Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống
1
/ 12 trang
THÔNG TIN TÀI LIỆU
Thông tin cơ bản
Định dạng
Số trang
12
Dung lượng
130,5 KB
Nội dung
Đoàn Thị Thủ Chuyênđềvăn 10 - 1 - Số tiết: 5 Tuần 1, 2, 3 Chuyênđề 1: Văn học – Nhà văn – Quá trình sáng tác 1.Mục tiêu cần đạt 1.1. Kiến thức - Hiểu được các khái niệm văn học (nghĩa rộng, nghĩa hẹp), hình tượng nghệ thuật, đặc trưng ngôn từ nghệ thuật, các ý nghĩa và giá trị của văn học. - Nắm được nguyên tắc phân chia các thể loại văn học và đặc trưng thể loại của các văn bản trong chương trình. - Hiểu được những điểm cơ bản về tư chất nghệ sĩ, các tiền đề của tài năng văn học và quá trình sáng tạo của một vài tác phẩm văn học. 1.2. Kĩ năng - Phân biệt được bài văn theo nghĩa rộng và nghĩa hẹp. - Phân tích, chứng minh được ý nghĩa, tư tưởng và giá trị thẩm mĩ của những văn bản văn học trong chương trình Ngữ văn 10 nâng cao, qua đó hiểu được thế nào là phẩm chất, tài năng của tác giả. 1.3. Thái độ Yêu quí các áng văn và các nhà văn được học trong chương trình Ngữ văn 10 nâng cao. 2. Chuẩn bị phương tiện dạy học của giáo viên và học sinh - GV: Nội dung chuyên đề, các tài liệu tham khảo liên quan tới chuyên đề( sách lí luận văn học tập 1, tư liệu văn học 10, các câu hỏi thảo luận, bài giảng điện tử, Tranh minh họa các nhà văn - HS: Tìm tư liệu có liên quan đến chuyênđề (Sách Lí luận văn học tập I của Trần Đình Sử (chủ biên, hoặc tìm trên mạng vào google tìm Đại học cần thơ (khoa sư phạm), vào môn lí luận vh).Đọc trước rút ra những nội dung chính, vở nháp để thảo luận (khi cần).Thống kê các tác phẩm văn học trong chương trình Ngữ văn 10 nâng cao. 3. Tiến hành bài mới I. Văn học 1.1.Khái niệm văn học + Nghĩa rộng: Vh là tên gọi chung mọi tác phẩm bằng ngôn ngữ nói hay viết, bao gồm các tác phẩm mà nay gọi là văn học, triết học, chính trị , tôn giáo ( khoa học xã hội nhân văn) + Nghĩa hẹp: là văn học nghệ thuật, tức các sáng tác ngôn từ bằng hư cấu, tưởng tượng, biểu hiện, tình cảm con người như thơ, tiểu thuyết, tản văn, kịch…. *Theo ý nghĩa chiết trung văn học chỉ những tác phẩm ngôn ngữ nói hoặc viết nằm giữa văn học nghĩa rộng và nghĩa hẹp, khó qui về một loại nào. *Theo ý nghĩa qui ước: vănvần gọi là thơ, nhìn văn học theo dấu hiệu bề ngoài hay theo tiêu chuẩn tổng thể.Có tác phẩm thời này không xem là văn học nhưng thời khác thì lại xem là văn học.Vd:Điều này giống như đồ gốm thời cổ làm ra để dùng, nhưng người đời sau xem là nghệ thuật đem trưng bày ở viện Bảo tàng.Ở VN các tác phẩm như :Nhị thập tứ hiếu, Ngư tiều y thuật vấn đáp đều coi là tác phẩm văn học Còn văn học theo nghĩa rộng cũng có tính nghệ thuật chỉ ở phương diện tu từ. Nghĩa hẹp của văn học là quan trọng nhất, nó đánh dấu sự hình thành quan niệm về văn học như một nghệ thuật ngôn từ với nội hàm đầy đủ nhất (chuyển tải tư tưởng tình cảm, thẩm mĩ bằng hình tượng nghệ thuật) 1.2. Hình tượng nghệ thuật Hình tượng nghệ thuật là một sản phẩm vật chất hoặc tinh thần: - Có khả năng biểu ý, có tính cụ thể, cảm tính. - Là một thế giới được cấu tạo bằng kí hiệu siêu ngôn ngữ có giá trị biểu hiện đặc trưng, truyền cảm và thể hiện tư tưởng - Có tính chỉnh thể và tính quan niệm được sáng tạo bằng hư cấu, tưởng tượng. * Các đặc điểm của hình tượng văn học Đoàn Thị Thủ Chuyênđềvăn 10 - 2 - Hình tượng văn học được sáng tạo bằng chất liệu ngôn từ, nó có tính gián tiếp trong việc gợi ra hình tượng, nhưng lại trực tiếp biểu hiện sức cảm thụ của chủ thể, nó có tính khái quát cao do thể hiện được các đặc trưng mang bản chất và thể hiện quan niệm tư tưởng của nhà văn. Dùng để chỉ một chi tiết, một hình ảnh, có thể chỉ một nhân vật, sự kiện, có thể chỉ một phong cảnh, hoàn cảnh….và có thể chỉ toàn bộ thế giới nghệ thuật trong tác phẩm.Những suy nghĩ, biểu tượng trong đầu được hiện hình ra bên ngoài cho người khác cảm nhận( biểu ý) Hình tượng là những hình ảnh , biểu tượng diễn đạt được những điều mà lời nói không biểu đạt hết được, biểu đạt những ý sâu xa thầm kín. Hình tượng có tính chất ám thị và khiêu gợi, nó mơ hồ hàm súc hơn. Tác phẩm nghệ thuật nào cũng có hình tượng cả dù là một màn múa, một tác phẩm điêu khắc, một bức họa, một bản nhạc, một bài thơ, về bản chất đều là sự biểu hiện ra bên ngoài cuộc sống nội tại đều là sự biểu hiện khách quan của hiện thực chủ quan. Tính gián tiếp của hình tượng văn học Do ngôn từ tạo nên biểu đạt bằng tín hiện âm thanh, chữ viết với những ý nghĩa khái quát ở đằng sau mỗi từ, nó được gợi lên bởi trần thuật, miêu tả, gợi cảm. Kim Thánh Thán, người sành về văn nhận xét“Văn chương hay nhất là mắt nhìn chỗ này, tay tả chỗ kia…Nếu không hiểu ý ấy, mắt nhìn chỗ này tay tả chỗ ấy thì xem xong là hết ngay ” Hình tượng nghệ thuật thể hiện ở tâm cảnh. Chẳng hạn bài Giải Sầu của Tản Đà tả mối sâu dai dẳng, triền miên, không cách gì thoát được “Từ độ sầu đến nay, ngày cũng có lúc sầu, đêm cũng có lúc sầu.Mưa dầm lá rụng mà sầu, trăng trong gió mát mà càng sầu;một mình tịch mịch mà sầu; đông người cười nói mà càng sầu, nằm vắt tay lện trán mà càng sầu; đem thơ văn ngậm vịnh mà càng sầu.Sầu không có mối chém sao cho dứt; sầu không có khối đập sao cho tan; muốn kiếm thuốc để tiêu sâu mà tìm đâu cho thấy!”( Tản Đà - tản văn) Tính chủ thể của văn học bộc lộ trực tiếp do sự tham gia của nhân vật trữ tình và người kể chuyện. Thơ truyền thống đa phần là gián tiếp, thơ mới chủ thể trực tiếp.Chủ thể luôn luôn nổi lên bề mặt của hình tượng. Trong tù không rượu cũng không hoa, Cảnh đẹp đêm nay khó hững hờ. Người ngắm trăng soi ngoài của sổ Trăng nhòm khe của ngắm nhà thơ. Tôi muốn tắt nắng đi Cho màu đừng nhạt mất Tôi muốn buộc gió lại Cho hương đừng bay đi… Trong văn xuôi, sự miệu tả, trần thuật, phê bình, phân tích càng làm cho tính chủ thể nổi lên.Nhân vật trong văn học thường xuất hiện như là chủ thể . “Chí Phèo vừa đi vừa chửi… ” Tính chủ thể trực tiếp tạo thành sức mạnh đối thoại đi sâu vào tâm, tình cảm của con người. Tính khái quát của hình tượng văn học. Lời văn miêu tả, giới thiệu, gọi tên trong văn học tự nó có tính khái quát. Miêu tả Thúy Kiều, Hoạn Thư. Bản thân hình tượng văn học tầm khái quát điển hình, xã hội, nhân loại của văn học. Khái quát về con người, xã hội. 1.3.Đặc trưng ngôn từ nghệ thuật - Ngôn từ nghệ thuật có tính phi vật thể. - Không bị hạn chế về không gian, thời gian. - Có khả năng phản ánh trực tiếp tư tưởng, ngôn ngữ. - Có tính vạn năng trong tác động đối với đời sống con người. Hình tượng văn học giống với các nghệ thuật biểu hiện và tạo hình ở phương diện âm thanh nhịp điệu tác động vào thính giác nhưng đặc trưng khác hẳn.Các loại hình nghệ thuật khác tạo ra hình tượng hữu hình tác động trực tiếp vào thị giác, thính giác, gây ấn tương cảm tính thực mạnh mẽ.VD: nghe nhạc, xem kịch, múa… Đoàn Thị Thủ Chuyênđềvăn 10 - 3 - Hình tượng văn học tác động vào trí tuệ, tưởng tượng và liên tưởng của người đọc không nhìn bằng mắt thường mà bộc lộ qua cái nhìn bên trong thầm kín. Đây là tính tinh thần hay tính phi vật thể của hình tượng văn học. Hình tượng văn học chẳng những tái hiện những điều mắt thấy tai nghe mà còn tái hiện những điều cảm thấy bằng khứu giác, thính giác, xúc giác. Nắm bắt tất cả cái mơ hồ, vô hình nhưng có thật trong cảm xúc về thế giới.Hình tượng văn học cấu tạo bằng liện tưởng ví von, ẩn dụ. “Nhớ chân người bước lên đèo.Người đi, rừng núi trông theo bóng Người” Văn học có thể kéo căng thời gian bằng cách miêu tả rất chi tiết những giây phút hệ của con người.VD: Kiều thắp hương trước mộ Đạm Tiên.Hoặc dồn nén thời gian bằng cách tái hiện khoảng thời gian dài trong dòng trần thuật ngắn.Cảnh ê chề của Thúy Kiều ở lầu xanh.Nhà văn có thể làm cho thời gian trôi qua nhanh hay chậm, xa, gần, hiện tại, tương lai, quá khứ. Không gian tạo ra không gian trong tâm tưởng, không gian lịch sử, không gian trong tác phâm không bị hạn chế trong tiểu thuyết Tam quốc diễn nghĩa, Chiến tranh và hòa bình.Trong thơ di chuyển từ không gian này sang không gian khác, từ đỉnh núi sang cánh đồng, từ thiên đường xuống địa ngục. Vì vậy mà văn học phản ánh đời sống trong sự toàn vẹn, đầy đặn của nó.Đặc trưng của thời gian không gian là tính quan niệm của chúng. Thể hiện tư tưởng về chúng mang tính thời đại.Thơ Mới lãng mạn chiều mồ côi, chiều tận thế, thơ Tố Hữu thì ngay mai ,tương lai. Phản ánh mọi hoạt động ngôn từ của con người. Con người trong văn học là con người biết nói năng, suy nghĩ bằng ngôn từ thể hiện qua người trần thuật, nhân vật trữ tinh, ngưởi kể chuyện.Khắc họa chân dung tư tưởng con người. Tính vạn năng là văn học có thể phản ánh tất cả các phương diện đời sống hiện thực.như các lĩnh vực mùi hương vị Tính phổ thông là ai cũng có thể sáng tác, truyền bá và tiếp nhận, Mới lọt con người đã có thể tiếp xúc với những điệu ru ,câu hò, ca daolòng xuất bản số lượng lớn mà vẫn truyền được bản chính tới người đọc, một việc mà hội họa, điêu khắc khó làm được.Truyền bá một bài thơ dễ dàng hơn một điệu múa, có thể đọc đi đọc lại nghiền nghẫm, học thuộc lòng. - Ngôn từ nghệ thuật vừa phân biệt với các phương tiện biểu hiện nghệ thuật khác, vừa phân biệt với ngôn từ khoa học và ngôn từ thực dụng. - Xét mặt thứ hai , ngôn từ nghệ thuật vừa là ngôn từ được cấu tạo theo nguyên tắc nghệ thuật để gây ấn tượng, biểu cảm, và có giá trị thẩm mĩ. Ngôn từ nghệ thuật chủ yếu được tạo ra bởi nguyên tắc lạ hóa, nội cảm hóa, ý chí hóa, cá tính hóa và sử dụng phổ biến các biện pháp tu từ nghệ thuật.Ngôn từ thực dụng tác giả lời nói, chủ thể lời nói và ý thức lời nói thống nhất làm một.Còn lời văn nghệ thuật là hư cấu , lời mang tính chất hình tượng của lời nói chư không là lời trực tiếp của tác giả như trong ngôn từ thực dụng. Hồ Xuân Hương để cho cái bánh trôi nước, hòn đá ài lên tiếng, Tô Hoài để cho Dế Mèn tự kể chuyện… Lạ hóa làm cho đối tượng lạ hóa đi làm cho hình thức trở nên khó khăn, gia tăng độ khó độ dài của thời gian cảm giác ( thể nghiệm đối tượng) nhưng giản dị mà phong phú. Từ gợi cảm,gây ấn tượng mạnh. Mọi biến đổi về ngôn từ đều nhằm mục đích nghệ thuật nội cảm hóa, ý chí hóa, cá thể hóa, cá tính. 1.3.Các chức năng văn học 1.3.1.Chức năng văn học là gì? Là vai trò, vị trí của văn học trong đời sống xã hội, là tác dụng, giá trị xã hội của văn học đối với đời sống tinh thần của con người. 1.3.2.Các chức năng cơ bản của văn học 1.3.2.1.Chức năng thẩm mĩ - Là khả năng của văn học trong việc thỏa mãn nhu cầu về cái đẹp khát vọng vươn tới sự hoàn thiện, mang lại niềm vui, khoái cảm thẩm mĩ cho con người. - Văn học thực hiện chức năng thẩm mĩ qua hình tượng nghệ thuật.- Hình tượng nghệ thuật mang lại cho tâm hồn sự hưởng thụ thẩm mĩ cao đẹp, gợi dãy những khoái cảm mãnh liệt mà vô tư, trong sáng, không gắn với những mục đích vụ lợi trực tiếp. Đoàn Thị Thủ Chuyênđềvăn 10 - 4 - Văn học là một hiện tượng đa chức năng: chức năng thẩm mỉ, nhận thức, giáo dục, giải trí…Sự gắn bó của các chức năng có tác động sâu xa, bền bỉ, có sức sống mãnh liệt, lâu dài trong đời sống tình thần của chúng ta. Thần thoại, truyền thuyết, sử thi xây dựng các hình tượng nghệ thuật kì vĩ để ca ngợi những chiến công hiển hách, ngợi ca sức mạnh và năng lực của con người trong công cuộc khai phá đất đai, mở rộng địa bàn cư trú, bảo vệ độc lập của cộng đồng, chống giặc ngoại xâm. Truyện cổ tích để cao cái thiện và những chuẩn mực đạo đức như là nền tảng nhân tính muôn đời.Văn học trung đại biểu dương những tấm gương trung liệt, nghĩa khí.Văn học hiện đại phát hiện vẻ đẹp đời thường ở ngay những nơi lấm láp nhất, nhiều tục lụy nhất.Nó ca ngợi khát vọng sống và lòng yêu đời, ngợi ca vẻ đẹp tâm hồn, vẻ đẹp của lòng nhân ái ở những con người nhỏ bé, tưởng chừng như vô nghĩa, nhưng rất xứng đáng với hai với hai chữ “con người”.Mọi vẻ đẹp của đời sống đều soi bóng trong nghệ thuật.Đến với văn học ta có thể thỏa thích chiêm ngưỡng những vẻ đẹp ấy. Chất liệu ngôn từ, chi tiết nghệ thuật mang lại cho người đọc khoái cảm thẩm mĩ thống nhất nội dung và hình thức nghệ thuật Một từ dùng đắt một đoạn thơ hay, vần nhịp tài tình, một kết cấu tài tình, một cốt truyện hấp dẫn…….Tiếp xúc một tác phẩm có giá trị ta như lạc vào một khu rừng, một cánh đồng đầy hoa, ta bỗng ngửi thấy hương thơm của hoa cỏ, thấy gió mát và không khí trong lành mơn man trên da thịt.Cảm giác này xâm chiếm toàn bộ tâm hồn ta, tự nó đầy đủ, viên mãn.Nó khiến ta quên hết thời gian, phố xá ồn ào, con đường bụi bặm, trời nắng gắt, quên cả cuộc sống hàng ngày bon chen và cái nhọc nhằn kiếp người. Phân biệt cái tốt, cái xấu trong nghệ thuật và cả thong thực tại.Văn học nghệ thuật thoả mãn nhu cầu thẩm mĩ của con người Văn học nghệ thuật nơi biểu hiện sự tinh tế và cá tính sáng tạo của người nghệ sĩ.Trong Gió lạnh đầu mùa, cảm giác về cái lạnh của Thách Lam thể hiện vô cùng tinh tế .Nghe âm thanh của những chiếc lá vàng rơi xào xạc, của những cơn gió vi vu, nhìn màu trời, màu đất, nhà văn nhận ra cái lạnh giá, lạnh buốt, cái lạnh của sữ vắng vẻ, tiêu điều, cái lạnh của ảm đạm thê lương.Bài Thu vịnh của Nguyễn Khuyến gợi tả tinh tế cái thanh cao, thanh đạm, thanh nhẹ cung cái thanh trong, thanh sáng để chúng hợp lại với nhau thành linh hồn thần thái của một bức tranh đặc sắc của làng quê Việt Nam.Vẻ đẹp của những bức tranh thiên nhiện trong thơ Huy Cận in đậm dấu ấn của cảm hứng vũ trụ và nỗi buồn nhân thế của một cái tôi “ mênh mang thiên cổ sầu” Thiên nhiên trong thơ Xuân Diệu thể hiện niềm khát khao giao cảm với đời của cái tôi rạo rực say đắm .Mỗi nab văn một tiếng nói, một cái nhìn. Văn học làm giàu kho kinh ngiệm thẩm mĩ, nó mài sắc các giác quan thẩm mĩ của ta.Thường xuyên tiếp xúc với văn học nghệ thuật ta sẻ sành sỏi, tinh tế, ngạy bén, có hệ thống chuẩn mực định giá của riêng mình để phân biệt cái thẩm mĩ và cái phi thẩm mĩ, đách giá chính xác cái đẹp trong nghệ thuật và cái đẹp trong cuộc sống quanh ta.Hình thành thị hiếu thẩm mĩ là như thế. Lí tưởng thẩm mĩ là hình ảnh các giá trị thẩm mĩ mong muốn cần phải có, là lí tưởng về đời sống phù hợp với quan niệm của chúng ta về cái đẹp.lí tưởng thẩm mĩ trong bài từ ấy của tố hữu là cuộc sống ngày mai tươi sáng, là hình ảnh người chiến sĩ dấn thân trên con đường cách mạng, dẫn phải hi sinh vẫn quyết tâm đến cùng để mang lại tự do, hạnh phúc cho nhân dân.Trong bài Tây tiến của Quang Dũng lí tưởng thẩm mĩ là vẻ đẹp của những người lính vừa hào hùng dữ dội, vừa hào hoa nghệ sĩ. - Qua hình tượng, văn học bồi dưỡng năng lực thụ cảm thẩm mĩ, hình thành thị hiếu, lí tưởng thẩm mĩ, khơi dậy trong tâm hồn con người tư chất nghệ sĩ và năng lực sáng tạo theo qui luật của cái đẹp. Văn học là nhân học, là nơi tôn vinh vẻ đẹp con người vẻ đpẹp con người và cuộc sống con người. 1.3.2.2.Chức năng nhận thức - Là khả năng của văn học trong việc cung cấp tri thức bách khoa về đời sống, mang lại sự hiểu biết, nhất là hiểu biết về các tính cách xã hội, những bí ẩn trong đời sống tâm hồn, dạy khôn cho con người, giúp con người mài sắc cảm giác, biết phân biệt thật giả, biết cảm nhận tinh tế sự phong phú của thế giới tính, phát hiện cái chung, cái bản chất, cái mới lạ, sâu xa qua cái riêng, cái ngẫu nhiên cá biệt, cái quen thuộc, bình thường. - Nội dung quan trong nhất trong chức năng nhận thức của văn học là giúp con người tự nhận thức bản thân, sống cuộc sống có ý thức mãnh liệt, sâu sắc về giá trị và năng lực vô tận của mình để phấn đấu, sáng tạo. 1.3.2.3.Chức năng giao tiếp Đoàn Thị Thủ Chuyênđềvăn 10 - 5 - - Là khả năng của văn học trong việc tạo nên sự giao lưu, thông báo, trao đổi kinh nghiệm quan hệ thẩm mĩ của con người với thế giới hiện thực giữa nhà văn và người đọc, giữa người đọc với người đọc, giữ thế hệ này với thế hệ khác, giữa dân tộc này với dân tộc kia. - Phương tiện giao tiếp văn học là tác phẩm văn học mà nền tảng là văn bản ngôn từ và hình tượng có cấu trúc và chức năng đặc thù tạo thành nhiều tầng nghĩa và nhiều khả năng cắt nghĩa. - Nội dung của giao tiếp văn học không phải là thông báo trí thức, tin tức thông thường, mà là truyền đạt, khơi gợi tình cảm, kinh nghiệm sống, khuynh hướng tư tưởng nhằm mục đích giúp con người chuyển nhận thức thành hành động thực tiễn. - Giao tiếp văn học do vậy là hoạt động tác động mang tính xã hội sâu sắc tương ứng với các chức năng thẩm mĩ, chức năng cơ bản của nó. 1.3.2.4.Chức năng giải trí - Là khả năng của văn học trong việc cuốn hút con người vào một trò diễn nghệ thuật, mang lại cho họ niềm vui và sự khoái trá. - Văn học là trò diễn bằng ngôn từ.Tác phẩm văn học có khả năng thu hút hồn vía người đọc, tạo nên sự hứng thú, tâm hồn được thư giãn. - Sự giải trí do văn học mang lại, vì vậy, không phải là sự tiêu phí thời gian vào những chuyện vô bổ, tầm thường, mà là sự hưởng thự thẩm mĩ cao đẹp của tâm hồn. - Đằng sau sự giải trí, tác phẩm văn học bao giờ cũng chứa đựng giá trị nhận thức, bài học nhân sinh sâu sắc và khát vọng mãnh liệt vươn tới cái đẹp, cái hoàn thiện. Truyện cười, truyện ngụ ngôn, những tác phẩm văn học trào phúng xuất sắc của cả nhân loại đã khẳng định điều đó. 1.3.2.5.Chức năng giáo dục(khêu gợi tư tưởng, tình cảm, niềm tin, hoàn thiện nhân cách con người). - Là khả năng tác động của văn học tới quá trình hình thành, hoàn thiện nhân cách con người. - Văn học có khả năng hoàn thiện nhân cách toàn vẹn, vì hình tượng văn học tác động tới cả trí tuệ lẫn tâm hồn, tư tưởng và tình cảm, thâm nhập vào cả ý thức lẫn vô thức, tiềm thức. - Nó tác động tới sự hình thành thế giới quan, quan điểm chính trị- xã hội, quan điểm và tình cảm đạo đức. - Nó dạy cho con người biết yêu, biết ghét, biết kính trọng và khinh bỉ, khơi dậy sự đồng cảm khiến con người không thể dửng dưng trước số phận của đồng loại. - Nó khơi gợi khả năng tự giáo dục, tự hoàn thiện mang tính tự nguyện, tự giác của con người. - Văn học không chỉ dạy khôn, mà còn làm cho con người lớn lên, có khả năng chuyển nhận thức, tình càm hành động góp phần cải tạo hiện thực đời sống. 2.2.3.Năng lực tưởng tượng và lí giải đời sống. - Tưởng tượng gắn liền với suy đoán, bổ sung, thấu thị. - Tưởng tượng giúp nhà văn thâm nhập vào nhân vật. 2.2.4. Năng lực biểu hiện - Năng lực cấu tứ tổ chức bố cục, xây dựng hình tượng nghệ thuật thành một chỉnh thể có ý nghĩa khái quát. - Năng lực khắc họa, miêu tả hình tượng nhân vật. Nhà văn đòi hỏi phải có năng lực tạo hình.Chọn chi tiết, tổ chưc kết cấu, chọn góc độ, giọng điệu, từ ngữ, màu sắc để tạo ra bức tranh văn học. - Năng lực biểu hiện hình thức đẹp. - Năng lực biểu hiện là kĩ thuật viết văn cần phải trau dồi. 1.4. Nguyên tắc phân chia các thể loại văn học 1.4.1 Thể loại văn học là gì Đó là phương thức tái hiện đời sống và thể thức cấu tạo văn bản. Đoàn Thị Thủ Chuyênđềvăn 10 - 6 - 1.4.2 Sự phân chia thể loại Có 3 cách phân chia: phương thức tái hiện đời sống, cấu tạo tác phẩm; loại đề tài, chủ đề; thể văn. Phương thức tái hiện đời sống và cấu tạo tác phẩm: 3 thể loại: tự sự, trữ tình, kịch. Tên gọi thể loại thông báo người đọc ít nhất hai điểm: Phạm vi và phương thức tiếp xúc, tái hiện đời sống. Hệ thống các phương tiện, biện pháp thể hiện tương ứng. Tự sự tái hiện lại những việc làm, biến cố nhằm dựng lại dòng đời như đang diễn ra khách quan, bày tỏ một cách hiểu, một thái độ. Trữ tình thổ lộ nỗi niềm, tâm trạng, những cảnh tượng thể hiện trực tiếp cảm xúc và thái độ chủ quan của con người đói với thế giới.Kịch tái hiện hành động, xung đột kịch hiệnlên bản chất đời sống, bày tỏ thái độ. Thể văn: Văn xuôi, vănvầnVăn biền ngẫu: Bình Ngô đại cáo, Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc. Văn vần: phân dòng, hiệp vần giữa các dòng để tạo ra nhịp. Vănvần chia làm nhiều thể:lục bát, song thất lục bát. Thể Đường luật, thể thơ tự do… Xuôi: thể thư tín, thể đối thoại, thể tường thuật, thể trần thuật. Văn học trung đại có các thể loại :cáo, chiếu, biểu. 3 cách tiếp cận đời sống: Nghe người khác trực tiếp thố lộ nỗi niềm, kể các sự việc xảy ra ở các địa điểm thời gian khác nhau, trực tiếp chứng kiến sự biến xảy ra dồn dập, căng thẳng đưa đến kết cục. Loại đề tài chủ đề: Phân loại các tác phẩm có cùng một nội dung, một kiểu ứng xử: Lịch sử dân tộc, ca ngợi các anh hùng dân tộc: sử thi, tiểu thuyết, sử thi thi cận đại, hiện đại. Thể hiện cái hài:trào phúng, hài kịch, thơ trào phúng, truyện cười…. Thể hiện tính cách và số phận cá nhân: tiểu thuyết, thơ tình, ngâm khúc. Tác phẩm văn học nào cũng thuộc vào một thể loại nhất định.Khi công bố tác phẩm thường bao giờ người ta cũng ghi chú tên gọi thể loại: tiểu thuyết, truyện ngắn, kí, kịch, thơ, truyện cổ tích…Trong văn học cổ, tên thể loại thưởng gắn chặt với tên tác phẩm: Bình ngô đại cáo, Bạch Đằng giang phú, Chinh phụ ngâm khúc, Hịch tướng sĩ văn, Truyện Kiều, Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc …… Truyện cổ tích: li kì , nhiều phép lạ. Tiểu thuyết: viết về một cá nhân, một số phận với nhiều biến cố thăng trầm. Truyện cười: Có cái gì ngược đời ngộ nghĩnh. Ngụ ngôn: Bài học về đạo lí. Kí: Chuộng sự xác thực. Thơ trữ tình: Biểu hiện cảm xúc tinh tế qua ngôn ngữ cô đọng có nhịp điệu. Văn tế: Lời thương tiếc lâm li. Cáo, hịch: Có lí lẽ thuyết phục. Văn học chữ Hán: Tự sự: truyện, kí, tiểu thuyết chương hồi. Thơ: thơ cổ phong, thơ Đường luật, từ khúc. Văn biền ngẫu:Phú, Cáo, văn tế. Văn học chữ Nôm: Thơ: Thơ Nôm Đường luật, truyện thơ, ngâm khúc, hát nói. Văn biền ngẫu. Văn học chữ quốc ngữ Tự sự: tiểu thuyết, truyện ngắn, kí(bút kí, tùy bút, phóng sự). Trữ tình:Thơ trữ tình, trường ca. Kịch: kịch nói. Đặc điểm: * Lời kể và lời miêu tả, người kể chuyện đang chứng kiến, kể theo một điểm nhìn, giọng điệu. * Cốt truyện: biến cố xảy ra liên tiếp, cái này tiếp sau cái kia xô đẩy tới một đỉnh cao buộc phải giải quyết, giải quyết xong thì dừng lại. Cây khế: Bắt đầu người anh tham lam giành hết của cải, chỉ để cho em một cây khê.Nhưng người em gặp may:chim thần ăn quả trả vàng.Người anh tham lam lại đổi cây khế, nhưng mâu thuẩn giữa lòng Đoàn Thị Thủ Chuyênđềvăn 10 - 7 - tham và lẽ phải đã lên tới cực điểm:việc lấy vàng quá mức chịu đựng của túi ba gang làm cho hắn lộn cổ xuống biển mà chết.Cốt truyện theo cái mạch của qui luật đời sống.( cốt truyện nhân quả, liên tưởng (trong tiểu thuyết hiện đại)). Nhân vật: cuộc đời, tính cách, số phận với nhiều mặt hoạt động và biểu hiện thường nhật. Ngôn ngữ: Ngôn ngữ người kể chuyện, ngôn ngữ nhân vật, ngôn ngữ riêng mỗi nhân vật, lời đối đáp, lời độc thoại nội tâm.Có vô vàn lời nói Cách nói, giọng nói.Phản ánh đời sống toàn cảnh rộng lớn. Đặc điểm: Bộc lộ trực tiếp ý thức của con người đối với thế giới và nhân sinh. Đặc điểm:Cái tôi trữ tình cảm xúc thực tại trên tư cách phổ quát động chạm tới cái chung của tồn tại con người. Ngôn ngữ khác ngôn ngữ văn xuôi, ngôn ngữ thường:Các sắc thái tinh vi của tư tưởng, tình cả, sự phân dòng hiệp vần, nhịp điệu, lặp từ, hình ảnh, phối bằng trắc, các biện pháp tu từ mài sắc thêm cảm giác của con người, đưa ta vào bên trong nội tâm nhà thơ Biểu diễn trên sân khấu:diễn viên, đạo diễn, âm nhạc, hội họa, vũ đạo. Phản ánh đời sống qua các xung đột kịch:Nhân vật kịch mâu thuẫn về tư tưởng quan điểm trong đời sống. Cốt truyện kịch được tổ chức thành hành động kịch. Ngôn ngữ kịch chủ yếu qua lời đối đáp của nhân vật. Đối thoại kịch:lí trí, trí tuệ, lương tâm, đầy kịch tính. II.Nhà Văn 2.1.Chủ thể nghệ sĩ Văn học là sản phẩm sáng tạo của con người.Nhưng không phải ai cũng sáng tạo được tác phẩm văn học.Phải là người nghệ sĩ có những phẩm chất và tài năng đặc biệt mới có thể làm được điều đó. 2.2.Phẩm chất nghệ sĩ 2.2.1. Năng lực quan sát và trí nhớ Năng lực hàng đầu thể hiện ở tài quan sát. Cơ sở để xây dựng hình tượng đã là vốn sống, chất liệu đời sống, thì năng lực quan sát có một ý nghĩa quan trọng đối với nghề văn Tài năng là những tiềm lực tinh thần là những khả năng và phấm chất thông thường nhất, nhưng tập trung và phát triển mạnh mẽ, tạo ra năng lực thực hiện tốt một công việc nào đó hơn hẳn những người khác. Mỗi người hàng ngày trong đời sống đã nhìn thấy biết bao hiện tượng và sự kiện lớn nhỏ trong xã hội, song phần nhiều họ đã để chúng trôi qua một cách vô ích mà chẳng có một cảm xúc gì.Thế nhưng lại một số ít người thì nhìn thấy và nắm bắt những biểu hiện đặc trưng của đời sống.Những phát hiện mới lạ sâu sắc trong những hiện tượng rất thông thường.Chuyện Lão Hạc, Ở hiền, Tư cách mõ… của Nam Cao có gì là tân kì, ở đâu cũng thấy.Nhưng chỉ có Nam Cao nhìn ra và thể hiện thành những chủ đề sâu sắc.Nhà điêu khắc Rodin nói “Người đáng gọi là bậc thầy là người biết dùng đôi mắt của mìnhđể nhìn những cái mà người khác cũng thấy, nhưng ở nơi mà người khác nhìn đã quá quen, không thấy gì nữa, lại phát hiện ra được vẽ đẹp”. Tài năng chính là lòng kiên nhẫn. “Đối với điều anh muốn biểu đạt anh phải quan sát nó thật lâu, để phát hiện ra cái đặc điểm mà người khác không phát hiện hiện ra.Muốn tả một đống lửa và cái cây hay một cái cây trên thảo nguyên, ta phải đối diện với đống lửa và cái cây cho đến khi nhìn ra chỗ khác biệt của chúng so với đống lửa khác và cái cây khác”.Nhà văn phải có tài quan sát như vậy mới có thể có khả năng diễn đạt một cách chính xác, súc tích đặc trưng của sự vật.Nhà văn Tô Hoài cũng khẳng định “Quan sát giỏi phải thấy ra nét chính, thấy được tính riêng, móc được những ngóc ngách của sự việc, của vấn đề.Nhiều khi chẳng cần dàn đủ việc, chỉ chép lại những đặc điểm mà mình cảm nhất, như: một câu nói lột tả tính nết, những dáng người và hình bóng, tiếng động, ánh đèn, nét mặt, một trạng thái tư tưởng do mình đã khổ công ngắm; nghe, nghĩ mới bật lên và khi thấy bật lên được thì thích thú, hào hứng, không ghi không chịu được”.Quan sát của nhà văn không chỉ dừng lại ở bề ngoài mà còn phán đoán sâu bên trong đặc biệt là nội tâm nhìn thấy quan hệ bên trong bên ngoài, nhìn rõ những xúc động bên trong tâm hồn mình mà tích lũy vốn sống. Đoàn Thị Thủ Chuyênđềvăn 10 - 8 - - Vốn kiến thức sâu rộng cũng là một bộ phận năng lực trí tuệ của nhà vănvăn hóa, nghệ thuật triết học lịch sử kinh tế xã hội con người…. nhà văn mới đủ sức dựng lên những bức tranh đời sống . - Vốn kiến thức sâu rộng còn là kết quả của cuộc dấn thân tích cực vào đời sống của nhà văn. Lưu Hiệp “Kiến văn rộng là lương thực giải cứu sự nghèo nàn”.Đỗ Phủ “Độc sách phá vạn quyển hạ bút như hữu thần”. Người ta gọi Tư Mã Thiên là “nhân vật văn hóa khổng lồ của trung quốc”.Đỗ phủ là “Thi thánh”, L.Tolstoi là “tấm gương của cuộc cách mạng Nga”,M.Gorki là “con chim báo bão của cách mạng vô sản”; “Muốn viết văn, trước hết phải sống.Đừng có cậy thiên tài.Thiền tài chỉ cho nghệ thuật, sống mới cho ta nội dung”. Có những người cảm giác trơ lì, dù cho đứng trước cảnh đẹp cũng không hề xúc động, họ không thể trở thành nghệ sĩ.Có người lại lí trí quá, họ phân tích về mặt lí tính các hiện tượng xã hội rất tài nhưng lại thiếu năng lực xúc động.Nhà văn phải có hệ thần kinh nhạy bén, hễ chạm vào một hiện tượng thẩm mĩ là toàn thân xúc động mãnh liệt, chủ quan và khách quan hòa hợp như thế mới có thể sáng tác được. Hàn Mặc Tử trong bài tựa tập thơ Điên -Đau thương đã nói rõ năng lực thẩm mĩ của nhà thơ: Tôi làm thơ? Nghĩa là nhấn một cung đàn, bấm mộ đường tơ, rung rinh một làn ánh sáng.Anh sẽ thấy hơi đàn lả lướt theo hơi thở của hồn tôi và chịu theo những sóng điện nóng ran trút xuống bởi năm đầu ngón tay uyển chuyển.Anh run theo khúc ngân nga của tơ đồng, sẽ để mặt cho giai âm rền rĩ suốt không ngừng” Trong lời tựa tập thơ Điêu tàn Chế Lan Viên cũng nói “Làm thơ là làm sự phi thường.Thi sĩ không phải là Người, Nó là Người Mơ, Người Say, Người Điên….” Trong cách nói cực đoan của các nhà thơ này nhấn mạnh tới năng lực thẩm mĩ của nhà thơ. Dấu hiệu của tình cảm là một thái độ khuynh hướng đánh giá. K.Marx nói tình cảm nhiệt tình là sức mạnh bản chất của con người khi mãnh liệt khao khát đối tượng của mình Tình cảm được bộc lộ qua các trạng thái yêu thương, cân giận, buồn, vui….Tình cảm thôi thúc con người làm việc có kết quả, bởi nó có khả năng sản sinh ra năng lượng mạnh mẽ và thúc đẩy con người hoạt động tích cực. “Nhà văn phải có nhiệt huyết sôi sục mỗi khi viết, có thái độ lạnh lùng và lòng căm giận đang nung nấu với quân thù, mỗi khi họ viết về chúng.Nhà văn phải biết cười và khóc cùng với nhân vật mà họ yêu mến và gần gũi.Chỉ có như thế họ mới tạo ra tác phẩm chân chính có tính nghệ thuật thực sự, không một chút giả tạo Phẩm chất giàu tình cảm khiến nhà văndễ rung động trước mọi sự kiện, biến cố từ quá khứ đến hiện tại.Nhà văn có thể xúc động trước những sự kiện lớn lao của đất nước, dân tộc, nhưng cũng có thể động lòng trắc ẩn, chia sẻ những niềm vui buồn qua mọi hiện tượng đời sống và những số phận nhỏ bé, bình dị.Tấm lòng dễ rung động trước hiện thực ấy sẽ là động cơ, côi nguồn của sáng tạo.Mà tình cảm của nhà văn nhiều khi dâng trào tới mức độ mãnh liệt.Yêu thương cũng đến cực nồng nàn, đằm thắm mà khát vọng cũng lớn lao bay bỗng, để lại những vần thơ trang viết đầy xúc động.Mộng liên đường chủ nhân đã đánh giá mức độ giàu tình cảm này trong Truyện Kiều của Nguyễn Du:Lời văn tả ra như máu chảy ở đầu ngọn bút, nước mắt thắm ở trên trang giấy, khiến ai đọc đến cũng phải thấm thía ngậm ngùi, đau đớn như đứt ruột…Nếu không phải có con mắt trông thấy sáu cõi, tấm lòng nghĩ suột nghìn đời, thì tài nào có cái bút lực ấy”. “Ở đời, thỉnh thoảng ta lại có cảm giác như thế mỗi khi sung sướng quá, mỗi khi yêu nhiều quá.Yêu hoa sầu đâu không để vào đâu cho hết, nhớ hoa sầu đâu ở quê hương ta ta không biết mấy mươi! Người mắc bệnh lưu li đã xa cách phần tử mấy chục năm, rồi mà lạ thay sao cứ đến tháng ba, nhớ đến sầu đâu mình vẫn cảm thấy như còn thoang thoảng đâu đây một mùi thơm mát mẻ, dịu dàng, mát mẻ còn hơn cả hương cau, mà dịu dàng có khi còn hơn cả mùi thơm hoa mộc!Mùi thơm huyền diệu đó hòa với mùi của đất ruộng cày vỡ ra, mùi đậu đã già mà người nông phu đi hát đã đem về phơi nắng, mùi mạ non lên sớm xanh màu hoa lí và đẹp như những bức tranh lập thể, mùi khoai sắn, mùi rau cần ở các ruộng xâm xấp nước đưa lên…bao nhiêu thứ đó, bấy nhiêu thương yêu…có phải đã có một lúc anh cảm thấy như ngây ngát, như nhức đầu, như say một thứ men gì phải không?(Tháng ba, rét nàng Bân) (Thương nhớ mười hai của Vũ Bằng). Đoàn Thị Thủ Chuyênđềvăn 10 - 9 - - Trí nhớ tốt là năng lực không thể thiếu ở nhà văn.tích lũy kinh nghiệm đời sống, kinh nghiệm sách vỡ kho tàng tài liệu để sáng tác. 2.2.2.Năng lực thẩm mĩ, tình cảm trực giác - Chủ thể sáng tạo chỗ nào cũng phát hiện đối tượng thẩm mĩ. - Trực giác là một năng lực nhận thức lí tính bằng trực cảm, một sự nhận thức tức khắc không phải qua phân tích, suy lí. - Năng lực thẩm mĩ, tình cảm, trực giác, là một trong những nhân tố không thể thiếu trong tư chất nghệ sĩ . 2.2.3.Năng lực tưởng tượng và lí giải đời sống. - Tưởng tượng gắn liền với suy đoán, bổ sung, thấu thị. - Tưởng tượng giúp nhà văn thâm nhập vào nhân vật. Hegel nói “Nếu muốn nói đến bản lĩnh nhà nghệ sĩ thì bản lĩnh tuyệt vời nhất chính là sức tưởng tượng”, “tưởng tượng tức là sáng tạo. 2.2.4. Năng lực biểu hiện - Năng lực cấu tứ tổ chức bố cục, xây dựng hình tượng nghệ thuật thành một chỉnh thể có ý nghĩa khái quát. Người vẻ cấu tứ thành công là không vẻ chùa, mà vẽ một dong suối trong núi sâu,có chú tiểu xuống kín nước.Có người vẽ bến sông vắng vẻ một chú lái đò nằm trên thuyền thổi sáo. Đó là khả năng thấu hiểu và sử dụng linh hoạt các phương thức, phương tiện nghệ thuật truyền thống, vận dụng ngôn ngữ, hình ảnh, vần nhịp linh hoạt có tài thể hiện mọi sắc thái tinh vi của đời sống và thế giới tâm hồn… Xuân Diệu đã tự răn mình “Thơ ơi quặng thải bao lần,Biết bao giờ mới ra vần kim cương”. - Năng lực khắc họa, miêu tả hình tượng nhân vật. Nhà văn đòi hỏi phải có năng lực tạo hình.Chọn chi tiết, tổ chức kết cấu, chọn góc độ, giọng điệu, từ ngữ, màu sắc để tạo ra bức tranh văn học. - Năng lực biểu hiện hình thức đẹp. - Năng lực biểu hiện là kĩ thuật viết văn cần phải trau dồi. 1.4. Nguyên tắc phân chia các thể loại văn học 1.4.1 Thể loại văn học là gì Đó là phương thức tái hiện đời sống và thể thức cấu tạo văn bản. 1.4.2. Sự phân chia thể loại Có 3 cách phân chia: phương thức tái hiện đời sống, cấu tạo tác phẩm; loại đề tài, chủ đề; thể văn. + Phương thức tái hiện đời sống và cấu tạo tác phẩm: 3 thể loại: tự sự, trữ tình, kịch. Tên gọi thể loại thông báo người đọc ít nhất hai điểm: Phạm vi và phương thức tiếp xúc, tái hiện đời sống. Hệ thống các phương tiện, biện pháp thể hiện tương ứng. - Tự sự: tái hiện lại những việc làm, biến cố nhằm dựng lại dòng đời như đang diễn ra khách quan, bày tỏ một cách hiểu, một thái độ. Trữ tình: thổ lộ nỗi niềm, tâm trạng, những cảnh tượng thể hiện trực tiếp cảm xúc và thái độ chủ quan của con người đói với thế giới. Kịch: tái hiện hành động, xung đột kịch hiện lên bản chất đời sống, bày tỏ thái độ. + Loại đề tài, chủ đề: Phân loại các tác phẩm có cùng một nội dung, một kiểu ứng xử: Lịch sử dân tộc, ca ngợi các anh hùng dân tộc: sử thi, tiểu thuyết, sử thi thi cận đại, hiện đại. Thể hiện cái hài: Trào phúng, hài kịch, thơ trào phúng, truyện cười…. Thể hiện tính cách và số phận cá nhân: Tiểu thuyết, thơ tình, ngâm khúc. Tác phẩm văn học nào cũng thuộc vào một thể loại nhất định.Khi công bố tác phẩm thường bao giờ người ta cũng ghi chú tên gọi thể loại: tiểu thuyết, truyện ngắn, kí, kịch, thơ, truyện cổ tích…Trong văn học cổ, tên thể loại thường gắn chặt với tên tác phẩm: Bình ngô đại cáo, Bạch Đằng giang phú, Chinh phụ ngâm khúc, Hịch tướng sĩ văn, Truyện Kiều, Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc …… Truyện cổ tích: li kì , nhiều phép lạ. Tiểu thuyết: viết về một cá nhân, một số phận với nhiều biến cố thăng trầm. Đoàn Thị Thủ Chuyênđềvăn 10 - 10 - Truyện cười: Có cái gì ngược đời ngộ nghĩnh. Ngụ ngôn: Bài học về đạo lí. Kí: Chuộng sự xác thực. Thơ trữ tình: Biểu hiện cảm xúc tinh tế qua ngôn ngữ cô đọng có nhịp điệu. Văn tế: Lời thương tiếc lâm li. Cáo, hịch: Có lí lẽ thuyết phục. - Văn học chữ Hán: Tự sự: truyện, kí, tiểu thuyết chương hồi. Thơ: thơ cổ phong, thơ Đường luật, từ khúc. Văn biền ngẫu:Phú, Cáo, văn tế. - Văn học chữ Nôm: Thơ: Thơ Nôm Đường luật, truyện thơ, ngâm khúc, hát nói. Văn biền ngẫu. Văn học chữ quốc ngữ Tự sự: tiểu thuyết, truyện ngắn, kí(bút kí, tùy bút, phóng sự). Trữ tình:Thơ trữ tình, trường ca. Kịch: kịch nói. - Tác phẩm tự sự gồm: thần thoại, sử thi, truyện cổ tích, truyện cười, ngụ ngôn, truyện thơ, tiểu thuyết, truyện vừa, truyện ngắn, kí sự, bút kí, phóng sự…. - Đặc điểm: Bộc lộ trực tiếp ý thức của con người đối với thế giới và nhân sinh. - Lời kể và lời miêu tả, người kể chuyện đang chứng kiến, kể theo một điểm nhìn, giọng điệu. - Cốt truyện: biến cố xảy ra liên tiếp, cái này tiếp sau cái kia xô đẩy tới một đỉnh cao buộc phải giải quyết, giải quyết xong thì dừng lại. Cây khế: Bắt đầu người anh tham lam giành hết của cải, chỉ để cho em một cây khê.Nhưng người em gặp may: chim thần ăn quả trả vàng.Người anh tham lam lại đổi cây khế, nhưng mâu thuẩn giữa lòng tham và lẽ phải đã lên tới cực điểm:việc lấy vàng quá mức chịu đựng của túi ba gang làm cho hắn lộn cổ xuống biển mà chết.Cốt truyện theo cái mạch của qui luật đời sống.( cốt truyện nhân quả, liên tưởng (trong tiểu thuyết hiện đại)). - Nhân vật: cuộc đời, tính cách, số phận với nhiều mặt hoạt động và biểu hiện thường nhật. - Ngôn ngữ: Ngôn ngữ người kể chuyện, ngôn ngữ nhân vật, ngôn ngữ riêng mỗi nhân vật, lời đối đáp, lời độc thoại nội tâm.Có vô vàn lời nói - Cách nói, giọng nói.Phản ánh đời sống toàn cảnh rộng lớn - Tác phẩm trữ tình - Gồm thơ trữ tình, thơ trào phúng, ca dao trữ tình, các khúc nghâm, hát nói, tùy bút, trường ca hiện đại, phú, văn tế. - Đặc điểm:Cái tôi trữ tình cảm xúc thực tại trên tư cách phổ quát động chạm tới cái chung của tồn tại con người. - Ngôn ngữ khác ngôn ngữ văn xuôi, ngôn ngữ thường: Các sắc thái tinh vi của tư tưởng, tình cả, sự phân dòng hiệp vần, nhịp điệu, lặp từ, hình ảnh, phối bằng trắc, các biện pháp tu từ mài sắc thêm cảm giác của con người, đưa ta vào bên trong nội tâm nhà thơ - Tác phẩm kịch: - Gồm: bi kịch, hài kịch, kịch, kịch thơ, các kịch bản chèo, tuồng, cải lương. - Đặc điểm: Biểu diễn trên sân khấu:diễn viên, đạo diễn, âm nhạc, hội họa, vũ đạo. - Phản ánh đời sống qua các xung đột kịch.Nhân vật kịch mâu thuẫn về tư tưởng quan điểm trong đời sống. - Cốt truyện kịch được tổ chức thành hành động kịch. - Ngôn ngữ kịch chủ yếu qua lời đối đáp của nhân vật. - Đối thoại kịch:lí trí, trí tuệ, lương tâm, đầy kịch tính + Thể văn: Văn xuôi, vănvầnVăn biền ngẫu: Bình Ngô đại cáo, Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc. Văn vần: phân dòng, hiệp vần giữa các dòng để tạo ra nhịp. Vănvần chia làm nhiều thể:lục bát, song thất lục bát. Thể Đường luật, thể thơ tự do… [...]... xúc và niềm say mê mãnh liệt khiến nhà văn làm việc có hiệu quả cao 3.3.Cấu tứ nghệ thuật - Xác định chủ đề - Quá trình cấu tứ là quá trình đào sâu vào tư tưởng tác phẩm 3 4 Sự hình thành văn bản - Lập sơ đồ đề cương nhằm hệ thống hóa, liên kết những điều quan sát và thu thập được, những ấn tượng hình ảnh, cảm xúc vào một chỉnh thể - Sang giai đoạn viết, nhà văn phải vật lộn từng chữ, từng cách diễn... quá trình sáng tại mới lại ắt đầu cứ thế nhà văn nào cũng nghĩ như Huygo tác phẩm hay nhất của mình còn ở phía trước IV Thực hành 4.1 Phân tích các giá trị thuộc các thể loại trong chương trình ngữ văn 10 nâng cao 4.2 Trao đổi về tư cách, phẩm chất nhà văn và tác phẩm trong chương trình 4.3.Sưu tầm các tư liệu chân dung văn học, quá trình sáng tạo tác phẩm văn học ... cảm công với năng lực tưởng tượng dẫn đến trạng thái sẵn sàng sáng tạo của nhà văn, được gọi là cảm hứng Khi tất cả trí tuệ và cảm xúc đã đạt tới sự hài hòa, kết tinh sẽ cháy bùng trong tư duy nghệ thuật của nhà văn, dẫn dắt nhà văn đến những mục tiêu nghệ thuật bằng con đường gần như trực giác bản năng.Sức mạnh thúc đẩy nhà văn vượt mọi trở ngại hoàn thành tác phẩm Kể về “Chiếc lược ngà” Nguyễn Quang... chưa thành chủ đề. Trường hợp xúc động thứ hai là ông gặp cô giao liên Đồng Tháp Mười, mới 22 tuổi mà đã góa chồng, đều là liệt sĩ.Ông định viết về nỗi đau thương nhưng lúc đó chưa tiện.Sau ông phát hiện chủ đề về chí kiên cường, dám nhìn thẳng vào nỗi mất mát nên cốt truyện hình thành rất nhanh và viết rất chóng.Cấu tứ là một quá trình có nhiều biến động, thay đổi cho đến khi có một chủ đề sâu sắc và... thay đổi cho đến khi có một chủ đề sâu sắc và hệ thống nhân vật hoàn bị Đối với văn xuôi có thể vẽ sơ đồ nhưng đối với thơ trữ tình thì khó khuôn theo một dàn bài định trước Tố Hữu nói “Tôi làm thơ không có dàn bài, tôi không biết trước được bài thơ đến bao giờ thì hết, không biết bao giờ nó dừng lại” Đoàn Thị Thủ Chuyên đềvăn 10 - 12 Giai thoại đã từng kể chuyện Giả Bảo mải tật trung suy nghĩ nên dùng...Đoàn Thị Thủ Chuyên đềvăn 10 - 11 Xuôi: thể thư tín, thể đối thoại, thể tường thuật, thể trần thuật Văn học trung đại có các thể loại :cáo, chiếu, biểu *.3 cách tiếp cận đời sống: Nghe người khác trực tiếp thố lộ nỗi niềm, kể các sự việc xảy ra ở các địa điểm... khăn như người xưa nói “ba năm mới nghĩ được một chữ, mười năm mới nghĩ được một bài” - Giai đoạn sửa chữa Nhà văn nhìn bao quát lại thành quả của mình, hoàn thiện nó để đạt đến tính tư tưởng và tính nghệ thuật theo ý đồ ban đầu Tố Hữu nói “Thơ là một điệu hồn đi tìm các điệu hồn Còn nhà văn Nga “Người nghệ sĩ luôn luôn muốn truyền đạt một cách hào phóng nhất tất cả những cái phong phú của tư tưởng... lại, viết đi viết lại một chương, một tang, một đoạn, tôi cũng không tiếc công” Miếng da lừa của Ban Zắc sửa chữa đến bản in lần thứ mười hai - Hoàn thành tác phẩm một hạnh phúc dâng trào đối với mỗi nhà văn nhưng với một tâm trạng vui buồn khó tả Vui vì đã đưa lại cho đời một tác phẩm như mình muốn buồn vì chia tay với những con người mình gắn bó da diết như máu thịt suốt thời gian dài Nguyễn Đình Thi... nó dừng lại” Đoàn Thị Thủ Chuyên đềvăn 10 - 12 Giai thoại đã từng kể chuyện Giả Bảo mải tật trung suy nghĩ nên dùng chữ thôi ghay xao trong thơ của mình đến nỗi đâm đầu vào xe của quan lớn Hàn Dũ.Nhà văn phải thật sự sống với thế giới hình tượng, thật sự nhập vai với hình tượng của mình để suy nghĩ, cảm xúc, nói năng, ứng xử hệt như nhân vật đang sống.Đó là lúc kết tinh cao độ của óc tưởng tượng phong . Đoàn Thị Thủ Chuyên đề văn 10 - 1 - Số tiết: 5 Tuần 1, 2, 3 Chuyên đề 1: Văn học – Nhà văn – Quá trình sáng tác 1.Mục tiêu cần. Thể văn: Văn xuôi, văn vần Văn biền ngẫu: Bình Ngô đại cáo, Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc. Văn vần: phân dòng, hiệp vần giữa các dòng để tạo ra nhịp. Văn vần