Kiến thức: -Phân biệt được thụ phấn và thụ tinh,tìm được mối quan hệ giữa thụ phấn và thụ tinh -Nhận biết được dấu hiệu cơ bản của sinh sản hữu tính -Xác định được sự biến đổi các bộ phậ
Trang 1Tuần: 19 Ngày soạn:
I.Mục tiêu:
1
Kiến thức:
-Phân biệt được thụ phấn và thụ tinh,tìm được mối quan hệ giữa thụ phấn và thụ tinh
-Nhận biết được dấu hiệu cơ bản của sinh sản hữu tính
-Xác định được sự biến đổi các bộ phận của hoa thành quả và hạt sau khi thụ tinh
2.Kỹ năng:
Rèn luyện và cũng cố các kỹ năng
-Làm việc độc lập và làm việc theo nhóm
-Kỹ năng quan sát nhận biết
-Vận dụng kiến thức để giải thích hiện tượng trong đời sống
3.Thái độ:
Yêu thích , khám phá thiên nhiên
II Phương pháp:
-Trực quan
-Thảo luận nhóm
-Nêu và giải quyết vấn đề
III Phương tiện:
-Giáo viên:Tranh vẽ hình 31.1 sgk
-Học sinh: ôn lại các bộ phận của hoa và thụ phấn
IV Tiến trình bài giảng
1.Oån định (1phút):
-Giáo viên:kiểm tra sĩ số
-Học sinh :báo cáo sĩ số
Kiểm tra bài cũ (5 phút):
-Nêu đặc điểm của hoa thụ phấn nhờ gió?
-Nuôi ong trong các vườn cây ăn quả có lợi gì?
2.Vào bài (1 phút):
Tiếp theo thụ phấn là thụ tinh để dẫn đến kết hạt và tạo quả Vậy thụ tinh là gì? sau khi thụ tinh thì bộ phận nào của hoa sẽ phát triển thành quả,bộ phận nào phát triển thành hạt.Bài học hôm nay sẽ trả lời câu hỏi trên
3 Phát triển bài (35 phút):
Nội dung tiết dạy Hoạt động của thầy Hoạt động của trò
Tiểu kết 1:Hiện tượng nảy
mầm của hạt phấn
Hạt phấn rơi lên đầu nhuỵ sẽ
Hoạt động 1:Tìm hiểu sự nảy mầm của hạt phấn
-Cho hsinh đọc thông tin sgk
Mục tiêu :Mô tả hiện tượng nảy mầm của hạt phấn
-Học sinh đọc thông tin sgk
Trang 2nảy mầm thành ống phấn
Tế bào sinh dục đực sẽ di
chuyển đến đầu ống phấn
ctreo hình vẽ 31.1 sgk và trả lờicâu hỏi : mô tả hiện tượng nảy mầm của hạt phấn ?
-Giáo viên chốt lại vấn đề vừa nêu ra
-cho học sinh chỉ trên hình vẽ nêu hiện tượng nảy mầm của hạt phấn
quansát tranh vẽ và trảlời câu hỏi
+Hạt phấn hút chất nhầy trương lên thành ống phấn +Tế bào sinh dục đực di chuyển đến dầu ống phấn +Ống phấn xuyên qua đầu nhuỵ và vòi nhuỵ vào bầu nhuỵ
Trang 3Tiểu kết 2: Thụ tinh
Thụ tinh là quá trình là hiện
tượng tế bào sinh dục đực (tinh
trùng )của hạt phấn kết hợp
với tế bào sinh dục cái ( trứng)
có terong noãn tạo thành 1 tế
bào mới gọi là hợp tử
Sinh sản hữu tính là sinh sản có
hiện tượng thụ tinh
Hoạt động 2: Tìm hiểu về hiện tượng thụ tinh
-Cho học sinh đọc thông tin sgk và quan sát tranh vẽ hình 31.1 và trả lời các câu hỏi sau:
+Sự thụ tinh xảy ra ở phần nào của hoa?
+Sự thụ tinh là gì?
+Tại sao nói sự thụ tinh là dấu hiệu cơ bản của sinh sản hữu tính
-Giáo viên chốt lại vấn đề
Mục tiêu:Giúp học sinh hình thành khái niệm về thụ tinh
-Học sinh đọc thông tin sgk quan sát tranh vẽ hình 31.1 và thảo luận 4 phút trả lời câu hỏi sau
+Sự thụ tinh xảy ra ở noãn
+Thụ tinh là sự kết hợp tế bào sinh dục đục và tế bào sinh dục cái tạo thành hợp tử
+Vì có sự kết hợp giữa tế bào sinh dục đục và tế bào sinh dục cái
Tiểu kết 3: Kết hạt và tạo
quả
Sau khi thụ tinh các bộ phận
của hoa biến đổi
*Hợp tử→ phôi
*Noãn →hạt
*Bầu →quả
Hoạt động 3: Tìm hiểu về sự kết hạt và tạo quả
-Cho học sinh đọc thông tin sgk và trả lời câu hỏi
+Hạt do bộ phận nào của hoa tạo thành?
+Noãn sau khi thụ tinh sẽ hình thành bộ phận nào của hạt?
+Qủa do bộ phận nào của hoa tạo thành?quả có chức năng gì?
-Bên cạnh đó cũng có những
cây mà hoa của chúng không được thụ tinh hoặc sự thụ tinh
bị phá huỷ sớm nên quả của chúngkhôngcóhatï:chuối, hồng
.ngày nay người ta sử dụng nhiều biện pháp tác động ngăn cản sự thụ tinh tạo ra quả không hạt
Mục tiêu: Thấy được biến đổi của hoa sau khi thụ tinh
-Học sinh đọc thông tin sgk và trả lời câu hỏi :
+Hạt do noãn thụ tinh tạo thành
+Vỏ noãn→vỏ hạt Hợp tử→ phôi Còn lại→ chất dự trữ +Qủa do bầu nhuỵ tạo thành có chức năng bảo vệ hạt và chứa chất dự trữ
4.Củng cố: (5 phút )
-Cho học sinh trả lời câu hỏi sgk
-Em có biết những cây nào khi quả hình thành vẫn còn giữ lại một bộ phận của hoa? Tên của bộ phận đó
Trang 45.Dặn dò: (1 phút)
-Học và trả lời câu hỏi sgk
-Đọc mục em có biết
-Chuẩn bị mẫu vật theo nhóm:đu đủ, đậu bắp,cà chua, chanh, táo ,me ,phượng, bằng lăng, lạc
RÚT KINH NGHIỆM TIẾT DẠY