1. Trang chủ
  2. » Giáo án - Bài giảng

Bang tuan hoan

2 206 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 2
Dung lượng 59 KB

Nội dung

Ngày soạn : 15/ 9/ 2008 Tiết : 15 BẢNG TUẦN HOÀN CÁC NGUYÊN TỐ HOÁ HỌC I.MỤC ĐÍCH –YÊU CẦU: 1. Kiến thức : - HS hiểu được : + Nguyên tắc sắp xếp các nguyên tố trong bảng tuần hoàn. + Cấu tạo của bảng tuần hoàn: ô, chu kì,nhóm nguyên tố( nhóm A,nhóm B),các nguyên tố thuộc họ Lantan,họ Actini. 2.Kĩ năng : - Từ vị trí trong bảng tuần hoàn của các nguyên tố (ô, nhóm, chu kì) suy ra cấu hình electron và ngược lại. II. CHUẨN BỊ: - HS chuẩn bị bảng tuần hoàn các nguyên tố( dạng dài), ôn lại cách viết cấu hình electron nguyên tử các nguyên tố. III. PHƯƠNG PHÁP GIẢNG DẠY: Đàm thoại kết hợp với dụng cụ trực quang. IV. TIẾN TRÌNH GIẢNG DẠY: 1. Ổn định lớp. 2. Nội dung. HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH Hoạt động 1: Nguyên tắc sắp xếp các nguyên tố trong bảng tuần hoàn. - GV yêu cầu 3 HS viết cấu hình electron của các nguyên tố hàng 1(Z=1 đến Z=2);hàng 2(Z=3 đến Z=11). - GV yêu cầu HS dựa vào BTH, cấu hình electron hãy nhận xét: + Điện tích hạt nhân của các nguyên tố trong cùng một hàng và trong một cột thay đổi như thế nào? + Số lớp electron của các nguyên tố trong cùng một hàng và trong cùng một cột thay đổi như thế nào? + Thế nào là các electron hoá trị? - GV tổng kết lại các ý kiến của HS và đưa ra kết luận về nguyên tắc sắp xếp các nguyên tố trong bảng tuần hoàn. Hoạt động 2: Cấu tạo bảng tuần hoàn. 1. Ô nguyên tố: - GV yêu cầu Hs cho biết thế nào là ô nguyên tố? - GV cho HS quan sát 1 ô nguyên tố và cho HS nhận xét thành phần của ô nguyên tố. - GV nhấn mạnh những phần không thể thiếu trong ô nguyên tố : kí hiệu hoá học,số hiệu nguyên tử, nguyên tử khối trung bình, tên nguyên tố. 2. Chu kì: - GV cho biết mỗi hàng ngang là một chu kì,yêu cầu HS dựa vào nguyên tắc sắp xếp cho biết thế nào là một chu kì? I. NGUYÊN TẮC SẮP XẾP CÁC NGUYÊN TỐ TRONG BẢNG TUẦN HOÀN : - HS nhận xét : + Điện tích hạt nhân tăng dần trong một hnàg và trong một cột. + Số lớp trên cùng một hàng không đổi và số lớp trên cùng cột thay đổi( tăng lên một lớp) + Electron hoá trị là electron có khả năng tham gia hình thành liên kết hoá học.Chúng thường nằm ở lớp ngoài cùng hoặc ỏ cả phân lớp sát lớp ngoài cùng nếu phân lớp đó chưa bão hoà. Nguyên tắc: - Các nguyên tố được sắp xếp theo chiều tăng dần của điện tích hạt nhân nguyên tử. - Các nguyên tố có cùng số lớp electron trong nguyên tử được xếp thành một hàng. - Các nguyên tố có cùng số electron hoá trị trong nguyên tử được xếp thành một cột. II.CẤU TẠO BẢNG TUẦN HOÀN: 1. Ô nguyên tố : Mỗi nguyên tố hoá học được xếp vào một ô trong bảng gọi là ô nguyên tố. 2. Chu kì: a) Định nghĩa: Chu kì là dãy các nguyên tố mà nguyên tử của - GV yêu cầu HS dựa vào BTH cho biết có bao nhiêu chu kì và số lượng các nguyên tố trong mỗi chu kì? - GV cung cấp cho HS các chu kì 1,2,3 : chu kì nhỏ và 4,5,6,7: chu kì lớn. - Gv hướng dẫn HS nhận xét qui luật của chu kì. Hoạt động 3: Nhóm nguyên tố GV yêu cầu HS nghiên cứu bảng tuần hoàn và dựa vào SGK cho biết : - Thế nào là nhóm nguyên tố? - GV cung cấp : Nguyên tử của các nguyên tố trong cùng một nhóm có số electron hoá trị bằng nhau và bằng số thứ tự của nhóm( trừ một số ngoại lệ) - GV yêu cầu HS cho biết có bao nhiêu nhóm A,cấu tạo nguyên tử các nguyên tố nhóm A? Có bao nhiêu nhóm B , đặc điểm của chúng? - GV yêu cầu HS viết cấu hình electron của Na,K,Mg,Ca. Hoạt động 4: GV củng cố kiến thức và yêu cầu HS làm bài tập về nhà SGK trang39 chúng có cùng số lớp electron, được xếp theo chiều tăng dần điện tích hạt nhân. b) Giới thiệu các chu kì: - Chu kì 1: gồm 2 nguyên tố: H(Z=1) và He(Z=2) - Chu kì 2: gồm 8 nguyên tố: Li(Z=3) đến Ne(Z=8) - Chu kì 3: gồm 8 nguyên tố: Na(Z=11) đến Ar(Z=18) - Chu kì 4: gồm 18 nguyên tố:K(Z=19) đến Kr(Z=36) - Chu kì 5: gồm 18 nguyên tố: Rb(Z=37) đến Xe(Z=54) - Chu kì 6: gồm 32 nguyên tố: Fr(Z=87), đây là chu kì chưa đầy đủ. Nhận xét: - Các nguyên tố trong cùng chu kì có số lớp electron bằng nhau và bằng số thứ tự của chu kì. - Mở đầu chu kì là kim loại kiềm ,gần cuối chu kì là Halogen(trừ chu kì1)và kết thúc chu kì là khí hiếm 3. Nhóm nguyên tố: a) Đ/n: Nhóm nguyên tố là tập hợp các nguyên tố được mà nguyên tử có cấu hình electron tương tự nhau , do đó có tính chất hoá học gần giống nhau và được xếp thành một cột. b) Phân loại :có 2 cách. - Phân loại theo nhóm: + Nhóm A: gồm 8 nhóm IA→ VIIIA + Nhóm B: gồm 8 nhóm IB→ VIIIB - Phân loại theo khối: + Khối các nguyên tố s( từ nhóm IA đến IIA) Nguyên tố s là những nguyên tố mà nguyên tử có electron cuối cùng điền vào phân lớp s. Vd: Na,K,Mg,Ca + Khối các nguyên tố p( từ IIIA đến VIIIA) Nguyên tố p là những nguyên tố mà nguyên tử có electron cuối cùng điền vào phân lớp p. Vd: O,S,Ne, Ar + Khối các nguyên tố d ( gồm các nguyên tố thuộc các nhóm B) Nguyên tố d là các nguyên tố mà nguyên tử có electron cuối cùng được điền vào phân lớp d. + Khối các nguyên tố f . Nguyên tố f là các nguyên tố mà nguyên tử có electron cuối cùng điền vào phân lớp f. V.NHẬN XÉT –RÚT KINH NGHIỆM:

Ngày đăng: 07/07/2013, 01:25

Xem thêm

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

w