1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

Đường lối kháng chiến chống thực dân pháp (1945 1954)

64 856 7

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 64
Dung lượng 0,99 MB

Nội dung

Thắng lợi của cuộc kháng chiến chống Pháp 1945 - 1954 của nhân dân ta bắt nguồn từ nhiều nguyên nhân cả chủ quan và khách quan, trong đó một trong những nhân tố có tính chất quyết định n

Trang 1

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÂY BẮC

BÁO CÁO TỔNG KẾT

ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU KHOA HỌC CỦA SINH VIÊN

ĐƯỜNG LỐI KHÁNG CHIẾN CHỐNG THỰC DÂN PHÁP

(1945 - 1954)

Thuộc nhóm ngành khoa học: Lịch sử Việt Nam hiện đại

Sơn La, tháng 05 năm 2017

Trang 2

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÂY BẮC

BÁO CÁO TỔNG KẾT

ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU KHOA HỌC CỦA SINH VIÊN

ĐƯỜNG LỐI KHÁNG CHIẾN CHỐNG THỰC DÂN PHÁP

(1945 - 1954)

Thuộc nhóm ngành khoa học: Lịch sử Việt Nam hiện đại

Sinh viên thực hiện: Bùi Văn Toàn Nam, Nữ: Nam Dân tộc: Kinh

Hoàng Văn Quỳnh Nam, Nữ: Nam Dân tộc: Nùng

Đỗ Việt Hà Nam, Nữ: Nam Dân tộc: Kinh

Nguyễn Tuấn Anh Nam, Nữ: Nam Dân tộc: Kinh

Lớp: K55 ĐHSP Lịch Sử Khoa: Sử - Địa

Năm thứ : 3/ Số năm đào tạo: 4

Ngành học: Sư phạm Lịch sử

Sinh viên chịu trách nhiệm chính: Bùi Văn Toàn

Người hướng dẫn: PGS TS Phạm Văn Lực

Sơn La, tháng 5 năm 2017

Trang 3

LỜI CẢM ƠN

Sau một thời gian nghiên cứu, chúng tôi đã hoàn thành đề tài này Đề tài đã được hoàn thành với sự giúp đỡ thầy cô, bạn bè và Thư viện nhà trường

Trước tiên cho chúng tôi được bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới thầy Phó giáo sư,

Tiến sĩ Phạm Văn Lực, người đã tận tình hướng dẫn, chỉ bảo chúng tôi trong suốt quá

trình nghiên cứu và hoàn thành đề tài Chúng tôi xin chân thành cảm ơn gia đình, bạn

bè đã giúp đỡ chúng tôi rất nhiều trong quá trình hoàn thành đề tài

Trong quá trình thực hiện đề tài, chúng tôi đã nghiên cứu một cách nghiêm túc, khoa học, song không tránh khỏi những thiếu sót.Rất mong quý thầy cô và các bạn góp ý để đề tài được hoàn chỉnh hơn

Chúng tôi xin chân thành cảm ơn!

Trang 4

MỤC LỤC

MỞ ĐẦU 1

1 Lý do chọn đề tài 1

2 Lịch sử nghiên cứu vấn đề 1

3 Đối tượng, nhiệm vụ, phạm vi nghiên cứu, mục đích và đóng góp của đề tài 3

4 Nguồn tài liệu và phương pháp nghiên cứu: 3

5 Đóng góp của đề tài 3

6 Cấu trúc của đề tài 4

CHƯƠNG 1: SỰ HÌNH THÀNH ĐƯỜNG LỐI KHÁNG CHIẾN 5

1.1 Cơ sở Đảng ta hình thành đường lối kháng chiến 5

1.1.1 Cơ sở lí luận 5

1.1.2 Cơ sở thực tiễn 5

1.2 Cơ sở hình thành đường lối thông qua các thông qua các văn kiện của Đảng, Chính phủ 10

1.2.1 Tuyên ngôn Độc lập (02/09/1945) 10

1.2.3 Chỉ thị toàn dân kháng chiến (12/12/1946) 15

1.2.4 Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến (19/12/1946) 17

1.2.5 Tác phẩm “Kháng chiến nhất định thắng lợi” 19

Tiểu kết 23

CHƯƠNG 2: NỘI DUNG VÀ TÍNH KHOA HỌC CỦA ĐƯỜNG LỐI KHÁNG CHIẾN CHỐNG PHÁP (1945 - 1954) 24

2.1.1 Kháng chiến toàn dân 24

2.1.2 Kháng chiến toàn diện 27

2.1.3 Kháng chiến trường kỳ 29

2.1.4 Kháng chiến dựa vào sức mình là chính 31

2.2 Tính khoa học của đường lối kháng chiến 32

Tiểu kết 33

CHƯƠNG 3: SỰ TRIỂN KHAI ĐƯ ỜNG LỐI KHÁNG CHIẾN CỦA ĐẢNG (1945 - 1954) 34

3.1 Giai đọa 1945 - 1946 34

3.2 Giai đoạn 1946 - 1948 37

3.3 Giai đoạn 1948 - 1950 40

Trang 5

3.4 Giai đoạn 1951 - 1954 44

3.5 Đường lối kháng chiến của Đảng -nhân tố quyết định thắng lợi của cuô ̣c kháng chiến chống Pháp (1945 - 1954) 51

Tiểu kết 53

KẾT LUẬN 54

TÀI LIỆU THAM KHẢO 55

PHỤ LỤC 57

Trang 6

MỞ ĐẦU

1 Lý do chọn đề tài

Cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược của nhân dân ta đầy khó khăn gian khổ kết thúc thắng lợi vào năm 1954 Thắng lợi của cuộc kháng chiến chống Pháp (1945 - 1954) của nhân dân ta bắt nguồn từ nhiều nguyên nhân cả chủ quan và khách quan, trong đó một trong những nhân tố có tính chất quyết định nhất là nhờ có đường lối

kháng chiến đúng đắn, khoa học, phù hợp của Đảng, với nội dung: “Toàn dân, toàn diện,

trường kỳ và dựa vào sức mình là chính”

Việc tìm hiểu, nghiên cứu về quá trình hình thành, nội dung, sự vận dụng đường lối kháng chiến của Đảng trong suốt thời kỳ kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược (1945 - 1954) không chỉ để lại cho Đảng và dân tộc ta nhiều bài học kinh nghiệm quý báu trong thời kỳ đấu tranh giải phóng dân tộc mà còn góp phần bổ sung và hoàn thiện

lý luận về chiến tranh và cách mạng của Đảng Vì thế việc đi sâu vào nghiên cứu, tìm hiểu đường lối của cuộc kháng chiến chống Pháp (1945 – 1954) có ý nghĩa khoa học

và thực tiễn:

Về khoa học

Làm rõ điều kiện chủ quan và khách quan dẫn tới sự hình thành đường lối kháng

chiến của Đảng với nội dung: “Toàn dân, toàn diện, trường kỳ và dựa vào sức mình là

chính”

Sự lãnh đạo đúng đắn, sáng suốt của Đảng, chính phủ và chủ tịch Hồ Chí Minh Làm rõ thêm quá trình chuẩn bị đầy đủ chu đáo về mọi mặt: Kinh tế, tài chính, chính trị, quân sự… cho cuộc kháng chiến chống Pháp (1945 - 1954) của nhân dân ta

Đường lối kháng chiến của Đảng với nội dung: “Toàn dân, toàn diện, trường kỳ, và

dựa vào sức mình là chính”, đã thu hút được sự quan tâm của nhiều nhà nghiên cứu,

Trang 7

nhiều nhà hoạt động chính trị, nhà khoa học, giáo viên, sinh viên và được đề cập trong một số công trình tiêu biểu:

+ Tác phẩm “Kháng chiến nhất định thắng lợi” của đồng chí Trường Chinh (1947)

Tác phẩm đã xác định kẻ thù, mục đích của cuộc kháng chiến, phương châm và lý do vì

sao Đảng và nhân dân ta lại đề ra nội dung cuộc kháng chiến “toàn dân, toàn diện,

trường kì, tự lực cánh sinh, đồng thời tranh thủ sự giúp đỡ của bạn bè quốc tế”

+ Kiều Xuân Bá, (1995) Lịch sử Đảng cộng sản Việt Nam, Nhà xuất bản Giáo dục

Giáo trình đã nghiên cứu và làm sáng tỏ đường lối lãnh đạo của Đảng và Bác Hồ trong thời kỳ kháng chiến chống thực dân Pháp (1945 – 1954) Giáo trình đã khẳng định được

đường lối kháng chiến của Đảng, với nội dung: “Toàn dân, toàn diện, trường kỳ, tự lực

cánh sinh”, hoàn toàn phù hợp với thực tiễn cách mạng Việt Nam trong thời điểm đó

+ Lê Mậu Hán, Trần Bá Đệ, Nguyễn Văn Thư (1995), Đại cương lịch sử Việt Nam,

tập 3, nhà xuất bản Chính trị Quốc gia Giáo trình đã đề cập đến hoàn cảnh lịch sử, nội dung đường lối kháng chiến của Đảng ta trong giai đoạn (1945 – 1954)

+ Cuốn “Tổng kết cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp thắng lợi và bài học

(1996)”, Ban chỉ đạo tổng kết chiến tranh (trực thuộc Bộ chính trị), nhà xuất bản Chính

trị Quốc gia, Hà Nội Tác phẩm đã phân tích và làm rõ sự đúng đắn, sáng tạo của Đảng khi vận dụng Chủ nghĩa Mác – Lênin vào thực tiễn cách mạng Việt Nam

+ Trần Bá Đệ, Nguyễn Xuân Minh, Lê Cung (2004) Lịch sử Việt Nam (1945 – 1975), Nhà xuất bản Đại học sư phạm Hà Nội Công trình đã nêu những nét sơ lược về toàn bộ quá trình kháng chiến chống thực dân Pháp của nhân dân ta

+ Cuốn “Một số chuyên đề Lịch Sử Việt Nam, Lịch sử thế giới và phương pháp dạy

học lịch sử” của PGS TS Phạm Văn Lực (chủ biên) (2011), nhà xuất bản Đại học sư

phạm Hà Nội Trong cuốn sách có chuyên đề “Kết hợp hai nhiệm vụ kháng chiến với

kiến quốc (1945 – 1954)” Chuyên đề này đã làm rõ được cơ sở của Đảng ta đề ra đường

lối kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược, phân tích tình hình trong nước và quốc

tế, những yêu cầu cấp thiết đặt ra cho lịch sử Việt Nam thời điểm đó là phải thực hiện hai

nhiệm vụ: Kháng chiến và kiến quốc

Ngoài ra, những vấn đề này còn được đề cập trong một số công trình như: “Lịch sử

Việt Nam từ nguồn gốc đến nay” của UBKHXH Việt Nam; “Tiến trình lịch sử Việt Nam” của Trường đại học quốc gia Hà Nội (2001); hoặc trong các khóa luận tốt nghiệp,

bài tham luận trong các hội thảo trong nước và Quốc tế về cuộc kháng chiến chống thực

Trang 8

dân Pháp của nhân dân Việt Nam; hoặc một số hồi kí của các đồng chí lãnh đạo Đảng, Nhà nước, bài viết trên các tạp chí nghiên cứu Lịch sử…

Thế nhưng, cho đến nay vẫn chưa có công trình nào đề cập đến vấn đề này một cách hoàn chỉnh, hệ thống; nhiều vấn đề khoa học vẫn chưa được làm rõ…Mặc dù vậy, tất cả các công trình trên cũng đã định hướng và là nguồn tài liệu tham khảo quý báu để chúng tôi đi vào nghiên cứu, làm sáng tỏ những vấn đề khoa học mà các công trình trước chưa

3.3 Nhiệm vụ

- Bổ sung thêm nguồn tài liệu nghiên cứu về thời kì kháng chiến chống thực dân Pháp trong giai đoạn (1945 - 1954)

4 Nguồn tài liệu và phương pháp nghiên cứu:

- Nguồn tài liệu: Đề tài chủ yếu sử dụng các nguồn tài liệu đã được công bố trong các công trình nghiên cứu như: Giáo trình, Chuyên khảo, Tạp chí cả trong nước

và thế giới, một số hồi kí của các đồng chí trong Ban lãnh đạo Đảng, hồi kí của các tác

giả người Pháp…

- Phương pháp nghiên cứu: Trên cở sở phương pháp luận sử học Mác – xít và tư tưởng Hồ Chí Minh Đề tài chủ yếu thực hiện bằng các phương pháp sau: Phương pháp lịch sử, phân tích, logic, tổng hợp, so sánh đối chiếu…

5 Đóng góp của đề tài

- Đề tài được thực hiện sẽ góp phần:

+ Làm phong phú thêm lý luận về chiến tranh nhân dân, chiến tranh giải phóng dân tộc và chiến tranh bảo vệ Tổ quốc của Đảng ta

+ Bổ sung thêm tài liệu nghiên cứu về thời kỳ kháng chiến chống Pháp (1945 - 1954) của nhân dân ta

Trang 9

+ Làm tài liệu tham khảo để giảng dạy và biên soạn lịch sử địa phương trong các trường cao đẳng, đại học và các trường phổ thông ở Tây Bắc

+ Góp phần giáo dục truyền thống yêu nước, lòng tự hào dân tộc và lòng thành kính với Đảng, chính phủ và chủ tịch Hồ Chí Minh cho thế hệ trẻ hiện nay

6 Cấu trúc của đề tài

Ngoài phần mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo, phụ lục, đề tài được kết cấu thành

ba chương:

Chương 1: Sự hình thành đường lối kháng chiến

Chương 2: Phân tích nội dung đường lối kháng chiến, làm rõ tính khoa học của đường lối kháng chiến

Chương 3: Sự triển khai đường lối kháng chiến của Đảng (1945- 1954)

Trang 10

CHƯƠNG 1

SỰ HÌNH THÀNH ĐƯỜNG LỐI KHÁNG CHIẾN

1.1 Cơ sở Đảng ta hình thành đường lối kháng chiến

1.1.1 Cơ sở lí luận

Chủ nghĩa Mác - Lênin nói về vấn đề chiến tranh và hòa bình một cách rất chung

chung, Mác nói: “Cách mạng vô sản nổ ra ở các nước tư bản”

Đến thời đại đế quốc chủ nghĩa, Lênin phát triển chủ nghĩa Mác trong hoàn cảnh

mới “Cách mạng vô sản sẽ bùng nổ ở khâu yếu nhất trong sợi dây truyền đế quốc chủ

nghĩa” hoặc “Giành chính quyền đã khó, giữ chính quyền còn khó hơn”

Hoặc khi nói về mối quan hệ giữa hai cuộc cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân

và cách mạng xã hội chủ nghĩa, Lênin cũng nói “Giữa hai cuộc cách mạng dân tộc

dân chủ nhân dân và cách mạng xã hội chủ nghĩa không có bức tường thành ngăn cách” [14; 371]

1.1.2 Cơ sở thực tiễn

a Thế giới

Cách mạng tháng Mười thành công, nước Nga Xô Viết phải đối mặt với muôn vàn khó khăn thử thách, bị 14 nước đế quốc bao vây, bọn phản cách mạng hoạt động ở khắp

mọi nơi… Trong hoàn cảnh lịch sử đó, Đảng cộng sản Liên Xô đã đề ra “Chính sách

cộng sản thời chiến” và cứu nguy được cho cách mạng

Trong cuộc chiến tranh ái quốc vĩ đại chống phát xít Đức (1939-1945), Stalin có

nói đến mối quan hệ giữa quốc phòng, tiền tuyến với hậu phương “Ai có quốc phòng

vững mạnh, người đó chiến thắng”

Hoặc như: “Muốn tiến hành chiến tranh một cách nghiêm chỉnh phải có một tổ

chức lãnh đạo vững mạnh… Một đội quân dù có hùng hậu nhất thế giới nhưng nếu nó không được sự chỉ đạo đúng đắn, sáng tạo của Chính phủ thì sẽ tan rã sau một tuần lễ” [14; 371]

Stalin cũng đề cập đến sự thử thách của chiến tranh: “Lịch sử chiến tranh dạy rằng:

Chỉ có nước nào mạnh hơn đối phương của mình về mặt phát triển, tổ chức kinh tế, về kinh nghiệm, tài nghệ và tinh thần, kiên cường đoàn kết của nhân dân trong suốt quá trình chiến tranh thì mới chịu đựng được những thử thách đó” [14; 371]

Những nhà quân sự lỗi lạc như: Na-pô-lê-ông đều coi trọng việc xây dựng đường lối lãnh đạo đấu tranh và phải chuẩn bị thật chu đáo việc đảm bảo hậu cần

Trang 11

Ở Trung Quốc, xưa nay trong các cuộc chiến tranh, đường lối đấu tranh là một trong những nhân tố thường xuyên quyết định kết quả được hay thua của hai bên Không

ít nhà quân sự lỗi lạc, nhà tư tưởng vĩ đại đã nêu rõ tầm quan trọng của đường lối lãnh đạo trong chiến tranh: Tôn Tử coi chiến thuật là chỗ dựa chủ yếu của hành động quân sự,

là cơ sở để tiến hành chiến tranh, qua đó nhấn mạnh: Chiến tranh phải có đường lối lãnh đạo nhanh nhạy, đúng đắn và sáng tạo; quân đội nào không có đường lối lãnh đạo đúng đắn, thì không thể nào giành được thắng lợi, trong chiến tranh không thể tồn tại được Nhìn chung, vai trò của cơ quan đại diện cho quyền lực cao nhất của đất nước đều được các nhà chiến lược, các nhà quân sự đánh giá cao và yêu cầu những nhà lãnh đạo, những người cầm quân phải quan tâm thường xuyên trong thời chiến cũng như thời bình Bởi lẽ, chiến tranh là sự đối mặt toàn diện của các bên tham chiến; bên nào cũng phải huy động đến mức cao nhất sức người sức của, mọi cơ sở vật chất đều bị thử thách tiêu hao

Do đó, cần phải được bổ sung và phát triển Trong chiến tranh, đường lối lãnh đạo phải kịp thời, chính xác, động viên tinh thần chiến đấu cho quân đội; đảm bảo giữ vững và tăng cường tiềm lực kinh tế và quốc phòng Sức mạnh của Đảng là sức mạnh của tất cả yếu tố chính trị, kinh tế, quân sự, văn hóa, xã hội Những yếu tố đó có liên quan chặt chẽ với nhau tạo thành một thể hoàn chỉnh Vì vậy, Đảng trở thành nhân tố quyết định đến thắng lợi của cuộc chiến tranh

b Việt Nam

* Kế thừa kinh nghiệm chống giặc ngoại xâm của dân tộc

Trong lịch sử dựng và giữ nước của dân tộc, do nước ta là một nước nhỏ yếu, nước nghèo lại tồn tại bên cạnh đế chế Trung Quốc rộng lớn, đầy tham vọng đồng hóa và thôn tính đối với dân tộc ta; có thể nói, tất cả các triều đại phong kiến Trung Quốc đều tiến hành xâm lược Việt Nam Trong hoàn cảnh đó, để đánh thắng được giặc ngoại xâm, giữ vững độc lập dân tộc, cha ông ta phải có nghệ thuật giữ nước Một trong những nghệ

thuật đó, là kết hợp giữa kinh tế với quốc phòng mà tiêu biểu nhất là chính sách “ngụ

binh ư nông” Tư tưởng đó có nghĩa là gửi quân đội trong nông nghiệp, thời bình làm

kinh tế, lúc chiến tranh các chiến binh này có thể xung trận…

Với tư tưởng lấy dân làm gốc “đẩy thuyền đi cũng là dân, lật thuyền cũng là

dân”…Nhờ vậy, ông cha ta đã đánh thắng được ngoại xâm bảo vệ độc lập dân tộc Bài

học này được Đảng ta vận dụng, đề ra Đường lối kháng chiến (1945 – 1954) [17; 373]

Trang 12

* Điều kiện hoàn cảnh của nhân dân ta khi bước vào cuộc kháng chiến toàn quốc

Sau cách mạng tháng Tám, bên cạnh những thuận lợi, cách mạng Việt Nam vừa trong tình thế bao vây cô lập lại vừa phải đối mặt với muôn vàn khó khăn thử thách do thù trong giặc ngoài gây ra

Về thuận lợi:

Cách mạng tháng Tám thành công, Đảng cộng sản Đông Dương đứng đầu là Chủ tịch Hồ Chí Minh trở thành Đảng cầm quyền trong cả nước, đúc rút được kinh nghiệm trong 15 năm tổ chức và lãnh đạo cách mạng Từ năm 1950, cách mạng Việt Nam đón nhận được sự ủng hộ, giúp đỡ của Liên Xô, Trung Quốc, các nước xã hội chủ nghĩa và các nước tiến bộ trên toàn thế giới

Nhân dân Việt Nam, sau hơn một thế kỷ sống kiếp đời nô lệ dưới ách thống trị của thực dân Pháp Đến nay được sống trong độc lập, tự do nên quyết tâm bằng bất cứ giá nào cũng phải bảo vệ quyền độc lập tự do đã giành được

II (1939-1945) Hậu quả trầm trọng đó làm cho nạn đói cuối năm (1944) đầu năm (1945),

đã cướp đi sinh mạng của hơn hai triệu người ở miền Bắc

Sau khi cách mạng tháng Tám thành công, 9 tỉnh đồng bằng Bắc Bộ và Bắc Trung

Bộ vỡ đê, tình trạng lụt lội, thất bát diễn ra nghiêm trọng Vụ mùa năm 1945 thu hoạch chỉ bằng một nửa vụ mùa năm 1944 mà lại phải cung cấp lương thực cho hơn 6 vạn quân Nhật và 20 vạn quân Tưởng; do đó, ở miền Bắc nạn đói có nguy cơ tái diễn trên diện rộng Công nghiệp lạc hậu, đình đốn, phần lớn xí nghiệp bị tàn phá, sản xuất chưa được phục hồi Thương nghiệp thì ngưng trệ, bế tắc, hàng hóa khan hiếm, đắt đỏ, sự giao lưu buôn bán với nước ngoài chưa được khôi phục

+ Về tài chính, ngân sách Trung ương lúc này chỉ có 1.230.000 đồng, trong đó gần một nửa là rách nát, không thể lưu hành được Nhà nước chưa kiểm soát được ngân hàng

Đông Dương Thêm vào đó, quân Tưởng khi vào Việt Nam đã tung giấy bạc “Quan kim”

và “Quốc tệ” đã hết hạn sử dụng ra thị trường Việt Nam làm lũng đoạn nặng nề hơn nền tài chính của ta Mặc dù Chủ tịch Hồ Chí Minh và Đảng ta đã phát động “Tuần lễ vàng”

Trang 13

và gây “Quỹ Độc lập”, nhân dân ta với truyền thống yêu nước, tin tưởng vào chế độ mới

đã quyên góp tiền vàng ủng hộ Chính phủ được gần 400 kg vàng và 20 triệu đồng trong Quỹ Độc lập; nhưng vẫn khó khăn đến gay gắt

+ Về xã hội, do chính sách cai trị theo kiểu “ngu dân” của thực dân Pháp đã để lại cho dân tộc ta một “di sản” văn hóa hết sức lạc hậu; hơn 90% dân số không biết

chữ, các tệ nạn xã hội như nghiện rượu, hút thuốc phiện, mê tín dị đoan… rất trầm trọng và phổ biến

+ Về chính trị, chính quyền dân chủ nhân dân mới ra đời, chưa có kinh nghiệm quản lí Ở trong nước, bộ máy chính quyền được xác lập từ Trung ương tới địa phương, tuy nhiên ở một số nơi chính quyền vẫn chưa thực sự nằm trong tay những người cách mạng

+ Về quân sự

Quân đội thường trực đang trong quá trình xây dựng, chưa được huấn luyện, phần lớn cán bộ chỉ huy chưa hiểu biết về quân sự và kinh nghiện chiến đấu Hơn nữa, trang bị vũ khí thô sơ, thiếu thốn, chủ yếu là giáo mác, mã tấu, một số ít là súng trường và súng máy

Mặt trận dân tộc thống nhất tuy phát triển rộng rãi nhưng chưa được củng cố vững chắc Trong khi đó, kẻ thù lại đang ra sức thực hiện âm mưu chia rẽ và lôi kéo -

do đó vấn đề đại đoàn kết, đoàn kết tôn giáo là những vấn đề lớn được đặt ra bức thiết lúc đó [4; 374]

Ở miền Bắc: Khoảng 20 vạn quân Trung hoa Dân quốc do tướng Lư Hán và Tham

mưu trưởng Hà Ứng Khâm chỉ huy đã lũ lượt kéo vào miền Bắc nước ta đóng ở Hà Nội

và hầu hết các thành phố, thị xã ở miền Bắc Quân Trung hoa Dân quốc vào Việt Nam với ý đồ tiêu diệt Đảng cộng sản Đông Dương, phá tan mặt trận Việt minh, giúp bọn phản cách mạng Việt Nam đánh đổ chính quyền nhân dân, lập chính phủ phản động làm tay sai

cho chúng; chúng đã đưa ra khẩu hiệu “cầm Hồ, diệt cộng” (Cầm chân chủ tịch Hồ Chí

Minh, tiêu diệt Đảng cộng sản Đông Dương) và điên cuồng chống phá cách mạng

Dựa vào quân đội Trung hoa Dân quốc, các đảng phái phản động như Việt quốc, Việt cách, bọn Tờ rốt-kít theo gót quân đội Trung hoa Dân quốc trở về nước hoạt động Chúng chiếm giữ một số nơi ở Yên Bái, Vĩnh Yên, Móng Cái Chúng quấy nhiễu, cướp phá, giết người, rải truyền đơn, ra báo Việt Nam thiết thực, đồng tâm, nhằm vu cáo, nói xấu Việt minh, chống chính quyền cách mạng và đòi gạt các bộ trưởng là Đảng viên

Trang 14

Đảng cộng sản ra khỏi Chính phủ, chúng gây ra nhiều vụ bạo loạn, bắt cóc, tống tiền, ám sát các cán bộ cách mạng của Đảng Quân Trung hoa Dân quốc và bọn tay sai phản động

là kẻ thù nguy hiểm đang đe dọa hàng ngày, hàng giờ đối với chính quyền cách mạng và nhân dân ta

Ở miền Nam: Tình hình còn nghiêm trọng hơn Ngoài việc lấy danh nghĩa quân

Đồng Minh vào giải giáp quân đội Nhật từ vĩ tuyến 16 trở vào, ngày 6/9/1945, quân Anh (với khoảng 1,5 vạn) kéo vào Sài Gòn, chúng đã thả tù binh của Pháp bị quân đội Nhật giam giữ dịp 9/3/1945 và trang bị vũ khí cho lực lượng này Được sự giúp đỡ của thực dân Anh, quân Pháp đang tìm mọi cách trở lại xâm lược nước ta lần thứ hai Từ ngày 2/9/1945, giữa lúc nhân dân Sài Gòn đang mít tinh mừng ngày tuyên bố độc lập của nước Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa, một số phần tử thực dân phản động người Pháp đã núp trong những khu nhà bắn vào đoàn mít tinh làm 47 người chết và nhiều người bị thương Đến 23/9/1945, quân Pháp nổ súng chiếm đóng Sài Gòn, mở đầu cuộc xâm lược Việt Nam lần thứ hai

Ngoài ra, trên đất nước ta lúc đó còn khoảng 6 vạn quân Nhật đã nổi dậy theo chân quân Anh đánh vào lực lượng vũ trang của ta, dọn đường cho quân Pháp đánh chiếm Sài Gòn và nhiều nơi khác Đúng như Pignon (Léon Pignon) - Cố vấn chính trị của Cao ủy

Pháp viết trong thư gửi Đácgiăngđiơ (D’arjeanlier) ngày (28/10/1945): “Chính quyền ra

đời không đồng minh, không tiền, không vũ khí”

Một số thành tựu mà nhân dân ta đạt được trong công cuộc chống “giặc đói”, “giặc

dốt”, giải quyết khó khăn về tài chính… chỉ làm dịu đi những khó khăn chồng chất mà

nhân dân ta đang phải đối mặt chứ chưa được giải quyết dứt điểm, trong khi đó thực dân Pháp lại quyết tâm cướp nước ta thêm một lần nữa

Trong khi đó, về phía thực dân Pháp, chúng mạnh hơn ta gấp nhiều lần, có tiềm lực

kinh tế hùng mạnh “là một trong số những nước đứng hàng đầu thế giới tư bản chủ

nghĩa” Riêng về quân sự, quân đội Pháp được trang bị vũ khí hiện đại của một đội quân

“nhà nghề”, dày dặn kinh nghiệm thực dân; lại được các nước đế quốc ủng hộ giúp đỡ,

nhất là thực dân Anh, đế quốc Mỹ và quân Trung Hoa Quốc dân Đảng

Vấn đề đă ̣t ra làm thế nào để kháng chiến được và đưa cuô ̣c kháng chiến đi đến thắng lợi ? Đòi hỏi Đảng - Chính phủ phải có nhiều giải pháp , trong đó quan tro ̣ng và quyết đi ̣nh nhất: Phải có đường lối kháng chiến đúng đắn phù hợp và khoa ho ̣c

Trang 15

1.2 Cơ sở hình thành đường lối thông qua các thông qua các văn kiện của Đảng, Chính phủ

1.2.1 Tuyên ngôn Độc lập (02/09/1945)

Chủ tịch Hồ Chí Minh khẳng định:“Nước Việt Nam có quyền hưởng tự do và

độc lập, và sự thật đã thành một nước tự do độc lập Toàn thể dân tộc Việt Nam quyết đem tất cả tinh thần và lực lượng, tính mạng và của cải để giữ vững quyền tự

do, độc lập ấy”

Tuyên ngôn Độc lập đã khẳng định cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp

của nhân dân ta phải là cuộc kháng chiến “toàn dân”, “toàn diện”, phát huy sức

mạnh của toàn dân tộc Việt Nam để đánh đổ kẻ thù, bảo vệ nền độc lập thiêng liêng của Tổ quốc

1.2.2 Chỉ thị kháng chiến, kiến quốc (25/11/1945)

Chỉ thị đã xác định tình hình và đề ra nhiệm vụ:

Trên thế giới ngày nay có nhiều mâu thuẫn: Cuộc chiến tranh giành độc lập của dân tộc Đông Nam châu Á chống bọn thực dân, cuộc Quốc – Cộng xung đột ở Tàu, cuộc xích mích Nga-Mỹ về vấn đề kiểm soát nước Nhật, phong trào đòi cải thiện đời sống của thợ Anh, sinh sản thiếu hụt, nạm thất nghiệp gia tăng, v.v

Nhân loại đang qua một cơn khủng hoảng sau chiến tranh; nhưng cuộc khủng

hoảng này không dẫn thẳng tới cuộc đại chiến lần thứ 3, trong đó Liên Xô và MỸ đương đầu với nhau Trái lại sau cơn khủng hoảng này thế giới có thể qua một thời

kỳ tạm thời phát triển hòa bình và dân chủ, rồi mới tiến tới một thời kỳ chiến tranh

và cách mạng mới Nói một cách khác, sau cuộc chiến tranh chống phát xít xâm lược này Liên Xô và Anh, Mỹ không đánh nhau ngay; mặc dầy quyền lợi xung đột giữa Nga và Anh, Mỹ mặc dầu có sự phát minh bom nguyên tử của Mỹ, v.v cũng không thể có cuộc chiến tranh thế giới tư bản và thế giới vô sản Xô viết được Vì sao? – Vì hiện thời trên thế giới, lực lượng hòa bình mạnh hơn lực lượng chiến tranh (chú ý: cuộc vận động duy trì hòa bình, chống Chính phủ Truman gây xích mích với Nga và can thiệp vào nội chính nước Tàu do Đảng Cộng sản Mỹ lãnh đạo, phong trào phản đối Chính phủ Attlee giúp thực dân Pháp và Hà Lan, phong trào đòi thừa nhận quyền độc lập của Ấn Độ, Inđônêxia và Đông Dương bành trướng ở Anh, Mỹ và Pháp, những phát minh khoa học mới của Liên Xô, v.v)

Trang 16

Bốn mâu thuẫn lớn của thế giới hiện thời (mẫu thuẫn giữa Liên Xô và các nước đế quốc; mâu thuẫn giữa vô sản và tư bản; mâu thuẫn giữa dân tộc bị áp bức

và chủ nghĩa thực dân; mâu thuẫn giữa các nước đế quốc với nhau) vẫn còn Trong bốn mâu thuẫn ấy, mâu thuẫn giữa các dân tộc bị áp bức với chủ nghĩa thực dân gay go hơn hết ở Đông Nam châu Á và đã gây ra các cuộc chiến tranh dân tộc giải phóng của dân Đông Dương và dân Nam Dương, những cuộc biểu tình đổ máu ở

Ấn Độ hiện nay Sau đến cuộc xích mích giữa Nga và Mỹ, Mỹ chưa dám tiến công Liên Xô nhưng đã xúi và giúp quân Trùng Khánh bắn vào quân Cộng sản Tàu để

đe dọa Liên Xô Tuy nhiên cuộc chiến tranh giành độc lập của các dân tộc ở Đông Dương và Nam Dương cũng như cuộc Quốc – Cộng xung đột ở Tàu không phải là

màn đầu cho cuộc đại chiến lần thứ 3 như người ta tưởng; đó chỉ là một bộ phận

của phong trào đấu tranh xây dựng hòa bình và giữ vững hòa bình trên thế giới hiện nay mà thôi

Cuộc xích mích giữa Liên Xô và Anh, Mỹ gần đây đã có vẻ gay go: Liên Xô

im lặng kiến thiết lại nước mình và phát minh gấp rút những máy móc và chiến cụ tinh xảo để cải thiện đời sống cho ngót 200 triệu người và để tự vệ Còn Anh – Mỹ

- Canađa định lập khối Anglo-saxon, định dùng khối ấy để chống lại Liên Xô Nhưng thái độ bình tĩnh và kiên quyết của Liên Xô đã làm cho Anh – Mỹ phải kiêng nể

Ở Đông Dương, tháng Tám vừa rồi, nhờ được điều kiện đặc biệt thuận lợi nên cuộc Cách mạng Tháng Tám vừa rồi tương đối dễ thắng lợi Nhưng việc giành chính quyền càng dễ bao nhiêu thì việc giữ chính quyền càng khó bấy nhiêu Chính Phủ dân chủ Cộng hòa mới thành lập đã phải đối phó với một tình thế vô cùng phức tạp không phải chỉ đối phó với Pháp mà thôi, lại còn Anh, Tàu can thiệp vào nội chính của ta nữa Chính quyền mới giành phải đối phó với ba việc khó khăn: 1 Chống thực dân Pháp xâm lược, 2 Trừ nạn đói, 3 Xử trí với bọn Đại Việt, Việt Nam Quốc dân Đảng, Ngyễn Hải Thuần đã dựa vào thế lực Tàu, nhập cục thành một khối , đối lập với Chính Phủ, tham dự chính quyền

Ở Đông Dương hiện nay, về quân sự, cuộc kháng chiến đã lan ra nhiều tỉnh Nam Bộ và vài tỉnh ở miền Nam Trung Bộ, vài tỉnh ở Ai Lao và biên giới Nam Bộ

- Cao Miên Mặt trận thống nhất chống thực dân Pháp xâm lược của các dân tộc

bị áp bức Ở Đông Dương đã thành lập Tuy quân ta phải bỏ mười thành phố hay

Trang 17

tỉnh lỵ ở Nam Bộ nhưng nói chung, tinh thần kháng chiến vẫn cao Toàn dân đoàn kết, quân sĩ nhất trí, đánh du kích và bất hợp tác, khiến cho giặc Pháp lắm phen

nguy khốn Về chính trị, chính quyền nhân dân đã thành lập khắp cả nước một cách

mau lẹ, nhưng bọn thực dân Pháp đang gắng lập chính quyền bù nhìn hay chính quyền quân nhân ở những nơi chúng chiếm đóng Bọn Đại Việt, Việt Nam Quốc dân Đảng, Nguyễn Hải Thuần thành lập “chính quyền” phân biệt ở Vĩnh Yên, Yên Bái, Móng Cái (Bắc Bộ) Về kinh tế và tài chính giặc Pháp để lại cho ta một cái gia tài hầu như đã khác biệt; 50% ruộng đất trong Nam và 25% ruộng đất ngoại Bắc bị

bỏ hoang Riêng ở Bắc Bộ, sáu tỉnh bị lụt, v.v

Về thái độ đối với ta, báo Nga đã lên tiếng nhận cuộc chiến đấu của Đông Dương và Nam Dương là chính đáng

Tuy Mỹ vẫn nói dối với Đông Dương giữ thái độ trung lập, song Mỹ đã ngầm giúp Pháp bằng cách cho Pháp mượn tàu cho quân sang Đông Dương Một mặt Mỹ muốn tranh giành quyền lợi với Anh, Pháp ở Đông Dương và Đông Nam châu Á thực, nhưng một mặt nữa, Mỹ có thể hy sinh quyền lợi bộ phận ở Đông Nam châu Á

Anh giúp Pháp ở Đông Dương thành bán thuộc địa của Anh và muốn giập tắt phong trào đòi độc lập ở Đông Dương, vì sợ rằng phong trào ấy lên sẽ “làm gương” cho các thuộc địa của Anh ở Đông Nam châu Á Nhưng mới đầu Anh tưởng giúp Pháp là Pháp có thể giành lại Đông Dương một cách nhanh chóng, ngờ đâu bị quân Việt Nam và Lào đánh rát không tiến được mấy, khiến cho Anh phải chán Việc Anh giúp Pháp chưa mang lại cho Anh những điều lợi thực tế gì, nhưng

đã làm cho Anh mất tín nhiệm nhiều trên trường quốc tế và ở bên Anh, Ấn rút khỏi Đông Dương lại làm cho Anh thêm khó chịu,v.v

Căn cứ vào những nhận xét trên đây, ta chủ trương rằng:

- Cuộc đấu tranh của nhân loại cần lao và tiến bộ trên thế giới hiện nay là đấu

tranh cho hòa bình, tự do, hạnh phúc

- Cuộc cách mạng Đông Dương lúc này vẫn là cuộc cách mạng dân tộc giải

phóng Cuộc cách mạng ấy đang tiếp diễn, nó chưa hoàn thành, vì nước chưa được

hoàn toàn độc lập

- Nhiệm vụ cứu nước của giai cấp vô sản chưa xong Giai cấp vô sản vẫn phải

hăng hái, kiên quyết hoàn thành nhiệm vụ thiêng liêng ấy Khẩu hiệu vẫn là “Dân

tộc là trên hết Tổ quốc là trên hết”

Trang 18

- Kẻ thù chính của ta lúc này là thực dân Pháp xâm lược phải tập trung ngọn

lửa đấu tranh vào chúng

- Chiến thuật của ta lúc này là lập Mặt trận dân tộc thống nhất chống thực

dân Pháp xâm lược Mở rộng Việt Minh cho nó bao gồm mọi tầng lớp nhân dân

(chú trọng: kéo địa chủ, phong kiến và đồng bào Công giáo, v.v )

- Thống nhất mặt trận Việt – Miên – Lào chống Pháp xâm lược Kiên quyết giành độc lập – tự do – hạnh phúc dân tộc Độc lập về chính trị, thực hiện chế độ dân chủ cộng hòa; cải thiện đời sống cho nhân dân

Nhiệm vụ chung của vô sản thế giới là phải đấu tranh để thực hiện triệt để hiến chương cấc nước liên hiêp, ủng hộ Liên Xô, xây dựng hòa bình thế giới, mở rộng chế độ dân chủ ra các nước, giải phóng các dân tộc thuộc địa

Nhiệm vụ riêng trong nước là phải củng cố chính quyền chống thực dân Pháp xâm lược, bài trừ nội phản, cải thiện đời sống cho nhân dân

Bởi vậy, về nội chính, một mặt xúc tiến việc đi đến Quốc hội để quy định hiến pháp, bầu Chính phủ chính thức

Về quân sự, động viên lực lượng toàn dân, kiên trì kháng chiến tổ chức và

lãnh đạo cuộc kháng chiến lâu dài; phối hợp chiến thuật du kích với phương pháp bất hợp tác đến triệt để

Về ngoại giao, kiên trì chủ trương ngoại giao với các nước theo nguyên tắc

“bình đẳng và tương trợ” Phải đặc biệt chú ý những điều này: một là thuật ngoại giao là làm cho nước mình ít kẻ thù và nhiều bạn đồng minh hơn hết; hai là muốn ngoại giao được thắng lợi biểu dương thực lực

Đối với Tàu vẫn chủ trương Hoa – Việt thân thiện, coi Hòa kiều như dân tối hệu quốc Đối với Pháp, độc lập về chính trị, nhân nhượng về kinh tế

Về tuyên truyền, kêu gọi đoàn kết, chống chủ nghĩa thực dân Pháp xâm lược Phản đối chia rẽ nhưng chống sự thống nhất vô nguyên tắc với bọ phản quốc, phản đối chủ nghĩa thất bại (défaitisme) đặc biệt chống mọi mưu mô phá hoại chia rẽ của bọn Tờrốtxki, v.v

Về kinh tế tài chính, mở các nhà máy do Nhật bỏ, khai thác các mỏ, cho tư

nhân được góp vốn vào việc kinh doanh các nhà máy và mỏ ấy, khuyến khích các công thương mở hợp tác xã, v.v

Trang 19

Về Mặt trận Việt Minh, hết sức phát triển các tổ chức cứu quốc Thống nhất các tổ chức ấy lên toàn kỳ, toàn quốc; sửa chữa lại điều lệ cho các đoàn thể cứu quốc cho thích hợp với hoàn cảnh mới Tổ chức thêm những đoàn thể cứu quốc mới vào Mặt trận V.M (ví dụ: “Việt Nam Công giáo cứu quốc hội” và “Việt Nam hướng đạo cứu quốc đoàn”, v.v ) Giúp cho “Việt Nam dân chủ Đảng” thống nhất

và phát triển để thu hút vào mặt trận những tầng lớp tư sản, địa chủ yêu nước và tiến bộ v.v

Về chính quyền, chấn chỉnh lại cán bộ và nếu vì lý do cần thiết thống nhất dân tộc và xúc tiến ngoại giao thì có thể cải tổ Chính phủ trước ngày họp Quốc hội Chính phủ cải tổ ấy vẫn là Chính phủ lâm thời Chiểu theo tinh thần bản sự thảo hiến pháp mới và nhu cầu của tình thế mà ban hành những sắc lệnh để mang lại ngay những tự do và hạnh phúc thực tế cho nhân dân, trong phạm vi điều kiện cụ thể của hoàn cảnh cho phép Xem xét lại các nghị định của các U.B.N.D xứ và địa phương để sửa chữa hay thủ tiêu nếu cần Giải quyết một cách hợp lý vấn đề ruộng đất và thuế khóa

Về việc kháng chiến hiện nay ở Nam Bộ và miền Nam Trung Bộ, giặc Pháp chiếm được nhiều tỉnh lỵ, nhưng ta vẫn làm chủ ở thôn quê Trái lại ở Lào, mấy thành phố lớn như Takhek, Savan, Xiêng Khuổng, Sầm Nưa, Sêpon, v.v vẫn do quân Lào, có quân Việt Nam giúp sức làm chủ [34; 22-31]

Chỉ thị nhận định những thay đổi căn bản tình hình thế giới và trong nước sau Chiến tranh thế giới thứ hai, nêu rõ những thuận lợi cơ bản và những thử thách lớn của cuộc cách mạng giải phóng dân tộc mà nhân dân ta đang tiến hành Chỉ thị đánh giá các kẻ thù, chỉ rõ kẻ thù chính là thực dân Pháp xâm lược Về cuộc kháng chiến ở Nam Bộ, Chỉ thị chủ trương tiến hành chiến tranh nhân dân rộng khắp, huy động sức mạnh tại chỗ và sức mạnh của cả nước, vừa kháng chiến vừa kiến quốc

để giữ vững nền độc lập và thống nhất

Chỉ thị Kháng chiến kiến quốc nêu ra nhiệm vụ chủ yếu trước mắt là củng cố

chính quyền, chống thực dân Pháp xâm lược, bài trừ nội phản, cải thiện đời sống của nhân dân Chỉ thị đề ra công tác trên các mặt chính trị, quân sự, kinh tế, văn hóa, ngoại giao, xây dựng Đảng, mở rộng Mặt trận Việt Minh và Mặt trận thống nhất Viêt Nam – Lào – Campuchia chống Pháp xâm lược

Trang 20

Để sự nghiệp kháng chiến, kiến quốc giành được thắng lợi, nhiệm vụ trung tâm là củng cố chính quyền nhân dân, v.v [2; 124-125]

1.2.3 Chỉ thị toàn dân kháng chiến (12/12/1946)

Trong hoàn cảnh đất nước đang lâm nguy, cuối tháng (12/1946), Ban thường vụ

Trung ương Đảng đã công bố rộng rãi “Chỉ thị toàn dân kháng chiến” và nêu một

cách tóm tắt nội dung đường lối và chính sách kháng chiến bao gồm: Mục đích, tính chất, chính sách, cách đánh, chương trình kháng chiến, cơ quan lãnh đạo kháng chiến, khẩu hiệu tuyên truyền để hướng dẫn các Đảng bộ và cơ quan chỉ đạo kháng chiến các cấp thi hành

Bản Chỉ thi ̣ “toàn dân kháng chiến (12/12/1946)” của Ban chấp hành Trung ương

Đảng nêu rõ:

nước ta Toàn dân đoàn kết, nhất trí, động viên tinh thần và lực lượng cho kháng chiến; đoàn kết với các dân tộc Lào và Campuchia, với nhân dân Pháp, với các nước châu Á và các dân tộc bị áp bức, các dân tộc yêu chuộng hoà bình và dân chủ trên thế giới để cô lập cao độ kẻ thù; củng cố chế độ cộng hoà dân chủ, đánh đổ chính quyền bù nhìn; lập uỷ ban kháng chiến các cấp để chỉ đạo kháng chiến

Đây là tư tưởng chiến lược và phương châm chỉ đạo của cuộc kháng chiến Kháng chiến lâu dài là nhằm mục đích vừa đánh vừa giữ gìn lực lượng, phát triển và bồi dưỡng sức dân, phát huy chỗ mạnh, khắc phục chỗ yếu; đồng thời làm cho địch tiêu hao, mỏi mệt, chỗ yếu bị khoét sâu Tuy vậy, đánh lâu dài không phải là vô hạn, mà phải tích cực, tranh thủ thời gian giành thắng lợi ngày càng lớn

Triệt để dùng du kích vận động chiến, đây là cách đánh phổ biến nhất, dần dần vận động chiến được áp dụng và đẩy mạnh với việc thực hiện kết hợp giữa du kích chiến với vận động chiến Muốn kháng chiến lâu dài và giành thắng lợi phải ra sức xây dựng lực lượng vũ trang hùng mạnh

giặc; tiếp tế cho bộ đội; vừa kháng chiến vừa kiến quốc

nghệ sĩ ủng hộ kháng chiến”

Trang 21

Về mục đích của cuộc chiến tranh: Đánh đuổi chủ nghĩa thực dân xâm lược đế quốc

Pháp, giành độc lập và toàn vẹn lãnh thổ cho dân tộc

Về tính chất cuộc kháng chiến:

Trong lịch sử có hai loại chiến tranh: Chiến tranh chính nghĩa và chiến tranh phi nghĩa Chiến tranh chính nghĩa là những cuộc chiến tranh chống bọn áp bức, bọn xâm lược giành tự do, độc lập; Còn chiến tranh phi nghĩa là những cuộc chiến tranh xâm lược hoặc

“bình định” cốt chiếm nước người hoặc cướp tự do hạnh phúc của một dân tộc

Nhân dân ta đã đánh thực dân Pháp để giành tự do, độc lập, để tự vệ, để tự giải phóng, vì vậy cuộc kháng chiến của ta là một cuộc chiến tranh cách mạng của nhân dân, chiến tranh tự vệ của dân tộc, là chiến tranh chính nghĩa, chiến tranh tiến bộ Trái lại, thực dân Pháp đang chiếm lại nước ta hòng trở lại áp bức, bóc lột dân ta, cho nên chiến tranh xâm lược của thực dân Pháp là cuộc chiến tranh phi nghĩa, chiến tranh phản động Chiến tranh chính nghĩa bao giờ cũng được nhân dân tiến bộ trên thế giới nhiệt liệt ủng hộ Chiến tranh phi nghĩa bao giờ cũng bị dư luận tiến bộ của nhân dân yêu chuộng hòa bình trên giới nguyền rủa, chê cười

Nhân dân các nước Ấn Độ, Miến Điện, Inđônêxia, Mã Lai khen ngợi, cổ vũ nhân dân ta

Đó là một trong nhiều nguyên nhân làm cho tinh thần binh sĩ Pháp bạc nhược, tinh thần quân đội ta kiên quyết

Xét về mặt khác, cuộc cách mạng tháng Tám tuy đã giành chính quyền cho nhân dân Việt Nam, nhưng chưa làm cho nước Việt Nam được hoàn toàn giải phóng Cuộc kháng chiến này sẽ hoàn thành nhiệm vụ giải phóng dân tộc

Cuộc kháng chiến của Việt Nam không những có tính chất dân tộc giải phóng, mà

có tính chất dân chủ mới Nó là một bộ phận của trào lưu dân chủ rộng rãi đang cuồn cuộn trên thế giới

Kế tục sự nghiệp của cách mạng tháng Tám, cuộc kháng chiến này chính là một cuộc chiến tranh cách mạng có tính chất dân tộc dộc lập và dân chủ tự do Trong lò lửa kháng chiến, một nước Việt Nam mới đang được rèn đúc; nước Việt Nam độc lập, thống nhất, dân chủ và giàu mạnh - một nước Việt Nam dân chủ mới

Cuộc kháng chiến của nhân dân ta là một cuộc chiến tranh nhân dân Đại đa số nhân dân nước ta là nông dân Hầu hết các chiến sĩ quân đội chủ lực và dân quân, du kích của ta cũng là nông dân Vì vậy mặc dù theo lí luận chủ nghĩa Mác - Lênin coi giai cấp công nhân

Trang 22

mới là lực lượng nòng cốt của cách mạng thì trong thực tiện hoàn cảnh xã hội nông nghiệp tiểu nông Việt Nam, vai trò của nông dân là vô cùng quan trọng

Trong cuộc chiến tranh này, nhân dân Việt Nam không đấu tranh cho riêng mình Nhân dân Việt Nam vừa đấu tranh để tự cứu mình, vừa đấu tranh cho hòa bình thế giới Bọn phản động Pháp đánh chiếm Việt Nam ngày nay là một bộ phận khăng khít của phản động thế giới Trong hàng ngũ của chúng, có bọn tài phiệt phát xít Pháp đã cộng tác với Đức quốc xã Trong quân đội chúng, có rất nhiều lính Đức trước đây đã có chân trong các

tổ chức phát xít của Hítle, hợp tác với bọn tài phiệt phát xít Pháp và làm tay sai cho chúng đánh chiếm Việt Nam

Vì thế, nhân dân Việt Nam đánh thực dân phản động Pháp tức là đánh những lực lượng phát xít còn sót lại, tức là đánh bọn phá hoại hòa bình thế giới, đánh bọn đã ngang nhiên phản bội Hiến chương Liên Hiệp Quốc và Hiến chương Đại Tây Dương

Nhân dân Việt Nam nhận rõ rằng chỉ khi nào quét sạch được bọn thực dân phản động Pháp ra khỏi Việt Nam thì nhân dân hai nước Việt- Pháp vốn yêu chuộng tự do, độc lập mới có thể hòa bình hợp tác trong khối Liên hiệp Pháp và trong đại gia đình dân chủ thế giới

Như vậy, cuộc kháng chiến của nhân dân Việt Nam là cuộc chiến tranh “tiến bộ vì

tự do, độc lập, dân chủ và hòa bình”

1.2.4 Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến (19/12/1946)

Ngày 18,19/12/1946, tại Vạn Phúc, Hà Đông, Ban Thường vụ Trung ương Đảng họp

mở rộng do Hồ Chí Minh chủ trì, đã quyết định chủ trương phát động cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp trên phạm vi cả nước và đề ra chủ trương đường lối của Đảng

Trong bối cảnh đó, Ban Thường vụ Trung ương đã điện cho các chiến khu, các tỉnh

ủy và chỉ thị “hãy sẵn sàng”

Chiều ngày (19/12/1946), Bộ trưởng Bộ quốc phòng Võ Nguyên Giáp đã quyết định chuyển đến các đơn vị lực lượng vũ trang mệnh lệnh về thời gian bùng nổ cuộc giao chiến trong toàn quốc

Theo chỉ thị của Trung ương, 20h ngày (19/12/1946), tín hiệu bắt đầu cuộc kháng chiến trong toàn quốc được phát ra Bộ trưởng Bộ quốc phòng đã công bố mệnh lệnh chiến đấu, hạ lệnh cho toàn thể lực lượng vũ trang phải nhất tề đứng dậy, phải xông tới mặt trận giết giặc cứu nước

Trang 23

Ngay giữa lúc tiếng súng kháng chiến toàn quốc rền vang ở Hà Nội và trên toàn

quốc, “Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến” của chủ tịch Hồ Chí Minh được truyền đi

khắp cả nước Người kêu gọi:

“Hỡi đồng bào toàn quốc!

Chúng ta muốn hòa bình, chúng ta phải nhân nhượng Nhưng chúng ta càng nhân nhượng, thực dân Pháp càng lấn tới, vì chúng quyết tâm cướp nước ta một lần nữa!

Không! Chúng ta thà hy sinh tất cả chứ nhất định không chịu mất nước, không chịu làm nô lệ

Hỡi đồng bào!

Chúng ta phải đứng lên!

Bất kỳ đàn ông, đàn bà, người già, người trẻ, không chia tôn giáo, đảng phái, dân tộc Hễ là người Việt Nam thì phải đứng lên đánh thực dân Pháp để cứu Tổ quốc Ai có súng thì dùng súng, ai có gươm thì dùng gươm, không có gươm thì dùng cuốc, thuổng, gậy gộc Ai cũng phải ra sức chống thực dân Pháp cứu nước

Hỡi anh em binh sĩ, tự vệ dân quân!

Giờ cứu nước đã đến, ta phải hy sinh đến giọt máu cuối cùng để giữ gìn đất nước

Dù phải gian lao kháng chiến, nhưng với một lòng kiên quyết hy sinh, thắng lợi nhất định thuộc về dân tộc ta

Việt Nam độc lập và thống nhất muôn năm!

Kháng chiến thắng lợi muôn năm!”

Tiếp đến, ngày (21/12/1946), Người đã gửi thư đến nhân dân Việt Nam, nhân dân Pháp và nhân dân các nước Đồng minh nói rõ mục tiêu và ý chí đấu tranh vì độc lập tự do

của Việt Nam và khẳng định: “cuộc kháng chiến lâu dài và rất gian khổ Dù phải hy sinh

bao nhiêu, thời gian kháng chiến đến bao giờ, chúng ta cũng nhất định phải chiến đấu đến cùng, đến bao giờ nước Việt Nam hoàn toàn thống nhất” [2; 173]

Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến của chủ tịch Hồ Chí Minh là tiếng gọi của non sông đất nước, động thấu trái tim và khối óc của mọi người Việt Nam yêu nước, khơi dậy mạnh mẽ chủ nghĩa dân tộc, truyền thống anh hùng bất khuất, làm cho cả nước đứng lên chiến đấu bằng sức mạnh của chủ nghĩa anh hùng cách mạng và trí tuệ người Việt Nam

với mọi vũ khí sẵn có, với một ý chí “quyết tử cho Tổ quốc quyết sinh”, một thái độ chính trị dứt khoát và kiên định: “thà hy sinh tất cả chứ nhất định không chịu mất nước,

nhất định không chịu làm nô lệ”

Trang 24

Lời kêu gọi kháng chiến là một bản cương lĩnh kháng chiến mang tính khái quát cao, chứa đựng tư tưởng, quan điểm, đường lối chiến tranh nhân dân, toàn dân đánh giặc, lâu dài, tự lực cánh sinh và nhất định thắng lợi

Đảng quyết tâm phát động kháng chiến toàn quốc theo quan điểm chiến tranh nhân dân là một quyết định đúng, kịp thời và là điểm xuất phát cơ bản cho mọi thắng lợi về sau của cuộc kháng chiến

1.2.5 Tác phẩm “Kháng chiến nhất định thắng lợi”

Để giải thích và phát triển quan điểm, đường lối kháng chiến của Đảng và Hồ Chí Minh, Trường Chinh - Tổng Bí thư Ban chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Đông Dương đã viết một loạt bài đăng trên báo Sự thật từ số 70 đến số 81 và nhân dịp kỉ niệm lần thứ 2, ngày Nam Bộ kháng chiến, tác giả đã sửa chữa, bổ sung và in thành tác phẩm

“Kháng chiến nhất định thắng lợi”

Tác phẩm khẳng định rõ:

- Kẻ thù dân tộc Việt Nam cần phải đánh đổ:

“Dân tộc Việt Nam đang làm một cuộc chiến tranh thần thánh, giành độc lập tự do,

giữ gìn lãnh thổ của Tổ tiên để lại” Cả nước đang vùng dậy đánh giặc-bọn thực dân

phản động Pháp

“Thực dân phản động Pháp, đó là kẻ thù không đội trời chung của ta Đó là kẻ thù chính Đó là kẻ thù đáng muôn đời nguyền rủa Đó là kẻ thù chúng ta phải xông lên mà chặn đánh, mà bắn giết, băm vằm”

Tác phẩm khẳng định, chúng ta không đánh nước Pháp vì nước Pháp là một nước

dân chủ trong bản Hiến Pháp mới: “Không làm một cuộc chiến tranh xâm lược nào và

không bao giờ dùng sức mạnh xâm phạm đến tự do của một dân tộc” [6; 363] Chúng ta

không phải đánh nhân dân Pháp vì nhân dân Pháp vốn yêu chuộng “tự do, bình đẳng, bác

ái”, họ không muốn xâm chiếm nước ta vì con trai họ chết trận mà lợi thì chỉ ít một số

nước tư bản được hưởng Ta càng đánh thì nhân dân Pháp càng oán ghét bọn thực dân Pháp; Họ sẽ đòi chính phủ Pháp phải đình chiến và triệt hồi bọn phản động Pháp ở Đông Dương đang đi ngược lại ý nguyện của họ và bôi nhọ thanh danh của nước Pháp mới Chúng ta cũng không đánh tất cả các hạng thực dân Pháp Hồ chủ tịch nói:

“Có những nhài tài chính và kinh tế Pháp muốn kinh doanh ở nước ta Họ hiểu rằng muốn kinh doanh sinh lợi thì phải thật thà cộng tác với ta Muốn cộng tác thì phải để ta độc lập thông nhất, đó là hạng thực dân không phản động Còn những bọn

Trang 25

cứ muốn dùng âm mưu hoặc vũ lực để dìm Việt Nam xuống, đó là thực dân phản động” [14; 372]

Chúng ta chỉ đánh bọn thực dân phản động Pháp, bọn dùng “Âm mưu hoặc dùng vũ

lực để dìm Việt Nam xuống”, không chịu thừa nhận quyền độc lập và thống nhất của ta

Ta càng đánh thì những phần tử thực dân tương đối ngoan cố càng nhận rõ chiến tranh xâm chiếm Việt Nam là một việc chỉ có hại Họ sẽ phản đối bọn thực dân ngoan cố, cực đoan và chủ trương giảng hoà với Việt Nam

Chúng ta càng không bài Pháp, không bài ngoại Chúng ta chỉ bài trừ thực dân phản động Pháp Vì vậy, ta đánh Pháp nhưng không bỏ lỡ cơ hội nào để tuyên truyền lính Pháp, lính lê dương, lính thuộc Pháp và luôn luôn đối đãi tử tế với họ khi họ bị bắt làm tù binh

Về phần lính ngụy, là người nước ta, phần đông xuất phát từ nông dân Họ bị thực dân lợi dụng để đánh lại Tổ quốc Ta càng cần phải ra sức tuyên truyền vận động làm cho

họ giác ngộ để họ vác súng chạy sang hàng ngũ kháng chiến, chúng ta tiêu diệt bọn thực dân xâm lược, lập công chuộc tội với đồng bào

Ta làm được như thế thì hàng ngũ của địch sẽ bị tan rã, bọn thực dân phản động

Pháp sẽ bị cô lập “Cô lập kẻ thù để đánh đổ nó” đó là một sách lược thông thường của

một giai cấp, một dân tộc quyết chiến và quyết thắng [6; 366]

- Tác phẩm xác định lí do vì sao nhân dân ta phải kháng chiến:

Trong lời kêu gọi đồng bào kháng chiến, ra ngày (22/12/1946), Hồ chủ tịch nói:

“Chúng ta muốn hòa bình, chúng ta phải nhân nhượng Nhưng! Chúng ta càng nhân nhượng, thực dân Pháp càng lấn tới, vì chúng quyết tâm cướp nước ta một lần nữa” Pháp là tên đế quốc thực dân, chúng tham lam, tàn nhẫn, giày xéo lên chính nghĩa

Chúng đánh ta thì ta phải đánh lại để tự vệ, bảo vệ non sông đất nước

Đồng chí Trường Chinh cũng đã lấy những dẫn chứng rất cụ thể vạch trần bộ mặt gian ác của thực dân Pháp và khẳng định lí do vì sao chúng ta phải chiến đấu đến cùng

- Tháng Tám năm 1945, Nhật thất bại, nhân dân ta khởi nghĩa giành chính quyền + Ngày (23/9/1945), thực dân Pháp đánh chiếm Sài Gòn mở đầu cuộc chiến tranh xâm lược nước ta một lần nữa

Chúng không thi hành hiệp định Sơ Bộ, không những không đình chiến trong Nam

Bộ, lại lập chính phủ bù nhìn của cái gọi là “Nước Nam Kỳ tự trị” và đánh chiếm miền tây Nam Trung Bộ, định lập “nước Tây Kỳ”, đồng thời đánh ta ở Sơn La và Lai Châu thuộc

Trang 26

Bắc Bộ, định lập “Nước Thái”, và đánh chiếm vùng Lạng Sơn - Hải Ninh, định lập “nước

Nùng” chiếm miền bờ biển từ Hải Phòng đến Móng Cái, định lập “Khu vực liên bang”

+ Pháp lợi dụng lòng thành thật của ta mà đem quân đi khắp các vùng thôn quê, bắt

bớ các nhà yêu nước trong Nam, đặt lại ban “hội tề”, một thứ chính quyền bù nhìn của

Pháp ở các làng

+ Chúng phong tỏa cửa biển Hải Phòng và cướp lấy thuế quan của ta, làm cho chính phủ ta gặp nhiều khó khăn về tài chính

+ Chúng ngăn cản việc thu thuế quan của chính phủ ta, bắn vào nhân viên, công an

và thuế quan của ta trong khi họ thi hành nhiệm vụ

+ Đácgiăngliơ và Valuy hạ lệnh chiếm Hải Phòng và Lạng Sơn, đồng thời cho đổ

bộ hàng nghìn quân Pháp lên Đà Nẵng trái hẳn với Hiệp định đã ký

Nhân dân ta không tin được vào lời nói của Pháp nữa, dưới sự chỉ đạo của Đảng đã tích cực chuẩn bị đối phó với mọi việc xảy ra Các khu đất, các chiến hào, chiến lũy mọc lên ở Hà Nội và các nơi khác có quân Pháp chiếm đóng

+ Quân Pháp đem súng cối, liên thanh, đại bác, lựu đạn tiến công vào khu Yên Ninh, xông vào các nhà hiếp đàn bà, giết trẻ em, cướp phá của cải gây ra tình trạng chiến tranh ngay giữa thành Hà Nội

+ Ngày (18/12/1946), quân Pháp chiếm đóng hai công sở của chính phủ Việt Nam: Một của bộ phận tài chính, một của bộ giao thông công chính Đồng thời Mooclie, tên sát nhân ở khu phố Yên Ninh, hạ tối hậu thư buộc Chính phủ ta tước vũ khí của quân tự vệ

và dọa chiếm hẳn lấy sở công an ở thủ đô

Thực dân phản động Pháp rắp tâm lấn tới Không khí xung đột Việt - Pháp gay go đến cực điểm thì đêm (19/12/1946), do một việc khiêu khích của lính Pháp ở Hà Nội, tiếng súng đã nổ tại thủ đô và cuộc xung đột Việt - Pháp đã lan khắp Việt Nam

Sự thật đã chứng tỏ rằng: Kẻ bội ước, xé “Hiệp định” (6/3/1946) và “Tạm ước”

(14/9/1946) là thực dân phản động Pháp Chúng đã dùng vũ lực chiếm lại nước ta và chia nước ta ra làm nhiều mảnh

Ta không thể nhân nhượng với chúng được nữa, vì nhân nhượng nữa thì chính phủ

ta hóa thành bù nhìn cho Pháp và nhân dân ta biến thành trâu ngựa

Vì thế, phải kháng chiến, phải đánh thực dân phản động Pháp để bảo toàn đất nước, giữ vững chủ quyền dân tộc

Trang 27

Trên thế giới ai là người có lương tri đều phải công nhận nhân dân ta hết sức yêu chuộng hòa bình, Chính phủ ta ôn hòa đến cực điểm nhưng đã phải đánh thì kiên quyết đánh! Nín nhịn đã nung nấu trong lòng dân tộc ta biết bao uất hận, nổ thành một sức mạnh xung thiên!

- Đánh để làm gì ?

Pháp đã ký hiệp định với Việt Nam, tại sao bọn họ tự nhận mình là đại diện cho nước Pháp lại chỉ muốn bắt riêng mình nhân dân Việt Nam thi hành hiệp định ấy, còn chúng thì tự tiện giày xéo lên nó ? Tại sao bọn thực dân phản động mà Đácgiăngliơ và bè

lũ đày tớ dám trơ tráo “hạ tối hậu thư”?

Để chống lại thái độ bội tín, phi nghĩa, láo xược của thực dân phản động Pháp, nhân dân Việt Nam phải đánh!

Thực dân Pháp đã áp bức, bóc lột nhân dân Việt Nam ngót một thế kỉ nay Trong 5 năm chiến tranh vừa qua, chúng lại mở cửa Đông Dương đón phát xít Nhật, rồi cùng phát xít Nhật đày đọa nhân dân ta trong muôn trùng khổ ải Ngày nay, chúng thấy ta giành được chính quyền, giành được độc lâp tự do, chúng lo cho quyền lợi bất chính của chúng Chúng nhìn ta bằng cặp mắt hằn học, căm hờn Mặc dù “Tạm ước” (14/9/1946) ta thừa nhận quyền lợi kinh tế và văn hóa của chúng

“Ôi! Quyền lợi chúng xây đắp bằng xương máu của nhân dân ta” [2, 373] Chúng

đã không đủ sức giữ để lọt vào tay Nhật và chính ta đã chiếm lại từ cuộc khởi nghĩa tháng

Tám Chúng muốn nhân dân ta đi lính, đi phu, nộp sưu, nộp thuế cho chúng Chúng muốn

“Bịt mồm, khóa miệng, treo kẹp, đánh đập, bắn giết, tù đày nhân dân ta như trước”

Để quét sạch bọn thực dân Pháp hèn nhát, tham tàn, nhân dân Việt Nam: Phải đánh! Ông cha ta đã đổ biết bao máu xương vì giặc Pháp! Ngày nay ta lại phải đổ máu nữa vì giặc Pháp! Biết bao thanh niên trai tráng nước ta đã hy sinh trên máy chém và trong ngục

tù của thực dân Pháp? Biết bao đàn bà bị hiếp, con nít bị thiêu? Biết bao mẹ mất con, anh mất em, vợ mất chồng, biết bao làng bị đốt, làng bị tàn, vàng bạ, thóc lúa bị vơ vét? Biết bao nhà thờ, lăng tẩm bị xâm phạm, chùa chiền, miếu mạo bị đốt phá tan hoang?

Để tiêu trừ bọn phản động Pháp, để tự vệ, để bênh vực văn minh và chính nghĩa, nhân dân Việt Nam phải đánh!

Tiếng súng kháng chiến lâu dài đã nổ! Phải giành cho được độc lập và thống nhất thật sự của dân tộc Việt Nam Độc lập và thống nhất trong khối Liên hiệp Pháp nếu cần,

nhưng nhất định phải độc lập và thống nhất! Pháp phải tôn trọng “Hiệp định” (6/3/1946)

Trang 28

và “Tạm ước” (14/9/1946) để tức thời công nhận Việt Nam hoàn toàn độc lập, đất nước

Việt Nam hoàn toàn thống nhất, có thế hòa bình mới trở lại Nếu không, nhân dân Việt Nam chỉ có một cách là đánh, đánh và đánh - đánh cho chết hết giống tham tàn, phản động trên đất Việt Nam yêu dấu của ngàn xưa

Bọn phản động Pháp thành lập chính phủ bù nhìn cho toàn cõi Việt Nam rồi tuyên

bố công nhận Việt Nam “Độc lập” và “Thống nhất” giả hiệu với “Chính phủ” ấy

Nhưng nhất định mưu gian của Pháp sẽ thất bại, vì nhân dân Việt Nam không phải dễ lừa bịp như chúng tưởng

Kháng chiến Việt Nam nhất định sẽ thành công, Việt Nam độc lập thống nhất muôn năm! Tác phẩm đã vạch ra một phương châm quyết chiến với thực dân Pháp để giành độc lập, thống nhất thật sự cho Tổ quốc, giữ vững và mở rộng chế độ Việt Nam dân chủ cộng hòa vào công cuộc bảo vệ hòa bình, dân chủ trên thế giới

Dưới sự chỉ đạo của chủ tịch Hồ Chí Minh, vị anh hùng của dân tộc Một cuộc tổng hợp những kinh nghiệm lịch sử và kinh nghiệm nước ngoài đang được thực hiện, đang chuyển bại thành thắng Vì vậy, mặc dù thực dân Pháp hung hãn, quỷ quyệt đến bậc nào, thì cuộc kháng chiến của nhân dân ta nhất định sẽ thắng lợi

Trên cơ sở đó, Đảng - Chính phủ đã đề ra đường lối của cuộc kháng chiến chống Pháp

(1945-1954), với nội dung: “Toàn dân, toàn diện, trường kỳvà dựa vào sức mình là chính”

Tiểu kết

Như vậy, đường lối của cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp quay trở lại xâm

lược lần 2 với nội dung: “Toàn dân, toàn diện, trường kỳ và dựa vào sức mình là chính”

được hình thành trên cơ sở khoa học, lí luận và thực tiễn Nhờ có đường lối kháng chiến đúng đắn, khoa học này đã đưa cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp của dân tộc từng bước đi đến thắng lợi hoàn toàn

Trang 29

CHƯƠNG 2 NỘI DUNG VÀ TÍNH KHOA HỌC CỦA ĐƯỜNG LỐI KHÁNG CHIẾN

CHỐNG PHÁP (1945 - 1954)

2.1 Nội dung đường lối kháng chiến

Kế thừa truyền thống của tổ tiên, Hồ Chí Minh đề xướng chiến tranh toàn

nồng nàn yêu nước Đó là một truyền thống quý báu của ta Từ xưa đến nay, mỗi khi

Tổ quốc bị xâm lăng, thì tinh thần ấy lại sôi nổi, nó kết thành một làn sóng vô cùng mạnh mẽ, to lớn, nó lướt qua mọi sự nguy hiểm, khó khăn, nó nhấn chìm tất cả lũ bán nước và lũ cướp nước” [3; 171]

2.1.1 Kháng chiến toàn dân

Ngày nay, một khi mục tiêu chính trị của cách mạng Việt Nam là giải phóng dân tộc, giải phóng giai cấp, giải phóng con người thì sức mạnh của làn sóng ấy được nhân lên gấp bội Hồ Chí Minh đề xướng chiến tranh toàn dân, khẳng định: Phải dựa

vào dân, lấy “dân chúng (công - nông) làm gốc” [6; 280], “Trong công cuộc kháng

chiến kiến quốc, lực lượng chính là ở dân” [16; 409] Đây là nét nổi bật trong tư

tưởng cách mạng và tư tưởng quân sự Hồ Chí Minh Khác hẳn với quan điểm quân sự

tư sản thường dựa vào quân đội nhà nghề, vào binh khí kỹ thuật, nhấn mạnh vai trò các tướng lĩnh tài năng, Hồ Chí Minh luôn dựa vào dân, dựa chắc vào dân, chăm lo bồi dưỡng sức dân, khơi nguồn lực lượng và sức sáng tạo của nhân dân, đưa kháng chiến đến thắng lợi

Với Hồ Chí Minh, mục tiêu độc lập tự do gắn liền với mục tiêu thống nhất Tổ quốc

Trước âm mưu chia cắt của kẻ thù, Người nói: “nước Việt Nam là một, dân tộc Việt Nam

là một” [16; 45] “Sông có thể cạn, núi có thể mòn, song chân lý đó không bao giờ thay đổi!” [16; 246] Suốt những năm dài kháng chiến cho đến lúc lâm chung, niềm tin không

gì lay chuyển nổi của Người là “Tổ quốc ta nhất định sẽ thống nhất Đồng bào Nam Bắc

nhất định sẽ sum họp một nhà” [16; 511] Ý chí ấy, niềm tin ấy thấm sâu vào muôn triệu

trái tim Việt Nam, biến thành sức mạnh của các đội quân Nam tiến, của con đường chi viện chiến lược Trường Sơn, hy sinh chiến đấu vì sự toàn vẹn lãnh thổ của Tổ quốc

Tư tưởng chiến tranh toàn dân chính là tư tưởng “cả nước đánh giặc”, “toàn dân vi

ấy thể hiện đầy đủ, rõ ràng nhất trong Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến (ngày

Trang 30

19-12-1946): “Bất kỳ đàn ông, đàn bà, bất kỳ người già, người trẻ, không chia tôn giáo, đảng

phái, dân tộc Hễ là người Việt Nam thì phải đứng lên đánh thực dân Pháp để cứu Tổ quốc Ai có súng dùng súng Ai có gươm dùng gươm, không có gươm thì dùng cuốc, thuổng, gậy gộc Ai cũng phải ra sức chống thực dân Pháp cứu nước” Trong cuộc kháng

chiến chống Mỹ, cứu nước, Người chỉ rõ: Cuộc kháng chiến của ta là toàn dân, thực sự là

một cuộc chiến tranh nhân dân “31 triệu đồng bào ta ở cả hai miền, bất kỳ già trẻ, gái

trai, phải là 31 triệu chiến sĩ anh dũng diệt Mỹ, cứu nước, quyết giành thắng lợi cuối cùng” [17; 323]

Trong lịch sử, ông cha ta từng hiệu triệu nhân dân đứng lên chống giặc ngoại xâm và đều được nhân dân nhiệt liệt hưởng ứng Ngày nay, với con đường cứu nước

là con đường cách mạng vô sản, quyền lợi dân tộc gắn liền với quyền lợi giai cấp, những lời kêu gọi của Hồ Chí Minh càng được hưởng ứng mạnh mẽ, dấy lên cao trào thi đua yêu nước, giết giặc lập công, phục vụ tiền tuyến, một sức mạnh vô địch của chiến tranh nhân dân Việt Nam

Theo tư tưởng quân sự của Hồ Chí Minh, ngày (22-12-1946), Ban Thường vụ

Trung ương Đảng ra Chỉ thị “Toàn dân kháng chiến”, vạch rõ mục đích kháng chiến là

đánh thực dân phản động Pháp, giành độc lập, thống nhất; tính chất kháng chiến là toàn

kháng chiến.

Trong những ngày đầu đánh Pháp, có người băn khoăn hỏi toàn dân kháng chiến là thế

nào? Hồ Chí Minh giải đáp: “Toàn dân kháng chiến nghĩa là cả toàn dân, ai cũng đánh

giặc Bất kỳ đàn ông đàn bà, người già con trẻ, ai cũng tham gia kháng chiến

Tổ quốc là Tổ quốc chung Tổ quốc độc lập, thì ai cũng được tự do Nếu mất nước, thì ai cũng phải làm nô lệ” [18; 485] “Chiến sĩ hy sinh xương máu để giữ đất nước Bụng có no, thân có ấm mới đánh được giặc

Làm ra gạo thóc cho chiến sĩ ăn, làm ra vải vóc cho chiến sĩ mặc Đều nhờ nơi đồng bào ở hậu phương

Muốn giúp cho chiến sĩ ăn mặc đầy đủ, thì phải ra sức tăng gia sản xuất, nuôi nhiều

gà, vịt, lợn, bò, giồng nhiều lúa, khoai, ngô, đậu Hậu phương thắng lợi, thì chắc tiền phương thắng lợi

Trang 31

Thế là đồng bào hậu phương cũng ra sức tham gia kháng chiến” [18; 486]

Chiến tranh cách mạng giải phóng dân tộc là chiến tranh chính nghĩa, chiến tranh vì

“Trong hai phe giao chiến, phe nào có đầy đủ điều kiện nhân hòa là phe ấy thắng Chỉ

phe nào vì chính nghĩa mà chiến đấu, phe ấy mới có đủ điều kiện nhân hòa” [18; 463]

Người căn dặn các cấp lãnh đạo, chỉ huy phải biết noi gương cha ông ngày trước, “khoan thư sức dân”, chăm lo bồi dưỡng sức dân Nhỏ đánh lớn, phải vừa kháng chiến vừa kiến quốc Trong khi chống giặc ngoại xâm, phải đồng thời chống giặc đói, giặc dốt Trong kháng chiến chống đế quốc Mỹ, phải huy động sức dân ở mức rất cao, Hồ Chí Minh chỉ thị: Trong hoàn cảnh chiến tranh vừa trường kỳ vừa phát triển, Đảng phải lo tìm cách cho cán bộ và nhân dân không quá căng thẳng, mệt nhọc Phải làm sao giảm sự đóng góp của nhân dân càng thấp càng tốt

Nghệ thuật quân sự toàn dân đánh giặc đưa đến sự hình thành một cuộc chiến tranh không tiền tuyến, không hậu phương Đấu tranh vũ trang không còn là lĩnh vực dành

riêng cho những quân đội nhà nghề Đâu có địch là ở đó có mặt trận Thế chiến tranh “cài

răng lược” ấy khiến quân thù mất ăn mất ngủ, bị dồn vào thế bị động, bị hãm vào thế thất

bại, sa lầy Ta phát huy được chỗ mạnh là đánh địch ngay trên đất nước ta, lực lượng vũ trang với ba thứ quân có mặt khắp mọi nơi, khoét sâu mâu thuẫn của địch giữa phân tán

và tập trung, giữa giữ đất và chiếm đất, giữa đánh nhanh và đánh kéo dài, làm cho địch quân đông mà hóa ít, trang bị mạnh mà hóa yếu, cơ động nhanh mà hóa chậm

Riêng trong cuộc “chiến tranh đất đối không” chống chiến tranh phá hoại của đế

quốc Mỹ, nghệ thuật quân sự ấy đã phát triển thành toàn dân đánh máy bay và tàu chiến địch, toàn dân phòng tránh, toàn dân bảo đảm giao thông vận tải… Một lưới lửa giăng

thành “thiên la địa võng”, diệt hàng nghìn máy bay Mỹ, bắt sống hàng trăm giặc lái Mỹ,

bảo vệ vững chắc miền Bắc, đập tan âm mưu của địch ngăn chặn sự chi viện của hậu phương lớn miền Bắc cho tiền tuyến lớn miền Nam

Trong hồi ký Lịch sử một cơ hội hòa bình bị bỏ lỡ, Xanhtơni (Sainteny) - nguyên là

đặc phái viên của Chính phủ Pháp đã viết: “Đáng tiếc là nước Pháp không đánh giá hết

ông Hồ Chí Minh và sức mạnh mà ông có trong tay” Sức mạnh ấy không phải là quân

đội, là kinh tế, mà chính là sức mạnh của toàn dân Việt Nam kiên quyết đứng lên giành chính quyền sống của mình

Trang 32

Quan điểm nhân dân, “lấy dân làm gốc” của Hồ Chí Minh xuyên suốt cuộc đời cách mạng của Người Những năm đầu toàn quốc kháng chiến, Người nói: “Lực lượng bao

nhiêu là nhờ ở dân hết” [19; 101] Trong kháng chiến chống Mỹ, Người cảnh báo Tổng

thống Mỹ Giônxơn: “Chiến tranh có thể kéo dài 5 năm, 10 năm, 20 năm hoặc lâu hơn

nữa , song nhân dân Việt Nam quyết không sợ !” [19; 108] “Quyết không sợ” chính là

vì nhân dân sẵn sàng hy sinh chiến đấu đến cùng, “Không có gì quý hơn độc lập, tự do”. Người dặn lại trong Di chúc, sau chiến tranh phải ra sức xây dựng đất nước, chống

nghèo nàn, lạc hậu: “Đây là một cuộc chiến đấu chống lại những gì đã cũ kỹ, hư hỏng, để

tạo ra những cái mới mẻ, tốt tươi Để giành lấy thắng lợi trong cuộc chiến đấu khổng lồ này cần phải động viên toàn dân, tổ chức và giáo dục toàn dân, dựa vào lực lượng vĩ đại của toàn dân” [19; 505]

Rõ ràng, trong sự nghiệp dựng nước cũng như giữ nước, “lực lượng chính là ở dân,

có dân thì có tất cả!” Đây là một quy luật bất biến của cách mạng Việt Nam, của chiến

tranh nhân dân Việt Nam

Hồ Chí Minh chủ trương kháng chiến toàn diện, vì chiến tranh là cuộc thử thách về

mọi mặt đối với một quốc gia, một dân tộc Người chỉ rõ: “Trước kia chỉ có quân đội

đánh nhau ở tiền tuyến và trên mặt đất hay trên mặt nước, nên người ta gọi là bình diện chiến tranh Ngày nay đánh nhau cả ở trên không và cả ở tiền tuyến cũng như ở hậu phương, nên người ta gọi là lập thể chiến tranh” [20; 298]

Trước kia chỉ đấu tranh về quân sự, nhưng ngày nay đấu tranh về đủ mọi mặt quân sự,

kinh tế, chính trị, tư tưởng, nên người ta gọi là “chiến tranh toàn diện” Nói tóm lại, chiến tranh ngày nay phức tạp và hết sức khó khăn, “không dùng toàn lực của nhân dân về đủ mọi

mặt để ứng phó, không thể nào thắng được” [20; 298] “Chiến tranh ngày nay, đánh ở mặt sau, đánh về kinh tế, về chính trị, về tinh thần cũng không kém phần quan trọng như đánh ngoài mặt trận Phải biết phối hợp mọi phương pháp ấy mới có thể đi tới thắng lợi hoàn toàn” [20; 251] Phải “thực hành trường kỳ kháng chiến và toàn dân kháng chiến bằng quân

sự (dũng cảm, kỷ luật), bằng chính trị (đoàn kết, trật tự), bằng kinh tế (tăng gia, sản xuất), bằng ngoại giao (thêm bạn, bớt thù) ” [20; 188]

2.1.2 Kháng chiến toàn diện

Thực hiện kháng chiến toàn diện, Hồ Chí Minh đề ra chương trình kháng chiến gồm

12 điểm cụ thể về các nhiệm vụ quân sự, chính trị, kinh tế, văn hóa, ngoại giao Nhân

Ngày đăng: 18/07/2017, 23:59

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. Ngô Vương Anh: “Cuộc cách mạng mang thông điệp của dân tộc và thời đại”. Bài đăng trên báo Dân trí ngày 19/08/2012 Sách, tạp chí
Tiêu đề: “Cuộc cách mạng mang thông điệp của dân tộc và thời đại”
2. Kiều Xuân Bá (1945), Lịch sử Đảng cộng sản Việt Nam, Nxb Giáo dục Sách, tạp chí
Tiêu đề: Lịch sử Đảng cộng sản Việt Nam
Tác giả: Kiều Xuân Bá
Nhà XB: Nxb Giáo dục
Năm: 1945
4. Ban Chỉ đạo tổng kết chiến tranh trực thuộc bộ chính trị (1996), Tổng kết cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp thắng lợi và bài học, Nxb chính trị Quốc gia, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tổng kết cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp thắng lợi và bài học
Tác giả: Ban Chỉ đạo tổng kết chiến tranh trực thuộc bộ chính trị
Nhà XB: Nxb chính trị Quốc gia
Năm: 1996
5. (1999) Bộ tư lệnh Quân Khu II - Viện Ngiên cứu lịch sử quân sự: “Quân và dân Tây Bắc với chiến thắng Điện Biên Phủ”, NXB Quân đội nhân dân, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Quân và dân Tây Bắc với chiến thắng Điện Biên Phủ
Nhà XB: NXB Quân đội nhân dân
6. Trường Chinh (1947), Kháng chiến nhất định thắng lợi, Nxb Sự thật Sách, tạp chí
Tiêu đề: Kháng chiến nhất định thắng lợi
Tác giả: Trường Chinh
Nhà XB: Nxb Sự thật
Năm: 1947
7. Lê Duẩn (1976), Dưới lá cờ vẻ vang của Đảng, vì ĐL, TD, vì CNXH, tiến lên giành những thắng lợi mới, Nxb Sự thật, Hà Nội (tr.33) Sách, tạp chí
Tiêu đề: Dưới lá cờ vẻ vang của Đảng, vì ĐL, TD, vì CNXH, tiến lên giành những thắng lợi mới
Tác giả: Lê Duẩn
Nhà XB: Nxb Sự thật
Năm: 1976
8. Trần Bá Đệ, Nguyễn Xuân Minh, Lê Cung (2004), Lịch sử Việt Nam 1945 – 1975, Nxb Đại học sư phạm Sách, tạp chí
Tiêu đề: Lịch sử Việt Nam 1945 – 1975
Tác giả: Trần Bá Đệ, Nguyễn Xuân Minh, Lê Cung
Nhà XB: Nxb Đại học sư phạm
Năm: 2004
9. Trần Bá Đệ (2007), Một số chuyên đề Lịch sử Việt Nam, Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Một số chuyên đề Lịch sử Việt Nam
Tác giả: Trần Bá Đệ
Nhà XB: Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội
Năm: 2007
11. Võ Nguyên Giáp (2011): “Tổng tập hồi ký (In lần thứ 3)”. Nhà xuất bản Quân đội Nhân dân, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tổng tập hồi ký (In lần thứ 3)”
Tác giả: Võ Nguyên Giáp
Nhà XB: Nhà xuất bản Quân đội Nhân dân
Năm: 2011
12. Lê Mậu Hãn, Trần Bá Đệ, Nguyễn Văn Thư (1995), Đại cương lịch sử Việt Nam 1945 – 1975, Nxb Chính trị Quốc gia Sách, tạp chí
Tiêu đề: Đại cương lịch sử Việt Nam 1945 – 1975
Tác giả: Lê Mậu Hãn, Trần Bá Đệ, Nguyễn Văn Thư
Nhà XB: Nxb Chính trị Quốc gia
Năm: 1995
13. Phan Ngọc Liên (2005), Lịch sử lớp 12, Nxb Giáo dục, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Lịch sử lớp 12
Tác giả: Phan Ngọc Liên
Nhà XB: Nxb Giáo dục
Năm: 2005
14. TS. Phạm Văn Lực - chủ biên(2011) “Một số chuyên đề Lịch sử Việt Nam, Lịch sử thế giới và Phương pháp dạy học lịch sử”. Nxb ĐHSP Sách, tạp chí
Tiêu đề: “Một số chuyên đề Lịch sử Việt Nam, Lịch sử thế giới và Phương pháp dạy học lịch sử
Nhà XB: Nxb ĐHSP
15. Hồ Chí Minh: Toàn tập, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2002, t.6, tr.171; t.2, tr.280 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Toàn tập
Nhà XB: Nxb. Chính trị quốc gia
16. Hồ Chí Minh: Toàn tập, Sđd, t.5, tr.409; t.9, tr.45; t.4, tr.246; t.12, tr.511 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Toàn tập
17. Hồ Chí Minh: Toàn tập, Sđd, t.12, t.323 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Toàn tập
18. Hồ Chí Minh: Toàn tập, Sđd, t.4, tr.485, 486, 463 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Toàn tập
19. Hồ Chí Minh: Toàn tập, Sđd, t.4, tr.101; t.12, tr.108; t.12, tr.505; t.4, tr.296 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Toàn tập
20. Hồ Chí Minh: Toàn tập, Sđd, t.4, tr.298, 251, 188 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Toàn tập
21. Hồ Chí Minh: Toàn tập, Sđd, t.5, tr.201 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Toàn tập
22. Hồ Chí Minh: Toàn tập, Sđd, t.4, tr. 477, 320 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Toàn tập

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w