1. Trang chủ
  2. » Giáo án - Bài giảng

Bài thơ: Màu thời gian - Đoàn Phú Tứ

5 6,5K 23
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 5
Dung lượng 68 KB

Nội dung

Màu thời gian Nhắc đến “Màu thời gian”,người ta không chỉ nghĩ ngay đến cái hay của bài thơ mà còn nhớ đến tài năng của tác giả-Đoàn Phú Tứ.Ông quê ở Ninh Bình,là cây bút nòng cốt của n

Trang 1

Màu thời gian

bài thơ mà còn nhớ đến tài năng của tác giả-Đoàn Phú Tứ.Ông quê ở Ninh Bình,là cây bút nòng cốt của nhóm chủ trương hình thức văn chương không theo khuôn mẫu này.Trong sự nghiệp sáng tác,Đoàn Phú Tứ soạn kịch,hoạt động sân khấu là chính và ít làm thơ,ông còn là dịch giả của những tác phẩm của các tác giả lớn phương tây.Ngoài ra,ông còn là đại biểu quốc hội Việt Nam dân chủ cộng hòa khóa I,giảng viên trường văn hóa kháng chiến lien khu IV,làm việc tại tạp chí văn nghệ Việt Bắc.Các tác phẩm tiêu biểu của

ông:Màu thời gian,Những bức thư tình,Ngã ba,Trở về,Ghen Và đặc biệt với bút danh là Tuấn Đô,ông đã dịch một số kịch và tiểu thuyết như:Lão hà

tiện,Trưởng giả học làm sang,Đỏ và đen Trong các tác phẩm của Đoàn Phú

Tứ, thì “Màu thời gian”được đánh giá khá thành công,được nhiều người biết

đến như là nét đặc trưng của Đoàn Phú Tứ.Bài thơ là sắc màu tâm

trạng,được in trong “Xuân Thu Nhã Tập”.Trên thực tế,đánh giá nghệ thuật

thuần túy theo quan điểm xã hội không tránh khỏi đánh giá phiến diện hoặc

đề cao,tán dương thiếu chính xác hoặc hạ thấp,vùi dập một cách oan uổng… Tình cảm,tư tưởng trong tác phẩm văn học cũng chính là tình cảm,tư tưởng

về thế giới,cuộc đời,nhân tình thế thái.Mỗi cách thức thể hiện của nhà văn đều hàm chứa môt quan niệm nghệ thuật về con người,cuộc đời một cách cụ

thể.Nói tới “Xuân thu Nhã Tập”,không thể không nói tới bài thơ của Đoàn Phú Tứ-Màu thời gian:

Sớm nay tiếng chim thanh Trong gió xanh

Dìu vương hương ấm thoảng xuân tình

Ngàn xưa không lạnh nữa,Tần Phi

Ta lặng dâng nàng Trời mây phảng phất nhuốm thời gian

Màu thời gian không xanh Màu thời gian tím ngát Hương thời gian không nồng Hương thời gian thanh thanh

Tóc mây một món chiếc dao vàng Nghìn trùng e lệ phụng quân vương Trăm năm tình cũ lìa không hận Thà nép mày hoa thiếp phụ chàng

Duyên trăm năm đứt đoạn Tình muôn thuở còn hương Hương thời gian thanh thanh Màu thời gian tím ngát.

Trang 2

Cái hay của “Màu thời gian” chính là ở sức gợi.Tâm tình kín đáo,bâng

khuâng,khi mơ hồ,khi bí hiểm của bài thơ có lẽ chỉ cảm nhiều hơn là hiểu được.Không gian bài thơ được mở ra từ điểm nhìn thời gian:

Sớm nay tiếng chim thanh Trong gió xanh

Dìu vương hương ấm thoảng xuân tình.

Đó là một không gian êm ả,trong và dịu.Cảnh sớm có tiếng chim hót nhung không ồn ào,náo động.Làn gió xanh như khoác thêm cho buổi sớm cái dáng

vẻ thanh sạch và tinh khôi đến kì lạ.Gió tựa hồ được thổi ngơ ngác,non tơ để

mà “sớm nay” chỉ thoảng nhẹ,mát lành.Câu thơ thứ ba neo lại nét thần của

cảnh,khi trời hương gió,tiếng chim quyện hòa,bịn rịn.Trời trong cảnh tỉnh

mà không thấy lạnh.Sự gắn kết tuyệt diệu của cảnh sắc thiên nhiên tạo vật

tạo nên “hương ấm”.lòng người thêm xốn xang,lưu luyến.Những chữ “dìu”,

“vương”, “thoảng” buông ra thật nhẹ,thật êm mà chất chứa nỗi long tha thiết

lan tỏa.Cái tình xuân của tác giả ở đây tinh tế mà kín đáo.Tình gửi trong tiếng chim,trong hơi gió,trong mùi hương tạo được dư âm vang vọng trong long người.Ngẫm kỹ,điệu thơ như lời ru hời khoan nhặt,như vỗ về lưu

luyến…Với những câu thơ như thế này,Đoàn Phú Tứ đã chạm tới cái “rung

động siêu việt,trong trẻo và nhẹ nhàng” của thơ Xuân Thu Nhã Tập.

Cách gieo vần “anh” ở cuối câu làm cho âm điệu của khổ thơ mien man,bay

bổng tạo cảm giác dễ chịu,đưa tâm hồn người đọc phiêu bồng theo cảnh vật tuyệt đẹp của buổi sớm mai.Với những câu thơ ngắn dài không đều,không những không làm đứt mạch cảm xúc mà còn làm người đọc trải rộng cõi lòng

để mường tượng ra khung cảnh thiên nhiên đất trời lúc đó,đưa người đọc hòa mình vào,rồi bất chợt nhận ra…mình đắm say với cảnh lúc nào không biết.Bên cạnh đó,tác giả đã cố ý tạo ra sự trùng điệp về âm hưởng bắng cách

lập lại âm tiết “vương”, “hương” có phần vần giống nhau làm tăng sức biểu

hiện,tăng nhạc tính cho câu thơ.Đặc biệt,Đoàn Phú Tứ đã có dụng ý khi sử

dụng nguyên âm “a” trong hai từ “thanh”, “xanh” ở hai câu mở đầu.Tuy là nắm ở cuối mỗi câu thơ nhưng “a” là nguyên âm sáng,có độ mở lớn đã tạo

nên biểu tượng của sự tươi sáng có tác dụng làm tăng sức mạnh cho sự diễn đạt về một phong cảnh hữu tình vào buồi sớm mai.Chỉ ba câu thơ mở đầu ngắn ngủi của khổ thơ thứ nhất nhưng đã để lại cảm giác miên mantrong

long người đọc.đưa người đọc bay bổng trong cảm giác “xuân tình”…thật

khó quên.

Ở khổ thơ thứ hai, “Màu thời gian” thoắt chuyển sang chuyện “ngày

xưa”,tiếp tục đưa người đọc về một quá khứ xa xăm…

Ngàn xưa không lạnh nữa,Tần Phi.

Ta lặng dâng nàng Trời mây phảng phất nhuốm thời gian.

Những câu thơ mang nặng tâm trạng hoài cổ nhưng vẫn tha thiết,tình nghĩa.Dọc theo trục thời gian,tác giả dừng lại ở câu chuyện nàng Tần

Phi.Cũng khó có thể hiểu “nàng” mà “ta lặng dâng” ở đây là ai?Tần phi hay một người nào khác.Người xưa,chuyện cũ chỉ khiến long “ta” them u buồn,hồn “ta” them trống trải.Thời gian xưa trở về phủ đầy trong tâm

trạng.Một nỗi long man mác,day dứt của thi nhân gói trọn trong từ

Trang 3

“nhuốm”.Thời gian vô hình trong cảm nhận của tác giả trở nên có màu

sắc,hương vị.Ở khổ thơ này ta chỉ có thể “cảm” chứ khó có thể “hiểu” được

một cách cặn kẽ,chặt chẽ được.

Với cách dung từ thi ca “ta”, “nàng” làm cho bài thơ mang màu sắc phong

cách thi ca cổ,tạo âm hưởng nhẹ nhàng,khoan thái làm cho tâm hồn người đọc có cảm giác gì đó thanh bình,nhẹ nhàng,một cảm giác yêu thương ngập đầy trong tâm trạng-lan tỏa từng chút một.Ngoài ra,ở khổ thơ này,Đoàn Phú

Tứ đã sử dụng từ láy “phảng phất” vào ngữ cảnh này-thật sự rất tuyệt vời.Đây là hình ảnh đẹp từ không gian đến thời gian: “trời mây” từng

chút,từng chút không phải rõ ràng sâu đậm mà phảng phất,nhẹ lướt qua để

rồi dần dần “nhuốm thời gian” tự lúc nào.Hình ảnh “nhuốm”-một hình ảnh

gợi cảm,lây lan từng chút một,không mạnh mẽ,chỉ nhẹ nhàng rồi lan tỏa…

Qua khổ thơ thứ ba,Đoàn Phú Tứ đặc biệt chú trọng nói đến “thời

gian”:

Màu thời gian không xanh Màu thời tím ngát

Hương thời gian không nồng Hương thời gian thanh thanh.

Những tiếng “màu thời gian”, “hương thời gian” được nhắc lại như khắc sâu

thêm tâm tưởng của tác giả.Nếu như Xuân Diệu cảm nhận được từng bước đi của thời gian để khao khát sống trọn vẹn thì Đoàn Phú Tứ tìm ở thời gian những sắc màu,những hương vị vọng về từ những câu chuyện cũ.Cảm thức

về thời gian quá khứ và hiện tại nối liền,từ hiện tại nhớ về quá khứ,từ quá khứ mong về hiện tại.Thời gian không có sắc,có hương trong hiện thực nhưng tồn tại trong tâm tưởng,hoài niệm của tác giả.Hoài niệm xưa buồn bã bâng khuâng khiến cảm nhận về thời gian cũng loãng nhạt,mơ hồ.Đây là màu,là hương của tâm trạng u buồn lặng lẽ,không cuộn trào sôi sục mà bền chặt lòng người.Khổ thơ này là những lời khẳng đinh về thời gian một cách

mới mẻ hiếm có trong thơ ca “Thời gian” không có hình hài,mùi vị,âm sắc

mà Đoàn Phú Tứ lại có thể cảm được “màu thời gian tim ngát” và “hương

thời gian thanh thanh” thì quả thật ông là một con người rất nhạy cảm,tinh tế

cả trong cách “cảm”,cách “nghĩ” và trong chính tâm hồn đồng điệu của nhà

thơ.Khổ thơ này có thể coi là khổ thơ khá hay từ cách vận dụng từ ngữ đến

cả cách miêu tả về “thời gian”.Nhà thơ đã vận dụng cách lặp đầu hai cụm từ

“màu thời gian” và “hương thời gian” rất tốt làm cho đoạn thơ mang sắc thái

ý nghĩa và sắc thái biểu cảm đặc trưng về “thời gian”.Kết thúc câu thơ thứ nhất và thứ tư của khổ thơ bằng hai từ “xanh” và “thanh” làm cho khổ thơ

co một nét gì đó riêng biệt,tươi sáng,đặc biệt là làm cho âm điệu khổ thơ tràn đầy sức sống.Trước Đoàn Phú Tứ cũng có nhiều bài thơ viết về thời gian

nhưng “Màu thời gian” của Đoàn Phú Tứ lại là sự cảm nhận khác biệt về

thời gian chỉ riêng tác giả mới có được.Nếu như những nhà thơ khác viết về thời gian với một tâm trang níu keo,lo lắng nó sẽ trôi qua nhanh thì ở Đoàn Phú Tứ,ông lại cảm nhận thời gian dưới màu sắc và hương vị-một điều không có thực trong hiện tại mà chỉ có trong tâm tưởng của nhà thơ mà thôi.Khổ thơ thật thú vị!

Đến khổ thơ thứ tư:

Trang 4

Tóc mây một món chiếc dao vàng Nghìn trùng e lệ phụng quân vương Trăm năm tình cũ lìa không hận Thà nép mày hoa thiếp phụ chàng

Những hình ảnh ước lệ tượng trưng được sử dụng nhiều trong khổ thơ: “tóc

mây”, “chiếc dao vang”, “nghìn trùng e lệ”, “trăm năm tình cũ”, “mày hoa”,

“thiếp” và “chàng”.Điệu thơ chuyển từ ngũ ngôn snag thất ngôn có nét trng

trọng nhưng xa vời.Có ý kiến cho rằng,Đoàn Phú Tứ qua khổ thơ này đã phác họa chân dung người đẹp Dương Qúy Phi xưa cắt tóc dâng vua Đường Minh Hoàng để bày tỏ tình yêu của mình.Dù thế nào,chuyện xưa của Tần Phi

và Dương Qúy Phi cũng làm cho bài thơ có vỏ bọc khó hiểu.Nội hàm bài thơ vốn mang tính đa nghĩa,các tác giả Xuân Thu Nhã Tập cũng rất chú trọng điều này.Xét theo góc độ đó,bài thơ chở đi nỗi niềm bâng khâng về xa xăm huyền ảo của tác giả.

Lại một lần nữa,Đoàn Phú Tứ sử dụng các từ dung trong thi ca xưa như

“quân vương”, “thiếp”, “chàng” nhằm làm tăng sắc thái trang trọng,thanh

nhã,đặc biệt nó mang đậm màu sắc phong cách thi ca cổ.đểlại sự cảm thụ của người đọc ngày nay một phong vị cổ điển đặc biệt,đậm đà khó quên

Những câu thơ cuối lại được nhắc lại bởi màu sắc và hương vị thời gian:

Duyên trăm năm đứt đoạn Tình muôn thuở còn hương Hương thời gian thanh thanh Hương thời gian tím ngát.

Chuyện xưa đã khép,tình xưa còn nồng và tinh nay cũng vậy.Cái dư vị mênh mang,xa ngái của những vần thơ tạo nên nét độc đáo của toàn bài.Cách đặt

từ “chốt”: “duyên va “tình” ra đầu câu làm cho khổ thơ như nhuốm đầy màu

sắc tình yêu.Tác giả đã sử dụng nhiều thanh bằng làm cho khổ thơ trải dài,miên man và âm điệu thoáng chút buồn,sâu lắng.Bài thơ đã khép lại bằng

“thời gian”-không hiện hữu thực sự dưới bất cứ hình hài nào trong cuộc sống

nhưng lại gắn bó với con trong suốt cuộc hành trình trên dương thế.

Bài thơ “Màu thời gian” được viết theo thể thơ tự do,đồng thời tác giả

đã sử dụng nhiều nghệ thuật ngôn từ làm cho bài thơ mang sắc thái biểu cảm riêng,đạt được tới cái hay của đỉnh cao nghệ thuật.Đoàn Phú Tứ đã rất tinh

tế khi đưa vào bài thơ những từ thi ca cổ đan xen với những từ hán việt làm cho tâm trạng người đọc cũng đan xen giữa thực và mơ,giữa quá khứ và hiện tại,chính điều này đã làm tăng them sắc thái trang trọng,thanh nhã cho bài

thơ.Nếu con đường của “tri thức là phải sáng tạo” thì Đoàn Phú Tứ đã tạo

cho mình một sự khai sáng mới trong cách thể hiện và khám phá hiện thực.Dù cách thể hiện của tác giả còn có phần khó hiểu nhưng cảm hứng chung của bài thơ vẫn hướng tới những cảm xúc chân thực, tinh tế trước cuộc đời và số phận.

Mã lớp:02 Nguyễn Thị Kim Duyên MSSV:0760039

Ngày đăng: 06/07/2013, 01:26

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w