BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI 2KHOA TOÁN Như Thị Ngọc Ánh MỘT VÀI TÍNH CHẤT VÀ ỨNG DỤNG CỦA KHOẢNG CÁCH HAUSDORFF KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC Hà Nội – Năm 2017...
Trang 1BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI 2
KHOA TOÁN
Như Thị Ngọc Ánh
MỘT VÀI TÍNH CHẤT VÀ ỨNG DỤNG CỦA KHOẢNG CÁCH HAUSDORFF
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Hà Nội – Năm 2017
Trang 2TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI 2
KHOA TOÁN
Như Thị Ngọc Ánh
MỘT VÀI TÍNH CHẤT VÀ ỨNG DỤNG CỦA KHOẢNG CÁCH HAUSDORFF
Chuyên ngành: Toán giải tích
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC
PGS.TS NGUYỄN QUANG HUY
Hà Nội – Năm 2017
Trang 3iLời cảm ơn
Trước khi trình bày nội dung khóa luận, em xin bày tỏ lòng biết ơnsâu sắc tới PGS.TS Nguyễn Quang Huy đã tận tình hướng dẫn để em
có thể hoàn thành đề tài này
Em cũng xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành tới toàn thể các thầy côgiáo trong Khoa Toán, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2 đã dạy bảo
em tận tình trong suốt quá trình học tập tại khoa
Nhân dịp này em cũng xin được gửi lời cảm ơn chân thành tới giađình, bạn bè đã luôn bên em, động viên và giúp đỡ em trong suốt quátrình học tập và thực hiện đề tài khóa luận này
Hà Nội, tháng 05 năm 2017
Sinh viên
Như Thị Ngọc Ánh
Trang 4Tôi xin cam đoan rằng số liệu và kết quả nghiên cứu trong khóa luậnnày được hoàn thành bởi chính tác giả dưới sự hướng dẫn của PGS.TS.Nguyễn Quang Huy Các kiến thức và tài liệu được trích dẫn trong khóaluận này là trung thực.
Hà Nội, tháng 05 năm 2017
Sinh viên
Như Thị Ngọc Ánh
Trang 6Phần mở đầu
1 Lý do chọn đề tài
Khái niệm khoảng cách giữa các tập hợp được nghiên cứu bởi
Haus-dorff Hiện nay, khoảng cách Hausdorff được sử dụng rộng rãi trong
lý thuyết và ứng dụng của nhiều lĩnh vực toán học bao gồm Giải
tích không trơn, Lý thuyết tối ưu, Phép tính biến phân Hơn nữa,
khái niệm này cũng được sử dụng để giải các bài toán xấp xỉ Khái
niệm khoảng cách Hausdorff còn có mối liên hệ gần gũi với lý thuyết
điểm bất động, tính đều, phủ và các tính chất liên quan đến phủ, tính
Lipschitz và giả Lipschitz của ánh xạ đa trị
Trong những năm qua việc nghiên cứu các tính chất và ứng dụng
của khoảng cách Hausdorff đã được phát triển mạnh mẽ Tuy nhiên
khoảng cách Hausdorff trên lớp các tập hợp đặc thù có những tính
chất và ứng dụng riêng biệt, đây có thể coi là một chủ đề thú vị để
nghiên cứu và ứng dụng trong nhiều lĩnh vực toán học Vì vậy, sau
khi học xong các kiến thức về toán giải tích, với mong muốn được tìm
hiểu sâu hơn về các kiến thức đã học, mối quan hệ và ứng dụng của
chúng, tôi đã chọn đề tài nghiên cứu “Một vài tính chất và ứng dụng
của khoảng cách Hausdorff ”
Trang 7Khóa luận tốt nghiệp Đại học Như Thị Ngọc Ánh
2 Mục đích nghiên cứu
Nghiên cứu một số tính chất và ứng dụng của khoảng cách Hausdorff
trên một lớp các tập hợp có tính chất đặc thù và trong không gian
định chuẩn Áp dụng kết quả đưa ra một đặc trưng cho không gian
định chuẩn hữu hạn chiều và ánh xạ đa trị Lipschitz
3 Nhiệm vụ nghiên cứu
Nghiên cứu tính chất và ứng dụng của khoảng cách Hausdorff; mối
tương quan giữa các điểm thuộc hai tập hợp với khoảng cách Hausdorff
giữa hai tập ấy Áp dụng vào nghiên cứu đặc trưng của không gian
định chuẩn hữu hạn chiều, ánh xạ đa trị Lipschitz và tính ổn định
trong lý thuyết tối ưu
4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu: Tính chất và ứng dụng của khoảng cách
Hausdorff Phạm vi nghiên cứu: Không gian metric, không gian định
chuẩn và khoảng cách Hausdorff
5 Phương pháp nghiên cứu
Sử dụng các kiến thức và phương pháp của giải tích hàm để tiếp
cận và nghiên cứu vấn đề Thu thập và nghiên cứu các tài liệu có liên
quan, đặc biệt là các bài báo mới trong và ngoài nước có liên quan
đến vấn để mà khóa luận đề cập
Trang 8Hà Nội, tháng 05 năm 2017
Sinh viên
Như Thị Ngọc Ánh
Trang 9Chương 1
Khoảng cách Hausdorff
Trong chương này chúng ta trình bày khái niệm khoảng cách Hausdorff
và một số tính chất liên tục của ánh xạ đa trị
1.1 Kiến thức chuẩn bị
Cho Γ là một ánh xạ từ không gian tôpô X đến không gian tôpô Y
và cho x0 là điểm thuộc X Ta nói Γ là nửa liên tục dưới tại x0 nếutập mở G và G ∩ Γ(x0) 6= ∅ tồn tại lân cận U(x0) sao cho
Trang 10Nếu Γ là ánh xạ đơn trị thì định nghĩa nửa liên tục dưới và nửa
liên tục trên đưa ra ở trên trùng với định nghĩa liên tục thông thường
Ta nói rằng Γ là nửa liên tục dưới trên X nếu nó nửa liên tục dưới
tại mọi điểm trên X Và ta nói Γ là nửa liên tục trên X nếu nó nửa
liên tục trên tại mọi điểm trên X
Ví dụ 1.1.1 Cho Γ là một ánh xạ từ X vào Y sao cho Γ(x) =
K(x0), ∀x ∈ X, K0 là tập compact trong Y Khi đó Γ là nửa liên tụcdưới và nửa liên tục trên do đó nó liên tục
Định lý 1.1 Điều kiện cần và đủ để Γ nửa liên tục dưới là với mỗi
Trang 11Khóa luận tốt nghiệp Đại học Như Thị Ngọc Ánh
Do đó Γ là nửa liên tục dưới
Định lý 1.2 Điều kiện cần và đủ để Γ nửa liên tục trên là tâp Γ(x)
là tập compact với mỗi x với mỗi tập mở G trên Y thì tập Γ+(G) làtập mở,ở đó, với ánh xạ liên tục trên, ta định nghĩa Γ+(G) bởi
Γ+(G) = {x | x ∈ X : Γ(x) ∩ G}
Chứng minh Giả sử Γ là nửa liên tục trên Nếu Γ+(G) là rỗng thì nó
là tập mở Giả sử Γ+(G) 6= ∅ và cho x0 ∈ Γ+(G) Khi đó tồn tại lâncận U (x0) sao cho
x ∈ U (x0) ⇒ Γ(x) ⊂ G
Do đó Γ là nửa liên tục trên
Ánh xạ từ X đến Y là nửa liên tục trên có tính chất cơ bản như
sau:
Định lý 1.3 Nếu Γ là nửa liên tục trên thì ảnh Γ(K) của một tập
con compact K của X cũng là compact
Chứng minh Cho { Gi | i ∈ I } là một phủ mở của Γ(K) Nếu x ∈
K thì tập Γ(x) là compact có thể được phủ bởi một số hữu hạn các
tập Gi Gọi Gx là kí hiệu của hợp các tập trong một họ hữu hạn Do
đó (Γ+(Gx) | x ∈ K) là một phủ mở của K cho nên nó chứa phủ conhữu hạn Γ+(Gx1), Γ+(Gx2), , Γ+(Gxn) Các tập Gx1, Gx2, , Gxn phủΓ(K) nên Γ(K) được phủ bởi một số hữu hạn các tập Gi
Ta nói rằng Γ là ánh xạ đóng từ X đến Y nếu với mọi x0 ∈ X, y0
∈ Y , y0 ∈ Γ(x/ 0) ở đó tồn tại hai lân cận U (x0) và V (y0) sao cho x ∈
U (x0) ⇒ Γ(x) ∩ V (y0) = ∅
Trang 12Xét sự biểu diễn P
x∈X
Γ(x) của Γ trên X × Y , nó là tập đóng nếu và
chỉ nếu Γ là ánh xạ đóng, điều kiện trên tương đương với
⇒y0 ∈ Γ(x0)
Trang 13Khóa luận tốt nghiệp Đại học Như Thị Ngọc Ánh
Chứng minh Tập biểu diễn của Γ là một tập đóng
Định lý 1.6 Mọi ánh xạ nửa liên tục trên đều đóng
Chứng minh Cho Γ là ánh xạ nửa liên tục trên từ X đến Y và giả
sử rằng y0 ∈ Γ(x/ 0) Vì Γ(x0) là compact do đó tồn tại một tập mở G
Trang 14trên Y chứa Γ(x0) và một lân cận V (y0) sao cho
xạ nửa liên tục trên
Chứng minh Với mọi x ∈ X, tập Γ(x) là compact vì nó là tập đóng
chứa trong một tập compact Γ2 Cho G là một tập mở sao cho
Γ(x0) = Γ1(x0) ∩ Γ2(x0) ⊂ G
Ta sẽ chứng minh rằng tồn tại một lân cận U (x0) sao cho ΓU (x0) ⊂ G.Nếu Γ2 ⊂ G thì ta luôn có điều phải chứng minh Giả sử Γ2(x0) ∩(−G) = K 6= ∅ Cho y là một điểm thuộc K, khi đó tồn tại lân cận
V (y) và Uy(x0) sao cho
Γ1Uy(x0) ∩ V (y) = ∅
Vì K là tập compact, do đó tồn tại các phần tử y1, y2, , yn trên K
Trang 15Khóa luận tốt nghiệp Đại học Như Thị Ngọc Ánh
Vậy Γ là nửa liên tục dưới
Hệ quả 1.1 Nếu Y là không gian compact, một ánh xạ từ X đến Y
là đóng nếu và chỉ nếu nó là nửa liên tục trên
Chứng minh Nếu Γ là đóng và ∆ là ánh xạ sao cho ∆(x) = Y với mọi
x, do đó Γ = Γ ∩ ∆ là nửa liên tục trên (do ∆ là nửa liên tục trên)
Vậy hệ quả được suy ra từ Định lý 1.6
1.2 Khoảng cách Hausdorff
Cho A và B là hai tập đóng khác rỗng trong không gian X và viết
ρ(A, B) = sup {d(x, B) | x ∈ A} ,
Trang 16ρ(B, A) = sup {d(y, A) | y ∈ B}
Trong đó, d(x, B) là khoảng cách từ một điểm x ∈ A đến tập B Hàm
số δ được định nghĩa bởi
δ(A, B) = max {ρ(A, B), ρ(B, A)} ,
được gọi là khoảng cách Hausdorff
Ta sẽ chứng minh rằng δ thỏa mãn những tính chất cần thiết của
một metric trong một họ T 0 của những tập đóng khác rỗng
(i) δ(A, B) ≥ 0; δ(A, B) = 0 ⇔ ρ(A, B) = 0
⇒ A ⊂ B do tính đổi xứng nên A = B
(ii) δ(A, B) = δ(B, A)
(iii) Phải chứng minh bất đẳng thức tam giác, ta thấy rằng x ∈ A
và ε > 0 Khi đó tồn tại các điểm y ∈ B và z ∈ C sao cho
Trang 17Khóa luận tốt nghiệp Đại học Như Thị Ngọc Ánh
Do đó
ρ(A, C) = sup
x∈A
d(x, C) ≤ δ(A, B) + δ(B, C)
Trong bất đẳng thức này, ta có thể đổi chỗ A và C cho nhau mà không
có sự thay đổi ở vế phải, do đó
δ(A, C) ≤ δ(A, B) + δ(B, C)
Như vậy, ta có thể coi T0 như một không gian metric với metric δ.Định lý 1.8 Cho X và Y là hai không gian metric, K0 là họ nhữngtập compact khác rỗng trên Y Γ là một ánh xạ từ X đến Y sao cho
với mỗi x, Γ(x) 6= ∅ Khi đó Γ là ánh xạ liên tục từ X tới Y nếu nó
là một ánh xạ đơn trị liên tục của X trong K0
Nếu Γ là ánh xạ liên tục từ X đến Y thì với mỗi ε > 0 tồn tại một sỗ
Trang 18Ngược lại, giả sử rằng Γ là một ánh xạ đợn trị liên tục của X trên
K0 Cho G là tập mở con của Y chứa Γ(x0), khi đó tồn tại ε sao cho
x ∈ Bη(x0) ⇒ Γ(x) ⊂ Bε(Γ(x0)) ⊂ G
Do đó Γ là nửa liên tục trên Ngoài ra, nếu G là một tập mở có giao
với Γ(x0) khi đó tồn tại điểm y0 trên Γ(x0) ∩ G và một số ε sao cho
Bε(y0) ⊂ G, hơn nữa tồn tại η sao cho
x ∈ Bη(x0) ⇒ Γ(x) ∩ Bε(y0) 6= ∅ ⇒ Γ(x) ∩ G 6= ∅
Khi đó Γ là nửa liên tục dưới
Hệ quả 1.2 Nếu Γ là một ánh xạ liên tục được định nghĩa trên một
không gian metric đầy đủ X, Γ là một ánh xạ liên tục đều, khi đó với
mỗi ε > 0 tương đương với việc có một số η sao cho với mỗi cặp (x, x0)
ta có
d(x, x0) ≤ n ⇒ δ(Γ(x), Γ(x0)) ≤ ε
Nhận xét 1.1 Khoảng cách Hausdorff cho phép ta tối ưu hóa họ T 0của những tập đóng khác rỗng trên X Trong trường hợp X không là
Trang 19Khóa luận tốt nghiệp Đại học Như Thị Ngọc Ánh
không gian metric, ta có những vẫn đề tổng quát hơn, đó là: chúng ta
có thể kết hợp với T0 một topo có cấu trúc sao cho việc nghiên cứutính liên tục của ánh xạ Γ với giá trị trên X được chuyển sang một
ánh xạ đơn trị với giá trị trên T0
Trang 20Tính chất và ứng dụng
Trong chương này chúng ta trình bày một số tính chất và ứng dụng
của khoảng cách Hausdorff trong không gian định chuẩn
2.1 Khoảng cách Hausdorff giữa các tập thỏa mãn
điều kiện Bolzano-Weierstrass
Định lý 2.1 Cho M và N là những tập đóng, tập N thỏa mãn điều
kiện Bolzano-Weierstrass, tức là mọi dãy bị chặn trong N đều có một
dãy con hội tụ Khi đó
∀x ∈ M, ∃y ∈ N : ρ(x, y) ≤ h(M, N ) (2.1)
Chứng minh Đặt r = h(M, N )
Không mất tính tổng quát giả sử rằng r < ∞ Với x ∈ M theo định
nghĩa khoảng cách Hausdorff suy ra rằng với mỗi số tự nhiên n tồn tại
yn ∈ N sao cho ρ(yn, x) ≤ r + n1 Vậy {yn} bị chặn Do đó tồn tại dãycon {ynm} và một điểm y ∈ X sao cho {ynm} hội tụ tới y Theo giảthiết N là tập đóng do đó y ∈ N Chuyển qua giới hạn cho m → ∞
Trang 21Khóa luận tốt nghiệp Đại học Như Thị Ngọc Ánh
trong bất đẳng thức: ρ(ynm, x) ≤ r + n1
m ta được ρ(x, y) ≤ r
Nhận xét 2.1 Rõ ràng, mọi tập compact đều thỏa mãn điều kiện
Bolzano-Weierstrass Hơn nữa nếu X = Rn định lý Bolzano-Weierstrasschỉ ra rằng mọi tập đóng N ⊂ Rn thỏa mãn điều kiện Bolzano-Weierstrass
Điều ngược lại không đúng Cụ thể hơn trong không gian vô hạn phần
tử với metric rời rạc điều kiện (2.1) được thỏa mãn với mọi tập đóng
M, N ; tuy nhiên, tồn tại một dãy bị chặn không có điểm hội tụ Thật
vậy, cho X là một tập vô hạn phần tử, ρ là một metric rời rạc trên X
Rõ ràng mọi tập con của X đều là tập đóng Hơn nữa h(M, N ) = 1
khi và chỉ khi M 6= N Vậy điều kiện (2.1) được thỏa mãn Cho {xn}
là dãy các phần tử sao cho xn 6= xm, ∀n 6= m Hiển nhiên dãy đó bịchặn nhưng không có điểm hội tụ nào
Trong giả thiết của Định lý 2.1 dấu bất đẳng thức trong (2.1) không
thể thay thế bằng dấu đẳng thức Hơn nữa trong ví dụ sau, mọi giả
thiết của Định lý 2.1 thỏa mãn, tuy nhiên
∀x ∈ M, ∀y ∈ N : ρ(x, y) < h(M, N )
Ví dụ 2.1.1 Cho X = L2, N = {0}
M = xn = (xn1, xn2, ) ∈ N ; xnn = 1 − n−1; xnj = 0; ∀j 6= n
Do đó h(M, N ) = 1, tuy nhiên, ρ(0, xn) = 1 − n−1 < 1 ∀n
Trang 22Một ví dụ nữa trong không gian X thỏa mãn điều kiện
Bolzano-Weierstrass, tuy nhiên
Bây giờ ta giới thiệu một mệnh đề đảm bảo sự tồn tại của điểm
x ∈ M và y ∈ N sao cho khoảng cách giữa chúng trùng với khoảng
x∈M
inf
y∈Nρ(x, y)
, sup
y∈N
inf
Trang 23
Khóa luận tốt nghiệp Đại học Như Thị Ngọc Ánh
2.2 Khoảng cách Hausdorff giữa các tập con của
không gian định chuẩn
Trước tiên ta nhắc lại định nghĩa của Birkhoff-James về tính trực
giao trong không gian định chuẩn và chứng minh một vài mệnh đề bổ
trợ
Định nghĩa 2.1 Vector x được gọi là trực giao với vector y trong
không gian định chuẩn X, nếu
kxk ≤ kx + αyk ∀α ∈ R
Kí hiệu là x ⊥ y Một vector x được gọi là trực giao với không gian
con L ⊂ X, khi và chỉ khi
x ⊥ y ∀y ∈ L,
điều này tương đương với
Trang 24Định nghĩa 2.2 Chuỗi {en}∞n=1 được gọi là trực chuẩn trong khônggian định chuẩn X, khi và chỉ khi với mọi n nguyên dương ta có
kenk = 1, en+1 ⊥ L (e1, e2, , en) (2.3)
Trong đó L(e1, e2, , en) là kí hiệu bao tuyến tính của hệ vector
e1, e2, , en
Bổ đề 2.1 Cho X là một không gian hữu hạn chiều và L là không
gian con của X, L 6= X Khi đó tồn tại x ∈ X sao cho x 6= 0 và
Trang 25Khóa luận tốt nghiệp Đại học Như Thị Ngọc Ánh
với mọi v ∈ L Thêm nữa, x 6= 0 vì nếu trái lại thì y = v0 ∈ L mâuthuẫn với giả thiết y /∈ L
Bổ đề 2.2 Trong mọi không gian định chuẩn vô hạn chiều, luôn tồn
tại một chuỗi định chuẩn
Chứng minh Cho X là không gian định chuẩn vô hạn chiều, ta sẽ
chứng minh quy nạp theo k Trước tiên, ta chọn một vector đơn vị
theo e1 ∈ X Do X là không gian định chuẩn vô hạn chiều nên tồn tạimột vector f2 ∈ X sao cho e1, f2 là độc lộc tuyến tính Vì vậy L(e1)
là không gian con thực sự của không gian hữu hạn chiều L(e1, f2).Theo Bổ đề 2.1, tồn tại một vector e2 ∈ L(e1, f2) sao cho e1 ⊥ e2.Giả sử các vector đơn vị e1, , ek, fk+1 là độc lập tuyến tính Vì vậy,L(e1, , ek) là một không gian con thực sự của không gian hữu hạnchiều L(e1, , ek, fk+1) Theo Bổ đề 2.1 tồn tại một vector đơn vị
ek+1 ∈ L(e1, , ek) Bằng quy nạp, ta chứng minh được sự tồn tạicủa chuỗi trực chuẩn
Định lý 2.2 Trong không gian định chuẩn vô hạn chiều X, luôn tồn
tại những tập khác rỗng, đóng và bị chặn M , N sao cho
Trang 26Kí hiệu M là tập tất cả các vector x ∈ X có thể biểu diến dưới dạng
tổng của một số chẵn các vector f1, f2, Sự biểu diễn này là duynhất vì các vector f1, f2, là độc lâp tuyến tính Với mọi x ∈ M kíhiệu m(x) là chỉ số lớn nhất trong tổng tương ứng
Tương tự ta kí hiệu N là tập tất cả các vector y ∈ X sao cho y có thể
biểu diễn dưới dạng tổng của một số lẻ các vector f1, f2, Với mọi
y ∈ N kí hiệu n(n) là chỉ số lớn nhất trong tổng tương ứng
Từ bất đẳng thức (2.5) suy ra M và N là các tập đóng Hơn nữa, ta
có
ky − xk ≥ 1 + 1
max {m(x), n(y)} > 1,
với mọi x ∈ M, y ∈ N tùy ý Giờ ta sẽ đánh giá khoảng cách Hausdorff
h(M, N ) Với mọi x ∈ M vector y = x + fk thuộc tập N với mọi
k > m(x) Hơn nữa ky − xk = kfkk → 1 khi k → ∞ Hoàn toàntương tự, với mọi y ∈ N vector x = y + fk thuộc tập M vói k > n(y).Hơn nữa kx − yk = kfkk → 1 khi k → ∞ Do đó h(M, N ) ≤ 1
Ta đã xây dựng được các tập đóng và bị chặn M ⊂ X và N ⊂ X sao
cho h(M, N ) < 1 và kx − yk > 1 với mọi x ∈ M, y ∈ N
Định lý (2.1) và(2.2) chỉ ra đặc điểm của không gian định chuẩn
hữu hạn chiều
Mệnh đề 2.2 Không gian định chuẩn X là hữu hạn chiều khi và chỉ
khi với mọi tập con khác rỗng, đóng và bị chặn M ⊂ X và N ⊂ X, ta
có ràng buộc sau
∀x ∈ M, ∃y ∈ N : ρ(x, y) ≤ h(M, N )
Trang 27Khóa luận tốt nghiệp Đại học Như Thị Ngọc Ánh2.3 Ánh xạ đa trị Lipschitz
Sử dụng các kết quả trong phần trước, ta hãy so sánh hai định nghĩa
thông dụng của những ánh xạ đa trị Lipschitz thường sử dụng trong
Mệnh đề 2.3 (i) Nếu ánh xạ đa trị Γ : X ⇒ Y là β -Lipschitz thì
nó là β -Lipschitz theo nghĩa khoảng cách Hausdorff
(ii) Nếu ánh xạ đa trị Γ : X ⇒ Y là β-Lipschitz theo nghĩa khoảngcách Hausdorff thì với mọi ε > 0 ánh xạ này là (β + ε)-Lipschits
Trong Mệnh đề 2.3 trường hợp tổng quát không thể cho ε = 0 Ta
hãy xem xét ví dụ sau
Ví dụ 2.3.1 Cho X là một không gian vô hạn chiều theo Định lý
2.2 vừa chứng minh rằng luôn tồn tại các tập đóng và bị chặn khác