ĐỀTHI HỌC KỲ I NĂM HỌC 2008 - 2009 MÔN HOÁ KHỐI 12 --------------------- Thời gian làm bài: 45 phút. (Không kể thời gian phát đề) ----------------------------------------------- Họ và tên: . SBD: . Lớp: . ----------------------------------------------------------------------------------------------------- ĐỀ 1: Câu 1. (1 điểm) Viết công thức cấu tạo các đồng phân của este có công thức phân tử là C 3 H 6 O 2 . Câu 2. (1 điểm) Trình bày phương pháp hoá học nhận biết các dung dịch bị mất nhãn sau: CH 3 COOH, CH 2 =CH-COOH, CH 3 COOC 2 H 5 .Viết các phương trình hoá học minh họa. Câu 3. (1 điểm) Viết các phương trình phản ứng xảy ra trong sơ đồ chuyển hoá sau, ghi rõ điều kiện phản ứng - nếu có (mỗi mũi tên ứng với một phương trình phản ứng) Khí cacbonic (1) → tinh bột (2) → glucozơ (3) → ancol etylic (4) → axit axetic. Câu 4. (1 điểm) Hợp chất A là một α - amino axit. Cho 0,3 mol A tác dụng vừa đủ với 600 ml dd HCl 0,5M, sau đó cô cạn dung dịch tạo thành, thu được 33,45 gam muối. Tính khối lượng mol phân tử của A.(Cho C = 12, H = 1, O = 16, N = 14, Cl = 35,5) Câu 5. (1 điểm) Sắp xếp các chất sau theo chiều tăng dần tính bazơ: CH 3 NH 2 ; CH 3 NHC 2 H 5 ; NH 3 ; C 6 H 5 NHCH 3 ; C 6 H 5 NH 2 . Câu 6. (1 điểm) Viết các phương trình hoá học chứng minh alanin (CH 3 -CH(NH 2 )-COOH) là hợp chất lưỡng tính. Câu 7. (1 điểm) Viết phương trình phản ứng tạo polime từ các monome sau: a. vinylclorua (CH 2 =CH-Cl) b. axit ε-aminocaproic (H 2 N-[CH 2 ] 5 -COOH) Câu 8. (1 điểm) Một vật được chế tạo từ hợp kim Al – Cu. Vật này để trong không khí ẩm, hãy cho biết vật đó sẽ bị ăn mòn theo kiểu nào? Vì sao? Câu 9. (1 điểm) Nêu hiện tượng xảy ra và viết phương trình hoá học dưới dạng phân tử và ion rút gọn của phản ứng xảy ra khi cho chiếc đinh sắt (Fe) sạch vào dung dịch CuSO 4 . Câu 10. (1 điểm) Hoà tan hoàn toàn 24,30 gam hỗn hợp 2 kim loại Mg và Zn trong dung dịch H 2 SO 4 loãng, thu được dung dịch A và 11,2 lít khí H 2 (ở đktc). Cô cạn dung dịch A được bao nhiêu gam muối khan? (Cho Mg = 24; Zn = 65; S = 32; O = 16; H = 1). ----------------------------------------------- --------------------------------- HẾT ------------------------------ Đềthi này gồm có 5 trang 1 Cán bộ coi thi không giải thích gì thêm. ĐỀTHI HỌC KỲ I NĂM HỌC 2008 - 2009 MÔN HOÁ KHỐI 12 --------------------- Thời gian làm bài: 45 phút. (Không kể thời gian phát đề) ----------------------------------------------- Họ và tên: . SBD: . Lớp: . ----------------------------------------------------------------------------------------------------- ĐỀ 2: Câu 1. (1 điểm) Viết công thức cấu tạo các đồng phân của este có công thức phân tử là C 3 H 6 O 2 . Câu 2. (1 điểm) Trình bày phương pháp hoá học nhận biết các dung dịch bị mất nhãn sau: CH 3 CH 2 COOH, CH 2 =CH-COOH, CH 3 COOCH 3 .Viết các phương trình hoá học minh hoạ. Câu 3. (1 điểm) Viết các phương trình phản ứng xảy ra trong sơ đồ chuyển hoá sau, ghi rõ điều kiện phản ứng - nếu có (mỗi mũi tên ứng với một phương trình phản ứng) Khí cacbonic (1) → tinh bột (2) → glucozơ (3) → ancol etylic (4) → axit axetic. Câu 4. (1 điểm) Hợp chất A là một α - amino axit. Cho 0,2 mol A tác dụng vừa đủ với 800 ml dd HCl 0,25M, sau đó cô cạn dung dịch tạo thành, thu được 22,3 gam muối. Tính khối lượng mol phân tử của A. (Cho C = 12, H = 1, O = 16, N = 14, Cl = 35,5) Câu 5. (1 điểm) Sắp xếp các chất sau theo chiều tăng dần tính bazơ: CH 3 NH 2 ; NH 3 ; CH 3 NHC 2 H 5 ; C 6 H 5 NH 2 ; C 6 H 5 NHCH 3 . Câu 6. (1 điểm) Viết các phương trình hoá học chứng minh glyxin (H 2 N-CH 2 -COOH) là hợp chất lưỡng tính. Câu 7. (1 điểm) Viết phương trình phản ứng tạo polime từ các monome sau: a. vinylclorua (CH 2 =CH-Cl) b. axit ω-aminoenantoic (H 2 N-[CH 2 ] 6 -COOH) Câu 8. (1 điểm) Một vật được chế tạo từ hợp kim Zn – Fe. Vật này để trong không khí ẩm, hãy cho biết vật đó sẽ bị ăn mòn theo kiểu nào? Vì sao? Câu 9. (1 điểm) Nêu hiện tượng xảy ra và viết phương trình hoá học dưới dạng phân tử và ion rút gọn của phản ứng xảy ra khi cho chiếc đinh sắt (Fe) sạch vào dung dịch CuSO 4 . Câu 10. (1 điểm) Hoà tan hoàn toàn 15,40 gam hỗn hợp 2 kim loại Mg và Zn trong dung dịch H 2 SO 4 loãng, thu được dung dịch A và 6,72 lít khí H 2 (ở đktc). Cô cạn dung dịch A được bao nhiêu gam muối khan? (Cho Mg = 24; Zn = 65; S = 32; O = 16; H = 1). Đềthi này gồm có 5 trang 2 ----------------------------------------------- --------------------------------- HẾT ------------------------------ Cán bộ coi thi không giải thích gì thêm. ĐÁP ÁN VÀ BIỂU ĐIỂM ĐỀTHI HỌC KÌ I NĂM HỌC 2008 - 2009 MÔN: HOÁ HỌC 12ĐỀ 1: Câu 1. (1 điểm) CTCT các đồng phân của este có CTPT C 3 H 6 O 2 là (1) HCOOCH 2 CH 3 (0,5đ) (2) CH 3 COOCH 3 (0,5đ) Câu 2. (1 điểm) Nhận biết: CH 3 COOH, CH 2 =CH-COOH, CH 3 COOC 2 H 5 - Trích mẩu thử có đánh dấu. (0,25đ) - Cho quỳ tím lần lượt vào 3 dung dịch mẩu thử trên, có 2 dung dịch làm quỳ tím hoá đỏ là axit CH 3 COOH, CH 2 =CH-COOH. Dung dịch còn lại không làm quỳ tím đổi màu là CH 3 COOC 2 H 5 . (0,5đ) - Cho dung dịch nước Br 2 vào 2 mẩu dung dịch axit, dung dịch axit làm mất màu nước Br 2 là CH 2 =CH-COOH, mẩu dung dịch còn lại không có hiện tượng gì là CH 3 COOH. (0,25đ) PTPƯ: CH 2 =CH-COOH + Br 2 CH 2 Br-CHBr-COOH (0,25đ) Câu 3. (1 điểm) (1) 6nCO 2 + 5nH 2 O ASMT clorophin → (C 6 H 10 O 5 ) n (0,25đ) (2) (C 6 H 10 O 5 ) n + nH 2 O H + → nC 6 H 12 O 6 (0,25đ) (3) C 6 H 12 O 6 30 35 oC enzim − → 2C 2 H 5 OH + 2CO 2 (0,25đ) (4) C 2 H 5 OH + O 2 enzim axit → CH 3 COOH + H 2 O (0,25đ) Câu 4. (1 điểm) n HCl = 0,5.0,6 = 0,3 mol (0,25đ) m HCl = 0,3.36,5 = 10,95 g (0,25đ) Theo định luật bảo toàn khối lượng, ta có: m A + m HCl = m muối Suy ra: m A = 33,45 – 10,95 = 22,5 g (0,25đ) Khối lượng mol phân tử của A: M A = 22,5 0,3 = 75 (g/mol) (0,25đ) Câu 5. (1 điểm) Sắp xếp các chất theo chiều tăng dần tính bazơ là: C 6 H 5 NH 2 < C 6 H 5 NHCH 3 < NH 3 < CH 3 NH 2 < CH 3 NHC 2 H 5 Câu 6. (1 điểm) PTPƯ chứng minh CH 3 -CH(NH 2 )-COOH là hợp chất lưỡng tính: CH 3 -CH(NH 2 )-COOH + HCl → CH 3 -CH(NH 3 Cl)-COOH (0,5đ) CH 3 -CH(NH 2 )-COOH + NaOH → CH 3 -CH(NH 2 )-COONa + H 2 O (0,5đ) Câu 7. (1 điểm) a. nCH 2 =CH-Cl , o xt t → (-CH 2 – CH(Cl)-) n (0,25đ) b. nH 2 N-[CH 2 ] 5 -COOH o t → (-HN-[CH 2 ] 5 -CO-) n + nH 2 O (0,25đ) Câu 8. (1 điểm) Vật bị ăn mòn theo kiểu điện hóa. (0,25đ) Vì vật có đủ 3 điều kiện của ăn mòn điện hóa: + Vật được chế tạo từ 2 kim loại Al, Cu khác bản chất nhau. (0,25đ) + Các tinh thể Al và Cu tiếp xúc trực tiếp với nhau trong hợp kim. (0,25đ) + Có dung dịch chất điện li (không khí ẩm) phủ ngoài vật. (0,25đ) Câu 9. (1 điểm) - Hiện tượng: Xuất hiện chất rắn màu đỏ bám lên đinh sắt đồng thời dung dịch màu xanh nhạt dần. (0,5đ) - PTPƯ: Fe + CuSO 4 → FeSO 4 + Cu (0,25đ) Đềthi này gồm có 5 trang 3 Fe + Cu 2+ → Fe 2+ + Cu (0,25đ) Câu 10. (1 điểm) n 2 H = 11,2 22,4 = 0,5 mol (0,25đ) Mg + H 2 SO 4 → MgSO 4 + H 2 Zn + H 2 SO 4 → ZnSO 4 + H 2 (0,25đ) Theo 2 ptpư, ta có: n 2 4 H SO = n 2 H = 0,5 mol (0,25đ) Theo định luật bảo toàn khối lượng, ta có: m 2KL + m 2 4 H SO = m muối + m 2 H m muối = 24,30 + 0,5. 98 – 0,5. 2 = 72,30 (g) (0,25đ) Vậy: Khối lượng muối khan thu được là 72,30 g. ĐỀ 2: Câu 1. (1 điểm) CTCT các đồng phân của este có CTPT C 3 H 6 O 2 là (1) HCOOCH 2 CH 3 (0,5đ) (2) CH 3 COOCH 3 (0,5đ) Câu 2. (1 điểm) Nhận biết: CH 3 CH 2 COOH, CH 2 =CH-COOH, CH 3 COOCH 3 - Trích mẩu thử có đánh dấu. (0,25đ) - Cho quỳ tím lần lượt vào 3 dung dịch mẩu thử trên, có 2 dung dịch làm quỳ tím hoá đỏ là axit CH 3 CH 2 COOH, CH 2 =CH-COOH. Dung dịch còn lại không làm quỳ tím đổi màu là CH 3 COOCH 3 . (0,5đ) - Cho dung dịch nước Br 2 vào 2 mẩu dung dịch axit, dung dịch axit làm mất màu nước Br 2 là CH 2 =CH-COOH, mẩu dung dịch còn lại không có hiện tượng gì là CH 3 CH 2 COOH. (0,25đ) PTPƯ: CH 2 =CH-COOH + Br 2 CH 2 Br-CHBr-COOH (0,25đ) Câu 3. (1 điểm) (1) 6nCO 2 + 5nH 2 O ASMT clorophin → (C 6 H 10 O 5 ) n (0,25đ) (2) (C 6 H 10 O 5 ) n + nH 2 O H + → nC 6 H 12 O 6 (0,25đ) (3) C 6 H 12 O 6 30 35 oC enzim − → 2C 2 H 5 OH + 2CO 2 (0,25đ) (4) C 2 H 5 OH + O 2 enzim axit → CH 3 COOH + H 2 O (0,25đ) Câu 4. (1 điểm) n HCl = 0,25.0,8 = 0,2 mol (0,25đ) m HCl = 0,2.36,5 = 7,3 g (0,25đ) Theo định luật bảo toàn khối lượng, ta có: m A + m HCl = m muối Suy ra: m A = 22,3 – 7,3 = 15,0 g (0,25đ) Khối lượng mol phân tử của A: M A = 15,0 0,2 = 75 (g/mol) (0,25đ) Câu 5. (1 điểm) Sắp xếp các chất theo chiều tăng dần tính bazơ là: C 6 H 5 NH 2 < C 6 H 5 NHCH 3 < NH 3 < CH 3 NH 2 < CH 3 NHC 2 H 5 Câu 6. (1 điểm) PTPƯ chứng minh H 2 N-CH 2 -COOH là hợp chất lưỡng tính: H 2 N-CH 2 -COOH + HCl → ClH 3 N-CH 2 -COOH (0,5đ) H 2 N-CH 2 -COOH + NaOH → H 2 N-CH 2 -COONa + H 2 O (0,5đ) Câu 7. (1 điểm) c. nCH 2 =CH-Cl , o xt t → (-CH 2 – CH(Cl)-) n (0,25đ) d. nH 2 N-[CH 2 ] 6 -COOH o t → (-HN-[CH 2 ] 6 -CO-) n + nH 2 O (0,25đ) Câu 8. (1 điểm) Vật bị ăn mòn theo kiểu điện hóa. (0,25đ) Vì vật có đủ 3 điều kiện của ăn mòn điện hóa: Đềthi này gồm có 5 trang 4 + Vật được chế tạo từ 2 kim loại Zn, Fe khác bản chất nhau. (0,25đ) + Các tinh thể Zn và Fe tiếp xúc trực tiếp với nhau trong hợp kim. (0,25đ) + Có dung dịch chất điện li (không khí ẩm) phủ ngoài vật. (0,25đ) Câu 9. (1 điểm) - Hiện tượng: Xuất hiện chất rắn màu đỏ bám lên đinh sắt đồng thời dung dịch màu xanh nhạt dần. (0,5đ) - PTPƯ: Fe + CuSO 4 → FeSO 4 + Cu (0,25đ) Fe + Cu 2+ → Fe 2+ + Cu (0,25đ) Câu 10. (1 điểm) n 2 H = 6,72 22,4 = 0,3 mol (0,25đ) Mg + H 2 SO 4 → MgSO 4 + H 2 Zn + H 2 SO 4 → ZnSO 4 + H 2 (0,25đ) Theo 2 ptpư, ta có: n 2 4 H SO = n 2 H = 0,3 mol (0,25đ) Theo định luật bảo toàn khối lượng, ta có: m 2KL + m 2 4 H SO = m muối + m 2 H m muối = 15,40 + 0,3. 98 – 0,3. 2 = 44,20 (g) (0,25đ) Vậy: Khối lượng muối khan thu được là 44,20 g. Lưu ý: HS có thể làm bài theo phương pháp khác, GV chủ động tạo biểu điểm phù hợp để chấm! Đềthi này gồm có 5 trang 5 . ------------------------------ Đề thi này gồm có 5 trang 1 Cán bộ coi thi không giải thích gì thêm. ĐỀ THI HỌC KỲ I NĂM HỌC 2008 - 2009 MÔN HOÁ KHỐI 12 ---------------------. ------------------------------ Cán bộ coi thi không giải thích gì thêm. ĐÁP ÁN VÀ BIỂU ĐIỂM ĐỀ THI HỌC KÌ I NĂM HỌC 2008 - 2009 MÔN: HOÁ HỌC 12 ĐỀ 1: Câu 1. (1 điểm) CTCT