1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP MÔN BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU

32 421 3

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 32
Dung lượng 173,15 KB

Nội dung

Câu 1, Các khái niệm cơ bản: thời tiết, khí hậu, biến đổi khí hậu, dao động khí hậu, hệ thống khí hậu, kịch bản BĐKH, khí nhà kính, hiệu ứng nhà kính, mực nước biển dâng, ứng phó BĐKH (thích ứng, giảm nhẹ), tính dễ bị tổn thương do BĐKH. • Thời tiết là trạng thái tức thời của khí quyển ở một địa điểm cụ thể, đƣợc đặc trưng bởi các đại lượng đo được, như nhiệt độ, độ ẩm, gió, lượng mưa,… hoặc các hiện tượng quan trắc được, như sương mù, dông, mưa, nắng,… • Khí hậu là sự tổng hợp của thời tiết, được đặc trưng bởi các giá trị trung bình thống kê và các cực trị đo được hoặc quan trắc được trong một khoảng thời gian đủ dài, thường là hàng chục năm. • Theo IPCC (2007), biến đổi khí hậu (BĐKH) là sự biến đổi trạng thái của hệ thống khí hậu, có thể được nhận biết qua sự biến đổi về trung bình và sự biến động của các thuộc tính của nó, được duy trì trong một thời gian đủ dài, điển hình là hàng thập kỷ hoặc dài hơn. • Dao động (hay biến động) là sự biến đổi thăng giáng của các biến khí hậu (như nhiệt độ và lượng mưa) xung quanh trạng thái trung bình nhiều năm (thường là vài chục năm), nghĩa là hoặc lớn hơn hoặc nhỏ hơn giá trị trung bình nhiều năm. • Theo IPCC, hệ thống khí hậu là một hệ rất phức tạp bao gồm năm thành phần chính là khí quyển, thủy quyển, băng quyển, bề mặt đất và sinh quyển, và sự tương tác giữa chúng. • Kịch bản BĐKH là giả định có cơ sở khoa học và độ tin cậy về sự tiên tiến trong tương lai của các mqh giữa KTXH, GDP, phát thải KNK, BĐKH, mực nước biển dâng. • Khí nhà kính là những khí có khả năng hấp thụ các bức xạ sóng dài (hồng ngoại) được phản xạ từ bề mặt trái đất khi được chiếu sáng bằng ánh sáng mặt trời, sau đó phân tán nhiệt lại cho trái đất, gây nên hiệu ứng nhà kính. Các KNK chủ yếu bao gồm : hơi nước, CO2, CH4, N20, O3, khí CFC. • Khái niệm “hiệu ứng nhà kính” dùng để mô tả một hiện tượng tự nhiên sau đây. Bức xạ sóng ngắn của mặt trời có thể truyền qua môi trƣờng trong suốt (như mái nhà kính, cửa sổ bằng kính, lớp khí quyển Trái đất) đến một đối tượng nào đó và bị hấp thụ. Sau khi hấp thụ bức xạ mặt trời, đối tượng bị nóng lên và phát xạ bức xạ sóng dài. Bức xạ sóng dài này hầu như không thể “thoát” qua môi trƣờng truyền và bị giữ lại trở thành nguồn năng lượng đốt nóng bổ sung cho không khí trong nhà kính và khí quyển • Mực nước biển dâng là sự dâng lên của mực nước của đại dương trên toàn cầu, trong đó không bao gồm triều cường, nước dâng do bão…Nước biển dâng tại một vị trí nào đó có thể cao hơn hoặc thấp hơn so với trung bình toàn cầu vì có sự khác nhau về nhiệt độ của đại dương và các yếu tố khác • Ứng phó với BĐKH: Thích ứng: Là sự điều chỉnh hệ thống tự nhiên hoặc con ngƣời đối với hoàn cảnh hoặc môi trƣờng thay đổi, nhằm giảm khả năng bị tổn thương do dao động và BĐKH hiện hữu hoặc tiềm tàng và tận dụng các cơ hội do nó mang lại Giảm nhẹ: Là sự can thiệp của con người nhằm giảm thiểu các nguồn phát thải hoặc nâng cao khả năng của các bể hấp thụ KNK. • TDBTT là sự nhạy cảm của hệ thống tự nhiên hay xã hội do những thiệt hại lâu dài từ BĐKH (IPCC, 1997). TDBTT do BĐKH là mức độ mà hệ thống dễ bị tác động và không có khả năng chống chịu trước những tác động tiêu cực của BĐKH (IPCC, 2007). =>có thể coi TDBTT là mức độ tổn thất, suy thoái của hệ thống, mức độ chống chịu, phục hồi, ứng phó của nó trước các tác động từ bên ngoài (tai biến và các hoạt động nhân sinh).

Trang 1

ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP MÔN BĐKH

Câu 1, Các khái niệm cơ bản: thời tiết, khí hậu, biến đổi khí hậu, dao động khí hậu, hệ thống khí hậu, kịch bản BĐKH, khí nhà kính, hiệu ứng nhà kính, mực nước biển dâng, ứng phó BĐKH (thích ứng, giảm nhẹ), tính dễ bị tổn thương do BĐKH.

• Thời tiết là trạng thái tức thời của khí quyển ở một địa điểm cụ thể, đƣợc đặc trưng bởi các đại lượng đo được, như nhiệt độ, độ ẩm, gió, lượng mưa,… hoặc các hiện tượng quan trắc được, như sương mù, dông, mưa, nắng,…

• Khí hậu là sự tổng hợp của thời tiết, được đặc trưng bởi các giá trị trung bình thống kê và các cực trị đo được hoặc quan trắc được trong một khoảng thời gian đủ dài, thường là hàng chục năm

• Theo IPCC (2007), biến đổi khí hậu (BĐKH) là sự biến đổi trạng thái của hệ thống khí hậu, có thể được nhận biết qua sự biến đổi về trung bình và sự biến động của các thuộc tính của nó,được duy trì trong một thời gian đủ dài, điển hình là hàng thập

kỷ hoặc dài hơn

• Dao động (hay biến động) là sự biến đổi thăng giáng của các biến khí hậu (như nhiệt độ và lượng mưa) xung quanh trạng thái trung bình nhiều năm (thường là vài chục năm), nghĩa là hoặc lớn hơn hoặc nhỏ hơn giá trị trung bình nhiều năm

• Theo IPCC, hệ thống khí hậu là một hệ rất phức tạp bao gồm năm thành phần chính là khí quyển, thủy quyển, băng quyển,

bề mặt đất và sinh quyển, và sự tương tác giữa chúng

• Kịch bản BĐKH là giả định có cơ sở khoa học và độ tin cậy về

sự tiên tiến trong tương lai của các mqh giữa KT-XH, GDP, phát thải KNK, BĐKH, mực nước biển dâng

• Khí nhà kính là những khí có khả năng hấp thụ các bức xạ sóng

Trang 2

sáng bằng ánh sáng mặt trời, sau đó phân tán nhiệt lại cho trái đất, gây nên hiệu ứng nhà kính Các KNK chủ yếu bao gồm : hơi nước,CO2, CH4, N20, O3, khí CFC.

• Khái niệm “hiệu ứng nhà kính” dùng để mô tả một hiện tượng tự nhiên sau đây Bức xạ sóng ngắn của mặt trời có thể truyền qua môi trường trong suốt (như mái nhà kính, cửa sổ bằng kính, lớp khí quyển Trái đất) đến một đối tượng nào đó và bị hấp thụ Sau khi hấp thụ bức xạ mặt trời, đối tượng bị nóng lên và phát xạ bức

xạ sóng dài Bức xạ sóng dài này hầu như không thể “thoát” qua môi trường truyền và bị giữ lại trở thành nguồn năng lượng đốt nóng bổ sung cho không khí trong nhà kính và khí quyển

• Mực nước biển dâng là sự dâng lên của mực nước của đại dương trên toàn cầu, trong đó không bao gồm triều cường, nước dâng do bão…Nước biển dâng tại một vị trí nào đó có thể cao hơn hoặc thấp hơn so với trung bình toàn cầu vì có sự khác nhau về nhiệt độ của đại dương và các yếu tố khác

=>có thể coi TDBTT là mức độ tổn thất, suy thoái của hệ thống, mức độ chống chịu, phục hồi, ứng phó của nó trước các tác động

từ bên ngoài

(tai biến và các hoạt động nhân sinh)

Trang 3

+ làm cơ sở cho các cuộc thương lượng về giảm phát thải KNK

- Các kịch bản SKES:

2.1 Kịch bản gốc A1:

• Mô tả một thế giới tương lai với sự phát triển kinh tế rất nhanh, dân số thế giới tăng đạt đỉnh vào khoảng giữa thế kỷ 21 và giảm dần sau đó; các công nghệ mới phát triển nhanh và hiệu quả hơn

• Các đặc điểm nổi bật là sự tương đồng giữa các khu vực, sự tăng cường giao lưu về văn hóa, xã hội, sự thu hẹp khác biệt về thu nhập giữa các vùng

• Họ kịch bản A1 được phát triển thành 3 nhóm dựa trên các

hướng phát triển của công nghệ trong hệ thống năng lượng:

- A1FI: sử dụng thái quá nhiên liệu hóa thạch (kịch bản phát thải cao)

Trang 4

- A1B: cân bằng giữa các nguồn năng lượng (kịch bản phát thải trung bình)

A1T: chú trọng đến việc sử dụng các nguồn năng lượng phi hoáthạch (kịch bản phát thải thấp)

2.2 Kịch bản gốc A2 (kịch bản phát thải cao):

• Mô tả một thể giới rất không đồng nhất

• Các đặc điểm nổi bật là tính độc lập, bảo vệ các đặc điểm địa phương, dân số thế giới tiếp tục tăng, kinh tế phát triển theo định hướng khu vực, thay đổi về công nghệ và tốc độ tăng

trưởng kinh tế tính theo đầu người chậm và riêng rẽ hơn so với các họ kịch bản khác

2.3 Kịch bản gốc B1 (phát thải thấp):

Thể hiện một thế giới tương đồng với dân số thế giới đạt đỉnh vào giữa thế kỷ 21 và giảm xuống sau đấy giống như trong họ kịch bản gốc A1, nhưng có sự thay đổi nhanh chóng trong cấu trúc kinh tế theo hướng kinh tế dịch vụ và thông tin, giảm

cường độ tiêu hao nguyên vật liệu; phát triển các công nghệ sạch và sử dụng hiệu quả tài nguyên; chú trọng đến các giải pháp toàn cầu về bền vững kinh tế, xã hội và môi trường

2.4 Kịch bản gốc B2 (phát thải trung bình): Mô tả một thế giới với sự nhấn mạnh vào các giải pháp địa phương về bền vững kinh tế, xã hội và môi trường Dân số thế giới vẫn tăng trưởng liên tục nhưng thấp hơn A2, phát triển kinh tế ở mức trung

bình, chuyển đổi công nghệ chậm và không đồng bộ như trong B1 và A1 Cũng hướng đến việc bảo vệ môi trường và công bằng

xã hội, B2 tập trung vào quy mô địa phương và khu vực

• Kịch bản RCPs

- Sử dụng thông tin từ tất cả các kịch bản đă có từ trước đến nay

- Không sử dụng trực tiếp hàm lượng các chất khí

- Sử dụng tác động bức xạ (Radiative Forcing) như là hệ quả tổng hợp của tất cả các chất KNK

- Có bốn RCPs được mô tả để dự đoán khí hậu trái đất trong tương lai đến năm 2100:

Trang 5

+ RCP2.6 là nhóm kịch bản phát triển thuộc loại thấp, nhiệt

lượng bức xạ mặt đất nhận ít hơn 3 watt cho một 1m2 (3W/m2 )+ RCP8.5 nhóm kịch bản thuộc loại cao mà bức xạ mặt đất nhận được sẽ lớn hơn 8,5 W/m2 và tiếp tục tăng sau kỳ dư đoán

+ RCP6.0 và RCP4.5, hai nhóm kịch bản ổn định trung gian trong đó cưỡng bức bức xạ được ổn định ở mức khoảng 6 W/m2

Trong khi khí quyển có thể đƣợc xem là hầu nhƣ “trong suốt” đối với bức xạ mặt trời thì nó lại gần nhƣ “mờ đục” đối với bức

xạ Trái đất Chỉ một phần rất nhỏ lƣợng bức xạ từ bề mặt Trái đất có thể xuyên qua đƣợc lớp khí quyển đểthoát ra ngoài

không trung Phần còn lại bị khí quyển hấp thụ và nóng lên rồi phát xạ trởlại bề mặt Đó chính là “hiệu ứng nhà kính” của khí quyển

- Nếu không có lớp khí quyển thì nhiệt độ của bề mặt Trái đất chỉ vào khoảng -18 độ C, trong khi nhiệt

độ trung bình quan trắc được vào khoảng 15 độ C

Trang 6

sơ đồ minh họa

Câu 4, Nguyên nhân, các giả thuyết, biểu hiện BĐKH ở VN

và toàn cầu

4.1 / Các giả thuyết BĐKH

• Giả thuyết thiên văn: Trái đất chuyển động xung quanh mặt trời theo quĩ đạo ellip phụ thuộc vào ba tham số chính là độ lệch tâm,

độ nghiêng của trục quay của Trái đất và tiến động

- Độ lệch tâm là tham số phản ánh “độ méo” của quĩ đạo so với đường tròn

Sự biến đổi của tham số này chi phối biên độ biến trình năm của lượng bức xạ mặt trời đến cũng như sự khác biệt của lượng bức

xạ mặt trời đến ở hai Bán cầu do khoảng cách giữa mặt trời và Trái đất biến thiên trong năm

Giá trị của độ lệch tâm biến thiên trong khoảng từ 0 (không méo,tức đường tròn) đến 0,07 (méo 7% so với đường tròn), và giá trị hiện nay là 0,0174, tương ứng với Nam Bán cầu nhận được

nhiều bức xạ mặt trời hơn Bắc Bán cầu khoảng 6,7% Tham số này có chu kỳ dao động khoảng 96.000 năm;

- Độ nghiêng của trục quay của Trái đất

Trang 7

Độ nghiêng của Trục Trái đất so với pháp tuyến của mặt phẳng quĩ đạo biến thiên trong khoảng từ 21,5 độ đến 24,5 độ và có chu

kỳ dao động khoảng 41.000 năm

Khi độ nghiêng này lớn sẽ làm tăng sự tương phản giữa các mùa,làm biến đổi độ dài các mùa trong năm do các cực hướng về phíamặt trời hoặc phía đối diện dài hơn

- Tiến động: hướng của trục dài (hay bán trục lớn) của trái đất quay một cách chậm chạp Hiện tượng đó được gọi là tiến động Tiến động có thể làm cho các mùa trở nên cực đoan hơn Chẳng hạn vào những thời kỳ nhất định điểm xa mặt trời nhất sẽ xuất hiện vào mùa đông Bắc Bán cầu (làm cho các mùa ở Bắc Bán cầu cực đoan hơn, vì mùa đông trùng với thời kỳ xa mặt trời nhất

và mùa hè trùng với thời kỳ gần mặt trời nhất), còn vào những thời kỳ khác điểm xa mặt trời nhất lại xuất hiện vào mùa hè Bắc Bán cầu (làm cho các mùa ở Bắc Bán cầu ít cực đoan hơn, vì mùa đông gần mặt trời nhất và mùa hè xa mặt trời nhất)

Chu kỳ tiến động nằm trong khoảng từ 19.000 năm đến 21.000 năm

• Giả thuyết địa chất

Bề mặt Trái đất bao gồm các lục địa và các đại dương Bề mặt Trái đất có thể bị biến dạng qua các thời kỳ địa chất do sự trôi dạt lục địa, các quá trình vận động tạo sơn, sự phun trào núi lửa, v.v Sự biến dạng này sẽ làm thay đổi phân bố lục địa – biển, hình thái bề mặt Trái đất, dẫn đến sự biến đổi trong phân bố bức

xạ mặt trời nhận được, trong cân bằng bức xạ và cân bằng nhiệt của mặt đất và trong hoàn lưu chung khí quyển, đại dương

• Giả thuyết vật lí

Sự biến đổi trong tính chất phát xạ của mặt trời và hấp thụ bức

xạ của Trái đất.Mặt trời là nguồn cung cấp năng lượng duy nhất cho Trái đất Nguồn năng lượng này cũng biến thiên theo thời gian Từ khi Trái đất hình thành cho đến nay (khoảng 5 tỷ năm)

độ chói của mặt trời tăng khoảng 30% Sự phát xạ của mặt trời

đã có những thời kỳ yếu đi gây ra băng hà và có những thời kỳ

Trang 8

hoạt động mãnh liệt gây ra khí hậu khô, nóng trên bề mặt Trái đất Thành phần khí quyển Trái đất cũng đã thay đổi rất nhiều qua các thời kỳ địa chất Nguyên nhân có thể do các đợt phun trào núi lửa, thải vào không khí nham thạch nóng nhiều khói, bụigiàu sunfua điôxit, sunfit hữu cơ, mêtan và những loại khí khác

Có những bằng chứng cho thấy nhiều đợt phun trào núi lửa trongquá khứ có qui mô lớn hơn so với những đợt phun trào chúng ta

đã từng chứng kiến, gây biến đổi mạnh mẽ về cân bằng bức xạ trong khí quyển

4.2/ Nguyên nhân gây BĐKH

• Nguyên nhân tự nhiên:

- Sự biến đổi của các tham số quĩ đạo Trái đất: Trái đất chuyển động xung quanh mặt trời theo quĩ đạo ellip phụ thuộc vào ba tham số chính là độ lệch tâm, độ nghiêng của trục quay của Trái đất và tiến động Những biến đổi của các tham số này sẽ làm biến đổi lượng bức xạ mặt trời cung cấp cho hệ thống khí hậu và hậu quả là làm khí hậu Trái đất biến đổi

- Sự biến đổi trong phân bố lục địa – biển của bề mặt Trái đất:

Bề mặt Trái đất có thể bị biến dạng qua các thời kỳ địa chất do

sự trôi dạt lục địa, các quá trình vận động tạo sơn, sự phun trào núi lửa… Sự biến dạng này sẽ làm thay đổi phân bố lục địa – biển, hình thái bề mặt Trái đất, dẫn đến sự biến đổi trong phân

bố bức xạ mặt trời nhận được, trong cân bằng bức xạ và cân bằng nhiệt của mặt đất và trong hoàn lưu chung khí quyển, đại dương

- - Sự biến đổi trong tính chất phát xạ của mặt trời và hấp thụ bức xạ của Trái đất: Nguồn năng lượng MT biến thiên theo thời gian, thành phần khí quyển Trái đất cũng đã thay đổi rất nhiều qua các thời kỳ địa chất có thể do núi lửa, hiện tượng tự nhiên: KHi núi lửa phun trào tạo ra lượng khí và bụi khá lớn che phủ khí quyển, gây biến đổi mạnh mẽ về cân bằng bức xạ trong khí quyển và gây ra BĐKH…

- Sự thay đổi cường độ bức xạ Mặt trời:

Trang 9

+Các vết đen mặt trời có nhiệt độ 15000K và tồn tại rất ngắn

+Các vết sang chói có nhiệt độ 80000K

+Có giả thuyết về bão từ như sau: Từ trường MT mạnh lên => nhiều tia vũ trụ bị chặn lại bên ngoài khí quyển TĐ => đám mây khó hình thành hơn(do ít nhân để hình thành các giọt nước) => A/s mtr dễ chiếu xuống TĐ => TĐ nóng lên

- Hoạt động của núi lửa: Khi một ngọn núi lửa phun trào sẽ phát thải vào khí quyển một lượng cực kỳ lớn khối lượng sulfur

dioxide (SO2), hơi nước, bụi và tro vào bầu khí quyển Khối lượng lớn khí và tro có thể ảnh hưởng đến khí hậu trong nhiều năm Các hạt nhỏ được gọi là các sol khí được phun ra bởi núi lửa, các sol khí phản chiếu lại bức xạ (năng lượng) mặt trời trở lại vào không gian vì vậy chúng có tác dụng làm giảm nhiệt độ lớp bề mặt trái đất

• Nguyên nhân nhân tạo:

Vì nhu cầu mưu sinh, con người đã “can thiệp” vào các thành phần của hệ thống khí hậu, làm thay đổi thuộc tính tự

nhiên của nó Từ chỗ đốt rừng làm nương rẫy, chặt cây lấy củi, khai thác tài nguyên, xây dựng các nhà máy, xí nghiệp, con

người ngày càng sử dụng nhiều năng lượng hóa thạch (than, dầu,khí đốt), qua đó đã thải vào khí quyển càng nhiều các chất khí gây hiệu ứng nhà kính (hình 1.6) Nền công nghiệp càng phát triển, lượng chất phát thải đó ngày càng tăng, làm gia tăng hiệu ứng nhà kính của khí quyển, dẫn đến tăng nhiệt độ của Trái đất Các khí nhà kính trong khí quyển Trái đất có thể có nguồn gốc tựnhiên hoặc hoàn toàn do con người sinh ra Chúng có nồng độ rất khác nhau và ảnh hưởng đến khí hậu Trái đất cũng rất khác nhau Có những khí nhà kính tồn tại lâu trong khí quyển như CO2, CH4, N2O, ổn định về mặt hóa học nên được pha trộn kỹ trong khí quyển, do đó mật độ trung bình toàn cầu của chúng có thể ước lượng được khá chính xác Bên cạnh đó cũng có những khí nhà kính tồn tại ngắn (ví dụ SO2 (sulfua điôxit), CO) có thể

dễ dàng bị ôxy hóa 14 trong khí quyển hoặc dễ bị loại bỏ do

Trang 10

mưa Các chất khí này có mật độ biến động lớn và không đồng nhất trên toàn cầu.

4.3/ Biểu hiện BĐKH ở toàn cầu:

• Biến đổi của nhiệt độ

- Trong thế kỷ 20, trên khắp các châu lục và đại dương nhiệt độ có

xu thế tăng lên rõ rệt Độ lệch tiêu chuẩn của nhiệt độ trung bình toàn cầu là 0,24 0 C

- Sai khác lớn nhất giữa hai năm liên tiếp là 0,29 0 C (giữa năm

- Giai đoạn 1995 – 2006 có 11 năm (trừ 1996) được xếp vào Biến đổi khí hậu và tác động ở Việt Nam 82 danh sách 12 năm nhiệt

độ cao nhất trong lịch sử quan trắc nhiệt độ kể từ 1850, trong đó nóng nhất là năm 1998 và năm 2005 Riêng 5 năm 2001 – 2005

có nhiệt độ trung bình cao hơn 0,44 0 C so với chuẩn trung bình của thời kỳ 1961 – 1990

- Đáng lưu ý là, mức tăng nhiệt độ của Bắc cực gấp đôi mức tăng nhiệt độ trung bình toàn cầu

- Nhiệt độ cực trị cũng có xu thế phù hợp với nhiệt độ trung bình, kết quả là giảm số đêm lạnh và tăng số ngày nóng và biên độ nhiệt độ ngày giảm đi chừng 0,07 0 C mỗi thập kỷ

• Biến đổi của lượng mưa

- Trong thời kỳ 1901 – 2005 xu thế biến đổi của lượng mưa rất khác nhau giữa các khu vực và giữa các tiểu khu vực trên từng khu vực và giữa các thời đoạn khác nhau trên từng tiểu khu vực

- Ở Bắc Mỹ, lượng mưa tăng lên ở nhiều nơi, nhất là ở Bắc

Canađa nhưng lại giảm đi ở Tây Nam nước Mỹ, Đông Bắc

Mexico và bán đảo Bafa với tốc độ giảm chừng 2% mỗi thập kỷ,gây ra hạn hán trong nhiều năm gần đây

Trang 11

- Ở Nam Mỹ, lượng mưa lại tăng lên trên lưu vực Amazon và vùng bờ biển Đông Nam nhưng lại giảm đi ở Chile và vùng bờ biển phía Tây.

- Ở Châu Phi, lượng mưa giảm ở Nam Phi, đặc biệt là ở Sahen trong thời đoạn 1960–1980

- Ở khu vực nhiệt đới, lượng mưa giảm đi ở Nam Á và Tây Phi với trị số xu thế là 7,5% cho cả thời kỳ 1901 – 2005 Khu vực cótính địa phương rõ rệt nhất trong xu thế biến đổi lượng mưa là Australia do tác động to lớn của ENSO

- Ở đới vĩ độ trung bình và vĩ độ cao, lượng mưa tăng lên rõ rệt ở miền Trung Bắc Mỹ, Đông Bắc Mỹ, Bắc Âu, Bắc Á và Trung Á

- Trên phạm vi toàn cầu lượng mưa tăng lên ở các đới phía Bắc vĩ

độ 30 0 N thời kỳ 1901–2005 và giảm đi ở các vĩ độ nhiệt đới,

kể từ thập kỷ 1990 Tần số mưa lớn tăng lên trên nhiều khu vực,

kể cả những nơi lượng mưa có xu thế giảm

• Sự biến đổi băng quyển, vùng cực

- Băng biển BBC giảm 2,7 0,6 % trong thập kỉ từ năm 1978

- Tốc độ giảm vào mùa hè nhiều hơn mùa đông Mhe giảm 7,4- 2,4% trong thập kỉ

• Nước biển dâng do băng tan

- Trong thế kỉ 20 mực tăng trung bình thế giới đã dâng 15cm, mựcnước biển trung bình toàn cầu được dự báo sẽ tăng 59cm trong

TK 21

- 1961-2003, mức nc biển tb toàn cầu tăng 1,8+-0,5 mm/năm

- 1993-2003, mức nc biển tb toàn cầu tăng 3,1+- 0,7mm/năm

Trang 12

- Do lượng cacbon nhân tạo nhiều hơn, sự hấp thụ cacbon của đại dương nhiều hơn dẫn đến tính axit của đại dương nhiều hơn, vs

sự giảm độ pH bề mặt tb là 0,1đơn vị

• Sự gia tăng các hiện tượng thời tiết cực đoan

- Trên đất liền: trong 50 năm qua, số ngày lạnh, đêm lạnh và

sương giá giảm đi, số ngày nóng, đêm nóng tăng lên Các đợt nóng, nắng nóng gay gắt trở nên thường xuyên hơn

- Htg bão, lũ lụt, lũ quét, hạn hán, lốc xoáy xảy ra mạnh hơn, bất thường hơn

- Xoáy thuận nhiệt đới mạnh lên ở BẮc Tây dương từ 1970

- Tăng cường hoạt động của xoáy thuận nhiệt đới rõ rệt nhất ở BẮc TBDuong, Tây Nam TBD VÀ Ấn ĐỘ dương

- BBC hạn hán phổ biến phần lớn ở vùng Bắc Phi, Canada,

Alaska

4.4/ Biểu hiện BĐKH ở VNam

• Nhiệt độ gia tăng

- Nđộ tb năm tăng 0,50C/ 50 năm

- Nđộ mđông tăng nhanh hơn mhe

- Nđộ phía BẮc tăng nhanh hơn Phía Nam

- Nđộ vùng sâu trong đất liền tăng nhanh hơn nhiệt độ vùng ven biển và hải đảo

- 1 số khu vực nhỏ độ có xu hướng giảm: Huế, Quảng Ngãi, Tiền Giang

• Lượng mưa biến đổi

- Mùa khô: PBac tăng ít hoặc không tăng pNam tăng mạnh

19-270C

- Mùa mưa: PNam tăng 5-200C Pbac giamr 5-100C

- Lượng mưa năm: PNam tăng 9-20%, pBac gaimr 2-11%

- Nam trung bộ có lượng mưa mùa mưa và lượng mưa năm tăng mạnh nhất, nhiều hơn 25%/ năm

• Mực nước biển dâng : Mực nc biển tăng 2,9mm/năm

• Gia tăng các hiện tượng thời tiết cực đoan

- Xoáy thuận nhiệt đới:

Trang 13

+Nhìn chung xu hướng giảm về số lượng trong vòng 1961-2005 +Số cơn bão có xu hướng tăng

+Mùa bão kết thúc muộn

+Quĩ đạo bão có vẻ dị thường

+Số cơn bão ảnh hưởng tới kvuc Nam bộ có phần tăng lên trong những năm gần đây

+Có xu thế dịch chuyển vào nam

- Hiện tượng El Nino và LA Nina ảnh hưởng mạnh mẽ:

+ El Nino gây ra nhiều kỉ lục có tính dị thường về thời tiết như nhiệt độ cực đại, nắng nóng và hạn hán gay gắt trên diện rộng, cháy rừng năm 1997-1998

+ La Nina gây mưa lớn, lũ lụt và rét hại vào 2007

Câu 5, Tác động BĐKH đến sức khoẻ con người, tài nguyên nước, nông nghiệp …

1. Tác động đến nông nghiệp:

• tác động của gia tăng nhiệt độ đến Nông nghiệp

- Nhiệt độ có xu hướng tăng có thể làm thay đổi cơ bản hệ thống canh tác nông nghiệp ở một số khu vực do sự dịch chuyển ranh giới thực vật và cây trồng

- Phạm vi, thời gianthích nghi của cây trồng nhiệt đới mở rộng hơn trong khi của cây trồng á nhiệt đới thu hẹp lại

- Năng suất và sản lượng nông nghiệp giảm ở những vùng có mùa khô và ngay cả khi nhệt độ tăng không đều

- Làm đa dạng hóa cũng như làm biến dạng nền nông nghiệp cổ truyền

Trang 14

- Nhu cầu tưới tiêu nước và dẫn đến thiếu hụt nước cho trồng trọt

- Thay dổi đk sống các loài sv, làm mất hoặc làm thay đổi mắt xích trong chuỗi thức ăn Sâu bệnh, dịch bệnh có cơ hội phát triển nhiều hơn trong đk nhiệt độ tăng kết hợp với độ ẩm cao gâyhại cho hđ sx và bảo quản nông sản, sản phẩm

• tác động của giáng thuỷ đến NN

- tần suất lượng mưa ngày càng tăng làm ngập úng gia tăng => giảm năng suất, mất mùa

- gây khó khăn cho công tác thủy lợi:

+ Khả năng tiêu thoát nước ra biển giảm đi rõ rệt, mực nước các sông dâng lên, đỉnh lũ tăng thêm, uy hiếp các tuyến đê sông ở các tỉnh phía Bắc, đê bao và bờ bao ở các tỉnh phía Nam

+ Diện tích ngập úng mở rộng, thời gian ngập úng kéo dài

+ dòng chảy lũ gia tăng có khả năng vượt quá các thông số thiết

kế hồ, đập, tác động tới an toàn hồ đập và quản lý tài nguyên nước…

• Tác động của nước biển dâng đến Nông nghiệp

- Mât diện tích đất do nước biển dâng

- xâm nhập mặn gia tăng gây khó khăn cho hđ sx

• Tác động của các hiện tượng thơi tiết cực đoan đến NN

- Thiên tai chủ yếu đối với sản xuất nông nghiệp ngày càng gia tăng trong bối cảnh BĐKH

- hạn hán có xu thế tăng nhưng với mức độ không đông đều => nguy cơ mất mùa, mất khả năng canh tác trên các vùng đất bị thoái hóa

- Hiện tượng khô cằn, sa mạc hóa, giảm lượng nước ngầm=> a/h đến diện tích và chất lượng đất canh tác, làm biến đổi đặc tính đất

- Hạn hán xong hành với xâm nhập mặn gia tăng gây tác động xấuđến trồng trọt

2. Tác động đến lâm nghiệp

Trang 15

- Biến đổi khí hậu làm suy giảm quỹ đất rừng và diện tíchrừng

+ Diện tích rừng ngập mặn ven biển chịu tổn thất to lớn do nước biển dâng;

+ Nguy cơ chuyển dịch diện tích đất lâm nghiệp sang đất dành cho các lĩnh vực kinh tế - xã hội khác là tác động gián tiếp song

có thể coi là tác động lớn nhất đối với sản xuất lâm nghiệp

- BĐKH làm thay đổi cơ cấu tổ chức rừng

Nâng cao nền nhiệt độ, lượng mưa, lượng bốc hơi, gia tăng bão, các cực trị nhiệt độ, cường độ mưa và suy giảm chỉ số ẩm ướt … làm ranh giới giữa khí hậu nhiệt đới và ranh giới nhiệt đớivới nền nhiệt độ á nhiệt đới, ôn đới đều dịch chuyển lên cao, tức

là về phía đỉnh núi Rừng cây họ dầu mở rộng lên phía Bắc và các đai cao hơn, rừng rụng lá với nhiều cây chịu hạn phát triển mạnh…

- BĐKH làm suy giảm chất lượng rừng

+ Phát triển đáng kể nhiều sâu bệnh mới nguy hại hơn hoặc các sâu bệnh ngoại lai

+ Các quá trình hoang mạc hóa làm suy giảm nghiêm trọng chất lượng đất, chỉ số ẩm ướt giảm đi gây ra suy giảm sinh khối trên hầu hết các loại rừng, đặc biệt là rừng sản xuất Số lượng quần thể của các loài động vật rừng, thực vật quý hiếm giảm sút đến mức suy kiệt dẫn đến nguy cơ tuyệt chủng

- Gia tăng nguy cơ cháy rừng do

+ Nền nhiệt độ cao hơn, lượng bốc hơi nhiều hơn, thời gian

và cường độ khô hạn gia tăng

+ Tăng khai phá rừng làm cho nguy cơ cháy rừng trở nên thường xuyên hơn

- BĐKH gây khó khăn cho công tác bảo tồn đa dạng sinh học rừng

Các biến động, các điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên do BĐKH, hệ sinh thái rừng sẽ bị suy thoái trầm trọng,

Trang 16

gây ra nguy cơ tuyệt chủng của một số loài, làm mất đi nhiều gen quý hiếm

Ngày đăng: 04/07/2017, 15:59

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

w