1. Trang chủ
  2. » Kỹ Thuật - Công Nghệ

Hướng dẫn tính toán chi phí dự phòng trong dự toán

6 488 3

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 6
Dung lượng 196,89 KB

Nội dung

giúp chúng ta hiểu và nắm vững được cách tính toán chi phí dự phòng cho công trình nhỏ, thời gian thực hiện ngắn và cả cho công trình lớn thời gian thực hiện dài , chỉ ra một số kinh nghiệm đã đúc kết. rất bổ ích cho đọc giả

Trang 1

HƯỚNG DẪN TÍNH TOÁN CHI PHÍ DỰ PHÒNG TRONG DỰ TOÁN

Biên tập: Lê Vinh Thời điểm: Tháng 5/2014

1, Cách tính Dự phòng cho công trình nhỏ, thời gian thực hiện ngắn

Bài toán: Tính toán cho công trình gồm 10 căn hộ liền kề có tổng dự toán khoảng 29,8 tỷ đồng, thời gian thực hiện đầu tư xây dựng dự kiến khoảng 2 quý

Trong đó:

- Chi phí xây dựng: 26 tỷ đồng

- Chi phí thiết bị: 3 tỷ đồng

- Chi phí quản lý dự án: 0,32 tỷ đồng

- Chi phí tư vấn: 0,4 tỷ đồng

- Chi phí khác: 0,08 tỷ đồng, trong đó phần lãi vay là 0,016 tỷ đồng

Ta sử dụng công thức tính theo Thông tư 04/2010/TT-BXD:

Ta có dự phòng khối lượng Kps = 5% => Tính được Gdp1 = 1,49 tỷ

Dự phòng trượt giá tính theo công thức:

- T: độ dài thời gian thực hiện xây dựng công trình (ở đây là 2 quý);

- t: số thứ tự quý phân bổ vốn thực hiện dự án (t = 1T) ;

- Vt: vốn chi cho công trình dự kiến thực hiện trong quý thứ t;

- LVayt: chi phí lãi vay công trình dự kiến thực hiện trong quý thứ t

Cần lưu ý lãi vay này chỉ phải loại bỏ khi nó được tính trong Chi phí khác (Gk),

còn trường hợp bạn tính riêng (như một số người lập dự toán vẫn tính) thì không cần

phải trừ yếu tố lãi vay trong bảng tính toán dưới đây

1 Mức phân bổ vốn từng quý

11.920.000.000

17.880.000.000

3 Mức vốn vay tín dụng hàng

6.400.000

9.600.000

5 Vốn phân bổ tính DP trượt giá

11.913.600.000

17.870.400.000

ps K TV QLDA TB

XD

} )]

( 1 {[

) (

1

t XDCT XDCTbq

T

t

Vayt T

G

Trang 2

- IXDCTbq: mức độ trượt giá bình quân tính trên cơ sở bình quân các chỉ số giá xây dựng công trình theo loại công trình của tối thiểu 3 quý gần nhất so với thời điểm tính toán;

IV/2012 Quý I/2013 Quý II/2013 Quý

III/2013

1

Chỉ số giá xây dựng (theo

công bố của UBND Thành

phố Hà Nội) - công trình nhà

dưới 8 tầng

98,50 98,33 97,84 97,84

2

Hệ số trượt giá (chỉ số giá

quý đó chia cho chỉ số giá

quý liền trước)

3 Trung bình hệ số trượt giá 3

4 Mức độ trượt giá trung bình

Lưu ý trong việc chọn các thông số nhập vào:

+ Chúng ta đang tính toán ở thời điểm Quý II/2014, tức nếu tính toán chuẩn phải tính cho 3 quý gần nhất là Quý III/2013, Quý IV/2013 và Quý I/2014 Tuy nhiên do Thành phố Hà Nội chỉ mới công bố Chỉ số giá xây dựng đến hết Quý III/2013, nên chúng ta chỉ

có số liệu tính toán cho các quý I, II, III/2013 mà thôi

(Trong bảng Excel tính toán kèm theo có chỉ dẫn các số liệu lấy ở văn bản nào)

+ Nhìn vào kết quả tính toán ở trên, ta nhận thấy việc tính toán ra chỉ số trượt giá bình quân hàng quý là rất thấp, kết quả ở đây là chỉ số âm (-), phản ánh đúng thực trạng nền kinh tế Vĩ mô trong thời gian hơn 1 năm trở lại đây, sản xuất chậm, hàng tồn kho tăng cao, cộng với việc thắt chặt tiền tệ, kiềm chế lạm phát mạnh mẽ của Chính phủ, làm chi chỉ số giá có xu hướng giảm, thậm chí có tháng còn có chỉ số âm (giảm)

XDCT

I

 : mức dự báo biến động của các yếu tố chi phí, giá cả trong khu vực và quốc tế

so với mức độ trượt giá bình quân quý đã tính

Ở đây Lê Vinh giả định mức chênh lệch giữa trượt giá trên thực tế so với mức trượt giá bình quân đã tính toán so với công bố là +0,5%/quý Thực ra việc chọn con số 0,5% nếu giải thích cặn kẽ thì chẳng có căn cứ nào cả, nhưng cảm tính của Lê Vinh, ở kết quả tính Ixdbq ở trên đã bị âm, như vậy việc tính dự phòng trượt giá của chúng ta nếu để nguyên sẽ có kết quả âm, điều này làm cho việc tính chi phí dự phòng trở nên vô nghĩa Hơn nữa, thị trường ở Việt Nam biến đổi rất khó lường bởi các chính sách vĩ mô,

do vậy cần dự báo một mức tăng +0,5%/Quý hoặc hơn để đề phòng vẫn tốt hơn

Có thể dễ dàng đưa ra một ví dụ dẫn chứng ở thời điểm này, từ 1/4, Bộ Giao thông vận tải áp dụng việc cân tải trọng xe ở 63/63 tỉnh thành và việc áp dụng khá nghiêm ngặt Do vậy đã ảnh hưởng khá lớn đến giá cước vận tải, trước đây vận chuyển

Trang 3

hết 1 đồng thì nay lên 1,6 thậm chí 2 đồng, và ngành vật liệu xây dựng là một trong

những ngành chịu ảnh hưởng nhiều nhất Tuy nhiên trong bảng tính toán chỉ số Ixdbq

của chúng ta ở trên, chưa có những câu chuyện biến động giá do vĩ mô như thế này Như

vậy chúng ta có thể thấy, chỉ số  I XD C T là một công cụ giúp ta điều tiết kết quả tính

toán Gdp2 rất hiệu quả

Với những công thức, số liệu và kết quả tính toán như trên, ta tính được:

2

Chi phí thực hiện dự án theo

tiến độ chưa có trượt giá (tỷ

11.913.600.000

17.870.400.000

Gdp2

32.925.009

98.911.517

32.925.009

131.836.527

GDP = GDP1 + GDP2 = 1.621.836.527 đồng (Tương đương khoảng 5,4%)

2, Cách tính Dự phòng cho công trình lớn, có thời gian thi công dài

Bài toán: Tính toán cho công trình nhà cao tầng có tổng dự toán khoảng 202,7 tỷ đồng,

thời gian thực hiện đầu tư xây dựng dự kiến khoảng 2 năm

Trong đó:

- Chi phí xây dựng: 160 tỷ đồng

- Chi phí thiết bị: 20 tỷ đồng

- Chi phí quản lý dự án: 2,7 tỷ đồng

- Chi phí tư vấn: 10 tỷ đồng

- Chi phí khác: 10 tỷ đồng, trong đó phần lãi vay là 3 tỷ đồng

Tổng dự phòng trước trượt giá là VT = 202,7 tỷ đồng

Ta sử dụng công thức tính theo Thông tư 04/2010/TT-BXD:

Ta có dự phòng khối lượng Kps = 5% => Tính được Gdp1 = 10,135 tỷ đồng

Dự phòng trượt giá tính theo công thức:

- T: độ dài thời gian thực hiện xây dựng công trình (ở đây là 2 năm);

ps K TV QLDA TB

XD

} )]

( 1 {[

) (

1

t XDCT XDCTbq

T

t

Vayt T

G

Trang 4

- t: số thứ tự năm phân bổ vốn thực hiện dự án (t = 1T) ;

- Vt: vốn chi cho công trình dự kiến thực hiện trong năm thứ t;

Ở đây giả sử kế hoạch vốn năm thứ nhất là 40% (V1= 81,08 tỷ đồng); năm thứ 2

là 60% (V2=121,62 tỷ đồng) Lưu ý nếu có bảng tính toán các chi phí cụ thể thì các số

liệu V1, V2 phải phù hợp với bảng kế hoạch nguồn vốn đã viết trong bảng tính toán dự

án

- LVayt: chi phí lãi vay công trình dự kiến thực hiện trong năm thứ t

81.080.000.000

121.620.000.000

3 Mức vốn vay tín dụng hàng năm

1.200.000.000

1.800.000.000

5 Vốn phân bổ tính DP trượt giá

79.880.000.000

119.820.000.000

- IXDCTbq: mức độ trượt giá bình quân tính trên cơ sở bình quân các chỉ số giá xây dựng

công trình theo loại công trình của tối thiểu 3 năm gần nhất so với thời điểm tính toán;

Chỉ số giá xây dựng

So với năm

2006

So với năm

2006

So với năm

2011

So với năm

2011

1

Chỉ số giá xây dựng (theo

công bố của Bộ xây dựng

và UBND Thành phố Hà

Nội) - Nhà 20-25 tầng

162,54

212,69

99,61

98,04

2

Hệ số trượt giá (chỉ số giá

năm đó chia cho chỉ số giá

năm liền trước)

3 Trung bình hệ số trượt giá

4 Mức độ trượt giá trung

Lưu ý trong việc chọn các thông số nhập vào:

+ Chúng ta đang tính toán ở thời điểm Quý II/2014, vậy để tính toán bạn có thể chọn các

thời điểm Quý, Năm gần nhất để tính toán Ở đây Lê Vinh lựa chọn tính toán cho 3 năm

Trang 5

gần nhất, và lấy các thông số chỉ số giá xây dựng của các năm để nhập vào, riêng năm

2013 do chưa có chỉ số giá xây dựng của cả năm nên chỉ lấy Quý III/2013

(Trong bảng Excel tính toán kèm theo có chỉ dẫn các số liệu lấy ở văn bản nào)

+ Nhìn vào kết quả tính toán ở trên, ta dễ dàng nhận ra chỉ số giá giữa năm 2011 và năm

2010 tăng đến 30,85%, trong khi năm 2012 so với 2011 và 2013 so với 2012 đều có chỉ

số giảm (lần lượt khoảng -0,6% và -1,6%) Tổng lại, mức trung bình 3 năm vẫn có mức tăng khoảng 9,6%/năm Theo hướng dẫn Thông tư 04/2010, những năm có đột biến giá thì phải bỏ qua, cụ thể ở đây năm 2011 so với năm 2010 rõ ràng có sự đột biến quá lớn, phản ánh đúng thị trường bất động sản và xây dựng thời kỳ đó, một thời kỳ tăng nóng Nếu tính toán chuẩn xác thì chúng ta nên bỏ qua so sánh 2 năm này, và khi đó cần lùi các chỉ số tính toán về các thời kỳ trước Tuy nhiên chúng ta sẽ phải lùi rất xa về các năm 2007, 2006 thì mới chuẩn xác được, bởi giai đoạn 2008-2011 là một giai đoạn lạm phát rất mạnh Bởi lý do đó, Lê Vinh quyết định vẫn để nguyên tính toán năm 2011 so với năm 2010, và kết quả tính toán sẽ bù lại cho giai đoạn giảm phát về sau (2012, 2013), đồng thời ta có thể cân đối kết quả tính cuối cùng bằng cách điều chỉnh chỉ số biến động dự báo  I XDCT

XDCT

I

 : mức dự báo biến động của các yếu tố chi phí, giá cả trong khu vực và quốc tế

so với mức độ trượt giá bình quân năm đã tính

Ở đây Lê Vinh giả định mức chênh lệch giữa trượt giá trên thực tế so với mức trượt giá bình quân đã tính toán so với công bố là -2%/năm Thực ra chẳng có căn cứ nào cụ thể để bảo vệ con số này cả, tuy nhiên để dự báo chỉ số giá xây dựng 3 năm vừa rồi thì thấy Năm 2013 này có mức trượt giá xây dựng so với Năm 2011 âm là hợp lý, cụ thể giá vật liệu, nhân công và máy thi công đều có xu hướng giảm Và dự báo 2 năm tới

2014, 2014 chính phủ vẫn kiềm chế lạm phát, thị trường bất động sản chưa thể khởi sắc đột biến được, do vậy việc cân đối kết quả tính toán làm sao mức dự phòng phí cuối cùng ở mức khoảng 5-6% là hợp lý (thay vì gần 10% như Ixdbq đã tính ra)

2

Chi phí thực hiện dự án

theo tiến độ chưa có trượt

giá (tỷ đồng)

79.880.000.000

119.820.000.000

Gdp2

6.094.257.327

18.980.192.594

6.094.257.327

25.074.449.921

GDP = GDP1 + GDP2 = 35.209.449.921 đồng (Tương đương khoảng 17%)

Trang 6

Kinh nghiệm rút ra:

+ Khi tính toán, rõ ràng Gdp2 (dự phòng trượt giá) phụ thuộc rất nhiều ở chỉ số giá xây dựng 3 năm (3 quý) gần nhất Hay nói cách khác, dự phòng trượt giá phụ thuộc vào mức biến động thị trường ở thời điểm gần đây, do vậy cũng cần có thêm sự tư duy định hướng mang tính dự báo cho các năm tiếp theo Sự dự báo này cần sự cập nhật thêm các tin tức điều hành kinh tế vĩ mô của chính phủ, của ngành Xây dựng

+ Các chỉ số giá xây dựng tìm kiếm ở trên mạng internet được nhiều trang chia sẻ, tuy nhiên người lập dự toán cũng có thể bị nhầm lẫn các nội dung, ví dụ như công trình gì, địa bàn ở đâu, quý hay năm, công trình cao bao nhiêu tầng Do vậy cần có sự xem xét, chọn lọc kỹ lưỡng trước khi áp dụng

+ Lưu ý kể từ năm 2012 đến nay, hầu hết các tỉnh đều đã ban hành chỉ số giá xây dựng (thay cho trước đây Bộ xây dựng công bố) Do vậy việc cập nhật, tìm kiếm các văn bản công bố liên quan đến địa phương nơi mình đang lập dự toán cũng là một vấn đề cần lưu tâm

+ Mức dự báo biến động của các yếu tố chi phí, giá cả trong khu vực và quốc tế so với mức độ trượt giá bình quân năm đã tính  I XDCT thực ra là một chỉ số rất khó xác định,

phụ thuộc vào cảm tính chủ quan của người lập dự toán Hầu hết các nhà tư vấn khi tính toán đều để bằng 0, tuy nhiên theo Lê Vinh, có thể dùng chỉ số này để cân bằng kết quả tính toán cuối cùng

+ Thực ra chúng ta hoàn toàn có thể “bốc thuốc” kết quả tính Gdp2, bởi yếu tô này hoàn toàn mang tính dự đoán theo thị trường Do vậy, qua việc xem xét chỉ số giá xây dựng, thậm chí là chỉ số giá tiêu dùng (CPI) được cập nhật liên tục trên các phương tiện đài báo thì việc dự báo Gdp2 cũng không quá khó Ví dụ, 2 năm vừa rồi, mức trượt giá tiêu dùng CPI ở mức khoảng 6,5%/năm, do vậy dự báo trượt giá cho ngành xây dựng trong những năm tới có thể ở mức 6-6,5% /nămlà khá an toàn

+ Lê Vinh cũng thống kê ra đây chỉ số giá CPI của 10 năm qua để các bạn tiện theo dõi: Năm 2004 tăng: 9,5%; năm 2005: 8,4%; năm 2006: 6,6%; năm 2007: 12,63%; năm 2008: 19,89%; năm 2009: 6,52%; năm 2010: 11,75%; năm 2011: 18,13%; năm 2012: 6,81%; năm 2013: 6,04% Trung bình 10 năm qua: 10,67%

Ngày đăng: 01/11/2017, 00:12

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

w