1. Trang chủ
  2. » Tất cả

578m

65 110 1
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 65
Dung lượng 670,5 KB

Nội dung

Chuyên đề thực tập tốt nghiệp GVHD: GS.TS Đặng Thị Loan LỜI NÓI ĐẦU Sau năm 1954 miền Bắc được hoàn toàn giải phóng. Đất nước ta bắt tay vào xây dựng kinh tế và khắc phục hậu quả của chiến tranh để lại. Cơ chế kinh tế của chúng ta lúc đó là cơ chế tập trung quan liêu, bao cấp. Bên cạnh những thuận lợi, chúng ta còn gặp phải một số khó khăn và Đảng ta đã rút ra những kinh nghiệm và đưa ra chủ trương chính sách lớn, chỉ đạo chiến lược và thực hiện đường lối, đổi mới cơ chế ở nước ta với phương châm: “ nền kinh tế hàng hóa nhiều thành phần vận động theo cơ chế thị trường, có sự quản lý của nhà nước theo định hướng Xã hội chủ nghĩa…”(tại đại hội Đảng lần thứ IX) Từ khi chuyển đổi cơ chế kinh tế đất nước ta đã có sự phát triển mạnh mẽ về cả chiều rộng lẫn chiều sâu, mở ra nhiều ngành nghề theo xu hướng hội nhập với nền kinh tế khu vực và thế giới. Cho nên sự canh tranh tất yếu đã xảy ra. Một trong những yếu tố quan trọng quyết định đến sự cạnh tranh của sản phẩm trên thị trường là giá cả. Điều này có nghĩa là cùng một sản phẩm, chất lượng như nhau, mẫu mã phù hợp với thị hiếu của khách hàng thì sản phẩm nào có giá bán hạ thì sẽ tiêu thụ được nhiều hơn, sự cạnh tranh sẽ lớn hơn. Nhưng giá bán phải dựa vào cơ sở của giá thành sản phẩm để xác định. Bản chất của giá thành sản phẩm là sự chuyển dịch giá trị của các yếu tố chi phí vào những sản phẩm đã hoàn thành. Để thu được lợi nhuận tối đa cho Doanh nghiệp thì doanh nghiệp phải tiết kiệm được chi phí rồi mới hạ giá thành. Để tiết kiệm chi phí và hạ giá thành sản phẩm thì một trong những vấn đề quan trọng là tổ chức tốt công tác kế toán, tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm sản xuất ra một cách chính xác, kịp thời, đúng chế độ quy định và đúng với việc tăng cường và cải thiện công tác quản lý chi phí sản xuất, giá thành nói riêng và công tác quản lý doanh nghiệp nói chung. Sv: Đỗ Thị Trà Ly MSV: TC383814 1 Chuyên đề thực tập tốt nghiệp GVHD: GS.TS Đặng Thị Loan Chi phí sản xuất, giá thành sản phẩm là yếu tố quan trọng tác động đến kết quả sản xuất kinh doanh, chính sách về giá bán và khả năng cạnh tranh của các doanh nghiệp trong nền kinh tế thị trường. Chính do những nguyên nhân trên mà em chọn chuyên đề "Hoàn thiện kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Công ty cổ phần in Bắc Giang" làm đề tài thực tập của mình, gồm 3 chương chính sau đây: Chương 1: Đặc điểm sản phẩm, tổ chức sản xuất và quản lý chi phí tại Công ty Cổ phần in Bắc Giang. Chương 2:Thực trạng kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Công ty Cổ phần in Bắc Giang. Chương 3: Hoàn thiện kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Công ty Cổ phần in Bắc Giang. Sv: Đỗ Thị Trà Ly MSV: TC383814 2 Chuyên đề thực tập tốt nghiệp GVHD: GS.TS Đặng Thị Loan CHƯƠNG 1: ĐẶC ĐIỂM SẢN PHẨM, TỔ CHỨC SẢN XUẤT VÀ QUẢN LÝ CHI PHÍ TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN IN BẮC GIANG. 1.1.Đặc điểm sản phẩm của công ty. Là một DN sản xuất kinh doanh thuộc ngành in ấn nên sản phẩm của công ty chủ yếu là các loại sổ sách, tạp chí, biểu mẫu và các ấn phẩm khác… được chế biến từ giấy. Chi phí trong công ty bao gồm những khoản mục chi phí của quá trình sản xuất kinh doanh như chi phí nguyên vật liệu trực tiếp, chi phí nhân công trực tiếp, chi phí sản xuất chung. • Danh mục sản phẩm: STT Tên Đơn vị tính 1 Tài liệu Tờ 2 Tạp chí Tờ 3 Báo Tờ 4 Biểu mẫu Tập 5 Sổ sách Quyển 6 Chứng từ Tập 7 Ân phẩm Cái Công ty chủ yếu là gia công các mặt hàng phục vụ quá trình học tập và giảng dạy, ấn phẩm chuyên ngành tài chính-kế toán,kinh doanh, tạp chí, biểu mẫu, sổ, sách chứng từ … theo đơn đặt hàng, các hợp đồng kinh tế, đơn đặt hàng của khách hàng nên quá trình sản xuất mang tính chất hàng loạt, số lượng sản phẩm lớn, chu trình sản xuất ngắn xen kẽ, sản phẩm phải qua nhiều giai đoạn công nghệ chế biến phức tạp kiểu liên tục theo 1 trình tự nhất định là từ chế bản, bình bản, phơi bản- cắt rọc giấy- In offset- KCS tờ in- hoàn thiện sách- nhập kho. Sv: Đỗ Thị Trà Ly MSV: TC383814 3 Chuyên đề thực tập tốt nghiệp GVHD: GS.TS Đặng Thị Loan Công ty Cổ phần in Bắc Giang là công ty sản xuất, đối tượng là giấy được cắt và in thành nhiều loại sách, báo, ấn phẩm khác nhau, kỹ thuật sản xuất các loại sách, báo của mỗi chủng loại có mức độ phức tạp khác nhau, nó phụ thuộc vào số lượng chi tiết của mặt hàng đó. Dù mỗi mặt hàng, kể cả các cỡ của mỗi mặt hàng đó yêu cầu kỹ thuật sản xuất riêng về các loại giấy, thời gian hoàn thành nhưng đều được sản xuất trên cùng một dây chuyền, chúng chỉ không tiến hành đồng thời trên cùng một thời gian. Do vậy, quy trình công nghệ của Công ty là quy trình sản xuất phức tạp kiểu liên tục . Sau khi ký hợp đồng với khách hàng, các bước trong quy trình công nghệ in bắt đầu được tiến hành. Công ty áp dụng hình thức tổ chức sản xuất theo dạng sản xuất gián đoạn, tức là gia công một vài mặt hàng theo đơn đặt hàng với số lượng nhiều theo kiểu hành khối và loạt nhiều. Đây là một hình thức tổ chức sản xuất phù hợp với kết cấu sản xuất cũng như tình hình thực tế sản xuất của Công ty. •Đặc điểm sản phẩm dở dang: Quá trình sản xuất thường diễn ra liên tục, xen kẽ lẫn nhau, cuối kỳ có thể có những sản phẩm đang dở dang trên dây chuyền sản xuất hoặc những sản phẩm đã hoàn thành một hoặc một số giai đoạn của quy trình công nghệ sản xuất nhưng chưa hoàn thành đến giai đoạn cuối cùng thì những sản phẩm đó gọi chung là sản phẩm dở dang. Thường là những sổ sách, chứng từ,…in thừa hoặc thiếu một vài chỗ, in sai…. Trình tự tiến hành đánh giá sản phẩm dở dang: - Kiểm kê chính xác sản lượng sản phẩm dở dang trên các giai đoạn công nghệ sản xuất. - Xác định mức độ chế biến hoàn thành của sản phẩm dở dang (nếu cần). Phương pháp đánh giá sản phẩm dở dang: Sv: Đỗ Thị Trà Ly MSV: TC383814 4 Chuyên đề thực tập tốt nghiệp GVHD: GS.TS Đặng Thị Loan + Đánh giá sản phẩm dở dang theo chi phí nguyên liệu, vật liệu trực tiếp. - Đánh giá sản phẩm dở dang theo chi phí nguyên liệu, vật liệu trực tiếp: Trị giá sản phẩm dở dang cuối kỳ chỉ tính phần chi phí nguyên liệu, vật liệu trực tiếp dùng cho sản xuất sản phẩm dở dang, các chi phí chế biến (chi phí nhân công trực tiếp, chi phí sản xuất chung) tính toàn bộ cho sản phẩm hoàn thành trong kỳ. Công thức tính: D CK = DSP nK§ QQ CD + + x Q D Trong đó: - DCK, DĐK: Chi phí sản xuất của sản phẩm dở dang cuối kỳ và đầu kỳ. - Cn: Chi phí nguyên liệu, vật liệu trực tiếp phát sinh trong kỳ. - Qsp, QD: Sản lượng sản phẩm hoàn thành và sản lượng sản phẩm dở dang cuối kỳ. - Ưu điểm: Tính toán đơn giản, khối lượng tính toán ít - Nhược điểm: Độ chính xác không cao bởi chi phí sản xuất tính cho trị giá sản phẩm dở dang chỉ có khoản mục chi phí nguyên vật liệu trực tiếp. 1.2.Đặc điểm tổ chức sản xuất sản phẩm của Công ty.  Quy trình công nghệ. Kế hoạch sản xuất: Cán bộ phòng kế hoạch sản xuất vật tư kiểm tra tổng quát số lượng bản thảo, số lượng bản can, bản phim, hình ảnh, phụ bản so với bản thảo gốc để phát hiện kịp thời những thiếu sót về số lượng, chất lượng. Nếu có sai sót phải kịp thời báo cho khách hàng điều chỉnh, bổ sung. Cuối cùng, khi đã thấy đảm bảo chất lượng thì ghi các thông số cần thiết trên phiếu sản xuất để đưa qua giai đoạn công nghệ tiếp theo.  Chế bản, bình bản, phơi bản Sv: Đỗ Thị Trà Ly MSV: TC383814 5 Chuyên đề thực tập tốt nghiệp GVHD: GS.TS Đặng Thị Loan  Chế bản: Trước cho tài liệu mầu vào sắp chữ vi tính. Sau đó, đọc kỹ các thông số của bản thảo, bìa và các yếu tố kỹ thuật ghi trên phiếu sản xuất để sửa lại bản can, bản film, phân loại màu phim và tách các màu trong cùng một khuôn.  Bình bản: Đọc kỹ các thông số đưa ra trên phiếu sản xuất, như khuôn khổ, đầu, gáy, bụng trang sách. Sau đó, kiểm tra chất lượng bản can, film để phù hợp cho việc tiến hành kẻ maket và dàn khuôn trong quá trình in.  Phơi bản: Nhận bản bình đã hoàn chỉnh sau đó tiến hành phơi bản. Sau khi đã hiện bản, ta phải kiểm tra các phần tử in, độ nét và chà mực để kiểm tra các phần tử in trên bản. Tiếp theo ta tiến hành phân loại theo khuôn, có kẹp các bản cùng loại cào và ghi nhãn.  Cắt rọc giấy: Kiểm tra số lượng, chất lượng giấy. Sau đó, xếp bằng ngay ngắn trên bục, để căng cách băng ở mỗi ram giấy (không để sole, độ cao tối đa 1.4m)  In offset: Cho giấy trắng vào in: Lắp bản in thử bằng giấy sắp rồi mới cho giấy trắng vào in.  KCS tờ in: Đây là công đoạn kiểm tra chất lượng các tờ in (bìa và sách) căn cứ theo mẫu đã được ký duyệt, ngoài ra kết hợp với tờ mẫu gốc hoặc maket.  Đối với bìa sách: Loại bỏ tờ in không đảm bảo màu sắc, không khớp màu hay thiếu màu.  Đối với ruột sách: Kiểm tra để không bị lọt tờ mặt, in thiếu màu, nhạt màu, tờ in bị gấp góc, mất chữ hay bị nhăn giấy.  Gấp tay sách: Các tay sách được ép bỏ trên máy, có lót ván ở hai đâù mỗi bó với số lượng quy định là 500 tờ/ bó đối với giấy định lượng >= 58g/m 2 và 700 tờ/ bó với giấy định lượng < 58g/m 2 .  Bắt tay sách: Bắt sách thành cuốn Sv: Đỗ Thị Trà Ly MSV: TC383814 6 Chuyên đề thực tập tốt nghiệp GVHD: GS.TS Đặng Thị Loan  Soạn số: Đánh số thứ tự trang sách  Khâu chỉ, khâu thép (đóng lồng)  Vào bìa, láng bóng bìa  Xén ba mặt  Kiểm tra, đếm bó gói hoặc đóng hộp Có thể khái quát quy trình công nghệ in của Công ty như sau: Hình 1.1: Sơ đồ quy trình công nghệ in của Công ty cổ phần in Bắc Giang.  Cơ cấu tổ chức sản xuất: Công ty Cổ phần in Bắc Giang tổ chức theo mô hình chuyên môn hoá ở Sv: Đỗ Thị Trà Ly MSV: TC383814 7 Tài liệu cần in Cắt rọc giấy theo yêu cầu sản phẩm Kế hoạch, vật tư Chế bản, bình bản, phơi bản In offset KCS tờ in Hoàn thiện sách Nhập kho, thành phẩm Khách hàng Chuyên đề thực tập tốt nghiệp GVHD: GS.TS Đặng Thị Loan các bộ phận sản xuất, tức là ở mỗi giai đoạn công nghệ đều do một phòng hoặc phân xưởng riêng rẽ chịu trách nhiệm về bán thành phẩm ở mỗi khâu và giữa các bộ phận sản xuất chính có các bộ sản xuất chính có các bộ phận phụ trợ như: bộ phận vận chuyển, tổ cơ điện. Một số phòng, phân xưởng chính trong công ty.  Phân xưởng chế bản: Chịu trách nhiệm ở giai đoạn công nghệ đó là giai đoạn chế bản, bình bản, phơi bản.  Phân xưởng giấy: Phụ trách khâu cắt rọc giấy  Phân xưởng máy in: Phụ trách giai đoạn in offset  Phân xưởng hoàn thiện sản phẩm: Chịu trách nhiệm ở giai đoạn công nghệ cuối cùng là khâu hoàn thiện sách.  Ngoài ra còn có bộ phận phục vụ đảm bảo cho qua trình sản xuất của phân xưởng chính như: bộ phận kho tàng, bộ phận vận chuyển và các bộ phận không có tính sản xuất như nhà ăn, y tế. Sv: Đỗ Thị Trà Ly MSV: TC383814 8 Chuyên đề thực tập tốt nghiệp GVHD: GS.TS Đặng Thị Loan Hình 1.2: Sơ đồ tổ chức hoạt động kinh doanh theo quy trình sản xuất sản phẩm Sv: Đỗ Thị Trà Ly MSV: TC383814 9 Tài liệu cần in Phòng kế hoạch vật tư, lập kế hoạch vật tư Phân xưởng giấy thực hiện cắt rọc giấy theo yêu cầu sản phẩm Bộ phận KCS thực hiện KCS tờ in(bìa, ruột) Phân xưởng chế biến thực hiện chế bản, bình bản, phơi bản Phân xưởng máy in thực hiện in offset Phân xưởng hoàn thiện sp. (gấp, khâu, cắt) Bộ phận kho tàng quản lý thành phẩm Khách hàng Chuyên đề thực tập tốt nghiệp GVHD: GS.TS Đặng Thị Loan 1.3.Quản lý chi phí sản xuất tại công ty. Xuất phát từ đặc điểm hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty là sản xuất theo đơn đặt hàng, bộ máy tổ chức quản lý của Công ty được tổ chức theo mô hình trực tuyến chức năng với bộ máy quản lý gọn nhẹ theo chế dộ một thủ trưởng. Theo cơ cấu này người Lãnh đạo cấp cao của hệ thống được sự trợ giúp của cán bộ quản lý chức năng để chuẩn bị các quyết định, hướng dẫn và kiểm tra việc thực hiện quyết định. Người Lãnh đạo cấp cao nhất chịu trách nhiệm về mọi mặt và toàn quyền quyết định trong phạm vi hệ thống, việc truyền mệnh lệnh theo tuyến quy định, các cán bộ quản lý ở các phân hệ chức năng (theo tuyến) vẫn phát huy được tài năng của mình đóng góp cho người Lãnh đạo cấp cao của hệ thống, tuy họ không có quyền ra lệnh trực tiếp cho mọi người trong hệ thống. Tổ chức bộ máy của Công ty Cổ phần In Bắc Giang bao gồm: 1. Ban Giám đốc 2. Phòng Kế toán - Tài vụ 3. Phòng Tổ chức, Hành chính 4. Phòng Kế hoạch sản xuất. 5. Phòng Kinh doanh 6. Phòng Kỹ thuật sản xuất, các phân xưởng sản xuất 7. Chi nhánh Đứng đầu Công ty là Giám đốc. Giám đốc Công ty Cổ phần In Bắc Giang đã quản lý chi phí sán xuất của công ty như sau: 1. Giám đốc trực tiếp quản lý, sử dụng và bảo toàn số vốn thuộc sở hữu Nhà nước được Bộ Tài chính và Sở giao để phát triển sản xuất kinh doanh theo quy định của pháp luật. Sv: Đỗ Thị Trà Ly MSV: TC383814 10

Ngày đăng: 17/07/2013, 22:01

Xem thêm

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Biểu 4: Bảng tổng hợp xuất nguyờn vật liệu Cụng ty Cổ phần in Bắc Giang - 578m
i ểu 4: Bảng tổng hợp xuất nguyờn vật liệu Cụng ty Cổ phần in Bắc Giang (Trang 22)
Biểu 7: Bảng thanh toỏn lương cụng nhõn phõn xưởng chế bản Cụng ty Cổ phần in Bắc Giang. - 578m
i ểu 7: Bảng thanh toỏn lương cụng nhõn phõn xưởng chế bản Cụng ty Cổ phần in Bắc Giang (Trang 30)
Biểu 8: Bảng thanh toỏn lương cụng nhõn phõn xưởng chế bản Cụng ty Cổ phần in Bắc Giang. - 578m
i ểu 8: Bảng thanh toỏn lương cụng nhõn phõn xưởng chế bản Cụng ty Cổ phần in Bắc Giang (Trang 31)
Bảng theo dừi BHXH, BHYT, KPCĐ - 578m
Bảng theo dừi BHXH, BHYT, KPCĐ (Trang 32)
BẢNG PHÂN BỔ TIỀN LƯƠNG VÀ BẢO HIỂM - 578m
BẢNG PHÂN BỔ TIỀN LƯƠNG VÀ BẢO HIỂM (Trang 33)
Biểu 10: Bảng phõn bổ tiền lương và bảo hiểm Cụng ty Cổ phần in Bắc Giang - 578m
i ểu 10: Bảng phõn bổ tiền lương và bảo hiểm Cụng ty Cổ phần in Bắc Giang (Trang 33)

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

  • Đang cập nhật ...

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w