1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

Quản lý hệ thống thoát nước thành phố đồng hới tỉnh quảng bình (tt)

23 593 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 23
Dung lượng 1,98 MB

Nội dung

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ XÂY DỰNG TRƯỜNG ĐẠI HỌC KIẾN TRÚC HÀ NỘI --- NGUYỄN VĂN HẢI QUẢN LÝ HỆ THỐNG THOÁT NƯỚC THÀNH PHỐ ĐỒNG HỚI TỈNH QUẢNG BÌNH LUẬN VĂN THẠC SĨ: QUẢN LÝ ĐÔ THỊ

Trang 1

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ XÂY DỰNG

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KIẾN TRÚC HÀ NỘI

-

NGUYỄN VĂN HẢI

QUẢN LÝ HỆ THỐNG THOÁT NƯỚC THÀNH PHỐ

ĐỒNG HỚI TỈNH QUẢNG BÌNH

LUẬN VĂN THẠC SĨ: QUẢN LÝ ĐÔ THỊ & CÔNG TRÌNH

Hà Nội – 2016

Trang 2

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ XÂY DỰNG

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KIẾN TRÚC HÀ NỘI

LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ ĐÔ THỊ & CÔNG TRÌNH

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC GS.TSKH.TRẦN HỮU UYỂN

Hà Nội – 2016

Trang 3

LỜI CẢM ƠN

Xin bày tỏ lòng biết ơn tới các thầy, cô giáo bộ môn Quản lý Đô thị và công trình - Khoa Sau Đại học - Trường Đại học Kiến trúc Hà Nội đã giảng dạy, cung cấp những kiến thức, tài liệu chuyên ngành bổ ích trong suốt khóa học

Đặc biệt xin gửi lời cám ơn GS.TSKH.Trần Hữu Uyển là người trực tiếp hướng dẫn khoa học tận tình và có những định hướng nghiên cứu cho tôi trước và sau khi hoàn thành luận văn này

Xin gửi lời cám ơn tới các bạn bè đồng nghiệp đặc biệt các bạn học cùng lớp

đã tạo mọi điều kiện giúp đỡ tôi trong quá trình nghiên cứu và hoàn thành luận văn Tuy đã cố gắng xong luận văn khó tránh khỏi những thiếu sót, rất mong được

sự góp ý, chỉ bảo thêm của thầy cô giáo, bạn bè đồng nghiệp để nội dung Luận văn được hoàn thiện hơn

Xin trân trọng cảm ơn!

Hà nội, ngày 04 tháng 5 năm 2016

TÁC GIẢ LUẬN VĂN

Nguyễn Văn Hải

Trang 4

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan Luận văn thạc sỹ này là công trình nghiên cứu khoa học độc lập của tôi Các số liệu khoa học, kết quả nghiên cứu của Luận văn là trung thực và

có nguồn gốc rõ ràng

TÁC GIẢ LUẬN VĂN

Nguyễn Văn Hải

Trang 5

MỤC LỤC

Lời cảm ơn

Lời cam đoan

Mục lục

Danh mục các chữ viết tắt

Danh mục các bảng, biểu

Danh mục hình vẽ, đồ thị

PHẦN MỞ ĐẦU 1

* Lý do chọn đề tài 1

* Mục đích nghiên cứu 3

* Phương pháp nghiên cứu 3

* Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài 3

* Cấu trúc của luận văn 3

PHẦN NỘI DUNG 4

CHƯƠNG 1 THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ HỆ THỐNG THOÁT NƯỚC THÀNH PHỐ ĐỒNG HỚI TỈNH QUẢNG BÌNH 4

1.1 Giới thiệu chung về thành phố Đồng Hới tỉnh Quảng Bình [16] 4

1.1.1 Đặc điểm tự nhiên 4

1.1.2 Đặc điểm kinh tế xã hội 13

1.1.3 Hiện trạng hệ thống hạ tầng kỹ thuật thành phố Đồng Hới tỉnh Quảng Bình 16

1.2 Hiện trạng hệ thống thoát nước của thành phố Đồng Hới tỉnh Quảng Bình 31

1.2.1 Hiện trạng ngập lụt 31

1.2.2 Hiện trạng thoát nước 31

1.3 Thực trạng công tác quản lý hệ thống thoát nước TP.Đồng Hới 34

1.3.1 Thực trạng cơ cấu tổ chức và năng lực quản lý thoát nước 34

1.3.2 Thực trạng các dự án đầu tư xây dựng hệ thống thoát nước 34

1.4 Đánh giá về thực trạng quản lý hệ thống thoát nước của thành phố Đồng Hới tỉnh Quảng Bình 35

1.4.1 Đánh giá về hiện trạng hệ thống thoát nước của thành phố Đồng Hới tỉnh Quảng Bình 35

1.4.2 Đánh giá về thực trạng quản lý hệ thống thoát nước của thành phố Đồng Hới 36

CHƯƠNG 2 CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN QUẢN LÝ HỆ THỐNG

THOÁT NƯỚC THÀNH PHỐ ĐỒNG HỚI - TỈNH QUẢNG BÌNH 37

2.1 Các yêu cầu trong quản lý hệ thống thoát nước đô thị [2] 37

Trang 6

2.1.1 Các yêu cầu cơ bản về quản lý kỹ thuật hệ thống thoát nước đô thị 37

2.1.2 Các yêu cầu cơ bản trong tổ chức quản lý hệ thống thoát nước đô thị 41

2.2 Hệ thống các văn bản pháp lý về quản lý hệ thống thoát nước hiện hành tại thành phố Đồng Hới 46

2.2.1 Các văn bản pháp lý về quản lý hệ thống thoát nước 46

2.2.2 Các quy chuẩn, tiêu chuẩn liên quan đến thiết kế, thi công, nghiệm thu và quản lý hệ thống thoát nước 48

2.3 Định hướng phát triển thoát nước và quy hoạch bảo vệ môi trường thành phố Đồng Hới tỉnh Quảng Bình [16] 48

2.3.1 Định hướng phát triển thoát nước đô thị đến năm 2020 48

2.3.2 Quy hoạch bảo vệ môi trường thành phố Đồng Hới đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030 55

2.4 Kinh nghiệm quản lý hệ thống nước đô thị trong nước và trên thế giới 57 2.4.1 Kinh nghiệm quản lý hệ thống thoát nước một số đô thị trên thế giới 57

2.4.2 Kinh nghiệm quản lý hệ thống thoát nước một số đô thị trong nước 63

CHƯƠNG 3 ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ QUẢN LÝ HỆ THỐNG THOÁT NƯỚC THÀNH PHỐ ĐỒNG HỚI - TỈNH QUẢNG BÌNH73 3.1 Đề xuất giải pháp kỹ thuật quản lý hệ thống thoát nước thành phố Đồng Hới tỉnh Quảng Bình 73

3.1.1 Đề xuất loại hình thoát nước 73

3.1.2 Đề xuất hệ thống xử lý nước thải 77

3.1.3 Đầu tư cải tạo, mở rộng các hồ điều hòa 81

3.1.4 Áp dụng phần mềm quản lý tài sản mạng lưới thoát nước đô thị 82

3.1.5 Đề xuất giải pháp thoát nước cho những vị trí thường bị ngập úng cục bộ và tăng cường quản lý cos cao độ của toàn thành phố 85

3.2 Đề xuất giải pháp về mô hình tổ chức và cơ chế chính sách quản lý hệ thống thoát nước thành phố Đồng Hới tỉnh Quảng Bình 87

3.2.1 Đề xuất mô hình tổ chức quản lý hệ thống thoát nước 87

3.2.2 Đề xuất về cơ chế chính sách trong quản lý hệ thống thoát nước 88

3.3 Đề xuất quy chế tổ chức quản lý, vận hành và trách nhiệm sử dụng hệ thống thoát nước thành phố 92

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 93

Kết luận 93

Kiến nghị 94

TÀI LIỆU THAM KHẢO

PHỤ LỤC

Trang 7

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT

MLTN Mạng lưới thoát nước

Trang 8

Bảng 1.6 Cơ sở y tế, giường bệnh, cán bộ y tế trong địa bàn thành

phố Đồng Hới Bảng 1.7 Danh mục các trường đào tạo chuyên nghiệp trên địa bàn TP Đồng Hới và các xã thuộc vùng nghiên cứu mở rộng Bảng 1.8 Đào tạo đại học, cao đẳng, THCN và CNKT của toàn tỉnh Quảng Bình Bảng 1.9 Hệ thống chợ trong toàn TP Đồng Hới và vùng quy hoạch mở rộng Bảng 1.10 Hệ thống chợ trong toàn TP Đồng Hới và vùng quy hoạch mở rộng Bảng 1.11 Ước tính lượng nước thải từ các bệnh viện TP Đồng Hới

Bảng 2.2 Danh sách các trạm bơm tiêu nước mưa

Bảng 2.3 Hiện trạng thoát nước thành phố Huế

Trang 9

DANH MỤC HÌNH , SƠ ĐỒ

Hình 1.1 Ranh giới hành chính TP.Đồng Hới

Hình 1.2 Tình trạng sông ngòi và đất đai của TP.Đồng Hới

Hình 1.4 Sơ đồ hiện trạng thoát nước thải thành phố Đồng Hới

Hình 1.6 Nước thải không qua xử lý xả ra sông Nhật Lệ Hình 2.1 Sơ đồ hệ thống thoát nước đô thị

Hình 2.8 Sơ đồ tổ chức Công ty TNHH Nhà nước Môi trường và

Công trình Đô thị Huế

Hình 2.9 Sơ đồ tổ chức Công ty TNHH MTV thoát nước Hải Phòng Hình 2.10 Mô hình hệ thống thoát nước của thành phố Đà Nẵng Hình 3.1 Hệ thống thoát nước TP.Đồng Hới

Hình 3.2 Mô hình tổ chức thu gom, xử lý nước thải

Hình 3.3 Sơ đồ công nghệ xử lý của nhà máy Đức Ninh Hình 3.4 Phối cảnh nhà máy xử lý nước thải Đức Ninh Hình 3.5 Vị trí quy hoạch nhà máy xử lý nước thải

Hình 3.6 Vị trí xây các hồ điều tiết

Hình 3.7 Mô phỏng tương tác hệ thống

Trang 10

Hình 3.8 Giao diện sử dụng

Hình 3.10 Sơ đồ tổ chức quản lý hệ thống thoát nước

Trang 11

PHẦN MỞ ĐẦU

* Lý do chọn đề tài

Đồng Hới là trung tâm kinh tế, chính trị, văn hoá, giáo dục, du lịch của tỉnh Quảng Bình và đang trở thành một trong những điểm du lịch quan trọng của cả nước, thu hút ngày càng nhiều du khách trong và ngoài nước, đặc biệt từ khi vườn Quốc gia Phong Nha - Kẻ Bàng được UNESCO công nhận là di sản thiên nhiên thế giới, lượng du khách đến thành phố Đồng Hới thăm quan, nghỉ dưỡng ngày càng đông

Mặc dù trong một số năm gần đây, tỉnh đã có nhiều cố gắng đầu tư xây dựng

hạ tầng như việc xây dựng các khu đô thị, làm mới các đường xá, hệ thống kỹ thuật khác, nhưng vì nguồn vốn nhỏ lẻ, lại bị phân chia về các ngành đầu tư, nên việc xây dựng hoàn thiện đô thị là rất khó khăn Hệ thống thu gom thoát nước mưa và nước thải đã được đầu tư bởi Dự án Vệ sinh môi trường thành phố Đồng Hới nhưng ở nhiều khu vực chưa có, nước thải công nghiệp, bệnh viện và sinh hoạt hiện chưa có

hệ thống thu gom riêng biệt để xử lý mà xả thẳng vào hệ thống thoát nước chung của Thành phố trước khi xả ra sông, biển gây ô nhiễm nghiêm trọng cho môi trường, nhất là vào mùa mưa, nước thải, nước mưa hoà lẫn chảy tràn trên đường phố, các khu dân cư gây ô nhiễm môi trường, làm mất cảnh quan Thành phố, ảnh hưởng trực tiếp đến môi trường sinh thái của người dân và đến chất lượng của các công trình xây dựng

Cơ sở hạ tầng của Đồng Hới đã được thực hiện cho thấy phần lớn hệ thống cống của Đồng Hới được xây dựng bằng 2 loại vật liệu chính là các cống tròn bằng

bê tông cốt thép (BTCT) và cống bản xây bằng gạch có đậy tấm đan BTCT

Khảo sát cho thấy chất lượng các cống tròn và cống bản qua đường được xây dựng vào những năm 2000 có chất lượng tương đối tốt Còn lại hệ thống đường ống trước đó trong khu vực 2 phường nội thành đã bị xuống thoát, nhiều hố ga đã bị hư hỏng, tình trạng bùn lắng trong cống nhiều, làm giảm tiết diện và ảnh hưởng đến khả năng thoát nước của hệ thống

Trong một thời gian dài, vì nhiều lý do khác nhau nhưng chủ yếu là do nguồn

Trang 12

vốn còn gặp nhiều khó khăn đối với tỉnh Quảng Bình và thành phố Đồng Hới, nên

sự đầu tư cho phát triển, cải tạo và duy trì hạ tầng kỹ thuật của thành phố Đồng Hới còn nhỏ so với nhu cầu, nhất là hệ thống thoát nước, thu gom và xử lý nước thải, quản lý chất thải rắn Điều đó phần nào ảnh hưởng đến điều kiện sống của cộng đồng, đến sự phát triển mọi mặt của đô thị, làm môi trường sống ngày càng xuống cấp và thường xảy ra ngập úng tại một số khu vực cục bộ

Tình trạng mất cắp, nứt vỡ nắp đan hố ga thường xuyên xảy ra cần thiết phải được đầu tư để thay thế, cải tạo nhằm đảm bảo an toàn giao thông và mỹ quan của thành phố

Dự án Vệ sinh môi trường thành phố Đồng Hới đã đầu tư hệ thống cống thu gom và nhà máy xử lý nước thải Đức Ninh với công suất thiết kế là 10.000 m3/ngày đêm năm 2020 và 19.000 m3/ngày đêm năm 2030 Hiện nay lượng nước thải được thu gom và xử lý tại nhà máy dự kiến năm 2016 đạt công suất 6.800 m3/ngày đêm,

để đảm bảo hệ thống thu gom và xử lý nước thải đạt hiệu quả, chất lượng giảm thiểu ô nhiễm môi trường cần thiết phải xây dựng giá xử lý phù hợp trong năm 2016 nhằm đảm bảo đủ chi phí vận hành của nhà máy

Nạo vét, cải tạo và duy tu hệ thống thoát nước hiện có của thành phố Đồng Hới đang là một nhu cầu cấp thiết nhằm đảm bảo thoát nước, tránh ngập úng, làm xanh sạch đẹp thành phố và cũng là phù hợp với mục tiêu phát triển kinh tế xã hội

và mục tiêu trở thành một thành phố Du lịch hiện đại văn minh của thành phố Đồng Hới, đáp ứng với yêu cầu phát triển của đô thị loại II

Thu gom, xử lý nước thải sinh hoạt thành phố Đồng Hới với mục tiêu nâng cao chất lượng sống của nhân dân, tăng cường sức khỏe cộng đồng trong khu vực, bảo vệ chất lượng nước các sông, đảm bảo mỹ quan và vệ sinh môi trường đô thị trong khu vực, xây dựng và phát triển thị xã Đồng Hới ngày các văn minh, hiện đại

Chính vì những lý do trên, đề tài “Quản lý hệ thống thoát nước thành phố

Đồng Hới tỉnh Quảng Bình” là hết sức cấp thiết

Trang 13

* Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

- Đối tượng nghiên cứu: Quản lý hệ thống thoát nước

- Phạm vi nghiên cứu: Thành phố Đồng Hới tỉnh Quảng Bình

* Phương pháp nghiên cứu

- Điều tra, thu thập số liệu, khảo sát hiện trạng và điều tra xã hội học

- Phân tích, tổng hợp tài liệu

- Kế thừa

- So sánh, đối chiếu

- Phương pháp chuyên gia

* Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài

- Đánh giá đúng thực trạng công tác quản lý hệ thống thoát nước thành phố Đồng Hới tỉnh Quảng Bình

- Đưa ra khoa học trong việc đề xuất các giải pháp quản lý hiệu quả

- Đề xuất giải pháp quản lý để nâng cao hiệu quả hoạt động của hệ thống thoát nước thành phố Đồng Hới tỉnh Quảng Bình

* Cấu trúc của luận văn

- Chương I: Thực trạng công tác quản lý hệ thống thoát nước thành phố Đồng Hới tỉnh Quảng Bình

- Chương II: Cơ sở lý luận và thực tiễn quản lý hệ thống thoát nước thành phố Đồng Hới tỉnh Quảng Bình

- Chương III: Đề xuất giải pháp quản lý hệ thống thoát nước thành phố Đồng Hới tỉnh Quảng Bình

Trang 14

Để xem được phần chính văn của tài liệu này, vui lòng liên hệ với Trung Tâm Thông tin Thư viện – Trường Đại học Kiến trúc Hà Nội

Địa chỉ: T.13 – Nhà H – Trường Đại học Kiến trúc Hà Nội Đ/c: Km 10 – Nguyễn Trãi – Thanh Xuân Hà Nội

TRUNG TÂM THÔNG TIN THƯ VIỆN

Trang 15

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ Kết luận

- Thành phố Đồng Hới hiện nay đang xây dựng hệ thống thoát nước do chính phủ Nhật Bản tài trợ Tuy nhiên do công tác thực hiện quy hoạch thoát nước còn chưa được quan tâm đúng mức nên công tác thực hiện chuẩn bị đầu tư các dự án còn gặp nhiều khó khăn, thực hiện chậm, chưa đảm bảo tiến độ

- Công tác quản lý HTTN còn nhiều yếu kém, bộ máy quản lý còn nặng nề cơ chế bao cấp; phân công phân cấp còn chưa rõ ràng, ôm đồm nhiều chuyên ngành; thiếu cơ sở vật chất; thiếu chính sách hợp lý; phí thoát nước còn thấp Công ty Môi trường đô thị thành phố thực hiện chức năng quản lý còn nhiều hạn chế Luận văn

đề xuất mô hình quản lý là URENCO Quảng Bình

- Kinh phí cấp cho quản lý hệ thống thoát nước còn ít nên công việc chủ yếu của công ty là giải quyết sự tắc nghẽn, úng ngập và một phần do cơ sở vật chất, máy móc thiết bị còn hạn chế, trình độ chuyên môn của công nhân chưa đáp ứng được với công việc đặc thù của hệ thống thoát nước

- Sự tham gia của cộng đồng cũng được đề cập trong Luận văn Sự tham gia của cộng đồng bằng nhiều hình thức, có sự huy động vốn trong xã hội hóa xây dựng, duy tu hệ thống, tham gia giám sát và bảo vệ hệ thống thoát nước

- Luận văn cũng nêu ra lợi ích của việc sử dụng phần mềm quản lý tài sản mạng lưới thoát nước đô thị, đây là phương tiện rất hữu ích và mang tính lâu dài đã được nhiều thành phố trong nước và trên thế giới áp dụng hiệu quả Giúp cho quá trình quản lý và vận hành hệ thống thoát nước được tối ưu

- Luận văn cũng chú trọng công tác quản lý cos cao độ và công tác nghiệm thu bàn giao đưa vào sử dụng các công trình thoát nước mà hiện nay chưa được quan tâm đúng mức

Luận văn cũng đưa ra một số giải pháp về cơ chế chính sách, giải pháp quản lý

kỹ thuật cũng như giải pháp xã hội hóa công tác đầu tư quản lý hệ thống thoát nước, nâng cao hiệu quả công tác quản lý hệ thống thoát nước

Trang 16

Kiến nghị

Với mục đích nghiên cứu là đánh giá thực trạng công tác quản lý hệ thống thoát nước thành phố Đồng Hới, đề xuất các giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý hệ thống thoát nước thành phố Đồng Hới tác giả đề xuất một số kiến nghị sau:

- Nhà nước cần nghiên cứu ban hành các chính sách cụ thể hơn tạo hành lang pháp lý thông thoáng kêu gọi được xã hội hóa trong công tác đầu tư, quản lý hệ thống thoát nước

- Các cơ quan ban nghành của địa phương có nhiệm vụ quản lý nhà nước về công tác quản lý thoát nước đô thị cần thực hiện tốt chức năng nhiệm vụ của mình, phối hợp chặt chẽ trong quản lý quy hoạch, quản lý cấp phép và quản lý công tác nghiệm thu bàn giao đưa công trình vào sử dụng

- Xây dựng cơ chế chính sách nâng cao năng lực cán bộ quản lý nhà nước, đào tạo đội ngũ công nhân có tay nghề cao, nâng cao hiệu quả quản lý bắt kịp với sự phát triển của khoa học công nghệ Áp dụng khoa học kỹ thuật vào công tác quản lý thoát nước

- Kêu gọi sự tham gia tham vấn của cộng đồng trong công tác quản lý thoát nước, nâng cao hiệu quả quản lý đầu tư, vận hành hệ thống thoát nước

Ngày đăng: 08/08/2017, 12:50

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

w