Trong những năm gần đây các dịch vụ viễn thông, công nghệ thông tin, truyền hình đã có sự phát triển nhanh chóng dựa trên các công nghệ có dây (hữu tuyến) cũng như không dây (vô tuyến). Cùng với sự phát triển này, do sức ép cạnh tranh giữa các doanh nghiệp, nên đã có rất nhiều hệ thống cáp của các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ được xây dựng nhưng không có quy hoạch cụ thể cũng như chưa có được sự phối hợp sử dụng chung hạ tầng kỹ thuật giữa các doanh nghiệp. Với yêu cầu đảm bảo chất lượng, đảm bảo mỹ quan đô thị và bảo đảm an toàn mạng lưới thì việc ngầm hoá các tuyến cáp viễn thông, công nghệ thông tin, truyền hình đang đặt ra hết sức cấp bách. Thực tế hiện nay tại các khu vực đô thị đang được ngầm hóa rất mạnh (như Hà Nội, Đà Nẵng, Thành phố Hồ Chí Minh...). Với những ưu điểm như không bị gỉ sét, khả năng chịu va đập, áp lực lớn, an toàn, tăng độ thẩm mỹ, mỹ quan đô thị, các loại hệ thống cống bể, rãnh bảo vệ cáp đã được sử dụng ngày càng nhiều, dần thay thế phương thức cáp thông tin treo trên cột bê tông và cột sắt
Trang 1HỌC VIỆN CÔNG NGHỆ BƯU CHÍNH VIỄN THÔNG VIỆT NAM
VIỆN KHOA HỌC KỸ THUẬT BƯU ĐIỆN
* * *
THUYẾT MINH DỰ THẢO QUY CHUẨN KỸ THUẬT QUỐC GIA
VỀ CỐNG CÁP, BỂ CÁP VÀ TỦ ĐẤU CÁP VIỄN THÔNG
HÀ NỘI - 2010
Trang 2MỤC LỤC
I Khảo sát, phân tích hiện trạng xây dựng công trình ngầm của các đơn vị thuộc Tập đoàn Bưu chính Viễn thông Việt Nam 4
II Nghiên cứu các tiêu chuẩn, quy định về xây dựng công trình ngầm đô thị trong lĩnh vực thông tin và truyền thông của một số tổ chức quốc tế và quốc gia trên thế giới 8
II.1 Một số tài liệu liên quan đến việc thi công trình ngầm 8 II.2 Nhận xét, đánh giá 9
III Nghiên cứu các văn bản pháp quy và quy định của Việt Nam đối với việc xây dựng, sử dụng các công trình ngầm 10
III.1 Tiêu chuẩn - Quy phạm - Quy trình liên quan đến xây dựng công trình ngầm đô thị 10 III.2 Nhận xét, đánh giá 11
IV Cách thức xây dựng quy chuẩn 11
Trang 3LỜI NÓI ĐẦU
Trong những năm gần đây các dịch vụ viễn thông, công nghệ thông tin, truyền hình đã có sự phát triển nhanh chóng dựa trên các công nghệ có dây (hữu tuyến) cũng như không dây (vô tuyến) Cùng với sự phát triển này, do sức ép cạnh tranh giữa các doanh nghiệp, nên đã có rất nhiều hệ thống cáp của các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ được xây dựng nhưng không có quy hoạch cụ thể cũng như chưa có được sự phối hợp sử dụng chung hạ tầng kỹ thuật giữa các doanh nghiệp Với yêu cầu đảm bảo chất lượng, đảm bảo mỹ quan đô thị và bảo đảm an toàn mạng lưới thì việc ngầm hoá các tuyến cáp viễn thông, công nghệ thông tin, truyền hình đang đặt ra hết sức cấp bách Thực tế hiện nay tại các khu vực đô thị đang được ngầm hóa rất mạnh (như Hà Nội, Đà Nẵng, Thành phố Hồ Chí Minh )
Với những ưu điểm như không bị gỉ sét, khả năng chịu va đập, áp lực lớn, an toàn, tăng độ thẩm mỹ, mỹ quan đô thị, các loại hệ thống cống bể, rãnh bảo vệ cáp
đã được sử dụng ngày càng nhiều, dần thay thế phương thức cáp thông tin treo trên cột bê tông và cột sắt
Tiêu chuẩn ngành: “Cống, bể cáp và Tủ đấu cáp - Yêu cầu kỹ thuật” mã số: TCN 68 - 153 : 1995 đã được ban hành bởi Tổng cục Bưu điện trước đây (nay là
Bộ Thông tin và Truyền thông)
Trong quá trình áp dụng tiêu chuẩn TCN 68 - 153 : 1995 vào thực tế thi công xây dựng hệ thống cống bể bảo vệ cáp ngầm trên mạng lưới của các ngành viễn thông, công nghệ thông tin, truyền hình, tiêu chuẩn này hiện nay có nhiều điểm không còn phù hợp với công nghệ sản xuất, yêu cầu thực tế nên cần phải sửa đổi,
bổ sung cho phù hợp với thực tế
Viện KHKT Bưu điện đã thực hiện đề tài rà soát, cập nhật, chuyển đổi TCN
68 - 153 : 1995 “Cống, bể cáp và tủ đấu cáp - Yêu cầu kỹ thuật” sang Quy chuẩn
kỹ thuật quốc gia (QCVN) với một số nội dung chính như sau:
* Tổng hợp các tài liệu tiêu chuẩn về cống, bể, rãnh cáp và tủ đấu cáp của các tổ chức tiêu chuẩn quốc tế và khu vực
* Lựa chọn tài liệu phù hợp làm tài liệu tham chiếu cho việc rà soát sửa đổi,
bổ sung tiêu chuẩn về cống, bể cáp và tủ đấu cáp, trong việc thi công hệ thống cống, bể, rãnh cáp và tủ đấu cáp
Trang 4* Xây dựng dự thảo quy chuẩn về Cống, bể, rãnh cáp và tủ đấu cáp dùng cho việc thing công xây dựng tuyến cáp ngầm
Phương pháp thực hiện: Dựa trên số liệu điều tra, khảo sát, thu thập từ các đơn vị sản xuất ống nhựa, bể cáp, khung nắp bể cáp hiện trạng sử dụng tại các đơn
vị cũng như rà roát tiêu chuẩn, đã ban hành, nhóm thực hiện đề tài đã tiến hành phân tích, đánh giá những nhược điểm của tiêu chuẩn TCN 68 - 153 : 1995 và xây dựng dự thảo “Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về cống cáp, bể cáp và tủ đấu cáp viễn thông” trên cơ sở sửa đổi, bổ sung tiêu chuẩn gốc TCN 68 - 153 : 1995
I Khảo sát, phân tích hiện trạng xây dựng công trình ngầm của các đơn vị thuộc Tập đoàn Bưu chính Viễn thông Việt Nam
1.Hiện trạng mạng cáp ngầm
a) Kết quả khảo sát sơ bộ
Trên thực tế, các đơn vị thuộc Tập đoàn Bưu chính Viễn thông Việt Nam chưa có được các con số thống kê chính xác về mạng cáp một cách đầy đủ do nhiều nguyên nhân khác nhau Mặc dù hầu hết các Viễn thông tỉnh, thành đều có sử dụng chương trình quản lý mạng cáp, nhưng cơ sở dữ liệu còn chưa đầy đủ hoặc chưa được chính xác Qua khảo sát thực tế tại các Viễn thông tỉnh cho thấy tỷ lệ cáp ngầm là cáp đồng tại các Viễn thông tỉnh còn rất thấp, chủ yếu tập trung trong mạng thuê bao tại một số khu vực thị xã, thị trấn Tỷ lệ cáp ngầm là cáp quang chiếm tỷ lệ tương đương so với cáp quang treo
Kết quả thống kê khảo sát cũng cho thấy rằng, trong những năm gần đây, việc ngầm hóa các tuyến cáp đã diễn ra nhiều hơn so với những năm trước, ngay cả
ở các vùng nông thôn
Trong số các tuyến cáp ngầm ở trên, cáp quang có một phần là chôn trực tiếp, một phần đi trong hệ thống cống bể Các tuyến cáp đồng ngầm hầu hết là đi trong cống bể
Về hệ thống cáp đi trong rãnh kỹ thuật và đường hầm: hiện nay Thành phố
Hồ Chí Minh mới đang triển khai một số tuyến, ở Hà Nội thì tai khu vực đường Phạm Hùng (Vành đai 3) và Trần Duy Hưng - Láng Hòa Lạc có một hệ thống đường hầm kích thước 1450x1500 sử dụng chung cho cả cấp thoát nước, viễn
Trang 5thông và điện lực Trong hệ thống đường hầm này có cáp quang đi trong ống thép
và một số cáp thuê bao đi trong ống PVC trên giá cáp
b) Nhận xét, đánh giá
Ngoài các số liệu thu thập được từ việc khảo sát thực tế tại Viễn thông các tỉnh và thông qua bộ phận quản lý của một số địa phương như Thành phố Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh và một số tỉnh khác, chúng tôi có một số nhận xét như sau:
- Hệ thống cáp ngầm ngày càng được phát triển do nhiều lợi ích mà nó mang lại, mặc dù chi phí đầu tư ban đầu tốn kém so với hệ thống cáp treo
- Các tuyến cáp quang phát triển mới hầu hết đều được ngầm hóa, trừ các tuyến cáp kéo lên vùng cao, cơ sở hạ tầng chưa được ổn định
- Về hệ thống cáp ngầm hiện tại:
+ Hệ thống cống, bể cáp chưa được đồng bộ
+ Dung lượng ống cống không đủ cho phát triển, nhiều nơi chỉ vài năm lại đào đường lên bổ sung ống cống
+ Chưa có qui định uốn cong hướng cống cáp do đó các bể cáp thường xây ngay tại ngã ba, ngã tư Do đó, gây mất mỹ quan đô thị và ảnh hưởng đến an toàn giao thông
+ Các bể cáp chưa được thiết kế thoát nước nên trong hệ thống cống bể luôn
có nước ứ đọng dễ gây ra các ảnh hưởng bất lợi cho cáp và măng xông, đồng thời tốn thời gian và kinh phí để rút nước mỗi khi bảo dưỡng và lắp đặt cáp mới
Nguyên nhân dẫn đến tình trạng này chủ yếu là do cơ sở hạ tầng ở Việt Nam còn yếu kém, việc quy hoạch xây dựng và quy hoạch mạng viễn thông còn chưa theo kịp sự phát triển của xã hội và việc xây dựng hệ thống mạng ngoại vi còn nhiều bất cập Để khắc phục vấn đề này, một trong những công việc mà Tập đoàn
Bư chính Viễn thông Việt Nam đã đặt ra đó là xây dựng hệ thống văn bản pháp quy nhằm xây dựng một hệ thống mạng ngoại vi thống nhất, sử dụng hiệu quả và đạt chất lượng tốt
2 Hiện trạng thi công hệ thống cống bể, rãnh, tủ đấu cáp trên mạng viễn thông.
Trang 6Qua khảo sát về công tác thi công hệ thống cống bể tại một số đơn vị như Công ty Công trình Bưu điện, Công ty Cổ phần Tư vấn Thiết kế Bưu điện Hà Nội, Công ty Cổ phần Tư vấn Xây dựng và Phát triển Bưu điện thì hiện tại, trên mạng viễn thông việc thi công hệ thống cống bể được chia theo đặc thù tuyến cáp ngầm như sau:
a) Hiện trạng thi công hệ thống cống bể cáp
Kết quả khảo sát cho thấy, hiện nay trên mạng viễn thông hệ thống cống bể thi công chủ yếu được sử dụng loại ống nhựa tròn đường kính 110mm và một số tuyến được sử dụng loại ống nhựa gân xoắn
Khi thi công hệ thống cống bể vẫn chưa tính toán đến việc phát triển trong tương lai xa, mà chủ yếu chỉ tính toán đến số lượng phát triển trong tương lai gần
do đó số lượng ống nhựa sử dụng cho việc xây dựng hệ thống cống bể thường chỉ
đủ đáp ứng như cầu cho một vài năm tiếp theo và sau đó thường hệ thống cống bể lại được đào bới lên để lắp đặt hệ thống ống nhựa bổ sung khi có nhu cầu phát triển
Hệ thống bể cáp xây dựng ven đường giao thông khi thi công thường không tính toán đến sự phát triển với tốc độ nhanh chóng của phương tiện và tải trọng tham gia giao thông, do đó khi thi công xây dựng thường sử dụng định mức cấp phối vật tư vật liệu thấp đẫn đến hệ thống bể thường nhanh xuống cấp
Trong những năm gần đây với việc sử dụng hệ thống khung cánh bể gang cầu trong việc thi công xây dựng hệ thống bể cáp thông tin đã khắc phục được yếu điểm xuống cấp nhanh do tác động của số lượng và tải trọng của phương tiện tham gia giao thông
b) Hiện trạng thi công hệ thống rãnh kỹ thuật
Hiện nay hệ thống rãnh kỹ thuật chủ yếu mới được xây dựng ở những khu vực phát triển mới hạ tầng giao thông ( đường giao thông xây dựng mới), chủ yếu khu vực vành đai 3, và hệ thống rãnh kỹ thuật cũng mới được triển khai chủ yếu ở hai thành phố lớn Hà nội và Thành phố Hồ Chí Minh Còn các tỉnh thành hầu như chưa được triển khai xây dựng
c) Hiện trạng thi công hệ thống tủ đấu cáp
Qua khảo sát thực tế cho thấy một số khu vực tỉnh thành, đặc biệt là khu vực nông thôn vừng sâu vùng xa các tủ, hộp cáp được sử dụng để đấu nối cáp vẫn được
Trang 7sử dụng loại tủ hộp cũ (vỏ bằng tôn, sắt), nên không đảm bảo chất lượng do vỏ tủ, hộp cáp bị han rỉ, hở nên nước có thể bị ngấm vào làm ảnh hưởng đến chất lượng mối nối cáp thông tin do tiếp xúc kém
d) Nhận xét, đánh giá
Thông qua các kết quả khảo sát ở trên, có thể thấy rằng, công tác thi công cáp ngầm còn một số bất cập như:
- Việc thi công hệ thống cống bể áp dụng tiêu chuẩn ngành TCN 68-153:1995 “Cống, bể cáp và tủ đấu cáp - Yêu cầu kỹ thuật” của Tổng cục Bưu điện được xây dựng và ban hành từ năm 1995 nên có nhiều điểm không còn phù hợp với việc xây dựng hiện nay
- Trong thi công hệ thống cống bể do tính toán lưu lượng và tải trọng của phương tiện tham gia giao thông tác động ít nên với thời điểm hiện tại với tốc độ phát triển nhanh chóng của lưu lượng và tải trọng tác động của phương tin giao thông lên bề mặt bể do đó cần yêu cầu tăng chất lượng vật tư, vật liệu xây dựng hệ thống bể cáp
- Khi thi công hệ thống cống bể chưa tính toán đến dung lượng phát triển trong tương lai dài nên thường sau khi xây dựng khoảng vài năm lại phải đào bới lên để lắp đặt bổ sung ống nhựa
- Việc sử dụng các loại tủ, hộp cáp và phiến đấu nối cáp không đảm bảo chất lượng đã làm ảnh hưởng rất nhiều đến chất lượng thông tin
Để cải thiện chất lượng, công tác thi công hiện nay, cần quan tâm đến mấy vấn đề chính như sau:
- Trước khi công cần tính toán đến khả năng phát triển trong nhiều năm tiếp theo để tính toán xây dựng hệ thống cống cáp với số lượng ống phù hợp
- Điều chỉnh định mức cấp phối vật tư vật liệu trong việc thi công xây dựng
hệ thống cống bể nhằm mục tiêu nâng cao chất lượng hệ thống cống bể cáp
- Gia tăng số lượng sử dung khung cánh bằng gang cầu đặc biệt các khu vực
có lương tương giao thông tham gia nhiều và tải trọng tác động lớn
- Phát triển phương thức xây dựng rãnh cáp, đặc biệt ở các khu vực thành thị
và khu công nghiệp, vì phương thức này có những ưu điểm nổi bật so với các
Trang 8phương thức khác như ( Dung lượng lớn, thi công lắp đặt cáp dễ dàng, thuận tiện trong việc bảo trì, bảo dưỡng, có thể sử dụng chung hạ tầng với nhiều đơn vị khác)
II Nghiên cứu các tiêu chuẩn, quy định về xây dựng công trình ngầm đô thị trong lĩnh vực thông tin và truyền thông của một số tổ chức quốc tế và quốc gia trên thế giới.
II.1 Một số tài liệu liên quan đến việc thi công trình ngầm
1 Australia telecoms, Conduit and Cable
Placement - TPH0055LC, 1988
Hướng dẫn lắp đặt ống cống
và cáp trong ống
2 RUS 1751f – 670, Outside Plant corrosion
considerations, 1993
Một số vấn đề về ăn mòn trong mạng ngoại vi
3 RUS 1751f – 644, Underground Plant
Construction, 1998
Xây dựng công trình chôn ngầm
4 RUS 1751f – 643, Underground Plant
Design, 1998
Thiết kế công trình chôn ngầm
5 RUS 1751f – 641, Construction of Buried
Plant, 1995
Xây dựng công trình chôn ngầm
6 R&D Group - Korea Tel, Underground
Conduit System for VNPT, 1998
Hệ thống cổng bể chôn ngầm cho VNPT
7 Trilogy Communications, Technical
Notes- Construction Practices
Underground & Aerial, 1998
Xây dựng công trình chôn và treo
8 NTTWest, Underground Plant, 1999 Công trình ngầm
9 British Standards Part 200:
Specification for unreinforced and
reinforced manholes and soakaways of
circular cross section
Tiêu chuẩn Anh phần 200: Đặc điểm kỹ thuật và gia cố
hệ thống cống bể
10 Thiết kế cống bể cáp, bể cáp dưới hè, bể
cáp dưới đường của Công ty Thiết
Thiết kế thi công hệ thống cống bể cáp dưới hè và dưới đường
11 Sổ tay thiết kế công trình đường dây điện
thoại nội hạt của Viện Thiết kế + Bưu
Trang 9Điện Trung Quốc.
12 Cải tiến hố cáp
Viện Khảo sát Thiết kế công trình thông
tin Bưu Điện Trung quốc, 1994
13 Thiết kế khung cánh bể gang cầu của Công
ty cổ phần Cổ phần liên kết truyền
thông - COMLINK
14 Thiết kế khung cánh bể gang cầu của Công
ty XNK Thiên Phát
15 Thiết kế khung cánh bể gang cầu của Công
ty Cổ phần thiết bị Bưu điện
16 Tiêu chuẩn phiến đấu dây của Siemens
Krone, FL (Pháp), 3M (USA), và của nhà
máy Thiết bị Bưu điện
17 Specification for Rocker Block System
NoTS 302 Ngày 05/05/1993
Đặc điểm kỹ thuật hệ thống Block Rocker
II.2 Nhận xét, đánh giá
Qua nghiên cứu, tìm hiểu các tài liệu, hướng dẫn thi công công trình ngầm,
tủ phiến đấu nối cáp trên thế giới và các đơn vị trong nước cho thấy:
- Các tổ chức viễn thông như ITU, ANSI đều đã đưa ra các tiêu chí, các hướng dẫn cơ bản trong việc thi công công trình ngầm Đây là các tiêu chí, hướng dẫn làm cơ sở để xây dựng quy trình thi công hệ thống cống bể, rãnh cáp cho các nước thành viên
- Hầu hết các nước, các công ty viễn thông lớn trên thế giới như Australia Telecoms, NTT, Telstra đã xây dựng các hướng dẫn, quy trình thi công hệ thống cống, bể, rãnh cáp ngầm và tủ đấu cáp riêng cho mạng viễn thông của họ, điều này
là rất cần thiết để đảm bảo hiệu quả thi công và chất lượng công trình
Tuy nhiên, theo kết quả nghiên cứu (kết quả đề tài “ Cống, bể,rãnh cáp và tủ đấu cáp ”) cho thấy một số kỹ thuật vẫn chưa phù hợp với thực tế của Việt Nam
Trang 10III Nghiên cứu các văn bản pháp quy và quy định của Việt Nam đối với việc xây dựng, sử dụng các công trình ngầm.
III.1 Tiêu chuẩn - Quy phạm - Quy trình liên quan đến xây dựng công trình ngầm
đô thị
Danh mục một số Tiêu chuẩn - Quy phạm - Quy trình liên quan đến công trình ngầm đã ban hành và áp dụng được liệt kê trong bảng sau.
TT Tên Tiêu chuẩn – Quy
phạm – Quy trình
1 Tiêu chuẩn kỹ thuật ống
nhựa dùng cho tuyến cáp
ngầm
TCN 68-144:1995
Quy định các tiêu chuẩn kỹ thuật của ống nhựa
2 Tiêu chuẩn ống nhựa
HDPE
TC01-04-2002-KT
Quy định các tiêu chuẩn kỹ thuật của ống nhựa HDPE
3 Tiêu chuẩn nắp gang cầu
TC03-05-2002-KT
Quy định các tiêu chuẩn kỹ thuật của nắp gang cầu sử dụng trong hệ thống cống bể viễn thông
4 Tiêu chuẩn ống nhựa
dùng cho tuyến cáp ngầm
TC.VNPT-06:2003
Quy định các tiêu chuẩn kỹ thuật của ống nhựa
5 Quy phạm xây dựng mạng
ngoại vi
68QP- 01:04-VNPT
Quy định một số vấn đề chung
về viêc xây dựng mạng ngoại vi
6 Tiêu chuẩn ống nhựa
dùng cho tuyến cáp ngầm
107-10-KHKT-TC
Quy định các tiêu chuẩn kỹ thuật của ống nhựa dùng cho tuyến cáp ngầm
III.2 Nhận xét, đánh giá
Qua nghiên cứu, tìm hiểu các tài liệu, hướng dẫn liên quan đến công trình ngầm tại Việt Nam cho thấy:
- Hiện tại, việc thi công xây dựng hệ thống cống, bể, ránh cáp và tủ đấu cáp đang áp dụng theo TCN 68-153:1995 “ Cống, bể cáp và tủ đấu cáp – Yêu cầu kỹ