Ngoài việc xác định quan hệ giữa các mức giá và độ bất ổn định, đường Bollinger Bands có thể kết hợp với biến động giá và các công cụ khác để đưa ra tín hiệu và dự báo các biến động quan
Trang 1BOLLINGER BANDS - DẢI BOLLINGER
Giới thiệu
Được John Bollinger phát triển, Bollinger Bands là một công cụ cho phép
người sử dụng so sánh độ bất ổn định và các mức giá liên quan theo một
khoảng thời gian Công cụ này bao gồm 03 đường được thiết kế để bao
quanh phần lớn hoạt động của giá một cổ phiếu
1 Một đường trung bình ở giữa
2 Một đường bên trên (SMA cộng 2 standard deviations)
3 Một đường bên dưới (SMA trừ 2 standard deviations)
Standard deviation là một đơn vị đo lường thống kê cung cấp sự đánh giá
độ bất ổn định của đồ thị giá Sử dụng standard deviation đảm bảo các
đường bollinger sẽ đáp ứng nhanh với các biến động giá và phản hồi độ
bất ổn định cao hay thấp Giá tăng hoặc giảm đột ngột sẽ tạo thành dãy
băng rộng
Sử dụng
Trang 2Ngoài việc xác định quan hệ giữa các mức giá và độ bất ổn định, đường Bollinger Bands có thể kết hợp với biến động giá và các công cụ khác để đưa ra tín hiệu và dự báo các biến động quan trọng
Đường giá xuống dải Bollinger dưới: tín hiệu mua được hình thành khi
đường giá xuống và chạm dải Bollinger dưới thì khả năng bật lên lại của đường giá sẽ có thể xuất hiện
Đường giá lên dải Bollinger trên: tín hiệu bán được hình thành khi đường
giá lên và chạm dải Bollinger trên thì khả năng bật xuống lại của đường giá
sẽ có thể xuất hiện
Double tín hiệu mua : một tín hiệu Double Bottom Buy được tạo thành khi
giá vượt qua đường bollinger dưới và nằm bên trên đường bollinger dưới sau khi tạo tiếp mức giá thấp tiếp theo Mức giá thấp có thể cao hơn hoặc thấp hơn so với mức giá thấp trước đó Điều quan trọng là mức thấp thứ hai phải nằm trên đường bollinger dưới Giá chuyển sang xu hướng lên được xác định khi giá di chuyển lên trên đường bollinger giữa
Double tín hiệu bán : Một tín hiệu Double Top Sell được tạo thành khi giá
vượt qua đường bollinger trên và đỉnh của đợt tăng giá kế tiếp không vượt qua được đường bollinger trên Giá chuyển sang xu hướng xuống được xác định khi giá di chuyển xuống bên dưới đường bollinger giữa
Việc thay đổi giá đột ngột có thể xảy ra sau khi dãy bollinger thu hẹp lại và
sự bất ổn định thấp Trong ví dụ này, đường bollinger không đưa ra bất kỳ tín hiệu nào về xu hướng của giá trong thời gian tới Xu hướng phải được xác định bằng cách sử dụng các công cụ phân tích kỹ thuật khác Nhiều cổ phiếu chuyển sang biến động mạnh sau một khoảng thời gian biến động ít Việc sử dụng đường bollinger có thể xác định mức độ biến động dễ dàng bằng quan sát đồ thị Dãy băng hẹp cho biết thị trường ít biến động và dãy băng rộng cho biết thị trường biến động mạnh Độ biến động có thể quan trọng với những người chơi “options” bởi vì giá của “options” sẽ rẻ hơn khi
độ biến động thấp
Dải Bollinger thu hẹp: dãy băng bollinger thu hẹp trước khi có biến động
mạnh
Kết luận
Trang 3Mặc dù đường Bollinger có thể giúp tạo các tín hiệu mua và bán, nhưng đường bollinger không được thiết kế để xác định xu hướng trong tương lai Đường Bollinger được thiết kế để bổ sung cho việc phân tích kỹ thuật và các công cụ khác Bản thân đường Bollinger đáp ứng 02 chức năng chính :
Xác định các khoảng thời gian độ biến động cao hoặc thấp
Xác định các khoảng thời gian giá đang ở mức kháng cự hay hỗ trợ
Như đã đề cập ở trên, giá cổ phiếu có thể chuyển đổi qua lại giữa biến
động mạnh và biến động thấp Đường Bollinger có thể xác định khoảng thời gian biến động ít do đó có thể đáp ứng vai trò một công cụ cảnh báo động thái của giá cổ phiếu Trong phân tích kỹ thuật, kết hợp cùng các
công cụ khác, đường bollinger có thể giúp xác định chiều của một biến
động mạnh
Hãy nhớ rằng tín hiệu mua và bán không được đưa ra khi giá chạm đường bollinger trên và dưới Các mức này chỉ cho biết giá đang ở mức cao hoặc thấp trên một nền tảng tương đối
ĐƯỜNG TRUNG BÌNH (MOVING AVERAGES)
Một đường trung bình là cách làm phẳng hoạt động biến động giá theo thời gian Nghĩa là bạn lấy giá trị trung bình của giá đóng trong một khoảng thời gian “x”
Trang 4Giống như mọi công cụ, nó được sử dụng để hỗ trợ chúng ta tiên đoán giá trong tương lai Nhìn vào độ dốc của đường trung bình bạn có thể đoán giá
sẽ biến đổi như thế nào
Như tôi đã nói, đường trung bình làm phẳng hoạt động của giá Có nhiều kiểu đường trung bình khác nhau, và mỗi kiểu có các mức làm phẳng riêng Nói chung, đường trung bình phẳng hơn thì phản ánh sự biến động giá chậm hơn Đường trung bình nhấp nhô hơn thì phản ánh sự biến động giá nhanh hơn
5.1 Đường trung bình đơn giản (Simple Moving Average - SMA)
Một đường trung bình đơn giản là kiểu đường trung bình đơn giản nhất Một cách cơ bản, một đường trung bình đơn giản được tính bằng cách tính tổng các giá đóng trong số khoảng thời gian “x” và chia cho “x” Có lầm lẫn không? Cho phép tôi giải thích Nếu bạn vẽ một đường trung bình đơn giản cho số khoảng thời gian là 5 trên một biểu đồ 1 giờ, bạn sẽ cộng giá đóng của 5 giờ và chia cho 5 và như vậy bạn có một đường trung bình đơn giản
Nếu bạn vẽ đường trung bình đơn giản cho khoảng thời gian là 5 trên một biểu đồ 10 phút, bạn sẽ cộng giá đóng của 50 phút và sau đó chia cho 5
Hầu hết các công cụ vẽ đồ thị sẽ thực hiện tất cả việc tính toán cho bạn Chúng ta phải biết cách tính toán một đường trung bình đơn giản bởi vì điều này quan trọng để bạn hiểu các một đường trung bình được tính toán Nếu bạn hiểu cách mỗi đường trung bình được tính toán, bạn có thể đưa ra quyết định của riêng bạn nên chọn kiểu nào thì tốt hơn
Giống như bất kỳ công cụ khác, các đường trung bình hoạt động như một
bộ delay (làm trễ) Bởi vì bạn đang lấy giá trị trung bình của giá, bạn thực
sự chỉ đang xem dự báo giá tương lai và không phải là một cái nhìn chắc chắn của tương lai
Trang 5Đây là một ví dụ về cách các đường trung bình làm phẳng hoạt động giá cả Trên đồ thị trên, bạn có thể thấy 03 đường SMA khác nhau Như bạn nhìn thấy, đường SMA cho khoảng thời gian dài hơn là đường chậm trễ hơn so với giá Chú ý rằng đường 62SMA cách xa hơn giá hiện thời so với các
đường 30 và 5 SMA Bởi vì với đường 62 SMA bạn tính tổng giá đóng của
62 khoảng thời gian và chia cho 62 Việc bạn sử dụng số khoảng thời gian cao hơn làm việc phản ánh sự biến động giá chậm hơn
Đường SMA trong đồ thị này hiển thị cho bạn cảm nhận chung về thị
trường theo thời gian Thay vì chỉ nhìn vào giá hiện tại của thị trường,
đường trung bình cho chúng ta một các nhìn rộng hơn và chúng ta có thể đưa ra dự đoán giá tương lai
5.2 Đường trung bình lũy thừa (Exponential Moving Average - EMA)
Mặc dù đường SMA là một công cụ tuyệt vời nhưng có một điểm khuyết lớn Đừơng SMA rất dễ bị vô hiệu hóa Hãy để tôi đưa một ví dụ về điều
này :
Trang 6Chúng ta vẽ một đường SMA với thời gian là 5 trên đồ thị ngày của
EUR/USD và các giá đóng của 5 ngày vừa qua như sau :
Với điều này, tôi đang cố gắng nói rằng đôi khi đường SMA có thể quá đơn giản Nếu có một cách khác để bạn có thể loại bỏ xung nhọn để bạn sẽ không sai lầm Có một cách, nó được gọi là đường trung bình lũy thừa (EMA)
Đường EMA chịu ảnh hưởng nhiều hơn đối với các khoảng thời gian mới nhất Trong ví dụ trên, đường EMA sẽ đặt nặng vào ngày 3 đến ngày 5, nghĩa là xung nhọn của ngày 2 sẽ ít giá trị hơn và sẽ không ảnh hưởng đường trung bình nhiều Đường EMA chú trọng hơn vào hành động hiện giờ của những người giao dịch
Trang 7Khi giao dịch, nhìn xem những người giao dịch đang làm gì quan trọng hơn
là xem họ đã làm gì trong tuần qua hoặc tháng qua
5.3 Cái nào tốt hơn : SMA hay EMA?
Trước tiên hãy bắt đầu với một đường EMA Khi bạn muốn một đường
trung bình phản ánh hoạt động giá nhanh hơn thì một đường EMA với số khoảng thời gian ngắn là cách tốt nhất Điều này có thể giúp bạn nắm bắt
xu hướng giá rất sớm và kết quả là lợi nhuận cao hơn
Thực vậy, bạn nắm bắt một xu hướng sớm hơn, bạn có thể giao dịch trên
xu hướng đó dài hơn và thu vào nhiều lợi nhuận! Mặt trái đối với một
đường trung bình biến động nhấp nhô là bạn có thể bị đánh lừa, bởi vì
đường trung bình phản ánh quá nhanh đối với giá cả và bạn có thể nghĩ rằng một xu hướng mới đang hình thành nhưng thực tế nó có thể chỉ là một xung nhọn
Với một đường SMA, khi bạn muốn một đường trung bình phẳng hơn và phản ánh chậm hơn hoạt động giá cả, thì một SMA với số khoảng thời gian
Trang 8dài hơn là cách tốt nhất Mặc dù nó chậm phản ánh hoạt động giá, nó sẽ giúp bạn không bị sai lầm Mặt trái là nó có thể làm bạn quá chậm và bạn
có thể lỡ mất một cơ hội giao dịch tốt
Ưu: Hiển thị một đồ thị loại
trừ các dấu hiệu giả
Biến động nhanh, tốt
để hiển thị các đảo giá vừa xảy ra
Khuyết: Biến đổi chậm, điều
này có thể mang đến các báo hiệu mua hoặc
bán trễ
Dễ đưa ra các dấu hiệu giả hơn và đưa
ra các báo hiệu sai
lầm
Vậy thì cái nào tốt hơn? Thật khó để bạn quyết định Nhiều người giao dịch
vẽ nhiều đường trung bình khác nhau để có một cái nhìn tổng quát Họ có thể sử dụng đường SMA với số khoảng thời gian dài để tìm xu hướng bao quát và sau đó sử dụng đường EMA với số khoảng thời gian ngắn để xác định thời điểm tốt để giao dịch
Thực tế, nhiều hệ thống giao dịch được xây dựng dựa trên “Các giao chéo đừơng trung bình” Sau phần này, chúng ta sẽ xem một ví dụ về cách sử dụng các đường trung bình như là một phần của hệ thống giao dịch
Tóm tắt:
Một đừơng trung bình là cách làm phẳng hoạt động giá cả
Có nhiều kiểu đường trung bình Hai kiểu thông dụng nhất là SMA và EMA
SMA là dạng đường trung bình đơn giản nhất, nhưng dễ bị ảnh hưởng (tổn thương) đối với các xung nhọn
Đừơng EMA đặt nặng đối với giá mới xảy ra và do đó chỉ cho chúng ta thấy những người giao dịch hiện đang làm gì
Biết được những người giao dịch hiện đang làm gì quan trọng hơn là biết họ đã làm gì tuần qua hoặc tháng qua
Các đường SMA phẳng hơn so với các đường EMA
Các đường trung bình với số khoảng thời gian dài hơn thì phẳng hơn
so với số khoảng thời gian ngắn
Các đường trung bình nhấp nhô thì phản ánh hoạt động giá nhanh hơn và có thể nắm bắt các xu hướng sớm Tuy nhiên, bởi vì chúng
Trang 9phản ánh nhanh nên chúng có thể dễ bị ảnh hưởng đối với các xung
và có thể đánh lừa bạn
Các đường trung bình phẳng phản ánh hoạt động giá chậm hơn
nhưng sẽ giúp bạn tránh các xung và không sai lầm Tuy nhiên, bởi vì chúng phản ánh chậm nên có thể làm bạn giao dịch chậm và bỏ lỡ các
cơ hội tốt
Cách tốt nhất để sử dụng các đường trung bình là vẽ nhiều kiểu khác nhau trên một đồ thị để bạn có thể thấy cả biến đổi theo khoảng thời gian dài và biến đổi theo khoảng thời gian ngắn
SỬ DỤNG
Tín hiệu mua: tín hiệu mua xảy ra khi đường ngắn hạn vượt lên đường dài
hạn
Đường Giá vượt lên đường SMA20
Đường Giá vượt lên đường SMA50
Đường SMA20 vượt lên SMA50 (tín hiệu dài hạn xác định xu hướng tăng trong dài hạn)
Đường Giá vượt lên đường SMA20 và đường SMA20 vượt lên
SMA50 (xu hướng tăng giá thể hiện rõ khi 3 đường chạm nhau và
hướng lên)
Trang 10Tín hiệu bán: tín hiệu mua xảy ra khi đường ngắn hạn xuống lên đường
dài hạn
Đường SMA20 vượt xuống SMA50 (tín hiệu dài hạn xác định xu
hướng giảm trong dài hạn)
Đường Giá vượt xuống đường SMA20 và đường SMA20 vượt xuống SMA50 (xu hướng giảm giá thể hiện rõ khi 3 đường chạm nhau và
hướng xuống)
Chú ý: nên bỏ qua những tín hiệu sai (không xác định xu hướng) khi 2
đường chạm nhau lên xuống liên tục
PSAR - PARABOLIC SAR
PSAR là một chỉ số cho biết rất sớm (rất nhạy) sự xuất hiện của trend
Nhược điểm của nó là chỉ báo up hay down Nó không thể hiện tình trạng non-trend của thị trường Tiếc thay, trạng thái này lại chiếm thời lượng khá lớn
PSAR đảo chiều vượt dưới đường giá (tín hiệu mua)
Trang 11 PSAR đảo chiều vượt trên đường giá (tín hiệu bán)
PSAR là một chỉ số cho biết rất sớm (rất nhạy) sự xuất hiện của trend
Nhược điểm của nó là chỉ báo up hay down Nó không thể hiện tình trạng
non-trend của thị trường Tiếc thay, trạng thái này lại chiếm thời lượng khá lớn
Vì vậy, đã có rất nhiều bài viết về cách phối hợp ADX cùng với PSAR để sử dụng ưu điểm của cả 2 chỉ số, loại bỏ nhược điểm của cả 2 John Murphy
nổi tiếng cũng đã từng gợi ý về cách dùng DMI (ADX, +/-DI) với PSAR Tuy vậy, việc xác định ranh giới giữa up, down và sideway vẫn còn rất mơ hồ,
khó nắm bắt (ADX và PSAR)
Trang 12Chúng ta phải luôn bám sát PSAR vì PSAR là nhạy nhất Nó sẽ cảnh báo
sự thay đổi của trend đầu tiên
Khi PSAR đột ngột đảo chiều, câu hỏi là trend đã thực sự thay đổi chưa?
Nếu đã, thì là up (trong trường hợp đang down), down (trong trường hợp
đang up) hay sideway? Thường thì sau một trend, thị trường phải sideway, rồi mới chuyển sang trend ngược lại, hoặc tiếp tục trend cũ Vấn đề là
sideway kéo dài bao lâu? Có thể chỉ một vài phiên để retest, khẳng định
mốc mới; có thể là lâu hơn
DÃY SỐ FIBONACCI - XÁC ĐỊNH MỨC KHÁNG
CỰ / HỖ TRỢ
Dãy số nổi tiếng của Fibonacci đã được ứng dụng phổ biến trong việc kinh doanh tài chính Fibonacci là công cụ sử dụng những tỷ lệ đặc biệt xảy ra
Trang 13trong tự nhiên để giúp chúng ta dự báo hay đoán trước được các điểm hỗ trợ hay kháng cự
Dãy Fibonacci xuất hiện ở khắp nơi trong thiên nhiên Những chiếc lá trên một nhành cây mọc cách nhau những khoảng tương ứng với dãy số
Fibonacci Các số Fibonacci xuất hiện trong những bông hoa Hầu hết các bông hoa có số cánh hoa là một trong các số: 3,5,8,13,21,34,55 hoặc 89 Hoa loa kèn có 3 cánh, hoa mao lương vàng có 5 cánh, hoa phi yến
thường có 8 cánh, hoa vạn cúc thọ có 13 cánh, hoa cúc tây có 21 cánh, hoa cúc thường có 34, hoặc 55 hoặc 89 cánh Các số Fibonacci cũng xuất hiện trong các bông hoa hướng duơng Những nụ nhỏ sẽ kết thành hạt ở đầu bông hoa hướng dương được xếp thành hai tập các đường xoắn ốc: một tập cuộn theo chiều kim đồng hộ, còn tập kia cuộn ngược theo chiều kim đồng hồ Số các đường xoắn ốc hướng thuận chiều kim đồng hồ
thường là 34 còn ngược chiều kim đồng hồ là 55 Đôi khi các số này là 55
và 89, và thậm chí là 89 và 144 Tất ca các số này đều là các số Fibonacci kết tiếp nhau( tỷ số của chúng tiến tới tỷ số vàng)
Ứng dụng trên biểu đồ.
Thông thường 1 cổ phiếu lên hoặc xuống sẽ dừng lại tại những mức hỗ
trợ hoặc kháng cự 0%, 23.6%, 38.2, 50%, 61.8%, 100%
Mức kháng cự là mức kỳ vọng giá cổ phiếu sẽ đặt đến Ví dụ giá cổ phiếu
STB hiện tại đang là 30 thì mức kháng cự kế tiếp cổ phiếu tăng là 35, nếu vượt qua mức 35 thì mức kháng cự kế tiếp là 40
Mực hỗ trợ là mức là kỳ vọng giá cổ phiếu sẽ không giảm qua mức này Ví
dụ giá cổ phiếu STB hiện tại là 30 thì mức hỗ trợ để cổ phiếu giảm dừng lại
Trang 14Sau khi xác định đỉnh cổ phiếu STB rớt hiệu mức hỗ trợ 23.6% và bật lên
trên mức đỉnh cũ Đến ngày 20/11/2009 STB vượt xuống mức hỗ trợ 23.6% khi đó mức hỗ trợ tiếp theo là 38.2% và mức 23.6% trở thành mức kháng
cự
Trang 15Xác định mức độ hỗ trợ/kháng cự CÁC MỨC TĂNG % sau khi đã đạt
mức ĐÁY
Sau khi xác định được mức ĐỈNH và ĐÁY trong 1 khoảng thời gian, DÃY
FIBONACCI sẽ xuất hiện tương ứng với các vị trí hỗ trợ, kháng cự 0%,
23.6%, 38.2, 50%, 61.8%, 100%
Ví dụ cổ phiếu ITA sau khi đã xác định Đỉnh 100%( giá 53) và Đáy ngày 0% (giá 9.6) dãy fibonacci sẽ xuất hiện những đường % hỗ trợ và kháng cự
tương ứng với Đáy và Đỉnh đã chọn
ITA sau khi đã vượt mức kháng cự 61.8% (giá 36.4) thì mức kỳ vọng kết
tiếp sẽ vượt đến mức kháng cự 100%
Kết Luận:
Fibonacci chỉ ra những mức hỗ trợ và kháng cự giúp xác định rõ hơn
mức tăng hoặc giảm kế tiếp
Mức kháng cự sẽ trở thành mức hỗ trợ khi đường giá vượt lên mức
Trang 16 CHỈ SỐ SỨC MẠNH TƯƠNG ĐỐI - RSI -
RELATIVE STRENGTH INDEX
Biểu đồ chỉ số RSI (Relative Strength Indicator) - Sức mạnh tương đối
Chỉ số RSI dùng để đo sức mạnh hoặc độ yếu tương đối của một loại chứng khoán khi nó tự so sánh với chính nó trong một khoảng thời gian nhất định (thường dùng là 14 ngày) RSI là một công cụ đo dao động (oscillator) có biên trên và biên dưới dao động 0-100 (Phần dưới cùng của biểu đồ trên: RSI – 14 ngày) Đường trung bình nằm giữa màu xám 50 Biểu đồ RSI có các đường chính đáng chú ý sau:
Đường 50 ở giữa, là một dấu hiệu nhận biết chứng khoán sắp tăng giá hay giảm giá Nếu đường RSI tăng vượt qua đường này, đó là dấu hiệu giá của loại chứng khoán đó có kỳ vọng tăng giá (Bullish) Ngược lại, nếu đường RSI giảm xuống dưới đường này, đó là dấu hiệu giá của loại chứng khoán đó có kỳ vọng giảm giá (Bearish)
Ở đây ta nhấn mạnh là kỳ vọng vì biểu đồ thể hiện quá khứ của cổ
phiếu Khi xác lập xu thế mới sẽ làm cho các nhà đầu tư tin tưởng
tăng (hoặc giảm)
Đường 70 phía trên được coi là ngưỡng lỗ mua (overbought) nghĩa là
đã mua lỗ quá nhiều so với mức cân bằng của thị trường Khi đó, nhà đầu tư sẽ bán bớt ra để trở về mức cân bằng làm cho giá giảm xuống) Thường khi đường RSI rớt xuống dưới ngưỡng 70, đó là dấu hiệu giá chứng khoán đó sắp giảm
Đường 30 ở dưới được coi là ngưỡng lỗ bán (oversold) nghĩa là
lượng bán ra quá nhiều làm giá giảm xuống thấp hơn so với giá cân bằng Nhà đàu tư sẽ mua thêm để đẩy giá lên) Thường khi đường RSI từ dưới lên và vượt ngưỡng 30, đó là dấu hiệu giá chứng khoán
đó sắp tăng
Trang 17 Nguyên tắc mở giao dịch : BUY khi đường RSI cắt xuống dưới 30, hình
thành đáy và sau đó quay lên cắt qua 30 Ngược lại, SELL khi đường RSI cắt lên trên 70, tạo thành đỉnh và sau đó quay xuống cắt qua 70
Ưu điểm : RSI là một công cụ rất tốt để dựa vào đó bạn có thể xác nhận
tín hiệu mở giao dịch của bất kỳ hệ thống giao dịch đơn giản hay phức tạp RSI cho bạn tín hiệu mở giao dịch tốt nhưng cơ hội giao dịch không
thường xuyên
Khuyết điểm : cần phải quan sát theo dõi, vẫn có tín hiệu lỗi Đề nghị sử
dụng cùng các công cụ khác
Trang 18 RSI vượt xuống 50 xuất hiện mô hình Đỉnh Cầu Vai
Tín hiệu bán khi RSI vượt xuống 50
Tín hiệu mua khi RSI vượt lên 50
Trang 19 2 Đường tín hiệu MACD: là đường EMA (9) của đường MACD
3 Đường biểu đồ MACD: là MACD trừ đi đường tín hiệu MACD
Trang 20Chỉ báo MACD là công cụ rất có hiệu quả và nhiều tác dụng Có 3 cách
chính khi sử dụng chỉ báo MACD:
- Sự giao cắt của đường trung bình giá
- Biểu đồ MACD
- Sự phân kỳ của MACD
MACD và sự giao cắt của đường trung bình giá (MA)
Phương pháp sử dụng đầu tiên này là sự nghiên cứu hiện tượng giao cắt của các đường trung bình giá
- Khi đường trung bình ngắn hạn EMA (12) cắt và nằm trên đường trung bình dài hạn EMA (26), điều này tương đương với đường MACD cắt và
nằm trên đường zero
- Khi đường trung bình ngắn hạn EMA (12) cắt và nằm phía dưới đường trung bình dài hạn EMA (26), điều này tương đương với MACD cắt và nằm phía dưới đường zero
Trang 21Tín hiệu mua: Tín hiệu mua xuất hiện khi đường MACD cắt và nằm phía
trên đường zero
Tín hiệu bán: Khi MACD cắt và nằm phía dưới đường zero thì tín hiệu bán
xuất hiện
Những tín hiệu cảnh báo này thường xuất hiện rất trễ Nếu sử dụng sự giao cắt của đường tín hiệu và đường MACD thì tín hiệu mua bán sẽ xuất hiện sớm và nhanh hơn
Tín hiệu mua: Xuất hiện khi đường MACD cắt và nằm phía trên đường tín
hiệu của MACD
Tín hiệu bán: xuất hiện khi đường MACD cắt và nằm phía dưới đường tín
hiệu của MACD
MACD và sự giao cắt của các đường trung bình là một trong những cách
sử dụng kỹ thuật chỉ báo MACD Sử dụng biểu đồ MACD và sự phân kỳ của MACD là 2 phương pháp quan trọng để đưa ra những cảnh báo đảo chiều
Trang 22Biểu đồ MACD
Biểu đồ MACD là 1 dạng khá đơn giản, nó nói lên sự khác biệt giữa đường MACD và đường tín hiệu của MACD
Có 2 điều quan trọng nằm trong biểu đồ MACD:
- Hội tụ: Biểu đồ MACD co rút lại, điều này mang ý nghĩa là có sự thay
đổi hướng đi của đường giá đang chậm lại Đường MACD có khuynh
hướng tiến gần với đường tín hiệu của MACD
- Phân kỳ: Biểu đồ MACD giãn ra hoặc là tăng độ cao(không kể chiều âm
hay dương), điều này mang ý nghĩa làm cho hướng đi của xu hướng giá
tăng lên nhanh và chắc chắn
Trang 23Khi đường giá di chuyển theo xu hướng giá một cách mạnh mẽ thì biểu đồ
MACD sẽ tăng độ cao Khi biểu đồ MACD không tăng độ cao nữa hoặc nó
bắt đầu co rút lại thì thị trường lúc đó có khuynh hướng suy giảm nhẹ và
cảnh báo có nhiều khả năng đường giá sẽ có đảo chiều trong thời gian sắp
tới
Tín hiệu mua: Khi biểu đồ MACD nằm dưới đường zero và bắt đầu hội tụ
về hướng đường zero
Tín hiệu bán: Khi biểu đồ MACD nằm trên đường zero và bắt đầu hội tụ về
hướng đường zero
Trang 24Lưu ý: Biểu đồ MACD không chỉ cho ra các tín hiệu mua bán khá chắc
chắn mà còn được sử dụng cho việc cảnh báo khả năng thay đổi hướng đi của đường giá
AVERAGE DIRECTIONAL MOVEMENT INDEX
- ADX
Directional Movement Index (DMI)
DMI là 1 phần của chỉ báo ADX DMI bao gồm 2 đường DI+ và DI-, hiểu một cách đơn giản là DI+ cho tín hiệu mua và DI- cho tín hiệu bán