TRƯỜNG THCS TRẦN CAO VÂN ĐỀ KIỂM TRA 1 TIẾT-HKI TỔ : Xã hội 2 MÔN: ĐỊA LÍ LỚP 8 TIẾT PPCT: 8 Người ra đề: Phạm Văn Tam Những tham gia thảo luận 1. Phạm Văn Tam 2. Trần Xuân Thông Hình thức kiểm tra: Trắc nghiệm+tự luận Kiểu đề trắc nghiệm: Câu hỏi nhiều lựa chọn Mức độ: Biết, hiểu, vận dụng Tỉ lệ giữa nội dung trắc nghiệm và tự luận đề: 4/6 Bộ đề gồm có: Tổng cộng 8 trang (Ma trận đề+ngân hàng đề+đáp án) MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA 1 TIẾT HK1 MÔN ĐỊA8 Mức độ Chủ đề (bài) Trắc nghiệm Tự luận Cộng Biết Hiểu vd Biết Hiểu vd tn tl Vị trí địa lí địa hình khoáng sản châu Á 1 0,5đ 1 2đ 1 0,5đ 1 2đ Khí hậu châu Á 1 0,5đ 1 2đ 1 0,5đ 1 2đ Sông ngòi và các cảnh quan châu Á 1 0,5đ 1 0,5đ Hoàn lưu gió mùa ở châu Á 1 0,5đ 1 0,5đ 2 1đ Đặc điểm dân cư – xã hội ở châu Á 1 0,5đ 1 2đ 1 0,5đ 1 2đ Phân bố dân cư – các thành phố lớn châu Á 1 0,5đ 1 0,5đ 2 1đ Tổng cộng 6 3đ 2 1đ 2 4đ 1 2đ 8 4đ 3 6đ 1 NGÂN HÀNG ĐỀ KIỂM TRA 1 TIẾT HK1-MÔM ĐỊA LÍ 8 A. TRẮC NGHIỆM: (Em hãy khoanh tròn chữ cái đầu câu mà em cho là đúng.) I. Vị trí địa lí, địa hình khoáng sản châu Á Câu 1: Diện tích phần đất liền của châu Á: A. 41,5 triệu km 2 B. 43 triệu km 2 C. 2,5 triệu km 2 D. 45 triệu km 2 Câu 2: Châu Á không tiếp giáp với đại dương nào? A. Ấn Độ Dương B. Thái Bình Dương C. Đại Tây Dương D. Bắc Băng Dương Câu 3: Dầu mỏ và khí đốt là khoáng sản có nhiều ở châu Á và phân bố nhiều ở: A. Đông Bắc Á B. Đông Nam Á C. Tây Nam Á D. Cả 3 khu vực trên. Câu 4: Chiều dài từ điểm cực Đông đến điểm cực Tây của châu Á là: A. 9200 km B. 9500 km C. 7000 km D. 10 000 km Câu 5: Chiều dài từ điểm cực Bắc đến điểm cực Nam của châu Á là: A. 8000 km B. 8500 km C. 9000 km D. 9500 km II. Khí hậu châu Á Câu 6: Việt Nam nằm trong đới khí hậu nào? A. Khí hậu xích đạo B. Khí hậu cận nhiệt C. Khí hậu nhiệt đới D. Khí hậu ôn đới Câu 7: Châu Á chia thành nhiều đới khí hậu là do: A. Lãnh thổ kéo dài từ vùng cực Bắc đến Vùng xích đạo, làm cho lượng bức xạ Mặt Trời phân bố không đều B. Lãnh thổ rất rộng, các dãy núi và sơn nguyên kéo dài ngăn cách ảnh hưởng của biển đi sâu vào trong đất liền C. Địa hình phần lớn là núi và sơn nguyên nên sự phân hóa khí hậu theo độ cao là khá rõ nét D. Tất cả các nguyên nhân trên Câu 8: Thủ đô U-lan Ba-to (Mông Cổ) nằm trong kiểu khí hậu? A. Ôn đới hải dương B. Ôn đới lục địa C. Ôn đới gió mùa D. Cận nhiệt lục địa Câu 9: Khu vực châu Á có khí hậu gió mùa là: A. Tây Nam Á, Nam Á, Đông Nam Á B. Đông Nam Á, Nam Á, Đông Á C. Bắc Á, Đông Á, Đông Nam Á D. Tây Nam Á, Trung Á, Nam Á Câu 10: Khu vực có khí hậu lục địa là: A. Đông Nam Á, Nam Á B. Đông Á, Tây Nam Á C. Đông Nam Á, Đông Á D. Vùng nội địa, Tây Nam Á III. Sông ngòi và các cảnh quan châu Á Câu 11: Con sông dài nhất châu Á là: A. Mê Công B. Xưa Đa-ri-a C. Ô-bi D. Trường Giang 2 Câu 12: Các sông ở Đông Nam Á thường có lũ vào thời gian nào? A. Cuối xuân đầu hạ B. Cuối thu đầu đông C. Cuối hạ đầu thu D. Cuối đông đầu xuân Câu 13: Các sông Bắc Á thường có lũ vào mùa? A. Mùa xuân B. Mùa hạ C. Mùa thu D. Mùa đông Câu 14: Chế độ nước của sông Hồng (Việt Nam) phụ thuộc vào yếu tố nào? A. Chế độ mưa B. Chế độ nhiệt C. Độ cao nơi bắt nguồn của sông D. Cả 3 yếu tố trên Câu 15: Chế độ nước của sông phụ thuộc vào? A.Chế độ mưa. B. Chế độ nhiệt C. Độ cao của địa hình nơi bắt nguồn của sông D. Tất cả các yếu tố trên IV. Hoàn lưu gió mùa châu Á Câu 16: Ở địa điểm A, khí áp kế chỉ 1013 miliba, theo em khí áp đó thuộc loại: A. Khí áp cao B. Khí áp thấp C. Khí áp trung bình (không cao không thấp)D. Khí áp rất cao Câu 17: Mùa hạ ở Việt Nam gió nào chiếm ưu thế: A. Gió mùa đông Nam B. Gió Nam C. Gió mùa Tây Nam D. Gió Đông Bắc Câu 18: Mùa đông ở miền Bắc nước ta, loại gió chiếm ưu thế là? A. Gió mùa đông bắc B. Gió mùa đông nam C. Gió mùa tây nam D. Gió bắc Câu 19: Trong số các trung tâm áp thấp dưới đây, trung tâm áp thấp được hình thành trên biển vào mùa đông ở châu Á là? A. Áp thấp A-lê-ut. B. Áp thấp I-ran C. Áp thấp Ai-xơ-len D. Áp thấp Nam Phi Câu 20: Trong các trung tâm áp cao dưới đây, trung tâm được hình thành trên lục địa vào mùa đông ở châu Á là? A. Áp cao A-xo B. Áp cao Nam Đại Tây Dương C. Áp cao Xi-bia D. Áp cao Nam Ấn Độ Dương V. Đặc điểm dân cư xã hội châu Á Câu 21: Châu Á là châu lục đông dân nhất thế giới vì: A. Điều kiện tự nhiên thuận lợi (nhiều đồng bằng, đất đai màu mỡ…) B. Mô hình gia đình đông con được khuyến khích để lấy sức lao động làm nông nghiệp C. Quá trình công nghiệp hóa diễn ra tương đối chậm ở nhiều quốc gia. D. Ảnh hưởng của tôn giáo, phong tục còn nặng nề. E. Tất cả các nguyên nhân trên. Câu 22: Phần lớn dân cư châu Á thuộc chủng tộc: A. Ơ-rô-pê-ô-ít B. Môn-gô-lô-ít C. Ô-xtra-lô-ít D. Nê-grô-ít Câu 23: Tôn giáo có nhiều tín đồ nhất châu Á là: A. Ki tô giáo B. Hồi giáo C. Ấn Độ giáo D. Phật giáo Câu 24: Chủng tộc Môn-gô-lô-ít phân bố chủ yếu ở: 3 A. Tây Nam Á và Nam Á B. Bắc Á, Đông Á và Đông Nam Á C. Bắc Á và Nam Á C. Đông Nam Á và Nam Á Câu 25: Chủng tộc Ơ-rô-pê-ô-ít phân bố chủ yếu ở : A. Tây Nam Á, Nam Á và Trung Á B. Bắc Á, Đông Á và Đông Nam Á C. Bắc Á và Nam Á C. Đông Nam Á và Nam Á VI. Phân bố dân cư các thành phố lớn châu Á Câu 26: Các yếu tố ảnh hưởng đến sự phân bố dân cư và các thành phố lớn châu Á: A. Khí hậu nhiệt đới và ôn đới thuận lợi cho cuộc sống của con người. B. Địa hình đồng bằng châu thổ, đất đai màu mỡ thuận lợi cho nền nông nghiệp lúa nước. C. Nguồn nước dồi dào. D. Vị trí địa thuận lợi cho việc giao lưu trong và nước. E. Tất cả các yếu tố trên. Câu 27: Nước có số dân đông nhất châu Á là: A. Trung Quốc B. Ấn Độ C. In-đô-nê-xi-a. D. Việt Nam Câu 28: Nước có diện tích lớn nhất châu Á là: A. Trung Quốc B.Ấn Độ C. Ca-dắc-tan D. Mông Cổ Câu 29: Nước có số dân ít nhất châu Á là: A. Man-đi-vơ B. Bru-nây C. Ba-ranh D. Ca-ta. Câu 30: Loại mật độ dân số chiếm diện tích lớn nhất ở châu Á là: A. < 1 người/km 2 B. 1-50 người/km 2 C. 51-100 người/km 2 D. > 100 người/km 2 B. TỰ LUẬN: I. Vị trí địa lí, địa hình khoáng sản châu Á Câu 1: Hãy nêu đặc điểm về vị trí địa lí, kích thước của lãnh thổ châu Á và ý nghĩa của chúng đối với khí hậu? (2điểm). Câu 2: Hãy nêu đặc điểm chính của địa hình châu Á? (2điểm) Câu 3: Nêu đặc điểm khoáng sản châu Á? Trong đó khoáng sản nào có trữ lượng cao và phân bố nhiều nhất ở khu vực nào? (2điểm) Câu 4: Ở mỗi khu vực ghi một đồng bằng và các sông chính chảy trên từng đồng bằng vào mẫu bảng dưới đây (2điểm). STT KHU VỰC ĐỒNG BẰNG LỚN CÁC SÔNG CHÍNH 1 Bắc Á 2 Đông Á 3 Đông Nam Á 4 Nam Á 5 Tây Nam Á 6 Trung Á Câu 5: Chứng minh châu Á là châu lục rộng lớn nhất thế giới? Châu Á tiếp giáp với những đại dương và châu lục nào? (2 điểm). 4 II. Khí hậu châu Á Câu 6: Châu Á có những đới khí hậu nào theo thứ tự từ vòng cực Bắc đến xích đạo (theo chiều kinh tuyến). Giải thích tại sao châu Á có nhiều đới và kiểu khí hậu? (2điểm) Câu 7: Kiểu khí hậu nào phổ biến ở châu Á? Nêu đặc điểm và sự phân bố của kiểu khí hậu lục địa? (2điểm) Câu 8: Nêu đặc điểm và sự phân bố của kiểu khí hậu gió mùa? (2điểm) Câu 9: Kể tên các đới và kiểu khí hậu châu Á theo thứ tự từ bắc xuống nam? (2điểm) Câu 10: Khí hậu Việt Nam thuộc kiểu khí hậu nào? Biểu hiện như thế nào? (2điểm) III. Dân cư xã hội châu Á Câu 11: Em hãy vẽ biểu đồ và nhận xét sự gia tăng dân số châu Á theo số liệu thống kê dưới đây: (2điểm) Năm 1800 1900 1950 1970 1990 2002 Số dân (triệu người) 600 880 1402 2100 3110 3766 (*Lưu ý: Đây là câu rèn luyện kĩ năng nên có thể ra cho cả 5 đề) ĐÁP ÁN A. PHẦN TRẮC NGHIỆM: Câu hỏi 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 Đáp án A C C A B C D B B D Câu hỏi 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 Đáp án D C A A D C C A A C Câu hỏi 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 Đáp án E B B B A E A A A A B. PHẦN TỰ LUẬN: Câu 1: 2điểm +Đặc điểm chính của địa hình châu Á: - Châu Á kéo dài từ vùng cực Bắc đến vùng Xích đạo, nằm ở phía đông bán cầu Bắc (0,5điểm) - Châu Á là châu lục rộng lớn nhất thế giới (0,5điểm). + Ý nghĩa: Làm cho khhí hậu châu Á phân hóa phức tạp đa dạng, có nhiều đới và kiểu khí hậu (1điểm). Câu 2: 2điểm + Đặc điểm chính của địa hình châu Á: -Có nhiều hệ thống núi và sơn nguyên cao đồ sộ và nhiều đồng bằng rộng bậc nhất thế giới (0,75điểm) -Các dãy núi chạy theo 2 hướng chính đông-tây hoặc gần đông-tây, bắc-nam hoặc gần bắc-nam làm cho địa hình bị chia cắt rất phức tạp (0,75) -Các núi và sơn nguyên cao tập trung chủ yếu ở vùng trung tâm trên các núi cao có băng hà bao phủ quanh năm 0,5điểm) Câu 3: (2điểm) + Đặc điểm khoáng sản châu Á: Châu Á có nguồn khoáng sản rất phong phú và có trữ lượng lớn. Các khoáng sản quan trọng nhất là dầu mỏ, khí đốt, than, sắt, crôm và một số kim loại màu như đồng, thiếc,…(1điểm). 5 + Trong đó dầu mỏ là khoáng sản có trữ lượng rất lớn (0,5đ) và được phân bố nhiều nhất ở khu vực Tây Nam Á (0,5đ). Câu 4: 2điểm STT KHU VỰC ĐỒNG BẰNG LỚN CÁC SÔNG CHÍNH ĐIỂM 1 Bắc Á Tây Xi-bia Ô-bi 0,25 2 Đông Á Hoa Bắc Hoàng Hà 0,25 3 Đông Nam Á Nam Bộ (Việt Nam) Mê Công 0,25 4 Nam Á Ấn-Hằng Ấn và Hằng 0,25 5 Tây Nam Á Lưỡng Hà Ti-grơ và Ơ-phrát 0,5 6 Trung Á Tu-ran Xưa Đa-ri-a và A-mu Đa-ri-a 0,5 Câu 5: (2điểm) + Chứng minh châu Á là châu lục có diện tích lớn nhất thế giới: Châu Mĩ có diện tích là: 42 triệu km 2 ; châu Phi có diện tích là: 30 triệu km 2 ; châu Nam cực có diện tích là: 14,5 triệu km 2 ; châu Âu có diện tích là: 10 triệu km 2 ; châu Đại dương có diện tích là: 8,5 triệu km 2 ; trong khi đó châu Á lại có diện tích đến 44,4 triệu km 2 . Nên châu Á là châu lục có diện tích lớn nhất thế giới. (1điểm) + Châu Á tiếp giáp với 3 đai dương là: Bắc Băng Dương, Thái Bình Dương, và Ấn Độ Dương (0,5đ) + Châu Á tiếp giáp với 2 châu lục là: Châu Âu và châu Phi. (0,5đ). Câu 6: + Khí hậu châu Á rất đa dạng. Có 5 đới khí hậu theo thứ tự từ vòng cực Bắc đến xích đạo: Cực và cận cực, ôn đới, cận nhiệt, nhiệt đới, xích đạo. (1điểm) + Giải thích: (1điểm) - Do lãnh thổ châu Á trải dài từ vòng cực Bắc đến xích đạo. - Lãnh thổ rất rộng, hình dạng khối. - Nhiều núi và sơn nguyên cao ngăn ảnh hưởng của biển xâm nhập sâu vào nội địa. Câu 7: 2 điểm + Châu Á có 2 kiểu khí hậu phổ biến: Kiểu khí hậu gió mùa và kiểu khí hậu lục địa (0,5điểm). + Kiểu khí hậu lục địa: - Phân bố chủ yếu trong các vùng nội địa và khu vực Tây Nam Á. (0,75điểm) - Đặc điểm mùa đông khô và lạnh, mùa hạ khô và nóng, lượng mưa rất thấp, độ bốc hơi cao. (0,75điểm). Câu 8: 2 điểm + Đặc điểm và sự phân bố của kiểu khí hậu gió mùa: + Chia làm hai loại gồm có kiểu gió mùa nhiệt đới phân bố nhiều ở Nam Á, Đông Nam Á; Kiểu khí hậu cận nhiệt gió mùa và ôn đới gió mùa phân bố nhiều ở Đông Á (1điểm). + Đặc điểm: - về mùa đông gió xuất phát từ nội địa thổi đến tạo thời tiết hanh khô và lạnh. (0,5đ) - Về mùa hạ gió từ đại dương thổi đến làm cho thời tiết nóng ẩm và có nhiều mưa. Trong mùa hạ thường có bão và áp thấp nhiệt đới (0,5điểm) 6 Câu 9: Tên các đới và kiểu khí hậu theo thứ tự từ Bắc xuống Nam: (2điểm) 1. Đới khí hậu cực và cận cực (0,25đ) 2. Đới khí hậu ôn đới (0,5đ) - Kiểu ôn đới lục địa - Kiểu ôn đới gió mùa - Kiểu ôn đới hải dương 3. Đới khí hậu cận nhiệt (0,5đ) - Kiểu cận nhiệt Địa Trung Hải - Kiểu cận nhiệt gió mùa - Kiểu cận nhiệt lục địa - Kiểu núi cao 4. đới khí hậu nhiệt đới (0,5đ) - Kiểu nhiệt đới khô - Kiểu nhiệt đới gió mùa 5. Đới khí hậu xích đạo (0,25đ) Câu 10: 2 điểm + Khí hậu Việt Nam thuộc kiểu khí hậu nhiệt đới gió mùa (0,5đ) + Biểu hiện: Một năm có 2 mùa gió (0,5đ) - Gió mùa mùa đông (Đông Bắc) lạnh và khô. (0,5đ) - Gió mùa mùa hạ (Tây Nam) nóng ẩm (0,5đ) Câu 11: (2điểm) + Vẽ chính xác (1điểm) + Vẽ đẹp (0,25điểm) + Nhận xét đúng (0.75điểm) Từ năm 1800 đến 2002 dân số châu Á tăng gấp 6 lần. Trong vòng 100 năm, từ năm 1800 đến 1900 dân số châu Á chỉ tăng 280 triệu người. Nhưng giai đoạn từ năm 1950 đến 2002, dân số châu Á đã tăng thêm 2364 triệu người. Đây chính là giai đoạn bùng nổ dân số ở châu Á. Tam Hiệp ngày: 30/8/2008 Người soạn Phạm Văn Tam 7 . hỏi 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 Đáp án A C C A B C D B B D Câu hỏi 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 Đáp án D C A A D C C A A C Câu hỏi 21 22 23 24 25 26 27 28 29. (2điểm) Năm 18 0 0 19 00 19 50 19 70 19 90 2002 Số dân (triệu người) 600 88 0 14 02 210 0 311 0 3766 (*Lưu ý: Đây là câu rèn luyện kĩ năng nên có thể ra cho cả 5 đề) ĐÁP