1. Trang chủ
  2. » Giáo án - Bài giảng

Viết bài Tập làm văn lớp 9

5 5,7K 9
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 5
Dung lượng 73 KB

Nội dung

Ngời ra đề: Chu Thị Hiền Đề kiểm tra: Viết bài Tập Làm Văn Môn: Ngữ Văn- Lớp 9- Học Kì II Thời gian kiểm tra: 90 phút * Yêu cầu chung: - Văn phong trong sáng, diễn đạt rõ ràng, mạch lạc. - Chữ viết rõ ràng, sạch sẽ. - Bài viết đúng thể loại. Biu im (Dùng cho tất cả các bài viết) Ni dung:8 im trong ú: - M bi: 1im - Thõn bi: 6 im - Kt bi: 1 im Hỡnh thc: 2 im * Yêu cầu cụ thể: Bài viết số 5: Nghị luận về một sự việc, hiện tợng đời sống Đề 1: Ngày nay, chúng ta đang tiến tới một xã hội công bằng, dân chủ, văn minh song vẫn còn đang tồn tại nhiều tệ nạn xã hội, điển hình là tệ cờ bạc.em hãy trình bày ý kiến của mình về vấn đề trên. Yêu cầu cụ thể: a) Mở bài: GT dẫn dắt vấn đề b) Thân bài: - Tệ nạn xã hội là những hành vi sai lệch chuẩn mực xã hội Tệ nạn xã hội có nhiều, điển hình là cờ bạc. - Có nhiều hình thức cờ bạc khác nhau - ngòi ta lao vào con đờng cờ bạc vì nhiều lí do khác nhau - Tất cả những biểu hiện đó sẽ gây ảnh hởng nghiêm trọng đến đời sống gia đình và xã hội - Tuổi trẻ cần bài trừ các tệ nạn đó. c) Kết bài - Khái quát tác hại của tệ cờ bạc - Nêu bài học kinh nghiệm cho cộng đồng - Động viên mọi ngời cùng hành động. Đề 2: Đất nớc ta có nhiều tấm gơng học sinh nghèo vơt khó, học giỏi. Em hãy giới thiệu tấm gơng đó và nêu suy nghĩ của mình. Yêu cầu cụ thể: a) Mở bài: giới thiệu tấm gơng b) Thân bài: * Giới thiệu gơng sáng: - Vũ Việt Quang, HS trờng chuyên Ngô Sĩ Liên- Bắc Giang Gia đình nghèo, trong quá trình học phải đi đóng than tổ ong để lấy tiền đóng học và trang trải thêm. Sau đó, bằng nỗ lực vơn lên, anh đã dat huy chơng đồng Olympic Hoá Quốc tế. Hiện nay đang du học tại Pháp. - Lê Văn Giang, HS chuyên Ngô Sĩ Liên- Bắc Giang. Gia đình nghèo, phải tự mình kiếm sống để nuôi bản thân, phụ giúp bà và em nhỏ. Tuy vậy, anh luôn cố gắng, nỗ lực học tập. Hiện nay anh đang học Đại học Kiến trúc Hà Nội. c) Kết bài: suy nghĩ của bản thân: - Khâm phục trớc nghị lực của những tấm gơng ấy. - Nhận thấy bản thân cần phải cố gắng nhiều hơn. Đề 3: Trò chơi điện tử là một thú tiêu khiển hấp dẫn. Nhiều bạn vì mải chơi mà xao nhãng học tập còn phạm những sai lầm khác. Hãy nêu ý kiến của em về hiện tợng đó. Yêu cầu cụ thể: a) Mở bài: - Với lứa tuổi học sinh, trò chơi điện tử là một thú tiêu khiển hấp dẫn. - Tuy vậy nếu sa đà vào sẽ dẫn đến hậu quả nghiêm trọng. b) Thân bài: - Nam vốn là một học sinh giỏi - Cuối năm lớp 7, do sự rủ rê của một nhóm bạn ham chơi, Nam sa vào trò chơi điện tử, quên cả học hành. - Kết quả học hánh sa sút - Nam bị nhà trờng cảnh cáo c) Kết bài: - Nam sớm tỉnh ngộ, nhận ra sai lầm - Nhờ quyết tâm, Nam đã dứt bỏ đợc trò chơi, chú ý học hành trở lại, lại tiến bộ nh trớc. Bài viết số 6: Nghị luận về tác phẩm truyện Đề 1: Suy nghĩ của em về nhân vật Lão Hạc trong truyện ngắn cùng tên của nhà văn Nam Cao. Yêu cầu cụ thể: a) MB: - Giới thiệu tác giả, tác phẩm, nhân vật - Đánh giá sơ bộ về nhân vật b) TB: - Lão Hạc là ngời nông dân nghèo khổ, cô đơn - Lão Hạc có lòng yêu con vô bờ bến - Để giữ lơng tâm trong sạch, lão đã tìm đến cái chết đau đớn - Cái chết của lão Hạc là bi kịch của số phận ngời nông dân Việt Nam trớc cách mạng c) KB: - Đánh giá khái quát về nhân vật 2. Em hãy phân tích tình thương mẹ của cậu bé Hồng qua đoạn trích “Trong lòng mẹ” (trích từ hồi ký “Những ngày thơ ấu”- Nguyên Hồng). Yêu cầu cụ thể : a) MB: - Những ngày thơ ấu là tập hồi kí cảm động về thời niên thiếu bất hạnh của nhà văn Nguyên Hồng. - Đoạn trích “Trong lòng mẹ” đã thể hiện tình thương mẹ sâu sắc của cậu bé Hồng. b) TB: * Cảnh ngộ éo le của mẹ bé Hồng. - Bé Hồng thương mẹ, luôn nhớ mẹ. - Bé ngấm ngầm phản ứng thái độ cay độc của bà cô trong những lần trò chuyện về mẹ. - Bé Hồng thèm khát tình thương nên cảm thấy vô cùng hạnh phúc khi được gặp mẹ, được ôm ấp trong vòng tay của mẹ. c) KB: - Tình thương mẹ là nét nổi bật trong tâm hồn bé Hồng. - Chúng ta cảm thông thương xót cậu bé Hồng và trân trọng tình mẫu tử. Đề 3: Suy nghĩ của em về nhân vật chị Dậu trong đoạn văn “Tức nước vỡ bờ” trích từ tác phẩm “Tắt đèn”. Yêu cầu cụ thể: a) MB: - Ngô Tất Tố là nhà văn hiện thực nổi tiếng giai đoạn 1930-1945. - Lần đầu tiên trong Văn học Việt Nam xuất hiện hình tượng điển hình về người phụ nữ nông dân với những phẩm chất quý báu. Đó là nhân vật chị Dậu trong tác phẩm “Tắt đèn” của Ngô Tất Tố. - Đoạn trích “Tức nước vỡ bờ” thể hiện tập trung nhất, rõ rang nhất tính cách của chị Dậu. b) TB: * Chị Dậu là một người vợ đảm đang, hết long yêu thương chồng. - Chị Dậu mới được trả về nhà trong tình trạng đau đớn, hoảng sợ vì bọn cường hào hành hạ dã man. - Chị Dậu tất tả chạy đi vay hàng xóm được nắm gạo, nấu nồi cháo loãng, cố dỗ dành chồng húp cháo cho đỡ mệt. - Trong lúc khốn khổ, túng quẫn, chị Dậu một mình xoay xoả, chống đỡ. Chị Dậu thành trụ cột của cả gia đình. * Chị Dậu là người phụ nữ dũng cảm, chống lại áp bức bất công. - Lúc đầu chị cố gắng nhẫn nhục, van xin tên cai lệ để hắn tha cho anh Dậu. - Khi chúng sầm sập chạy đến để bắt trói anh Dậu, chị đã lớn tiếng cảnh cáo hắn. - Từ vị thế kẻ dưới, chị Dậu đã nâng mình lên vị thế của người trên để mắng chửi chúng cho hả giận. - Sau lời cảnh cáo là hành động phản kháng dữ dội, đánh lại bọn tay sai tàn ác. - Diễn biến tâm trạng, hành động của chị Dậu phản ánh quy luật tức nước vỡ bờ, có áp bức có đấu tranh. * Nhận xét: - Hành động chống trả quyết liệt của chị Dậu chứng tỏ bản lĩnh cứng cỏi, không sợ cái xấu, cái ác. - Đây mới chỉ là hành động bộc phát, chưa phải là sự vùng lên của một người dân đã được giác ngộ cách mạng. c) KB: - Đoạn trích “Tức nước vỡ bờ” là một trong những đoạn hay nhất của tác phẩm “Tắt đèn”. - Nhà văn đã dành tình cảm ưu ái, xót thương và cảm phục cho nhân vật chị Dậu. - Chị Dậu chiếm được đông đảo tình cảm của người đọc. Bài viết số 7: Nghị luận về một bài thơ, đoạn thơ Đề 1: Phân tích bài thơ “Mùa xuân nho nhỏ” của nhà thơ Thanh Hải. Yêu cầu cụ thể: a) MB: - Giới thiệu nhà thơ Thanh Hải, bài thơ “Mùa xuân nho nhỏ” - Nêu nhận định chung về bài thơ. b) TB: - Bức tranh thiên nhiên mùa xuân được khám phá bằng những nét vẽ tinh tế, chọn lọc; cùng với đảo ngữ. Bức tranh mùa xuân thiên nhiên cao rộng thoáng đãng với mà sắc tươi thắm, âm thanh vang vọng. - Tình cảm trân trọng, nâng niu, say sưa ngây ngất như muốn thâu nhận tất cả vẻ đẹp của đất trời vào xuân được tác giả diễn tả qua động từ “hứng”. - Khi miêu tả mùa xuân đất nước tác giả sử dụng điệp từ, từ láy diễn tả mùa xuân đất nước hối hả, khẩn trương, náo nức, vui tươi. Đồng thời diễn tả tư thế của đất nước trong thời đại mới. - Từ mùa xuân của thiên nhiên, nhà thơ lien tưởng tới mùa xuân cuộc đời của mỗi con người. Điệp ngữ “Ta làm” thể hiện nguyện ước nhỏ bé, khiêm tốn, thiết tha, muốn được hoá thân. Lời thơ sâu lắng thể hiện mong muốn hiến dâng. c) KB: - Khái quát lại giá trị bài thơ. Đề 2: Phân tích bài thơ “Viếng lăng Bác” của Viễn Phương. a) MB: - Giới thiệu vài nét về tác giả- tác phẩm b) TB: * Cảm nhận của nhà thơ trước khung cảnh bên lăng Bác - Hình ảnh hang tre xanh xanh gợi nhớ đến hình ảnh làng quê Việt Nam thân thuộc và truyền thống bất khuất của dân tộc ta. - Hình ảnh ẩn dụ “Mặt trời” thể hiện tầm vóc vĩ đại của chủ tịch Hồ Chí Minh cùng sự ngưỡng vọng của nhân dân đối với Bác. * Cảm xúc của nhà thơ trong lăng Bác: - Cảm thấy những phút giây bên Bác là những phút giây thiêng liêng. - Nhà thơ bang khuâng, lưu luyến không muốn rời, ao ước được biến thành đoá hoa, tiếng chim, cây tre mãi mãi quấn quýt nơi này. c) KB: - Đây là bài thơ hay về đề tài lãnh tụ - Cái hay ở giọng điệu trữ tình tha thiết, cảm xúc chân thành. Đề 3: Phân tích bài thơ “Sang thu” của Hữu Thỉnh Yêu cầu cụ thể: a) MB: - Giới thiệu vài nét về tác giả Hữu Thỉnh và bài thơ “Sang thu”. b) TB: * Bức tranh thiên nhiên tuyêt đẹp lúc giao mùa. - Khổ thứ nhất: + Sự cảm nhận mùa thu bắt đầu bằng khứu giác: nhận ra hương vị của hương ổi- hương vị gắn bó với tuổi thơ. + Tiếp đó là cảm nhận bằng thị giác: “Sương chùng chình qua ngõ Dường như thu đã về” - Khổ thứ hai: + Không gian mở rộng từ gần đến xa, từ thấp lên cao + Hai câu thơ: “Có đám mây mùa hạ/ Vắt nửa mình sang thu” thể hiện tâm trạng bâng khuâng, xao xuyến trước những chuyển biến kì diệu của thiên nhiên lúc giao mùa. - Khổ thứ ba: Mạch cảm xúc tiếp tục dâng cao tuy vậy có bề sâu của sự đối sánh và chiêm nghiệm Tầng sâu chính là ý nghĩa triết lí nhân sinh: qua thử thách, bản lĩnh con người cứng cỏi hơn. c) KB: - Bằng sự cảm nhận tinh nhạy, bằng ngôn ngữ thơ ca giản dị và hàm súc, nhà thơ vẽ lên bức tranh mùa thu tuyệt mĩ. - Hữu Thỉnh đã góp thêm một nét thu độc đáo vào những bài thơ mùa thu hay và đẹp của thơ ca Tiếng Việt. . Chu Thị Hiền Đề kiểm tra: Viết bài Tập Làm Văn Môn: Ngữ Văn- Lớp 9- Học Kì II Thời gian kiểm tra: 90 phút * Yêu cầu chung: - Văn phong trong sáng, diễn. sáng, diễn đạt rõ ràng, mạch lạc. - Chữ viết rõ ràng, sạch sẽ. - Bài viết đúng thể loại. Biu im (Dùng cho tất cả các bài viết) Ni dung:8 im trong ú: - M bi:

Ngày đăng: 05/07/2013, 01:27

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

w