TRƯỜNG THPT SỐ 2 TƯ NGHĨA CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIÊT NAM TỔ HOÁ Độc lập -Tự do- Hạnh phúc. BÁO CÁO HOẠT ĐỘNG THAO GIẢNG HỌC KỲ I (Năm học 2008-2009) Thực hiện phương hướng nhiệm vụ năm học của tổ và trường đề ra trong năm học 2008-2009. Nay tổ báo cáo hoạt động thao giảng. I- Đặc điểm tình hình: 1.Thuận lợi: -Nhà trường chỉ đạo việc lập kế hoạch thao giảng cho từng học kỳ, cho mỗi tuần sinh hoạt chuyên môn. - Giáo viên ý thức tốt trong việc thao giảng để nâng cao tay nghề, được đồng nghiệp góp ý, học hỏi lẫn nhau từ đồng nghiệp. - Có nhiều thí nghiệm trực quan để thao giảng theo chuyên đề sử dụng đồ dùng dạy học. - Giáo viên được đào tạo tốt các phương pháp dạy học nên trong tiết dạy linh hoạt tốt các phương pháp. - Học sinh ý thức tốt tiết thao giảng và chuẩn bị trước tương đối tốt. 2.Khó khăn: - Trong quá trình thực hiện theo từng tiết dạy theo phân phối chương trình nên có tiết không thể thực hiện đưựơc các thí nghiệm như bài Nitơ nhiệt độ để các phản ứng xãy ra phải 3000 0 C nên không thể thực hiện được. - Điều kiện phòng thí nghiệm chưa đảm bảo nên một số thí nghiệm nghiên cứu của giáo viên chưa tốt. - Học sinh có lớp cũng chưa thực sự chuẩn bị bài tốt. - Giáo viên đôi lúc còn lúng túng khi khai thác kiến thức trên thí nghiệm. - Nhà trường chưa trang bị được máy tính phòng học công nghệ thông tin nên rất hạn chế cho việc giáo viên sử dụng công nghệ thông tin. - Nằm trong khu vực thường mất điện nên khi giáo viên thực hiện giáo án điện tử rất lo âu, không yên tâm trong quá trình giảng dạy. II - Triển khai hoạt động: - Theo lịch phân công chung của nhà trường trong buổi sinh hoạt chuyên môn. - Tổ chuyên môn phân công giáo viên thực hiện tiết thao giảng và lên lịch cho toàn trường biết, để có kế hoạch dự giờ. - Mỗi buổi chỉ có 01 giáo viên thao giảng để đảm bảo cho việc góp ý đánh giá nhận xét rút ra bài học kinh nghiệm cho mỗi tiết dạy. III. Kết quả đạt được: 1. Đ/c Nguyễn Thị Quỳnh Chi: Đạt 18 điểm - Xếp loại giỏi 2. Đ/c Nguyễn Văn Thị: Đạt 18 điểm - Xếp loại giỏi 3. Đ/c Nguyễn Thị Bé: Đạt 16,5 điểm - Xếp loại khá (do bài Nitơ nên việc sử dụng đồ dùng dạy học, thực hiện các thí nghiệm trọng tâm không được, điều kiện thí nghiệm phải 3000 0 C) 4. Đ/c Bùi Đức Điệp: Đạt 16,5 điểm - Xếp loại khá. 5. Đ/c Trần Thị Hân: Đạt 18 điểm - Xếp loại giỏi. Thống kê: Thao giảng 5 tiết (3 tiết giỏi, 2 tiết khá). IV - Nhận xét, đánh giá: 1. Ưu điểm : - Khi được phân công thao giảng giáo viên chuẩn bị bài soạn, làm đồ dùng, chuẩn bị ttốtd các thí nghiệm trọng tâm của bài, hình vẽ minh hoạ… phiếu học tập, nội dung thảo luận, hướng dẫn học sinh chuẩn bị bài ở nhà. - Các giờ dạy nội dung được truyền thụ đầy đủ chính xác khoa học. Đảm bảo tính hệ thống làm rõ trọng tâm của bài dạy. Có liên hệ thực tế, giáo dục và lồng ghép các chương trình giáo dục môi trường. - Giáo viên đã tiến hành đầy đủ các bước trong quá trình dạy học. - Sử dụng phương pháp phù hợp với đặc trưng bộ môn. - Giáo viên chọn một vài thí nghiệm làm nổi rõ trọng tâm bài khai thác tốt các kiến thức bài qua các thí nghiệm, phù hợp nội dung của bài đi sâu vào trọng tâm. - Giờ học sinh hoạt động sôi nổi, học sinh tham gia học tập tích cực phát huy tính chủ động sáng tạo trong việc chiếm lĩnh tri thức. -Học sinh có sự chuẩn bị bài mới tốt. 2. Hạn chế : - Một số tiết dạy giáo viên thực hiện còn lúng túng chưa tiến hành đầy đủ năm bước. Khi giao nhiệm vụ chưa kiểm tra xem đã nắm nhiệm vụ chưa. - Một số tiết giáo viên làm và sử dụng đồ dùng chưa đạt hiệu quả cao. - Phương pháp đôi lúc còn sử dụng theo cách cũ học sinh còn thụ động, giáo viên còn làm việc nhiều hơn học sinh. -Việc học sinh tự ghi bài sau thảo luận không đầy đủ. - Học sinh trong giờ học đặc biệt là lúc thảo luận nhóm một số em làm việc chưa hiệu quả trông chờ vào các bạn khác. - Học sinh chưa mạnh dạn trao đổi hay đưa ra ý kiến của nhóm mình 3. Nguyên nhân: - Một số lớp học còn học quá yếu nên việc chuẩn bị ở nhà chưa tốt. - Một số thí nghiệm yêu cầu điều kiện quá khó nên chỉ một phòng thí nghiệm ở THPT không thể làm được. - Điều kiện phòng thí nghiệm để giáo viên thí nghiệm nghiên cứu chưa đảm bảo. - Làm các thí nghiệm, hoặc sử dụng các đồ dùng dạy học chủ yếu chỉ mang tính chất chứng minh mà chưa đi sâu khai thác kiến thức triệt để về thực tế. V. Biện pháp khắc phục: - Tiếp tục thực hiện phương pháp sử dụng đồ dùng dạy học. - Cần tăng cường công tác dặn dò, kiểm tra sự chuẩn bị của học sinh để tiết dỵ tốt hơn, có hiệu quả cao. -Giáo viên cần chọn một số thí nghiệm phù hợp với trình độ học sinh và trọng tâm bài để khai thác kiến thức, không nhất thiết phải làm nhiều làm loãng trọng tâm. - Những bài không làm được thí nghiệm nên dạy giáo án điện tử để mô phỏng thí nghiệm trực quan hơn. - Hạn chế bớt bảng phụ vì bảng phụ không thể xem là đồ dùng dạy học. - Giáo viên cần làm thí nghiệm nhiều lần để rút ra được kinh nghiệm làm thí nghiệm thành công hay thất bại là do nguyên nhân gì để bổ sung cho học sinh, tăng cường giáo dục kỹ năng thực hành ban đầu cho học sinh. VI. Đề xuất: Nhà trường cần quan tâm xây dựng tốt phòng thí nghiệm, trang bị cho phòng học đa chức năng để cho các tiết dạy giáo án điện tử đạt hiệu quả cao hơn. Tư Nghĩa, ngày 30 tháng 12 năm 2008 Tổ trưởng Nguyễn Văn Thị