1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

ĐỀ THI CHỌN đội TUYỂN môn NGỮ văn (VÒNG 2)

6 352 0

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

PHÒNG GIÁO DỤC & ĐÀO TẠO CẨM KHÊ ĐỀ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI LỚP TRUNG HỌC CƠ SƠ NĂM HỌC: 2013 - 2014 Môn Ngữ văn Đề chính thức Thời gian: 150 phút, không kể thời gian giao đề Đề thi có: 01 trang Câu 1(3 điểm): Mở đầu bài thơ "Đoàn thuyền đánh cá" (Huy Cận) là hình ảnh: "Mặt trời xuống biển hòn lửa" Và kết thúc bài thơ là: "Mặt trời đội biển nhô màu mới" Em hãy phân tích cái hay, sự tinh tế cách dùng từ "xuống biển" và "đội biển" của Huy Cận hai câu thơ ? Câu (5 điểm): Hãy đọc câu chuyện sau: TRƠ THÀNH MỘT NGƯỜI NHƯ THẾ Tôi tặng một xe đạp leo núi đẹp sinh nhật Trong một lần đạp xe công viên chơi, một cậu bé quẩn quanh ngắm nhìn xe với vẻ thích thú và ngưỡng mộ thật - Chiếc xe này bạn à? - Anh tặng sinh nhật - Tôi trả lời, không dấu vẻ tự hào và mãn nguyện - Ồ, ước … - cậu bé ngập ngừng Dĩ nhiên là biết cậu bé nghĩ Chắc chắn cậu ước ao có một người anh Nhưng câu nói cậu bé hoàn toàn nằm ngoài dự đoán tôi: - Ước có thể trở thành một người anh thế! – Cậu nói chậm rãi và gương mặt lộ rõ vẻ tâm Sau cậu về phía ghế đá sau lưng tôi, nơi một đứa em trai nhỏ tật nguyền ngồi và nói: - Đến sinh nhật nào em, anh mua tặng em xe lăn lắc tay (Theo" Quà tặng cuộc sống") Bài học sâu sắc về lẽ sống mà em nhận được từ câu chuyện là gì? Hãy trình bày quan điểm của em về vấn đề này ? Câu (12 điểm): Về hai tác phẩm "Đồng chí" (Chính Hữu) và "Bài thơ về tiểu đội xe không kính" (Phạm Tiến Duật), có ý kiến cho rằng: "Cả hai bài thơ đều cùng khai thác cái đẹp và chất thơ cái gian khổ, ác liệt của đời sống chiến tranh" Bằng hiểu biết của em về hai bài thơ, em hãy làm sáng tỏ nhận định ? Hết Họ tên thí sinh: - SBD: -( Giám thị coi thi không giải thích thêm) PHÒNG GIÁO DỤC & ĐÀO TẠO HUYỆN CÂM KHÊ HƯỚNG DẪN CHẤM BÀI THI CHỌN HỌC SINH GIỎI LỚP TRUNG HỌC CƠ SƠ NĂM HỌC: 2013 - 2014 Môn: Ngữ văn Câu 1(3 điểm): A- Yêu cầu về kĩ năng: - Đây là dạng bài kiểm tra lực cảm thụ và kĩ phân tích của học sinh về cái hay cái đẹp của ngôn ngữ thơ ca Với dạng bài này, kĩ trước tiên là HS phải hiểu và chỉ được nghĩa của từ; đã hiểu nghĩa, HS phải biết đặt câu thơ để cảm nhận được cái hay, cái đẹp, cái tinh tế của từ ngữ - Bài viết phải diễn đạt thành văn liền mạch, có thể trình bày dưới dạng một đoạn văn hoặc một bài văn ngắn, không chấp nhận việc HS gạch đầu dòng, liệt kê các ý - Dùng từ, đặt câu phải chuẩn xác, diễn đạt rành mạch, văn có cảm xúc, có hình ảnh B- Yêu cầu về nội dung kiến thức: - Giới thiệu được về Huy Cận và bài thơ "Đoàn thuyền đánh cá", dẫn dắt, trích dẫn hai câu thơ ( cho 0,25 điểm) - Cái hay của hai cụm từ "xuống biển", "đội biển" trước hết ở chỗ nó đem đến cho người đọc một cảm nhận mới lạ, thú vị Ta thường quen với những cách nói như: "mặt trời xuống núi", hay "mặt trời ló rạng ở chân trời" , chứ trước Huy Cận chưa có dùng cách nói ''xuống biển", ''đội biển'' (Ý này cho 0,25 điểm) - Cách dùng từ này thể hiện cặp mắt quan sát và tâm hồn vô cùng tinh tế của Huy Cận, nó cũng xuất phát từ vị trí, điểm nhìn của nhà thơ: ở giữa đại dương, bốn bề chỉ có trời và nước thì không thể nhìn thấy mặt trời lặn sau núi hay mặt trời mọc ở đường chân trời Khi mặt trời lặn ở đường chân trời, vì chân trời và mặt biển tiếp liền nên có cảm giác mặt trời xuống biển, và cũng vậy, mặt trời mọc ở đường chân trời thì có cảm giác mặt trời từ dưới lòng biển, xé làn nước mà nhô lên (Ý này cho 1,0 điểm) - Cái hay của hai cụm từ này thể hiện ở ý nghĩa mà chúng biểu thị Hai cụm từ này góp phần khắc họa thêm những khía cạnh để hoàn thiện vẻ đẹp độc đáo, ấn tượng của hình ảnh mặt trời + Cum từ "xuống biển" diễn tả vẻ ''ung dung'', thảnh thơi" của mặt trời từ từ lặn sâu xuống đáy biển , mặt trời xuống biển trở về nhà của mình (Ý này cho 0,5 điểm) + Cụm từ "đội biển" mang sắc thái mạnh mẽ: vầng mặt trời xé làn nước, đội nước mà nhô lên Được gột rửa qua làn nước biển, mặt trời trở nên tinh khôi, tươi mới, đầy sức sống (Ý này cho 0,5 điểm) => Như vậy cách dùng từ của Huy Cận đã diễn tả được sự kì vĩ, tráng lệ và sức sống kì diệu của vầng mặt trời biển Hạ Long, cho dù là thời khắc hoàng hôn hay bình minh Đại dương mênh mông vô tận, là đại diện cho sức mạnh vĩ đại, vậy mà mặt trời cứ "ung dung", ''thảnh thơi'', làm chủ cả cõi rộng lớn vô tận ấy (Ý này cho 0,5 điểm) Câu 2(5 điểm): A- Yêu cầu về kĩ năng: - HS biết cách viết dạng bài văn nghị luận xã hội: cảm nhận, bình luận, đánh giá, bày tỏ quan điểm của bản thân, từ đó rút một lẽ sống thông qua một nhân vật tình huống cụ thể - Biết kết hợp các thao tác nghị luận: phân tích, giải thích, bình cho hợp lí và làm nổi bật được vấn đề - Bố cục bài văn phải chặt chẽ, hoàn chỉnh - Diễn đạt phải rõ ràng, mạch lạc, có cảm xúc Dùng từ, đặt câu chuẩn xác B- Yêu cầu về nội dung kiến thức: HS hiểu và trình bày được những ý bản sau đây: * Câu chuyện đã đưa một triết lí sâu sắc về lẽ sống, để lại bài học thấm thía Đó là triết lí về thế nào là hạnh phúc cuộc sống Đó là bài học về cách sống biết quan tâm, biết sẻ chia, đem lại niềm vui cho người khác (ý này cho 0,5 điểm) * Đối với nhân vật "tôi", niềm vui sướng, hãnh diện và cũng là niềm hạnh phúc, đó là được nhận món quà tuyệt vời từ anh trai => Hạnh phúc là được người khác quan tâm, yêu thương => Hạnh phúc là được "nhận" (ý này cho 0,5 điểm) * Còn đối với nhân vật cậu bé có đứa em trai nhỏ bị tật nguyền thì ngược lại: - Ước muốn và câu nói của cậu bé với đứa em trai nhỏ tật nguyền vừa khép lại câu chuyện đã tạo một sự bất ngờ và xúc động sâu sắc cho người đọc - Ước muốn của cậu bé không phải là có người anh trai tuyệt vời anh trai của nhân vật "tôi" (để cậu được nhận quà tặng từ anh), mà cậu ước trở thành một người anh tuyệt vời thế: biết yêu thương em, biết quan tâm và đem đến niềm vui, đem đến niềm hạnh phúc cho em - là một sự bù đắp cho đứa em tật nguyền bất hạnh, thiệt thòi Và cậu bé rất quyết tâm thực hiện điều mình mong muốn Như vậy, niềm vui, hạnh phúc đối với cậu bé là làm cho đứa em nhỏ của mình hạnh phúc => Hạnh phúc là biết "cho đi" - Những suy nghĩ của cậu bé chân thành, xuất phát từ tâm hồn sáng, cao thượng, từ tấm lòng nhân hậu (phần này cho 2,0 điểm) * Từ HS rút bài học về lẽ sống ở đời và trình bày suy nghĩ, quan điểm về bài học ấy: phải biết quan tâm, chia sẻ và đem đến niềm vui cho những người thân yêu nhất của mình Đó là cách mỗi người chúng ta "cho đi" , và ấy chúng ta sẽ thấy vui, sẽ thấy hạnh phúc Hạnh phúc không phải chỉ là ta được "nhận", mà còn là ta biết "cho" (HS kết hợp với một vài dẫn chứng khái quát, dùng lí lẽ, lập luận để làm nổi bật tính đúng đắn của vấn đề và cho bài viết có sức thuyết phục) (phần này cho 2,0 điểm) Câu (12 điểm): A- Yêu cầu về kĩ năng: - Đây là kiểu bài nghị luận văn học, đòi hỏi phải có những thao tác tổng hợp giải thích, phân tích, chứng minh, tổng hợp khái quát vấn đề, liên hệ mở rộng , vì vậy yêu cầu HS phải nắm vững phương pháp, có kĩ làm dạng bài này - Phải có kĩ tổng hợp xâu chuỗi hai bài thơ Với tính chất câu hỏi vậy, học sinh nên làm theo kiểu xâu chuỗi, khái quát thành những luận điểm chung, rồi lựa chọn dẫn chứng, phân tích kết hợp chứ không nên làm đơn lẻ, rời rạc từng bài - Biết bình đề làm nổi bật vấn đề mà đề bài đề cập tới - Bài viết phải có bố cục hoàn chỉnh, chặt chẽ - Diễn đạt, dùng từ đặt câu chuẩn xác - Văn viết có hình ảnh, có cảm xúc B- Yêu cầu về nội dung kiến thức: Bài làm của HS cần hiểu và trình bày được những vấn đề sau: Những nội dung chính 1- Giải thích được nội dung y kiến 2- Phân tích, sâu chuỗi hai bài thơ để thấy rõ vẫn đề: hai bài thơ khai thác cái đẹp và chất thơ cái gian khổ của đời sống chiến tranh Nội dung cụ thể cần đạt Cho điểm - "Cái đẹp" mà hai bài thơ sâu khai thác là cái đẹp của hình ảnh người lính: đẹp từ tâm hồn đến 0,5 lối sống - "Chất thơ": là chất trữ tình, là cái chất lãng mạn bay bổng của người lính mà hai tác giả thể hiện 0,5 được hai bài thơ - Điểm gặp gỡ và cũng là điểm độc đáo của hai nhà thơ Chính Hữu và Phạm Tiến Duật là các ông đã 0,5 phát hiện cái đẹp, chất thơ ấy, và làm nó tỏa sáng, thăng hoa chính hoàn cảnh chiến tranh vô cùng ác liệt * Phân tích để thấy được hai bài thơ đã tái hiện lại hiện thực gian khổ, ác liệt của hai cuộc chiến tranh Phần này chống Pháp và chống Mĩ cho 3,0 - Gian khổ, thiếu thốn về vật chất; ốm đau, bệnh tật - Người lính phải sống, chiến đấu điều kiện thiên nhiên khắc nghiệt: bụi mù trời mùa hanh, mưa xối xả mùa lũ, sương muối rét buốt tê tái mùa đông - Đó là đạn bom ác liệt, cái chết cận kề (HS biết lựa chọn và trích dẫn những hình ảnh thơ như: ''Anh với biết ớn lạnh áo anh rách vai quần có vài mảnh vá miệng cười buốt giá chân không giầy'' Hoặc hình ảnh: những xe không kính; hình ảnh "bụi phun tóc trắng người già''; hình ảnh ''mưa tuôn mưa xối ngoài trời'' để phân tích, bình giảng, làm nổi bật) * Tuy vậy, cái gian khổ, ác liệt, không Phần này khí nóng bỏng của cuộc chiến vẫn sáng lên cái đẹp cho 4,0 và chất thơ (Chú y: Không nên tách bạch riêng rời y đẹp và chất thơ, mà nên hiểu đẹp và chất thơ hòa quyện) - Cái đẹp và chất thơ toát lên từ tình yêu đất nước, từ lí tưởng cao đẹp của người lính (HS phân tích, bình ) - Cái đẹp và chất thơ toát lên từ bản lĩnh, từ tư thế hiên ngang kiêu hãnh của người lính, từ phẩm chất anh hùng quả cảm Trong đạn bom ác liệt người lính vẫn coi thường gian khổ, coi thường cả cái chết (HS phân tích, bình ) - Cái đẹp và chất thơ toát lên từ trái tim chan chứa tình yêu thương mà những người lính dành cho đồng đội của mình (HS phân tích, bình ) - Cái đẹp và chất thơ toát lên từ tâm hồn lạc quan, bay bổng, rất trẻ trung, rất lãng mạn của những người lính (Chú y phân tích những hình ảnh đẹp "Bài thơ về tiểu đội xe không kính": ''Nhìn thấy gió sa ùa vào buồng lái" ; hình ảnh "đầu súng trăng treo'' bài "Đồng chí'' ) - HS phải cảm nhận được, biết khái quát, biết cách bình để làm nổi bật điều sâu sắc sau đây: Cái đẹp và chất thơ hòa quyện hình tượng người lính, Phần này nâng đỡ hình tượng người lính, giúp hình ảnh các cho anh tỏa sáng cái gian khổ, ác liệt của hoàn 2,0 cảnh chiến tranh: đạn bom ác liệt, cả cái chết cũng không thể vùi dập được cái đẹp, chất thơ ấy => Cách nhìn, những phát hiện về hình ảnh người lính vậy đã làm nên giá trị nhân văn của hai tác phẩm - Chính Hữu và Phạm Tiến Duật đã từng là lính nên hai nhà thơ mới có cách nhìn sâu sắc, thấm thía và đầy tính nhân văn về những người đồng đội của mình 3- Liên hệ, mơ - HS biết liên hệ, so sánh với các bài thơ cùng chủ Phần này rộng đề và đời cùng thời điểm hai cuộc kháng cho chiến của dân tộc để làm nổi bật vấn đề, chỉ 1,5 cái chung, cái riêng của hai tác phẩm (Trên là định hướng chung Giám khảo chấm cần vận dụng linh hoạt, vào thực tế bài làm HS Nên khuyến khích những bài có chất văn, có cảm nhận tốt, có sáng tạo) ... bài - Biết bình đề làm nổi bật vấn đề mà đề bài đề cập tới - Bài viết phải có bố cục hoàn chỉnh, chặt chẽ - Diễn đạt, dùng từ đặt câu chuẩn xác - Văn viết có hình... tế của từ ngữ - Bài viết phải diễn đạt thành văn liền mạch, có thể trình bày dưới dạng một đoạn văn hoặc một bài văn ngắn, không chấp nhận việc HS gạch đầu dòng,... kết hợp các thao tác nghị luận: phân tích, giải thi ch, bình cho hợp lí và làm nổi bật được vấn đề - Bố cục bài văn phải chặt chẽ, hoàn chỉnh - Diễn đạt phải rõ

Ngày đăng: 26/08/2017, 14:41

Xem thêm: ĐỀ THI CHỌN đội TUYỂN môn NGỮ văn (VÒNG 2)

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

w