Bộ đề môn văn: Trắc nghiệm: Em hãy đọc đoạn trích sau đây và trả lời câu hỏi bên dưới: … “Em cu Tai ngủ trên lưng mẹ ơi Em ngủ cho ngoan đừng rời lưng mẹ Mẹ đi tỉa bắp trên núi Ka-lưi Lư
Trang 1ĐỀ THI TUYỀN SINH VÀO LỚP 10CỦA TRƯỜNG THPT PHẠM
THÀNH TRUNG.
NĂM HỌC: 2007 -2008.
Bộ đề môn văn:
Trắc nghiệm:
Em hãy đọc đoạn trích sau đây và trả lời câu hỏi bên dưới:
… “Em cu Tai ngủ trên lưng mẹ ơi
Em ngủ cho ngoan đừng rời lưng mẹ Mẹ đi tỉa bắp trên núi Ka-lưi Lưng núi thì mà lưng mẹ nhỏ
Em ngủ ngoan em đừng làm mẹ mỏi Mặt trời của bắp thì nằm trên đồi Mặt trời của mẹ, em nằm trên lưng
- Ngủ ngoan a-kay ơi, ngủ ngoan a-kay hỡi Mẹ thương a-kay, mẹ thương làng đói Con mơ cho mẹ hạt bắp lên đều Mai sau con lớn phát mười Ka-lưi…”
Câu 01: Đoạn trích trên được tác giả sáng tác vào thời điểm:
A Đang công tác ở chiến khu miền Tây Thừa Thiên
B Đang là sinh viên du học ở Liên Xô
C Đang đi thực tế ở vùng mỏ Quảng Ninh
D Đang hoạt động ở tuyến đường Trường Sơn
Câu 02: Từ ngữ nào dưới đây là đúng về giọng điệu của đoạn trích trên:
A Nhỏ nhẹ, trằm lắng
B Sôi nổi, vui tươi
C Tâm tình, thiết tha
D Ngọt ngào trìu mến
Câu 03: Đặt vào tác phẩm, đoạn trích trên là các khổ thơ:
A Thứ nhất, thứ hai
B Thứ ba, thứ tư
C Thứ hai, thứ ba
D Thứ tư, thứ năm
Câu 04: “Ka-lưi” là tên một ngọn núi ở:
A Vùng núi Cao Bằng
B Dọc đường Trường Sơn
C Vùng mỏ Quảng Ninh
D Vùng tây Thừa Thiên
Trang 2Câu 05: Tình cảm của người mẹ dành cho con được bộc lộ chủ yếu ở dòng nào sau đây:
A Mặt trời của mẹ, em nằm trên lưng
B Em ngủ cho ngoan đừng rời lưng mẹ
C Ngủ ngoan A-kay ơi, ngủ ngoan A-kay hỡi
D Mai sau con lớn phát mười Ka-lưi
Câu 06: đoạn trích trên thể hiện ước mong gì của người mẹ dánh cho con?
A Mong con trở thành chàng trai cường tráng, khoẻ mạnh
B Mong con có giấc ngủ ngoan, có những giấc mơ đẹp
C Mong con được làm người dân của một đất nước độc lập
D Mong con trở thành chàng trai tài giỏi trong lao động sản xuất
Câu 07: Tình yêu thương con của người mẹ trong đoạn trích trên gắn với tình cảm nào?
A Tình yêu quê hương
B Tình yêu buôn làng
C Tình yêu đất nước
D Tình yêu lao động
Câu 08: Dòng nào sau đây thể hiện rõ sự nhọc nhằn, vất vã của người mẹ?
A Lưng núi thì to mà lưng mẹ nhỏ
B Mặt trời của bắp thì nằm trên đồi
C Mẹ đang tỉa bắo trên núi K-lưi
D Em ngủ ngoan em đừng làm mẹ mỏi
Câu 09: Theo em, dòng đầu của đoạn trích trên là thành phần biệt lập nào?
A Phụ chú
B Tình thái
C Gọi đáp
D Cảm thán
Câu 10: Cụm từ nào sau đây không có phó từ?
A Trên núi Ka-lưi
B Đang tỉa bắp
C Ngủ cho ngoan
D Đừng rời lưng mẹ
Câu 11: Từ “mẹ” trong dòng nào dưới đây là từ xưng hô?
A Ngủ cho ngoan đừng rời lưng mẹ
B Em cu Tai ngủ trên lưng mẹ ơi
C Con mơ cho mẹ hạt bắp lên đều
D Em ngủ cho ngoan đừng làm mẹ mỏi
Câu 12: Các câu trong đoạn “Ngủ ngoan a-kay ơi… phát mười Ka-lưi” đã sử dụng
những phép liên kết nào?
A Phép lặp, phép nối
B Phép thế, phép nối
Trang 3C Phép lặp, phép thế
D Phép đồng nghĩa, phép nối
Câu 13: Câu “Con mơ cho mẹ hạt bắp lên đều” thuộc kiểu câu nào, dùng với mục
đích gì?
A Kiểu câu cầu khiến – mục đích khẳng định
B Kiểu câu trần thuật – mục đích kể
C Kiểu cau cảm thán – mục đích bọc lộ cảm xúc
D Kiểu câu trần thuật – mục đích cầu khiến
Câu 14: Biện pháp tu từ chính d0ược sử dụng trong câu “Mặt trời của bắp thì nằm
trên đồi, mặt trời của mẹ, em nằm trên lưng” là biện pháp:
A Đối ngữ
B Nhân hoá
C Chơi chữ
D Aån dụ
Câu 15: Quan hệ về nghĩa giữa các vế trong câu ghép sau đây là quan hệ gì: “Lưng
núi thì to mà lưng mẹ nhỏ”?
A Tăng tiến
B Tương phản
C Bổ sung
D Tiếp nối
Câu 16: Hai từ “ lưng” trong câu “Lưng núi thì to mà lưng mẹ nhỏ” là:
A Từ khác nghĩa
B Từ đồng âm
C Từ đồng nghĩa
D Từ nhiều nghĩa
Tự luận:
Em hãy trình bày những cảm nhận của mình về tình cha con trong hoàn cảnh chiến tranh qua truyện ngắn Chiếc lược ngà của nhà văn Nguyễn Quang Sáng
CỦA TÔ PHÁT ĐẠT
Hết