TRINH CHIEU

4 348 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp
TRINH CHIEU

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

Thiết bị trình chiếu trong việc đổi mới phương pháp giảng dạy tại Việt Nam Với sự hỗ trợ của các thiết bị trình chiếu, giáo viên dễ dàng làm cho bài giảng trở nên sinh động, thú vị hơn bằng việc đưa vào đó những âm thanh, hình ảnh, màu sắc . như ý muốn. Học sinh có thể tiếp thu bài học một cách hết sức trực quan. Vì sao phải đổi mới? Có thể nói, phương pháp giảng dạy ở nước lâu nay ta vẫn bị coi là thụ động. Giáo viên và học sinh đã quá quen với việc tương tác một chiều với nhau: Giáo viên giảng bài còn học sinh chép lại và hầu như không có sự trao đổi thảo luận ngoại trừ có một số câu hỏi đã định sẵn ở sách giáo khoa. Bài giảng của giáo viên được soạn ra giáo án và trong quá trình giảng họ lại phải viết lại những nội dung đó trên bảng. Điều này khiến các giáo viên khá vất vả. Nghiêm trọng hơn là hầu hết các giáo viên đều mắc các bệnh nghề nghiệp như: viêm phổi, khản giọng, đau cơ tay . Học sinh cũng gặp phải những vấn đề tương tự: nếu quá chăm chú lắng nghe thì sẽ không chép kịp và ngược lại nếu chỉ để ý ghi chép thì không hiểu thấu đáo nội dung bài học. Ngoài ra, nếu giáo viên không biết cách làm cho bài giảng trở nên sinh động thì hiện tượng học sinh ngủ gật trong lớp học là rất phổ biến. Do đó,chất lượng của giờ học thường không được như mong muốn. Lý giải về vấn đề trên, các chuyên gia của Hiệp Hội Nghe Nhìn Quốc Tế cho biết: Nguyên nhân chủ yếu là do cả giáo viên và học sinh đều không tận dụng được tối đa hiệu quả của 2 chức năng thị giác và thính giác. Họ đã tiến hành nghiên cứu tại nhiều lớp học và cho biết, khi nghe, học sinh chỉ tiếp nhận và lưu giữ được 10-30% nội dung thông tin; từ 20-40% khi nhìn, nhưng sẽ đạt tới 60- 80% nếu kết hợp cả hai chức năng trên. Ngoài ra, nếu các em vừa nghe, vừa nhìn lại vừa thảo luận, trao đổi với giáo viên thì hiệu quả lưu giữ thông tin còn cao hơn rất nhiều. Vậy, làm thể nào để giúp cho học sinh có thể hiểu và tiếp thu bài giảng một cách hiệu quả nhất? Có lẽ, giải pháp tốt nhất hiện nay và cũng là cho một vài năm tới là việc đưa các thiết bị trình chiếu hiện đại vào trường học. Các nước tiên tiến trên thế giới như Anh, Pháp, Mỹ, Oxtrâylia, Singapore, Nhật Bản . đã nhận thức rất sớm vấn đề trên và họ đã nhanh chóng đưa các thiết bị hiện đại, trong đó tất nhiên không thể thiếu máy chiếu, hỗ trợ cho việc giảng dạy. Thực tế đã chứng minh chất lượng đào tạo tại các nước này dường như ở một đẳng cấp cao hơn hẳn so với Thế giới và quan trọng hơn là học sinh ở đó có tính chủ động rất cao. Ở Việt Nam những năm gần đây, chúng ta cũng nhận thức được vai trò của hệ thống trình chiếu với công tác giảng dạy. Tuy nhiên, hầu như chỉ các trường Đại học mới có khả năng trang bị những hệ thống này. Năm học 2006- 2007, Bộ Giáo Dục & Đào Tạo đã có chủ trương yêu cầu bắt buộc các Sở Giáo Dục Đào Tạo phải trang bị máy chiếu hắt cho khối lớp 10 và khuyến khích các Sở có điều kiện mua thêm máy chiếu đa năng. Đây là chủ trương hoàn toàn đúng đắn giúp thay đổi cách giảng dạy truyền thống bằng phương pháp hoàn toàn mới mẻ và hiệu quả. Với sự hỗ trợ của các thiết bị trình chiếu, giáo viên dễ dàng làm cho bài giảng trở nên sinh động, thú vị hơn bằng việc đưa vào đó những âm thanh, hình ảnh, màu sắc . như ý muốn. Học sinh có thể tiếp thu bài học một cách hết sức trực quan. Chẳng hạn như, các em ngồi tại Việt Nam nhưng sẽ có cảm giác như đang sống tại lục địa Châu Mỹ khi xem đoạn video clip trong giờ Địa lý thế giới. Hoặc, các em có thể nhìn thấy rất rõ cấu tạo của từng tế bào trên cơ thể con người trong giờ Sinh học . Và như thế , các em sẽ hiểu bài rất nhanh và rất sâu ngay trên lớp học. Việc xem lại ở nhà chỉ là để các em hệ thống lại những gì mình đã được nghe, được nhìn trên lớp học và tích trữ thành vốn kiến thức của riêng mình. Tuỳ từng hệ thống trình chiếu, giáo viên có thể soạn bài theo các cách khác nhau như: in trên phim trong (nếu sử dụng máy chiếu hắt) hoặc soạn powerpoint (nếu sử dụng máy chiếu đa năng). Bài giảng sẽ được photocopy và phát cho học sinh trước hoặc sau mỗi giờ học. Với mỗi thắc mắc của học sinh, giáo viên chỉ cần chuyển về khung hình có liên quan để giải thích lại thay vì phải viết lại từ đầu nếu phần đó đã lỡ tay xoá đi mất. Đặc biệt, khi giáo viên phải phụ trách nhiều lớp cùng khoá, thì lợi ích của phương pháp giảng dạy này càng rõ ràng. Chẳng hạn, giáo viên không phải viết đi viết lại 5 lần cùng một nội dung lên bảng, nếu như họ phải giảng bài học đó tại 5 lớp khác nhau. Công việc của họ lúc này hầu như chỉ là điều khiển máy vi tính hoặc thay các tấm phim trong và không phải tốn nhiều công giảng giải mà vẫn làm cho hoc sinh hiểu bài một cách sâu sắc. Rõ ràng, việc đưa các thiết bị trình chiếu vào trường học là hết sức cần thiết góp phần nâng cao chất lượng đào tạo nói chung tại Việt Nam. Nó không chỉ giúp cho cả giáo viên và học sinh được "giải phóng đôi tay", tăng mức độ tập trung vào bài giảng mà còn giúp họ có thể trao đổi (discuss), tương tác qua lại với nhau (interactive), làm cho giờ học trở nên sôi động và lý thú hơn. Đặc biệt hơn nữa, phương pháp giảng dạy mới này còn phát huy khả năng tư duy logic (logical thought faculty), trí tưởng tượng (imagination), óc sáng tạo (creative mind) và tính chủ động (sense of initiative) của học sinh trong quá trình học tập. Các thiết bị trình chiếu chủ yếu sử dụng trong nhà trường Hiện nay ở nước ta, có hai loại hệ thống trình chiếu chủ yếu sử được sử dụng trong giảng dạy: Máy chiếu hắt (dùng cho những trường có kinh phí thấp) và máy chiếu đa năng (kết nối với máy tính). Ngoài ra, nếu các trường có điều kiện hơn nữa về ngân sách, có thể trang bị thêm các phụ kiện hỗ trợ khác như: camera chiếu vật thể, bảng điện tử. • Máy chiếu hắt Là thiết bị giúp phóng to tài liệu, văn bản, hình ảnh đã được in trên tấm phim trong. Một hệ thống trình chiếu dùng máy chiếu hắt thường bao gồm: một máy chiếu hắt (Overhead Projector), màn chiếu và phim slide. Ưu điểm của hệ thống này là dễ sử dụng, không cần tới máy tính và vốn đầu tư thấp. Nhược điểm của hệ thống là máy chiếu thường khá nặng khó di chuyển và điều khiển thủ công. Tuy nhiên, ở các địa phương, nơi mà công nghệ thông tin chưa phát triển, giáo viên và học sinh chưa có thói quen sử dụng máy vi tính thì máy chiếu hắt vẫn là sự lựa chọn kinh tế và hiệu quả. Trên thị trường hiện nay có rất nhiều loại máy chiếu với nhiều xuất xứ khác nhau nên việc lựa chọn được loại máy có chất lượng tốt là điều không đơn giản. Mặt khác, nhiều công ty thương mại còn có sự gian lận về nguồn gốc của máy để việc mua bán suôn sẻ hơn. Chẳng hạn có nhiều loại máy sản xuất ở Châu Á, nhưng khi về Việt Nam, các công ty tự gắn vào đó nhãn mác của các nước châu Âu. Chính vì thế, khi lựa chọn máy chiếu hắt, các trường, các Sở GD nên lưu ý đến nguồn gốc xuất xứ của máy (phải có giấy chứng nhận xuất xứ đi kèm). Đối với các thông số kỹ thuật thì cường độ sáng là chi tiết cần quan tâm nhất. Riêng đối với máy chiếu hắt, cường độ sáng tối thiểu phải đạt 3500 Lumens mới đảm bảo tránh được tác động của ánh sáng ngoại biên trong lớp học và mọi học sinh đều có thể nhìn rõ, giảm thiểu nguy cơ cận thị cho các em. chất lượng chiếu. Ngoài ra, tiêu chuẩn bảo hành cũng rất quan trọng và tất nhiên chúng ta nên chọn những loại máy có thời gian bảo hành càng lâu càng tốt. Máy chiếu hắt Liesegang 2520 Những hãng hàng đầu về máy chiếu hắt trên thế giới hiện nay là: Liesegang (CHLB Đức), Kindermann (CHLB Đức), SunBeam (Nhật) . • Máy chiếu đa năng Cũng có vai trò phóng to hình ảnh, nhưng máy chiếu đa năng còn có nhiều lợi thế không thể phủ nhận. Đó là khả năng hiển thị từ nhiều nguồn khác nhau: máy vi tính, tivi, đầu DVD, mạng Internet . Các máy chiếu đa năng đời mới còn có thể kết nối không dây, tích hợp loa âm thanh nổi, đầu DVD, máy ảnh/quay video, đầu đọc thẻ nhớ ., và được cải tiến theo hướng gọn nhẹ hơn, đa năng hơn với nhiều loại cổng kết nối hơn. Tuy nhiên, để có được vô vàn các lợi thế như thế, người dùng thường phải bỏ ra khoản đầu tư không nhỏ. Một hệ thống trình chiếu giảng dạy dùng máy chiếu đa năng thường bao gồm một máy chiếu multimedia, máy vi tính và màn chiếu. Người sử dụng đòi hỏi phải có kỹ năng về sử dụng máy vi tính và các phần mềm ứng dụng, soạn thảo văn bản, hoặc thiết kế (MS Word, Excel, PowerPoint, AutoCAD .), đặc biệt là PowerPoint. Hiện nay, trên thị trường có rất nhiều hãng sản xuất máy chiếu đa năng tên tuổi như: Optoma, Hitachi, Sanyo, Epson, Panasonic, Sony, BenQ .luôn cạnh tranh nhau về công nghệ cũng như về giá cả. Đây là cơ hội rất tốt để khách hàng có thể sở hữu những loại máy chất lượng tốt mà giá thành lại rất phải chăng. Tuy nhiên, tùy từng mục đích sử dụng khác nhau mà mỗi người sẽ chọn những cấu hình máy khác nhau. Riêng đối với các trường học với nguồn kinh phí vừa phải thì những loại máy chiếu đa năng với cươngf độ sáng 2300 Ansi Lumens, độ phân giải 800x 600, độ tương phản 2000:1 và thời gian bảo hành 2 năm là đạt yêu cầu. • Phụ kiện tiêu chuẩn Màn chiếu: Được coi một phụ kiện tiêu chuẩn cho cả hai loại máy chiếu trên. Tuỳ thuộc vào diện tích và cách thiết kế của văn phòng mà người dùng có thể chọn loại màn chiếu treo tường hoặc ba chân để có thể di chuyển khi cần thiết. Kích thước của màn cũng có nhiều loại căn cứ vào không gian chiếu. Theo tính toán mới nhất của các nhà khoa học, với quy mô lớp học từ 50- 70 học sinh thì kích thước của màn chiếu khoảng 100 inch (1,8m x1,8m) sẽ đồng thời đảm bảo cho các em ngồi phía dưới lớp học vẫn nhìn rõ và các em ngồi phía trên không bị chói mắt. Những thương hiệu màn chiếu phổ biến hiện nay là Da-lite, Stewart, Projecta Nhưng đáng chú ý nhất là màn chiếu hiệu Luna, lần đầu tiên xuất hiện tại thị trường Việt Nam với khẩu hiệu: "The screen for Education" rất phù hợp với yêu cầu của các trường học tại Việt Nam vì chất lượng màn tương đối tốt mà giá cả lại rất phải chăng. Máy tính xách tay: Là thiết bị hầu như không thể thiếu với hệ thống trình chiếu dùng máy chiếu đa năng thông thường. Tuy nhiên, với các máy chiếu tích hợp sẵn khe cắm thẻ nhớ, khả năng đọc ổ USB, hoặc đầu DVD thì vai trò của chiếc laptop chỉ còn có tác dụng gián tiếp. Chẳng hạn, bạn có thể sao chép nội dung slide show ra thẻ nhớ, ổ USB hoặc ra đĩa DVD và đem chạy trực tiếp trên máy chiếu tương thích mà không cần tới laptop. • Phụ kiện chọn thêm Camera chiếu vật thể: Là thiết bị phụ trợ đi kèm với máy chiếu đa năng, dùng để thu hình ảnh và đồ vật xung quanh theo mọi góc độ. Có tính năng như một camera, có thể tự động lấy nét siêu nhanh, và cho phép hiển thị gần như theo thời gian thực. Giảng viên có thể dùng nó để thu hình tài liệu và các đồ vật xung quanh theo mọi góc độ. Khi kết nối với máy chiếu đa năng, những hình ảnh đó sẽ hiện trên màn hình chiếu làm cho bài giảng được sinh động hơn. Bảng điện tử: Thay vì sử dụng bảng đen, phấn trắng, bảng điện tử sẽ kết hợp với máy chiếu đa năng cũng có tác dụng như màn hình hiển thị và cho phép tương tác trực tiếp trên bề mặt bằng bút điện tử. Bút điện tử còn có thể thay thế vai trò của chuột và bàn phím máy tính, cho phép thực hiện các thao tác lưu, sửa, xoá . Sau mỗi lần viết hết bảng hoặc kết thúc chương bài, bạn có thể in, quét ảnh và gửi e-mail nội dung vừa trình bày. Bảng điện tử kết hợp với máy chiếu đa năng có thể coi là giải pháp hoàn hảo, tuy nhiên, không phải trường nào cũng có thể trang bị được vì chi phí cho hệ thống trên vẫn còn tương đối cao. HIENDAIHOA.COM

Ngày đăng: 07/07/2013, 01:25

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan