tham khảo quản lí lưu vuc

9 391 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp
tham khảo quản lí lưu vuc

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

quản lý lưu vực

à Nội nằm ở trung tâm Bắc Bộ, giới hạn trong khoảng từ 20 o 53 đến 21 o 23 vĩ độ Bắc, 105 o 44 đến 106 o 02 kinh độ Đông, tiếp giáp với 5 tỉnh: Thái Nguyên ở phía Bắc, Bắc Ninh, Hưng Yên ở phía Đông, Hà Tây và Vĩnh Phúc ở phía Tây và phía Nam. Hà Nội có diện tích 913,8km 2 với dân số xấp xỉ 3,0 triệu người. Hà Nội có một hạ tầng kỹ thuật thuỷ lợi phục vụ sản xuất nông nghiệp, nông thôn tương đối hoàn chỉnh. Hệ thống thuỷ lợi tưới gồm: 418 trạm bơm điện (664 máy bơm các loại từ 1.000m 3 /h đến 81.000m 3 /h); 30 hồ chứa nhỏ, đập dâng tại huyện Sóc Sơn; tổng chiều dài kênh mương tưới là 1.247,5km. Hệ thống công trình thuỷ lợi tiêu gồm: 35 trạm bơm tiêu quy mô lớn với 315 máy bơm các loại, trên 279,5km kênh tiêu chính. Năng lực tưới hiện nay của hệ thống công trình thuỷ lợi là 35.133ha, đảm bảo tưới chủ động 90% diện tích đất canh tác, phần diện tích chưa được tưới chủ động còn lại chủ yếu ở vùng trung du, bãi ngoài đê; diện tích tiêu bằng động lực là 19.503ha, trong đó, đảm bảo tiêu chủ động được 70% diện tích. Hà Nội có 7 tuyến đê chính với chiều dài 151,8km, trong đó có 37,7km tuyến đê Hữu Hồng là đê cấp đặc biệt, 50,5km đê tuyến Tả Hồng, Hữu Đuống là đê cấp I, 22,4km đê Tả Đuống là đê cấp II và 41,2km đê Tả, Hữu Cà Lồ và Hữu Cầu là đê cấp III. Hà Nội nằm ở vị trí trung tâm đồng bằng Bắc Bộ, giới hạn trong khoảng từ 20o 53' đến 21o 23' vĩ độ Bắc, 105o 44' đến 106o02' kinh độ đông, tiếp giáp với 5 tỉnh, phía Bắc là Bắc Thái, phía Tây và Tây Nam là Vĩnh Phú, Hà Tây, Ðông và Ðông Nam là Hà Bắc, Hải Hưng. Hà Nội có diện tích tự nhiên 922,8 km2, khoảng cách dài nhất từ phía bắc xuống phía nam là trên 50km và chỗ rộng nhất từ tây sang đông 30 km. Địa hình: Đại bộ phận diện tích Hà Nội nằm trong vùng đồng bằng châu thổ sông Hồng với độ cao trung bình từ 15m đến 20m so với mặt biển. Còn lại chỉ có khu vực đồi núi ở phía bắc và phía Tây Bắc của huyện Sóc Sơn thuộc rìa phía nam của dãy núi Tam Đảo có độ cao từ 20m đến trên 400m với đỉnh Chân Chim cao nhất là 462m. Địa hình của Hà Nội thấp dần từ bắc xuống nam và từ tây sang đông. Điều này được phản ánh rõ nét qua hớng dòng chảy tự nhiên của các dòng sông chính thuộc địa phận Hà Nội. Dạng địa hình chủ yếu của Hà Nội là đồng bằng đợc bồi đắp bởi các dòng sông với các bãi bồi hiện đại, bãi bồi cao và các bậc thềm. Xen giữa các bãi bồi hiện đại và các bãi bồi cao còn có các vùng trũng với các hồ, đầm (dấu vết của các lòng sông cổ). Riêng các bậc thềm chỉ có ở phần lớn huyện Sóc Sơn và ở phía bắc huyện Đông Anh, nơi có địa thế cao trong địa hình của Hà Nội. Ngoài ra, Hà Nội còn có các dạng địa hình núi và đồi xâm thực tập trung ở khu vực đồi núi Sóc Sơn với diện tích không lớn lắm. Khí hậu: Khí hậu Hà Nội khá tiêu biểu cho kiểu khí hậu Bắc Bộ với đặc điểm là khí hậu nhiệt đới gió mùa ấm, mùa Hè nóng, mưa nhiều và mùa Đông lạnh, mưa ít. Nằm trong vùng nhiệt đới, Hà Nội quanh năm tiếp nhận được lượng bức xạ mặt trời rất dồi dào và có nhiệt độ cao. Lượng bức xạ tổng cộng trung bình hàng năm ở Hà Nội là 122,8 kcal/cm2 và nhiệt độ không khí trung bình hàng năm là 23,6oC. Do chịu ảnh hưởng của biển, Hà Nội có độ ẩm và lượng mưa khá lớn. Độ ẩm tương đối trung bình hàng năm là 79%. Lượng mưa trung bình hàng năm là 1245 mm và mỗi năm có khoảng 114 ngày mưa. Đặc điểm khí hậu Hà Nội rõ nét nhất là sự thay đổi và khác biệt của hai mùa nóng, lạnh. Từ tháng 5 đến tháng 9 là mùa nóng và ma. Từ tháng 11 đến tháng 3 năm sau là mùa Đông thời tiết khô ráo. Giữa hai mùa đó lại có hai thời kỳ chuyển tiếp (tháng 4 và tháng 10) cho nên có thể nói rằng Hà Nội có đủ bốn mùa Xuân, Hạ, Thu, Đông. Bốn mùa thay đổi như vậy đã làm cho khí hậu Hà Nội thêm phong phú, đa dạng, mùa nào cũng đẹp, cũng hay. Mùa tham quan tốt nhất ở Hà Nội là mùa Thu. Rất thích hợp với du khách ở những vùng hàn đới. Mùa Thu ở Hà Nội, thời tiết khô ráo, bầu trời cao, xanh ngắt, gió mát, nắng vàng như mật còn nước thì trong veo như mắt thiếu nữ. Hà Nội có năm rét sớm, có năm rét muộn. Có năm nóng gay gắt, nhiệt độ cao nhất lên tới 42,8oC (tháng 5/1926). Năm rét đậm, nhiệt độ thấp nhất là 2,7oC (tháng 1/1955). Thổ nhưỡng: Lớp phủ thổ nhưỡng vốn liên quan đến đặc tính phù sa, quá trình phong hoá, chế độ bồi tích và đến hoạt động nông nghiệp. Dưới tác động của các yếu tố trên, Hà Nội hiện nay có 4 loại đất chính, đó là đất phù sa trong đê, đất phù sa ngoài đê, đất bạc màu và đất đồi núi. Đất phù sa ngoài đê là đất hàng năm được tiếp tục bồi đắp thường xuyên trên các bãi bồi ven sông, hoặc các bãi giữa sông. Đất phù sa trong đê do có hệ thống đê nên không đợc các sông bồi đắp thường xuyên. Nhóm đất bạc màu phát triển chủ yếu trên đất phù sa cổ tập trung nhiều ở hai huyện Đông Anh và Sóc Sơn là loại đất chua, nghèo dinh dưỡng, không kết cấu, thành phần cơ giới nhẹ, rời rạc khi khô hạn, kết dính khi ngập nước, cho năng suất cây trồng thấp. Nhóm đất đồi núi tập trung ở huyện Sóc Sơn, bị xói mòn nghiêm trọng do cây rừng bị chặt phá, tầng đất mỏng, nhiều nơi trơ sỏi sạn, tầng mùn dường như không còn, đất chua, độ pH thường dưới 4, nghèo chất dinh dưỡng. Sinh vật: Các loại thực vật tự nhiên chỉ còn ở dạng thứ sinh, tập trung ở huyện Sóc Sơn. Hiện nay ở đây còn khoảng hơn 6.700 ha đất lâm nghiệp đang được gấp rút trồng rừng, phủ xanh đất trống, đồi trọc để khôi phục thảm thực vật rừng, bảo vệ môi sinh. Do có rừng gần đây đã thấy xuất hiện trở lại nhiều loại chim ăn ngũ cốc, các loài ngậm nhấm và thú rừng (lợn rừng, chồn, sóc, trăn, rắn .) vốn có rất nhiều trước đây. Giới động vật còn tương đối phong phú là động vật dưới nước như cá, tôm, cua, ốc, kể cả cá trong đồng và ngoài sông. Hà Nội vốn là vùng đất trù phú, có truyền thống sản xuất nông nghiệp từ lâu đời, đã cung cấp nhiều giống cây trồng, vật nuôi quí, có giá trị kinh tế và nổi tiếng trong cả nước. Đáng chú ý là các huyện ngoại thành đã hình thành các vành đai rau xanh, thực phẩm tươi sống (thịt, cá, sữa, trứng) phục vụ cho nhu cầu đô thị hoá ngày một cao của thủ đô Hà Nội và dành một phần để xuất khẩu. Đất đai sông ngòi Núi: Dãy Sóc Sơn Nằm trong hệ thống mạch núi Tam Đảo chạy xuống, dãy núi Sóc gồm nhiều ngọn nằm trên hai huyện Mê Linh (Vĩnh Phúc) và Sóc Sơn tạo thành ranh giới thiên nhiên giữa Hà Nội với các tỉnh Vĩnh Phúc, Bắc Thái. Ngọn Hàm Lợn còn gọi là núi Chân Chim là ngọn cao nhất: 462m. Đây chính là núi Độc Tôn được ghi trong sử cũ, là nơi lập doanh trại của quận Hẻo Nguyễn Danh Phương, ngời đã nổi dậy chống lại triều đình Lê Trịnh trong những năm 40 của thế kỷ XVIII. Phía Đông núi Hàm Lợn có núi Don cao 327m, phía bắc có núi Thanh Lanh (427m), núi Bà Tượng (334m) ở xã Ngọc Thanh, giáp Vĩnh Phúc và núi Lục Dinh (294m). Còn có các ngọn Bàn Cờ, Cao Tung, Mũi Cày, Trảm Tớng . Núi Sóc Sơn cao 308m, còn gọi là núi Mã, núi Đền, núi Vệ Linh, nay thuộc xã Phù Linh, Sóc Sơn cách huyện lỵ 4km về phía Tây. Hình thế đẹp, nhiều cây thông, cảnh quan thanh nhã. Tương truyền đây là chỗ Thánh Gióng cỡi ngựa sắt bay về trời. Trong nội thành Hà Nội còn có núi Sa hiện còn trong vườn Bách Thảo và núi Nùng, nơi xây cất cung điện của vua Lý Thái Tổ (1009 - 1028) mà nay không còn nữa. Sông: Sông Hồng Hà Nội là thành phố gắn liền với những dòng sông, trong đó sông Hồng là lớn nhất. Sông Hồng bắt đầu từ dãy Ngụy Sơn ở độ cao 1776m thuộc huyện Nhị Đô, tỉnh Vân Nam, Trung Quốc, chảy theo hướng tây bắc - đông nam vào Việt Nam từ Hồ Khẩu (Lào Cai) và chảy ra vịnh Bắc Bộ ở cửa Ba Lạt (Nam Định). Dòng chính của sông Hồng dài khoảng 1160 km, phần chảy qua Việt Nam khoảng 556 km. Sông Hồng chảy vào Hà Nội từ xã Thượng Cát, huyện Từ Liêm đến xã Vạn Phúc, huyện Thanh Trì, dài khoảng 30km, có lu lượng nước bình quân hàng năm rất lớn, tới 2640 m3/s với tổng lượng nớc chảy qua tới 83,5 triệu mét khối. Lượng phù sa của sông Hồng rất lớn, trung bình 100 triệu tấn/năm. Đê sông Hồng được đắp từ năm 1108, đoạn từ Nghi Tàm đến Thanh Trì, gọi là đê Cơ Xá. Ngày nay sông Hồng ở Việt Nam có 1267km đê ở cả hai bên tả, hữu ngạn. Độ cao mặt đê tại Hà Nội là 14m. Sông Hồng góp phần quan trọng trong sinh hoạt đời sống cũng như trong sản xuất. Phù sa giúp cho đồng ruộng thêm màu mỡ, đồng thời bồi đắp và mở rộng vùng châu thổ. Nguồn cá bột (cá giống) của sông Hồng đã cung cấp cá giống đáng kể cho nghề nuôi cá nước ngọt ở đồng bằng Bắc Bộ. Ngoài sông Hồng, trong địa phận Hà Nội còn có sông Tô Lịch, sông Kim Ngu, sông Nhuệ và sông Cà Lồ. số cao nhất ở nước ta. Trong vùng có nhiều thành phố và công trình quan trọng trong đó có thủ đô Hà Nội. Vì vậy việc quản lý khai thác nguồn nước sông Hồng phục vụ sản xuất, phát triển kinh tế xã hội có một ý nghĩa cực kỳ quan trọng trong sự phát triển chung của cả nước. Từ trước tới nay, vấn đề chống lũ và chống hạn cho ĐBBB nói chung và trên hệ thống sông Hồng nói riêng luôn là vấn đề được quan tâm hàng đầu trong công tác thủy lợi vùng ĐBBB. Những năm vừa qua, khi mà vấn đề lũ lụt trên sông đã phần nào kiểm soát được thì tình trạng hạn hán lại trở nên nghiêm trọng hơn bao giờ hết. Hàng trăm trạm bơm nước ven sông không thể vận hành do bị hạ thấp đầu nước dưới mức cho phép, hàng trăm ngàn ha đất canh tác có nguy cơ thiếu nước trầm trọng, giao thông thủy bị tắc nghẽn, v,.,v. Điều đó đặt ra một vấn đề cấp bách là phải có những giải pháp tháo gỡ tình trạng cạn, kiệt nguồn nước trên sông Hồng nhằm đảm bảo sự ổn định cho phát triển kinh tế xã hội vùng. Đây không còn là vấn đề mới, nhưng cần phải có sự đầu tư, tập trung cao hơn của tất cả các cấp, các ngành liên quan. 2. Những thách thức và khó khăn Thiếu hụt nguồn nước: Như chúng ta đã thấy tài nguyên nước có xu hướng suy thoái; do tác động của con người và biến đổi khí hậu toàn cầu. Sự biến đổi khí hậu có tác động xấu đến sự thay đổi nguồn nước. Dự báo đến năm 2025 nguồn nước của Việt Nam sẽ bị giảm đi khoảng 40 tỷ m 3 . Tổng lượng nước mùa khô đến năm 2025 có thể giảm đi khoảng 13 tỷ m 3 . Sức ép về sự gia tăng dân số và phát triển kinh tế xã hội làm cho nhu cầu sử dụng nước tăng về số lượng và đa dạng về chất lượng. Tổng nhu cầu dùng nước cho dân sinh và phát triển các ngành kinh tế-xã hội ngày càng tăng, nhu cầu dòng chảy duy trì môi trường sinh thái hạ du trong mùa khô cũng rất lớn (khoảng 4.300 m 3 /s). Gần 40% lượng nước hàng năm phát sinh ngoài lãnh thổ trong khi các tranh chấp về sử dụng nước giữa các quốc gia ven sông Quốc tế như sông Hồng ngày càng tăng. Hạ thấp mực nước: Trong tính toán cân bằng nguồn nước, phải tính đến lượng nước đến tương ứng với lượng nước cho nhu cầu dùng nước và lượng nước duy trì dòng chảy từ thượng nguồn đến các cửa sông ra biển để bảo vệ môi trường sinh thái và nhu cầu nước cho phát triển kinh tế đến tận vùng cửa sông. Nhu cầu về lượng nước là yếu tố quan trọng nhưng yêu cầu về mực nước trong sông về mùa khô cũng rất quan trọng, vì sau khi có các hồ chứa lòng sông sẽ bị xói sâu, mực nước lại càng xuống thấp. Điều đó ảnh hưởng lớn đến tưới tiêu, đến môi trường sinh thái của cả vùng ĐBBB. Mấy năm qua đến mùa khô ngoài lưu lượng đã xả qua tuốc bin theo kế hoạch phát điện (cũng là lượng nước duy trì dòng chảy) hồ Hoà Bình lại phải xả bắt buộc bổ sung xấp xỉ 1200m 3 /s để nâng cao mực nước sông Hồng lên nhằm phục vụ chống hạn, tuy nhiên lượng nước được sử dụng chỉ chiếm một tỷ lệ nhỏ, phần còn lại chảy lãng phí ra biển. Điều này đã ảnh hưởng đến quản lý khai thác nguồn điện năng. Như vậy đối với hệ thống sông Hồng về mùa khô có hai vấn đề cần phải tìm cách khắc phục đó là tình trạng thiếunguồn nước và tình trạng bị hạ thấp mực nước. Khó khăn: Thực tế đã cho thấy mấy năm vừa qua về mùa khô tình trạng hạn hán ở ĐBBB đã xẩy ra nghiêm trọng theo chiều hướng hết sức bất lợi. Năm 2004, năm được coi là khốc liệt nhất trong vòng 40 năm qua, mực nước sông Hồng tại Hà Nội ở thời điểm tháng 1/2004 là +2,17m (kiệt nhất có lúc xuống tới 1,75m); Năm 2005 ở cùng thời điểm mực nước xuống đến 2,06m (kiệt nhất có lúc xuống tới 1,5m); Vụ Đông xuân năm 2006 – 2007, mực nước sông Hồng tại Hà Nội giảm xuống còn 1,6m thấp nhất trong vòng 100 năm qua. Với tình trạng này, dự kiến vụ đông xuân 2006-2007 các tỉnh trung du và đồng bằng Bắc bộ sẽ có khoảng 142.000-242.000 ha khó khăn về nguồn nước tưới. Tại các địa phương có công trình thuỷ lợi lớn cũng vẫn có khoảng 123.000ha không đủ nước tưới. Giải pháp chống hạn duy nhất hiện nay vẫn là tích cực nạo vét kênh mương và làm thuỷ lợi nội đồng. Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn hàng năm đã phải bổ sung hàng chục (có năm lên đến hàng trăm) tỷ đồng để giúp người dân chống hạn. Các ngành chức năng cũng đã phối hợp tính toán, điều tiết xả nước các hồ ở thượng nghuồn với lưu lượng khoảng 1200m 3 /s (có lúc lên đến 1800m 3 /s) để bổ sung nguồn nước và tăng mực nước hạ du hệ thống sông Hồng-Thái Bình nhằm giữ mực nước ổn định. Mặt khác việc cạn kiệt nguồn nước trên sông Hồng đã ảnh hưởng rất lớn đến vấn đề giao thông thủy. Trong tháng 2/2006, khi mực nước sông Hồng dao động trong khoảng từ 1,6-1,9 m, bên cạnh việc nhà nông không thể lấy nước vào đồng, thì tàu thuyền gặp rất nhiều nguy hiểm khi tham gia giao thông, đã có hơn 200 tàu thuyền chở cát và vật liệu xây dựng bị mắc cạn. Theo tính toán của cục quản lý đường sông, với mực nước dưới 1,6 m thì phương tiện không thể vận tải được. Nhất là thời điểm gần Tết, mỗi ngày có tới 300-400 tàu thuyền qua lại đoạn Hà Nội, đa số các phương tiện lại chở vật liệu xây dựng, do vậy việc điều tiết các phương tiện không phải là dễ dàng. Đây cũng chính là sức ép cho các cơ quan quản lý đường sông trong việc hướng dẫn tổ chức giao thông đường thủy. Về mùa khô mặc dù đã có hồ Hoà Bình với dung tích 5 tỷ m 3 nước đã điều tiết được một phần dòng chảy nhưng tình hình khô hạn vẫn khống kém phần quyết liệt và gây thiệt hại lớn cho sản xuất và dân sinh. Theo dự báo, trong tương lai kể cả khi đã hoàn thiện các công trình thủy điện thượng nguồn Tuyên Quang, Sơn La), đồng bằng Bắc Bộ vẫn có khả năng thiều nước ngọt. Do đó việc nghiên cứu công nghệ xây dựng các công trình điều tiết ngăn sông Hồng để giữ nguồn nước ngọt, đảm bảo an toàn giao thông thuỷ và đặc biệt là đảm bảo khả năng tiêu thoát lũ phục vụ cho phát triển kinh tế ở đồng bằng sông Hồng là một vấn đề khoa học và là một yêu cầu bức thiết. 3. Một số kết quả nghiên cứu về chống hạn cho đồng bằng Bắc Bộ Đề tài cấp nhà nước KC12.01 “Nghiên cứu cân bằng, bảo vệ và sử dụng có hiệu quả nguồn nước sông Hồng và các sông khác phục vụ phát triển kinh tế - xã hội vùng Bắc Bộ” do PTS. Nguyễn Đình Thịnh (Viện QHTL) làm chủ nhiệm đã cảnh báo sự thiếu hụt nguồn nước ở ĐBBB kể cả khi có hồ Sơn La cao (ở cốt 265m), nhưng chưa đặt vấn đề hạ thấp mực nước trên sông Hồng. 4. Kiến nghị giải pháp Như vậy, giải pháp khắc phục tình trạng cạn kiệt nước sông Hồng phải giải quyết được 2 vấn đề cơ bản: Giữ tạo được nguồn nước cấp từ thượng lưu và nâng cao được mực nước cho sông Hồng. Và giải pháp đó phải đảm bảo một yêu cầu tiên quyết là không được ảnh hưởng đến khả năng thoát lũ về mùa mưa. Từ căn cứ phân tích điều kiện kinh tế và trình độ khoa học công nghệ hiện nay, có thể kiến nghị giải pháp xây dựng các công trình dâng nước sông Hồng để điều tiết nguồn nước phục vụ sản xuất và kinh tế - xã hội. Việc xây dựng các công trình dâng nước điều tiết nguồn nước trên các sông rộng nhằm phục vụ dân sinh, kinh tế xã hội nhưng vẫn đảm bảo tốt hơn về giao thông thủy và nhất là không được ảnh hưởng đến khả năng thoát lũ về mùa mưa. Hệ thống các công trình này được xây dựng theo quy hoạch nhằm cấp nước cho toàn hệ thống. Các công trình này phải đáp ứng được các điều kiện cơ bản sau: - Dâng cao mực nước trên sông lên một cao trình nhất định theo tính toán của từng phân đoạn để phục vụ sản xuất, kinh tế - xã hội và môi trường sinh thái. - Đảm bảo duy trì dòng chảy môi trường: Công trình ngăn sông chỉ dâng mực nước đến một cao trình nhất định, và qua đập này nước tự động tràn xuống hạ lưu để đảm bảo cung cấp nước cho vùng dưới và đảm bảo dòng chảy môi trường được duy trì bình thường. - Công trình phải có các âu thuyền để đảm bảo giao thông thủy được thuận lợi. - Tiết kiệm được lượng nước cấp từ thượng nguồn, không phải lãng phí chảy ra biển, nhằm tiết kiệm nước để phát điện. - Cuối mùa khô, công trình ngăn sông này phải được tháo ra kịp thời để đảm bảo khả năng thoát lũ như trước khi xây dựng công trình. Vấn đề đặt ra ở đây là kết cấu, vị trí, quy mô các công trình đó như thế nào để đạt các mục tiêu đề ra với hiệu quả kinh tế xã hội cao nhất. Việc xây dựng các công trình ngăn sông tạo nguồn nước không những có tác động tích cực đến việc cải thiện dòng chảy kiệt mà nó còn có tác dụng ngăn chặn khả năng xâm nhập mặn, nhờ vậy không mất thêm nước ngọt để đẩy mặn. Trong những năm vừa qua, ở nước ta tư duy xây dựng các công trình ngăn sông đã có những bước chuyển biến mạnh mẽ, một số công nghệ mới đã được áp dụng. Trong đó nổi bật là công nghệ ngăn sông dạng đập Trụ đỡ và công nghệ đập Xà lan di động do Viện Khoa học thủy lợi đề xuất nghiên cứu và ứng dụng vào thực tế đạt hiệu quả cao cho những vùng ngăn triều giữ ngọt vùng ven biển. Do tính chất đặc thù của công trình ngăn sông Hồng về mùa khô phải ngăn dòng trữ nước và dâng cao mực nước nhưng về mùa lũ phải trả lại gần như nguyên vẹn mặt cắt ướt cho lòng sông, đặc điểm về địa chất thủy văn công trình (phù sa, cát, sỏi,…), về giao thông thủy bộ,… nên giải pháp công trình tuy mang tính vĩnh cửu nhưng tháo lắp dễ dàng. Ứng dụng kết cấu đập xà lan di động vào giải pháp công trình ngăn sông Hồng là một trong những hướng có tính khả thi. Tuy nhiên, đây là vấn đề lớn về kinh tế xã hội nên đề nghị được triển khai nghiên cứu đưa ra nhiều giải pháp để có thể chọn giải pháp tối ưu. Viện Khoa học thủy lợi bước đầu đã có những kết quả nghiên cứu về vấn đề này. Mô hình một công trình dạng Phao cố định được nghiên cứu áp dụng làm công trình điều tiết 5. Kết luận: Như vậy, song song với việc nghiên cứu dòng chảy lũ cho hệ thống sông Hồng, vấn đề nghiên cứu dòng chảy kiệt và các giải pháp khoa học công nghệ tương ứng đã đến lúc cần phải được chú trọng, đầu tư một cách đúng mức. Theo kết quả tính toán của ủy ban thế giới về đập, việc sử dụng tổng hợp nguồn nước theo hướng đa mục tiêu mang lại hiệu quả rất lớn, việc xây dựng các công trình điều tiết trên sông nhằm khai thác tối đa nguồn lợi của chúng có một ý nghĩa chiến lược quan trọng trong phát triển kinh tế xã hội. Tuy nhiên vấn đề này cần phải được nghiên cứu xem xét một cách khoa học và có bài bản, đặc biệt là những vấn đề liên quan đến giải pháp công trình bởi vì nó không chỉ đảm bảo những nhiệm vụ như cấp nước nông nghiệp, dân sinh, công nghiệp, phát điện… mà còn ảnh hưởng trực tiếp đến việc tiêu thoát lũ, điều tiết nguồn nước cho hạ du đảm bảo cân bằng sinh thái môi trường, vận tải thuỷ. Vì lẽ đó ngay bây giờ cần có một đề tài cấp Nhà Nước nghiên cứu các giải pháp công nghệ nhằm trữ nước và nâng cao được mực nước trong hệ thống sông Hồng vào mùa khô, hạn chế nguồn nước lãng phí chảy ra biển nhằm đáp ứng yêu cầu phát triển với tốc độ cao của nông nghiệp, công nghiệp và dân sinh vùng ĐBBB. Đề tài nghiên cứu sẽ làm cơ sở khoa học, tìm ra phương án công trình hợp lý tạo điều kiện thuận lợi cho các bước tiếp theo của quá trình đầu tư xây dựng công trình. . nhiều nguy hiểm khi tham gia giao thông, đã có hơn 200 tàu thuyền chở cát và vật liệu xây dựng bị mắc cạn. Theo tính toán của cục quản lý đường sông, với. nhiều thành phố và công trình quan trọng trong đó có thủ đô Hà Nội. Vì vậy việc quản lý khai thác nguồn nước sông Hồng phục vụ sản xuất, phát triển kinh tế

Ngày đăng: 07/07/2013, 22:37

Hình ảnh liên quan

Mô hình một công trình dạng Phao cố định - tham khảo quản lí lưu vuc

h.

ình một công trình dạng Phao cố định Xem tại trang 8 của tài liệu.