1. Trang chủ
  2. » Giáo án - Bài giảng

Giúp con học lớp 1

8 93 0

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Giúp con học giỏi toán Yêu thích và học tốt môn Toán sẽ giúp con phát triển tư duy và thông minh trong cuộc sống! Một số phương pháp mà cha mẹ có thể áp dụng để đem lại hứng thú cho trẻ: 1. Khuyến khích Bạn nên tránh nói những câu dễ khiến trẻ nản lòng, như: “Môn toán rất khó”, “Con phải được điểm cao”… Hãy dạy con học bằng một thái độ tích cực, không nên quá ép buộc con phải đạt được một mức nhất định bởi ngay từ khi còn đi học, chính bạn cũng biết môn toán không hề “dễ nhằn” một chút nào mà. Thường xuyên khích lệ con bằng những lời khen hợp lý để trẻ thích thú hơn. 2. Luyện tập mỗi ngày Khi chưa sẵn sàng để học, lúc đang bị ốm hoặc trẻ đang không vui về một điều gì đó, bạn không nên ép buộc bé phải học ngay. Phương pháp tốt nhất là bạn nên cho trẻ luyện tập hàng ngày để trẻ dễ làm quen và bạn nên duy trì việc luyện tập này. Ví dụ, mỗi ngày bạn để trẻ làm bài tập toán trong khoảng 15 đến 20 phút, thời gian như vậy là đủ đối với trẻ đang học tiểu học. Ngoài ra, trong các hoạt động thường ngày, bạn có thể cho trẻ tập đếm các đồ vật xung quanh mình, điều này sẽ giúp trẻ hiểu được mối liên hệ giữa toán học và cuộc sống. 3. Khen thưởng Mỗi khi bé đạt điểm cao, bạn nên thưởng cho bé một món quà. Phần thưởng không cần phải quá đắt tiền, chỉ cần đó là đồ vật mà bé thích là được. Bạn cũng nên đưa ra một phần thưởng thú vị trước mỗi bài kiểm tra để bé cố gắng làm bài tốt. 4. Trò chơi toán học Hãy biến mỗi phép toán thành những trò chơi thú vị và bổ ích. Hầu hết trẻ em đều thích chơi những trò chơi vui vẻ, vì thế bạn không nên bỏ qua phương pháp này. Trò chơi toán học không nên quá khó, chỉ cần trò chơi đó dễ hiểu và phát huy được các kỹ năng tính toán, tư duy của trẻ. Điều quan trọng nhất là phải lựa chọn một trò chơi vui nhộn để trẻ không nhanh chán. 5. Cùng con học Mỗi khi bé chơi các trò chơi toán học, bố mẹ nên chơi cùng con. Không nên để trẻ tự mình giải quyết với các phép toán một mình, nhất là khi trò chơi đó rất khó. Nếu bài toán khó và mất nhiều thời gian để tìm ra câu trả lời, bé sẽ rất dễ chán. Bố mẹ sẽ là người cùng tham gia tính toán với bé và đưa ra những gợi ý thích hợp để bé giải được bài toán. Môn toán sẽ không còn là môn học chán ngắt và khó khăn với trẻ nữa nếu bố mẹ biết biến mỗi bài toán thành những trò chơi vui vẻ và hấp dẫn. Trẻ sẽ thêm yêu môn toán khi có sự ủng hộ và tham gia cùng từ bố mẹ. Các bạn đọc tải toàn trang http://sach6789.com Hãy truy cập tham khảo Cách giúp con học siêu ngoại ngữ từ bé Trước tiên cần làm rõ ngôn ngữ mẹ đẻ (một hay nhiều hơn một ngôn ngữ), hay ngôn ngữ thứ nhất, là ngôn ngữ trẻ có được do hấp thụ từ trước khi sinh ra đến 6 tuổi và cảm thấy an toàn nhất khi sử dụng. Trẻ phát âm chuẩn, nói đúng ngữ điệu và ngữ pháp, hiểu rõ ngữ nghĩa, các ẩn ý, ngôn ngữ cơ thể Ngôn ngữ thứ hai là các ngôn ngữ trẻ học qua việc được dạy, qua tư duy hiểu để nhớ từ 6 tuổi trở đi. Theo Maria Montessori, trong giai đoạn 0-6 tuổi trẻ có thể tiếp thu và tự hình thành bất cứ ngôn ngữ nào, hai hay nhiều hơn hai ngôn ngữ như tiếng mẹ đẻ một cách dễ dàng miễn là trẻ được sống trong môi trường các ngôn ngữ đó được sử dụng. Lấy ví dụ, một em bé có mẹ người Việt, bố người Pháp đi học nhà trẻ ở Anh sẽ nói cả 3 ngôn ngữ trên như tiếng mẹ đẻ nếu được giúp đúng cách. Vậy thì giúp trẻ như thế nào và bắt đầu tù khi nào để hiệu quả và đồng điệu với sự phát triển tự nhiên của trẻ? Trẻ học tiếng mẹ đẻ từ trước khi ra đời nên ngay từ khi mang bầu các mẹ đã có thể cho bé tiếp xúc với các ngôn ngữ khác nhau qua việc nghe nhạc, xem phim, đi chơi với các bạn người nước ngoài, đi du lịch, học nấu các món ăn nước ngoài, tham gia các sự kiện văn hóa nước ngoài Khi em bé ra đời cả hai bố mẹ cùng phải quyết định sẽ giúp con học những ngôn ngữ gì và với ai. Mỗi ngôn ngữ sẽ được lưu giữ ở các phần khác nhau của não bộ thế nên việc trộn ngôn ngữ làm trẻ không biết xếp nó ở đâu dẫn đến lẫn lộn khi sử dụng. Có nên dạy con ngoại ngữ mình nói không? Bạn có thể làm thế nếu bạn tự tin trình độ của bạn ở mức tiếng mẹ đẻ, bạn có thể sử dụng ngôn ngữ đó thay tiếng Việt không vấn đề gì. Và khi bạn đã quyết định nói với bé bằng ngôn ngữ đó thì chỉ sử dụng một ngôn ngữ đó làm công cụ giao tiếp với con suốt cả cuộc đời. Nếu bố và mẹ không nói một ngôn ngữ nào khác ngoài tiếng Việt, cho bé tham gia các câu lạc bộ giao lưu với trẻ em quốc tế. Lập các nhóm trẻ quốc tế và cùng chơi vào các ngày cuối tuần. Ngôn ngữ không bao giờ là rào cản với các em bé cả. Các em bé sẽ nhanh chóng học cách giao tiếp với nhau. Cách phổ biến nhất mà các cha mẹ ở các nước khác làm là thuê bảo mẫu từ nước bạn muốn con nói ngôn ngữ đó và yêu cầu bảo mẫu chỉ sử dụng ngôn ngữ đó khi giao tiếp với trẻ. Chỉ cần lên mạng tra aupair hay nanny là các bạn sẽ có rất nhiều lựa chọn. Phần lớn bạn chỉ phải trả tiền vé máy bay, visa và một khoản tiền tiêu vặt hàng tuần cho aupair. Nanny là những người được đào tạo chuyên nghiệp, có chứng chỉ, có kiến thức chăm sóc trẻ sẽ tốn hơn rất nhiều. Học sinh tốt nghiệp cấp ba ở các nước phát triển thường dành một năm đi thực tế cuộc sống ở các nước khác nhau trên thế giới, hoặc là để trải nghiệm các nền văn hóa khác nhau, hoặc vì muốn học ngôn ngữ nên đi làm aupair. Một cách nữa bạn có thể làm là đi du lịch mỗi năm tại các nước đó để bé học ngôn ngữ và cả văn hóa liên quan đến ngôn ngữ. Đây là một cách tốn kém nhưng chỉ cần sau ba tháng đi học với các bạn nước ngoài bé sẽ nói và hát được ngôn ngữ đó. Điều mà một người lớn không bao giờ có thể làm được. Bạn cũng có thể cho bé Giúp con học bài hiệu quả Quan tâm đến việc học của con Nghiên cứu cho thấy, những học sinh có phụ huynh chú ý đến việc học tập của con thường đạt điểm số và xếp hạng cao, có khả năng tham gia tích cực vào các hoạt động ngoại khóa của trường học, có kỹ năng giao tiếp xã hội tốt và dễ dàng tiếp tục học các chương trình cao hơn cũng như vào Đại học. Chú ý đến việc học của con bằng nhiều cách Cha mẹ có thể đóng vai trò như một giáo viên của con mình bằng cách tạo ra một môi trường học tập ở nhà cho cả gia đình. Ngoài ra, cha mẹ cũng có thể đóng vai "nhà tài trợ" cho các lĩnh vực và chương trình giáo dục hay trực tiếp tham gia vào các hoạt động nhằm thúc đẩy và nâng cao chất lượng giáo dục. Hãy nhớ là các con luôn cần bạn Các chính sách của nhà nước hay sự đầu tư cho giáo dục cũng chỉ tạo điều kiện cho sự phát triển đơn thuần. Chính bạn, các vị phụ huynh mới là người giúp đỡ, hướng dẫn trực tiếp bọn trẻ để có sự tiến bộ trong học tập. Trường học cũng cần bạn Sự quan tâm của phụ huynh đối với việc học tập của con cái đóng vai trò cơ bản bên cạnh môi trường học đường. Việc giúp con học ở nhà, tham gia đầy đủ và tích cực các buổi họp phụ huynh và các hoạt động khác đều cần thiết. Nắm rõ kiến thức ở mỗi bậc học Cha mẹ nên biết cụ thể chương trình đào tạo cũng như cách đánh giá kết quả học tập của từng môn học ngay từ đầu năm để có định hưởng và phương pháp hướng dẫn bọn trẻ một cách có hiệu quả. Biết rõ nội quy của trường, lớp nơi con mình theo học Bọn trẻ phải cảm thấy thoải mái và an toàn để học tập. Do vậy, các bậc phụ huynh cần biết rõ môi trường học tập của con cái, các quy chế khen thưởng, kỷ luật và vai trò của trường học trong việc tạo nên một môi trường giáo dục trong sạch và lành mạnh, có tinh thần trách nhiệm cao. Quan tâm đến các hoạt động và kết quả giáo dục của trường Cha mẹ nên nắm rõ tình hình giáo dục cũng như kết quả học tập chung của trường, lớp nơi con mình theo học dựa vào tỉ lệ tốt nghiệp cũng như số lượng các học sinh giỏi, khá hàng năm. Định hướng cho con trong việc chọn trường đại học Các bậc phụ huynh có con ở bậc trung học cần nắm rõ những môn học chính cần thiết và phù hợp với con mình để chuẩn bị thi vào đại học. Xem xét kỹ càng để đăng ký trường học tốt nhất cho con bạn Khi có những thắc mắc quan trọng và cần thiết về vấn đề học hành của bọn trẻ, bạn nên hỏi trực tiếp ở trường để có được sự giải đáp thỏa đáng. Ví dụ như làm thế nào để con bạn học tốt hơn. Hãy nhớ mình là phụ huynh học sinh của trường Điều này có nghĩa là bạn hoàn toàn có quyền được tôn trọng và giúp đỡ khi cần thiết. Kết hợp với các phụ huynh khác để hiểu rõ bọn trẻ hơn Tất nhiên, một mình bạn cũng có thể làm điều nhiều việc. Tuy vậy, việc kết hợp và trao đổi kinh nghiệm với các bậc phụ cha mẹ khác cũng mang lại rất nhiều lợi ích trong việc giáo dục con cái. Giúp con học nói Ngôn ngữ và lời nói phát triển nhờ vào sự quan sát và bắt chước. Vì thế, các yếu tố di truyền và môi trường sống sẽ tác động lên quá trình này. Những đứa trẻ giao tiếp kém sẽ khó diễn đạt những gì chúng muốn nói. Điều này sẽ gây khó khăn khi đi học cũng như làm mất nhiều cơ hội sau này của trẻ. Bạn phải làm gì để giúp con học nói? Nên nói chuyện với trẻ vào mọi lúc. Nói với trẻ mọi lúc Khi còn nhỏ, trẻ đã biết lắng nghe, quan sát. Những cuộc đối thoại thường ngày của cha mẹ, người thân đã hình thành cho trẻ nền tảng ngôn ngữ. Vì thế, bạn cần thường xuyên nói chuyện với trẻ. Thời gian tắm, cho ăn là một cơ hội tốt. Bạn miêu tả và gọi tên những vật dụng xung quanh. Với mỗi từ, mỗi vật dụng, bạn nên nhắc lại nhiều lần để trẻ nhớ. Dạy trẻ ngôn ngữ cơ thể Hiểu ngôn ngữ cơ thể sẽ giúp trẻ làm quen với thế giới bên ngoài khi chưa thể nói rành rọt. Bạn tập cho trẻ vẫy tay khi chào, gật đầu khi đồng ý, lắc đầu khi không đồng ý Đọc sách Các chuyên gia khuyên cha mẹ nên đọc sách cho con nghe ngay từ khi còn nhỏ và tiếp tục về sau. Cách này giúp trẻ làm quen với âm điệu, cách phát âm Hơn nữa, nó còn giúp hình thành thói quen đọc sách, mở rộng tư duy và khả năng tưởng tượng của bé. Để trẻ tiếp thu tốt, bạn nên chọn những loại sách phù hợp cho từng lứa tuổi. Học từ đồ chơi Từ những món đồ chơi trong nhà, bạn có thể yêu cầu trẻ phân loại theo từng nhóm như dụng cụ, loài vật, xe cộ Cách này sẽ giúp trẻ dễ hình dung và tiếp thu. Cho phép trẻ dẫn bạn về nhà Nhiều bậc cha mẹ thường cấm con đưa những người bạn mà họ không thích về nhà nhưng cách xử sự này hoàn toàn không đúng. Mời những người bạn của con đến nhà là cơ hội tuyệt vời để bạn tìm hiểu về thái độ và tính cách của những đứa trẻ ấy, đồng thời cho các con thấy rằng bạn không hề khắc khe mà chỉ mong chúng tìm được những người bạn tốt. Sau những lần như vậy, bạn sẽ dễ dàng đưa ra những lý do thuyết phục để khuyên con mình chọn bạn mà chơi. Hãy là một phụ huynh chủ động Bạn hãy cập nhật những thông tin về tâm lý trẻ con, giới trẻ hiện nay vì biết đâu quan điểm của bạn đã bị "lạc hậu". Có một thực tế đáng thừa nhận là lớp trẻ và cả con nít thời nay cũng đã khác xưa, vì thế bạn đừng lấy nhứng "chuẩn mực" tình bạn của mình ngày xưa làm thước đo những người bạn của con mình.Hãy lắng nghe những câu chuyện của bọn trẻ để hiểu chúng hơn và tốt nhất là nên chủ động làm quen với phụ huynh những người bạn của con mình. Như thế, bạn có thể thẳng thắn trao đổi với họ những lo lắng về bọn trẻ. Tất nhiên các bậc cha mẹ đều quan tâm đến con mình, như vậy bạn sẽ yên tâm hơn về tình bạn của trẻ. Nếu bạn nhận ra rằng con bạn đang chơi với những đứa trẻ không tốt và bị ảnh hưởng những mặt xấu từ bạn bè thì bạn hãy dùng biện pháp khéo léo và cứng rắn để tách chúng ra khỏi những người bạn ấy. Bạn có thể giải thích cho trẻ hiểu một cách nhẹ nhàng, thường xuyên ở bên cạnh trẻ, khuyến khích trẻ chơi với những người bạn tốt và hãy luôn nhớ rằng trẻ cần rất nhiều thời gian để tách dần ra khỏi một người bạn. CHƯƠNG TRÌNH PHÒNG NGỪA DÀNH CHO HỌC SINH TIỂU HỌC - (LỚP 1) ĐỐI TƯỢNG THAM GIA PHỤ HUYNH HỌC SINH TIỂU HỌC – (LỚP 1) CHỦ ĐỀ: GIÚP CON HỌC TẬP TỐT KHI VÀO LỚP MỘT 1: Mục tiêu kết Mục tiêu nhà tâm lý - Chia sẻ số kiến thức phát triển tâm sinh lí - Tổ chức cho phụ huynh tham gia trải nghiệm, khám phá Tương tác để phụ huynh chia sẻ - Đưa tình đóng vai - Tổng kết thông tin Kết phụ huynh - Nhận đặc điểm tâm sinh lí lứa tuổi - Phụ huynh tham gia trải nghiệm - Tích cực hợp tác - Biết số khó khăn học sinh hay gặp phải - Định hướng giải vấn đề - Có số kỹ 2: Nội dung chương trình - Chương trình gồm mục lớn: +) Cung cấp thông tin +) Phụ huynh trải nghiệm +) Tương tác +) Nhận xét , đánh giá, kết luận 3: Người thực hiện, đối tượng tham gia, thời gian địa điểm thực 3.1: Đối tượng tham gia - Phụ huynh có học lớp 1a2 trường tiểu học Liên Khê - Số lượng khoảng 35 – 40 người 3.2: Nhóm thực - Cá nhân chuyên viên tâm lí học đường - Bên cạnh có người giúp đỡ giáo viên chủ nhiệm, lực lượng khác… 3.3: Thời gian - Dự kiến tiến hành vào tháng em bắt đầu chương trình học thức - Thời gian tiến hành: khoảng 120 phút 3.4: Địa điểm - Tại phòng học số 5A, lớp 1a2 trường tiểu học Liên Khê 4: Học cụ thiết bị - Máy chiếu, bảng, giấy A4, bút…… Máy tính……… Bản kết khảo sát đánh giá… Phiếu đánh giá cuối buổi… 5: Kế hoạch chi tiết STT Tên hoạt động Khởi động Mục đích hoạt động Thời gian 10’ 5’ Giới thiệu chương trình -Biết thông tin cụ thể chương trình, lí thực chương trình - Để phụ huynh thoải mái; thư giãn - Giúp phụ huynh ý, tập trung Cách thực hiện/ cách tiến hành hoạt động - Cho phụ huynh tham dự tiết mục văn nghệ thực - Trình bày -Tuyên bố lí -Giới thiệu trương trình -Cung cấp thông tin thực tế thu từ Công cụ trợ giúp Loa, máy tính, trang phục , dụng cụ phuc vụ cho tiêt mục Tài liệu, máy tính, máy chiếu Người thực Các học sinh Chuyên viên tâm lí học dường khảo sát -Phát tài liệu 55’ Giảng giải -Giúp phụ huynh hiểu -Chiếu Clip đặc điểm lứa tuổi này; -Thuyết trình -Biết khó khăn Sclide lứa tuổi hay gặp phải - Phụ huynh hiểu giúp học tập cách, phù hợp -Xác định thiên hướng học tập cụ thể con;lựa chọn phương pháp học tập phù hợp với nhất; -Xây dựng môi trường tạo hứng thú học tập cho con; -Phương pháp để động viên khuyến khích con; giúp tạo động lực học tập; Máy tính, máy chiếu, loa Chuyên viên tâm lí học đường 20’ Phụ huynh trải nghiệm - Giúp phụ huynh trải nghiệm cảm xúc cụ thể - Có thêm kĩ năng, cách ứng xử… giúp học tâp tốt - Nhận thức lại cách ứng xử, cách thức,biện pháp… giúp - Hai phụ huynh Tài liệu, ngồi cạnh tạo tình thành cặp, họ thay phiên đóng vai cha ( mẹ) - tình phát sẵn - Sau đóng vai xong bậc phụ huynh chia sẻ cách ứng xử bậc cha mẹ tình chia sẻ cảm nhận, suy nghĩ Các bậc phụ huynh, chuyên viên tâm lí 20’ Tương tác - Giải thích thắc mắc cho phụ huynh - Gợi ý số biện pháp cho số trường hợp khó khăn 10’ Tổng kết - Giúp phụ huynh củng cố thông tin - Đánh giá, lượng giá lại chương trình tình - Chuyên viên tâm lí nhận xét, đánh giá, kết luận - Các bậc phụ huynh đặt câu hỏi thắc mắc cho chuyên viên tâm lí - Phụ huynh chia sẻ khó khăn mà gặp phải việc giúp hoc tập -Chuyên viên tâm lí tóm lược, kết luận -Tóm tắt lại nội dung chương trình - Phụ huynh nhận xét chương trình vào phiếu nhận xét Tài liệu Các bậc phụ huynh, chuyên viên tâm lí Máy tính, máy chiếu, phiếu đánh giá Chuyên viên tâm lí, phụ huynh 6: Các tài liệu trợ giúp thực nội dung - Slide: chuyên viên tâm lí thiết kế Clip: Sự cần thiết bé chuẩn bị vào lớp https://www.youtube.com/watch?v=Z3NW76tkekI&sns=fb Bản kết khảo sát, đánh giá Các báo: +) Những khó khăn ngày đầu vào lớp Một http://afamily.vn/me-va-be/nhung-kho-khan-ngay-dau-con-vao-lop-mot20140429042919509.chn +) Hướng dẫn cách dạy trẻ học Toán vào lớp http://vietq.vn/huong-dan-cach-day-tre-hoc-toan-khi-vao-lop-1-d42728.html +) Trẻ vào lớp 1, phụ huynh nên chuẩn

Ngày đăng: 07/10/2017, 08:43

Xem thêm: Giúp con học lớp 1

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

w