa đầu thế kỷ IX) Trong... hình chữ nhật, cửa ra vào ở hai đầu hồi nhà hướng đông và hướng tây, phần ái được lợp ngói, đã bị đổ từ lâu Trên hai mặt tường phía bắc và phía nam có những trụ ốp tường, mỗi mặt tường có 3 ô cửa sổ, song cửa sổ là những trụ đá hình con tiện Trên tường tháp D1 có chạm trổ hoa văn và những hình người đứng chắp tay trong các ô cửa giả; tháp D2 được trang trí đơn giản hơn Theo các nhà nghiên cứu thì tháp . làm bằng sa thạch. Trên mặt tường phía đông và tây, mỗi bên trổ một ô cửa sổ, song cửa sổ là 3 trụ đá hình con tiện, phía trên cửa sổ có vòm cuốn, bên trong. tháp C4, C5, C6 là những tháp phụ xếp thành một hàng theo trục đông - tây. - Thap C7 : ngoài 2 tháp E1 và F1 đã bị sập, C7 là tháp có niên đại sớm nhất còn

Ngày đăng: 22/07/2013, 01:25

Xem thêm

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

w