1. Trang chủ
  2. » Giáo án - Bài giảng

SÁNG KIẾN đạt GIẢI TỈNH HƯNG yên ỨNG DỤNG lập TRÌNH VBA TRONG POWERPOINT để THIẾT kế bài GIẢNG môn vật lý

35 609 1

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 35
Dung lượng 702 KB
File đính kèm ỨNG DỤNG LẬP TRÌNH VBA ....rar (364 KB)

Nội dung

Sáng kiến ỨNG DỤNG LẬP TRÌNH VBA ĐỂ THIẾT KẾ BÀI GIẢNG MÔN VẬT LÝ đã được Sở GD ĐT Hưng Yên công nhận đạt giải năm 2017. Sáng kiến trình bày hướng ứng dụng lập trình VBA cơ bản để thiết kế bài giảng môn vật lý, giúp bài giảng có tính tương tác cao hơn với học sinh.

Trang 1

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO HƯNG YÊN

TRƯỜNG THPT ĐỨC HỢP



-SÁNG KIẾN ỨNG DỤNG LẬP TRÌNH VBA TRONG POWERPOINT ĐỂ THIẾT KẾ CÁC BÀI TẬP LUYỆN TẬP THEO HƯỚNG PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC TRONG MÔN VẬT LÝ Lĩnh vực: Chuyên môn Vật lý Tác giả: Lê Văn Quân Chức vụ: Giáo viên môn Vật lý Tài liệu kèm theo: 1 đĩa CD - ROOM.

Năm học : 2016 - 2017

Trang 2

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Giáo viên môn Vật Lý

Đơn vị công tác: Trường THPT Đức Hợp

II TÊN SÁNG KIẾN:

Tên sáng kiến: Ứng dụng lập trình VBA trong powerpoint để thiết kế các bàitập luyện tập theo hướng phát triển năng lực trong môn vật lý

III NỘI DUNG CAM KẾT

Tôi xin cam kết sáng kiến này là của bản thân tôi viết, không sao chép nộidung của người khác Sáng kiến này đã áp dụng thành công trong giảng dạy tạitrường THPT Đức Hợp

Trang 3

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Đơn vị công tác : Trường THPT Đức Hợp

Chức vụ : Tổ viên Tổ Lý – Hoá - Công nghệ Trình độ chuyên môn : Đại học Sư phạm

Bộ môn giảng dạy : Vật lý

Trang 4

MỤC LỤC

Tran g

MỞ ĐẦU 6

1 Lý do chọn đề tài 6

2 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu 6

3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 7

4 Giả thuyết khoa học 7

5 Phương pháp nghiên cứu 7

6 Điểm mới của đề tài 8

NỘI DUNG 9

Chương I: Cơ sở lí luận 9

I Lí luận về năng lực 9

1 Khái niệm năng lực 9

2 Đặc điểm của năng lực 9

3 Cấu trúc của năng lực 9

4 Phân loại năng lực 10

II Lý luận về tiến trình tổ chức hoạt động học……… 12

1 Hoạt động khởi động………

…… 12

2 Hoạt động hình thành kiến thức 12

3 Hoạt động luyện tập 13

4 Hoạt động vận dụng 13

5 Hoạt động tìm tòi, mở rộng……… 13

III Cơ sở lập trình VBA trong Powerpoint……… 14

1 Label/ Button……… 14

2 Option box/Check box……… 14

3 Text box……… 15

4 Image……… 15

5 Spin button……… 16

CHƯƠNG II: Cơ sở thực tiễn……… 17

I Về điều kiện thực hiện dự án……… 17

II Thực trạng hoạt động dạy và học tại trường trước khi triển khai dự án 17 III Giải pháp khắc phục 18

IV Tiến hành nghiên cứu 19

Trang 5

1 Thiết kế nghiên cứu 19

2 Chuẩn bị của giáo viên 22

3 Một số bài giảng được lập trình mẫu……… 22

Chương III: Thực nghiệm sư phạm 30

1 Mục đích thực nghiệm sư phạm 30

2 Tiến hành thực nghiệm sư phạm 30

3 Đo lường 30

4 Phân tích dữ liệu và kết quả 32

KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ 34

1 Kết luận 34

2 Khuyến nghị 34

TÀI LIỆU THAM KHẢO 36

MỞ ĐẦU

1 Lí do chọn đề tài

Trong công cuộc đổi mới giáo dục hiện nay, việc đổi mới phương pháp là một nội dung quan trọng Hoạt động tập huấn về đổi mới phương pháp dạy học nhằm phát triển năng lực của học sinh được bộ Giáo dục, sở Giáo dục tổ chức

Trang 6

thường xuyên Tại cấp trường, hoạt động đổi mới phương pháp cũng được triểnkhai, áp dụng đối với từng tiết học.

Để phát triển năng lực của học sinh, giáo viên có thể áp dụng nhiềuphương pháp dạy học tích cực như: Phương pháp dạy học dự án, phương phápgiải quyết vấn đề, phương pháp hoạt động nhóm, phương pháp đóng vai Nhưng dù giáo viên dạy học theo phương pháp nào, giáo án cũng phải đượcthiết kế theo 5 hoạt động: Hoạt động khởi động; Hoạt động hình thành kiến thứcmới; Hoạt động luyện tập; Hoạt động vận dụng; Hoạt động tìm tòi mở rộng tiếptheo Trong 5 hoạt động đó, hoạt động luyện tập có vai trò giúp học sinh củng cốkiến thức vừa học Thông qua hoạt động luyện tập này học sinh sẽ hiểu bài sâusắc hơn Các năng lực chuyên biệt cũng được hình thành trong hoạt động này

Khi giáo viên thiết kế bài giảng phần luyện tập, thường mọi người sẽ thiết

kế trực tiếp trên slide Bài giảng được thiết kế như vậy không có tính tương táctrực tiếp với học sinh Đặc biệt khi thiết kế trò chơi học tập, khi giáo viên làmnhư vậy thì rất khó sửa chữa khi gặp lỗi, hoặc khi muốn có thay đổi Để tránhnhững điểm yếu đó, tôi đã tìm hiểu về kiến thức lập trình VBA trong powerpoint

và ứng dụng kiến thức này để lập trình (ở mức cơ bản) để thiết kế bài giảng điện

tử môn vật lý Đặc biệt thiết kế phần hoạt động luyện tập, những kiến thức nàyrất hữu ích Tôi viết sáng kiến này nhằm mục đích chia sẻ, trao đổi với đồngnghiệp về tiện ích đặc biệt này của Powerpoint, mong nhận được đóng góp củacác đồng chí để tôi phát triển sáng kiến này hơn nữa

2 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu

2.2 Nhiệm vụ nghiên cứu

Để thực hiện được mục đích trên, nhiệm vụ nghiên cứu cần thực hiện nhưsau:

Trang 7

- Hệ thống lại những kiến thức cơ bản trong lập trình VBA dùng để thiết

kế giáo án, trò chơi học tập

- Nghiên cứu vai trò của hoạt động luyện tập khi thiết kế bài giảng

- Nghiên cứu cách thức tổ chức dạy học hoạt động luyện tập theo hướngphát triển năng lực để thiết kế bài giảng phù hợp

- Tiến hành nghiên cứu sư phạm để đánh giá kết quả thu được

3 Đối tượng nghiên cứu và phạm vi nghiên cứu

3.1 Đối tượng nghiên cứu

Học sinh trường trung học phổ thông Đức Hợp - Kim Động - Hưng Yên

3.2 Phạm vi nghiên cứu

- Phạm vi về nội dung: Do vấn đề thời gian, đề tài tập trung nghiên cứuviệc ứng dụng lập trình VBA trong powerpoint vào hoạt động luyện tập của họcsinh trong mỗi bài giảng

- Phạm vi về đối tượng: Việc thực hiện nghiên cứu khoa học sư phạmđược tiến hành ở các lớp 10A1 và 10A2 năm học 2016 - 2017

- Phạm vi về thời gian: Trong năm học 2016 - 2017

4 Giả thuyết khoa học

Việc ứng dụng lập trình VBA trong powerpoint để thiết kế bài giảng phầnluyện tập giúp bài giảng sinh động hơn, khả năng tương tác của học sinh với bàigiảng tốt hơn, qua đó giúp học sinh hình thành và phát triển năng lực

5 Phương pháp nghiên cứu

- Nghiên cứu các tài liệu lí thuyết về lập trình VBA trong powerpoint, dạyhọc phát triển năng lực

- Điều tra, khảo sát để phân tích ảnh hưởng của dự án tới thái độ học tập,khả năng hình thành năng lực của học sinh

6 Điểm mới của đề tài

- Đề tài đưa ra được phương pháp lập trình VBA trong powerpoint với cáccâu lệnh cụ thể, dễ hiểu, dễ áp dụng để giáo viên có thể áp dụng vào từng bàigiảng cụ thể

- Đề tài đã chỉ rõ khả năng tương tác cao giữa học sinh và bài giảng nếu

Trang 8

giáo viên sử dụng lập trình khi thiết kế bài giảng.

- Đề tài chứng minh được tác dụng phát triển năng lực của học sinh khicác em được luyện tập với các bài tập có tính tương tác ngay trên slide trìnhchiếu

NỘI DUNG CHƯƠNG I: CƠ SỞ LÝ LUẬN

I Lí luận về năng lực

1 Khái niệm năng lực

Trang 9

Năng lực là khả năng vận dụng những kiến thức, kinh nghiệm, kĩ năng,thái độ và hứng thú để hành động một cách phù hợp và có hiệu quả trong cáctình huống đa dạng của cuộc sống.

2 Đặc điểm của năng lực:

- Có sự tác động của một cá nhân cụ thể tới một đối tượng cụ thể (kiếnthức, quan hệ xã hội, …) để có một sản phẩm nhất định; do đó có thể phân biệtngười này với người khác

- Năng lực là một yếu tố cấu thành trong một hoạt động cụ thể Năng lựcchỉ tồn tại trong quá trình vận động, phát triển của một hoạt động cụ thể Vì vậy,năng lực vừa là mục tiêu, vừa là kết quả hoạt động

- Đề cập tới xu thế đạt được một kết quả nào đó của một công việc cụ thể,

do một con người cụ thể thực hiện (năng lực học tập, năng lực tư duy, năng lực

tự quản lý bản thân, … Vậy không tồn tại năng lực chung chung

3 Cấu trúc của năng lực:

- Năng lực chuyên môn (Professional competency): Là khả năng thực

hiện các nhiệm vụ chuyên môn cũng như khả năng đánh giá kết quả chuyên mônmột cách độc lập, có phương pháp và chính xác về mặt chuyên môn Nó đượctiếp nhận qua việc học nội dung - chuyên môn và chủ yếu gắn với khả năngnhận thức và tâm lý vận động

- Năng lực phương pháp (Methodical competancy): Là khả năng đối với

những hành động có kế hoạch, định hướng mục đích trong việc giải quyết cácnhiệm vụ và vấn đề Năng lực phương pháp bao gồm năng lực phương phápchung và phương pháp chuyên môn Trung tâm của phương pháp nhận thức lànhững khả năng tiếp nhận, xử lý, đánh giá, truyền thụ, và trình bày tri thức Nóđược tiếp nhận qua việc học phương pháp luận - giải quyết vấn đề

- Năng lực xã hội (Social competency): Là khả năng đạt được mục đích

trong những tình huống giao tiếp ứng xử xã hội cũng như trong những nhiệm vụkhác nhau trong sự phối hợp chặt chẽ với những thành viên khác Nó được tiếpnhận qua việc học giao tiếp

Trang 10

- Năng lực cá thể (Induvidual competency): Là khả năng xác định, đánh

giá được những cơ hội phát triển cũng như những giới hạn của cá nhân, pháttriển năng khiếu, xây dựng và thực hiện kế hoạch phát triển cá nhân, những quanđiểm, chuẩn giá trị đạo đức và động cơ chi phối các thái độ và hành vi ứng xử

Nó được tiếp nhận qua việc học cảm xúc - đạo đức và liên quan đến tư duy vàhành động tự chịu trách nhiệm

4 Phân loại năng lực:

- Năng lực chung: Năng lực chung là những năng lực cơ bản, thiết yếu

hoặc cốt lõi… làm nền tảng cho mọi hoạt động của con người trong cuộc sống

và lao động nghề nghiệp Một số năng lực cốt lõi của học sinh trung học phổthông: Năng lực tự học, năng lực giải quyết vấn đề, năng lực sáng tạo, năng lực

tự quản lý, năng lực giao tiếp, năng lực hợp tác, năng lực sử dụng công nghệthông tin và truyền thông, năng lực sử dụng ngôn ngữ , năng lực tính toán

- Năng lực chuyên biệt: Là những năng lực được hình thành và phát triểntrên cơ sở các năng lực chung theo định hướng chuyên sâu, riêng biệt trong cácloại hình hoạt động, công việc hoặc tình huống, môi trường đặc thù, cần thiếtcho những hoạt động chuyên biệt, đáp ứng yêu cầu hạn hẹp hơn của một hoạtđộng như Vật lí, Toán học, Âm nhạc, Mĩ thuật, Thể thao, Địa lí,…Một số nănglực chuyên biệt môn vật lí: Năng lực sử dụng kiến thức vật lí, năng lực thựcnghiệm, năng lực mô hình hóa, năng lực trao đổi thông tin, năng lực cá nhân

Bảng 1: Cấp độ năng lực chuyên biệt môn vật lí

KII: Vận dụng kiếnthức:

- Xác định và sửdụng kiến thức vật

lí trong tình huốngđơn giản

- Sử dụng phép

KIII: Liên kết vàtruyền tải kiến thức:

- Vận dụng kiếnthức trong tìnhhuống mới

- Lựa chọn đượcđặc tính phù hợp

Trang 11

PII: Sử dụng các

chuyên biệt:

- Sử dụng các chiếnlược giải bài tập

- Lập kế hoạch vàtiến hành thínghiệm đơn giản

- Mở rộng kiến thứctheo hướng dẫn

PIII: Lựa chọn vàvận dụng các

chuyên biệt để giảiquyết vấn đề:

- Lựa chọn và ápdụng một cách cómục đích và liên kếtcác phương phápchuyên môn, baogồm cả thí nghiệmđơn giản và toánhọc hóa

- Tự chiếm lĩnh kiếnthức

Năng lực

trao đổi

thông tin

XI: Làm theo mẫudiễn tả cho trước:

- Diễn tả một đốitượng đơn giảnbằng nói và viếthoặc theo mẫu chotrước theo hướngdẫn

- Đặt câu hỏi về đốitượng

XII: Sử dụng hìnhthức diễn tả phùhợp:

- Diễn tả một đốitượng bằng ngônngữ vật lí và có cấutrúc:

- Biện giải về mộtđối tượng

- Lí giải các nhậnđịnh

XIII: Tự lựa chọncách diễn tả và sửdụng:

- Lựa chọn, vậndụng và phản hồicác hình thức diễn

tả một cách có tínhtoán và hợp lí

- Thảo luận về mức

độ giới hạn phù hợpcủa một chủ đề.Năng lực

cá thể

CI

- Áp dụng sự đánhgiá có sẵn

- Nhận thấy tác

CII

- Bình luận nhữngđánh giá đã có

- Đưa ra những

CIII

- Tự đưa ra nhữngđánh giá của bảnthân

Trang 12

động của kiến thứcvật lí.

- Phát biểu được bốicảnh công nghệ đơngiản dưới nhãn quanvật lí

quyết định theo cáckhía cạnh đặc trưngcủa vật lí

- Phân biệt giữa các

bộ phận vật lí vàcác bộ phận kháccủa việc đánh giá

- Đánh giá ý nghĩacủa các kiến thứcvật lí

- Sử dụng các kiếnthức vật lí như nềntảng của quá trìnhđánh giá các đốitượng

- Sắp xếp các hiệntượng vào một bốicảnh vật lí

II Lý luận về tiến trình tổ chức hoạt động học

1 Hoạt động khởi động

Hoạt động này nhằm giúp học sinh huy động những kiến thức, kĩ năng,kinh nghiệm của bản thân về các vấn đề có nội dung liên quan đến bài học mới.Giáo viên nêu các câu hỏi gợi mở hoặc yêu cầu học sinh đưa ra ý kiến nhận xét

về các vấn đề liên quan đến nội dung kiến thức trong chủ đề Giáo viên cầnhướng dẫn tiến trình hoạt động khởi động của học sinh thông qua hoạt động cánhân hoặc nhóm được tổ chức linh hoạt sao cho vừa giúp các em huy động kiếnthức, kĩ năng, kinh nghiệm của bản thân, vừa xây dựng được ý thức hợp tác, tinhthần học tập lẫn nhau trong học sinh Việc trao đổi với giáo viên có thể thựchiện sau khi đã kết thúc hoạt động nhóm

2 Hoạt động hình thành kiến thức

Hoạt động này giúp học sinh tìm hiểu nội dung kiến thức của chủ đề, rènluyện năng lực cảm nhận, cung cấp cho học sinh cơ sở khoa học của những kiếnthức được đề cập đến trong chủ đề Có thể đặt các loại câu hỏi để học sinh tìmhiểu kiến thức liên quan trực tiếp đến các nội dung trong chủ đề hoặc câu hỏisáng tạo khuyến khích các em tìm hiểu thêm kiến thức liên quan ngoài nội dungtrình bày trong chủ đề Giáo viên cần nêu nhiệm vụ cụ thể và hướng dẫn họcsinh hoạt động theo nhóm để thực hiện nhiệm vụ Kết thúc hoạt động, học sinh

Trang 13

phải trình bày kết quả thảo luận với giáo viên.

3 Hoạt động luyện tập

Hoạt động này yêu cầu HS phải vận dụng những kiến thức vừa tiếp thuđược để giải quyết những nhiệm vụ cụ thể, qua đó giáo viên xem học sinh đãnắm được kiến thức hay chưa và nắm được ở mức độ nào Đây là những hoạtđộng như trình bày, luyện tập, bài thực hành,… giúp cho các em thực hiện tất cảnhững hiểu biết ở trên lớp và biến những kiến thức thành kĩ năng Hoạt độngluyện tập có thể thực hiện qua hoạt động cá nhân rồi đến hoạt động nhóm để các

em học tập lẫn nhau, tự sửa lỗi cho nhau, giúp cho quá trình học tập hiệu quảhơn

4 Hoạt động vận dụng

Hoạt động vận dụng nhằm tạo cơ hội cho học sinh vận dụng những kiếnthức, kĩ năng, thể nghiệm giá trị đã được học vào trong cuộc sống thực tiễn ở giađình, nhà trường và cộng đồng Với hoạt động này, học sinh có thể thực hiện cánhân hoặc theo nhóm, có thể thực hiện với cha mẹ, bạn bè, thầy cô giáo hoặc xãhội Có những trường hợp hoạt động vận dụng được thực hiện ngay ở lớp họchay trong nhà trường,…

5 Hoạt động tìm tòi, mở rộng

Hoạt động này khuyến khích học sinh tiếp tục tìm hiểu thêm để mở rộngkiến thức, nhằm giúp học sinh hiểu rằng ngoài kiến thức đã học trong nhàtrường còn rất nhiều điều cần phải tiếp tục học hỏi, khám phá Giáo viên giaocho học sinh những nhiệm vụ nhằm bổ sung kiến thức và hướng dẫn các em tìmnhững nguồn tài liệu khác, cung cấp cho học sinh nguồn sách tham khảo vànguồn tài liệu trên mạng để học sinh tìm đọc thêm Phương thức hoạt động làlàm việc cá nhân (hoặc theo nhóm), chủ yếu làm ở nhà, đồng thời yêu cầu họcsinh làm các bài tập đánh giá năng lực

III Cơ sở lập trình VBA trong Powerpoint

Dung lượng kiến thức về cơ sở lập trình VBA thì rất lớn, ở đây tôi chỉgiới thiệu những kiến thức liên quan tới những đối tượng cơ bản mà tôi sử dụng

để lập trình trong quá trình thiết kế bài giảng Các đối tượng đó là: Label,

Trang 14

Button, Option Box, Check Box, Text Box, Image, Spin Button.

1 LABLE/ BUTTON

Label/Button thông thường được dùng để hiển thị thông tin text đơn giản.Cho phép người dùng tác động lên thông qua các sự kiện như click, click đúp

Thuộc tính Mô tả

Caption Nội dung hiển thị trên label/button

Enable Kích hoạt hay không kích hoạt Nếu mang giá trị Falsengười

dùng không thể tác động lên label/button

Visible Ân nếu mang giá trị False, hiện nếu mang giá trị True

WordWrap Cho phép text nằm trên nhiều dòng nếu mang giá trị True,

ngược lại text nằm trên 1 dòngBảng 2.2: Các thuộc tính cơ bản của Label

Sự kiện cơ bản của label/button là Click nghĩa là ta sẽ viết những hoạt

động xảy ra khi người dùng click chuột vào chúng

2 OPTION BOX/CHECK BOX

Thuộc tính Mô tả

Value Giá trị của đối tượng, True nếu được check ngược lại mang giá

trị False.

GroupName Phân nhóm Những đối tượng cùng GroupName sẽ thuộc cùng 1

nhóm Ví dụ có 2 câu hỏi nhiều lựa chọn nằm trên cùng 1 trang thìbốn lựa chọn a-b-c-d của câu một sẽ thuộc 1 nhóm, a-b-c-d củacâu 2 sẽ thuộc 1 nhóm Tên nhóm do người dùng tự đặt

Bảng 2.3: Những thuộc tính cơ bản của Option Box/Check Box

Option Box/Check Box thông thường được dùng để cung cấp cho ngườidùng những lựa chọn Option Box chỉ cho phép người dùng chọn 1 trong sốnhiều lựa chọn (thường dùng trong trắc nghiệm nhiều lựa chọn) Check Box chophép người dùng chọn nhiều lựa chọn (dùng để thu thập thông tin người dùngnhư sở thích chẳng hạn) Ngoài những thuộc tính như Label/Button hai thànhphần này có một số thuộc tính quan trọng như trong bảng 2.3

3 TEXT BOX

TextBox được sử dụng để người dùng nhập dữ liệu vào TextBox KHÔNG cóthuộc tính Caption như các thành phần trên Thuộc tính quan trọng nhất của

Trang 15

Text Box là Text Dưới đây là các thuộc tính hay dùng.

Thuộc tính Mô tả

Text/Value Nội dung có trong Text Box Text và Value thường có giá trị

giống nhau Tuy nhiên khi thực hiện phép tính trên số ta thường

dùng value, khi thực hiện các phép trên chuỗi ta dùng thuộc tính Text.

MultiLine Nếu True sẽ cho phép người dùng nhập trên nhiều dòng Để

xuống dòng trong Text Box ta nhấn SHIFT + ENTER.

ScrollBars Hiển thị thanh cuộn trong trường hợp nội dung trong Text Box

quá dàiBảng 2.4: Các thuộc tính hay dùng của Text Box

Sự kiện mặc định của Text Box là change xảy ra khi người dung thay đổi

nội dung trong Text Box

Có 3 giá trị tương ứng với giữ nguyên kích thước hình, dãn kích

thước cho bằng với khung hình (fmPictureSizeModeStretch-hay

dùng), phóng to nội dung bên trong

Bảng 2.5: Các thuộc tính cơ bản của Image

Sự kiện cơ bản trên Image vẫn là Click Để hiển thị hình từ bên ngoài ta

dùng hàm LoadPicture với tham số là đường dẫn đến hình Khi load hình ta nên

xét vị trí tương đối giữa hình với file Powerpoint đang trình chiếu.ActivePresentation.Path trả về vị trí của file Powerpoint đang trình chiếu

5 SPIN BUTTON

Spin Button thường được dùng để thay đổi giá trị của những đối tượngkhác theo giá trị của nó Spin Button bao gồm 2 nút theo chiều ngang hoặc dọc

để người dùng thăng hoặc giảm giá trị, khi người dùng click vào mỗi nút giá trị

sẽ thay đổi tùy thuộc vào thuộc tính SmallChange Giá trị của Spin chỉ được nằm trong đoạn từ thuộc tính Min đến Max.

Trang 16

Thuộc tính Mô tả

Value Giá trị hiện thời của Spin

Min/Max Giá trị nhỏ nhất và lớn nhất của Spin

Orientation Hướng của Spin Dọc hoặc ngang

SmallChange Độ chênh lệnh mỗi lần thay đổi giá trị

Bảng 2.6: Các thuộc tính cơ bản của Spin Button

Sự kiện mặc định của Spin là Change Có nghĩa là sự kiện xảy ra khi

người dùng thay đổi giá trị Spin thông qua các nút bấm

CHƯƠNG II: CƠ SỞ THỰC TIỄN

I Về điều kiện thực hiện dự án

1 Về cơ sở vật chất nhà trường

Nhờ sự quan tâm của Sở giáo dục tỉnh Hưng Yên, cùng với sự sát sao củaBan giám hiệu trường THPT Đức Hợp đã có cơ sở vật chất tương đối đồng bộ,đáp ứng tốt yêu cầu đặt ra của việc thực hiện đề án Cụ thể, trường THPT ĐứcHợp có 23 lớp thì đã có 25 máy chiếu Mỗi lớp được lắp cố định một máy chiếu,

2 máy di động Ngoài ra, nhà trường còn phủ rộng hệ thống Wi-Fi trong khuônviên nhà trường Về máy tính, toàn trường có 100 máy tính cố định: Trong đó có

90 máy được lắp đặt tại 2 phòng tin học, 10 máy được lắp đặt tại các phòng tổ

bộ môn và các phòng chuyên môn khác

Trang 17

2 Về học sinh

Học sinh các khối 10, 11, 12 đều đã được học môn tin học Các kiến thức

cơ bản về máy tính, sử dụng trình chiều powerpoint học sinh có thể thực hiệnthành thạo

3 Về giáo viên

Trong chương trình đào tạo tại các trường sư phạm, sinh viên sư phạmđều được học môn lập trình PASCAL, một số nghành còn được học một số ngônngữ lập trình khác như MATLAB, hay C… Nói chung, với những kiến thức cơbản về lập trình PASCAL thì giáo viên hoàn toàn có thể viết được các câu lệnhlập trình trong POWERPOINT

II Thực trạng hoạt động dạy và học tại trường trước khi triển khai dự án

Trong khí đổi mới giáo dục toàn ngành, các đồng chí giáo viên trườngTHPT Đức Hợp cũng rất tích cực đổi mới phương pháp dạy học, đi kèm vớihoạt động đổi mới soạn, giảng Nhiều phương pháp dạy học, kĩ thuật dạy họcmới được giáo viên trong trường áp dụng như: Dạy học giải quyết vấn đề, dạyhọc nhóm, dự án, kĩ thuật khăn trải bàn, bàn tay lặn bột…Về phía học sinh, đa

số các em cũng rất tích cực học tập, rèn luyện theo hướng dẫn của giáo viên.Nhưng sau gần 1 năm triển khai mạnh mẽ ở nhà trường, tôi nhận thấy hoạt độngđổi mới phương pháp dạy học trong nhà trường vẫn còn một số hạn chế sau:

- Thứ nhất: Bài giảng đã được soạn theo hướng đổi mới, phát huy nănglực học sinh Tuy nhiên, hoạt động khởi động giáo viên chưa thật sự quan tâmtới việc gây hứng thú cho học sinh Hoạt động chuyển giao kiến thức giáo viênquan tâm quá nhiều Hoạt động luyện tập, giáo viên chỉ dừng ở việc đưa ra bàitập và yêu cầu nhóm học sinh cùng thảo luận mà chưa có thiết kế khoa học đểthu hút học sinh tham gia Hoạt động trải nghiệm sáng tạo thì ít được quan tâm

- Thứ hai: Hoạt động nhóm của học sinh nhiều lớp vẫn mang tính hìnhthức, chưa có sự phối hợp nhóm, kĩ năng tư duy, thuyết trình chưa được giáoviên quan tâm hướng dẫn nhiều

Để khắc phục những hạn chế này cần sự tham gia của nhiều bộ phận liên

Ngày đăng: 26/06/2017, 08:59

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w