1. Trang chủ
  2. » Giáo án - Bài giảng

Đề thi HKI

6 116 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 6
Dung lượng 111 KB

Nội dung

Họ và tên: . KIỂM TRA HỌC KỲ I (2007 - 2008) Lớp: Môn : Ngữ văn - Khối 10 ( Cơ bản) Thời gian: 90 phút ( Không kể thời gian giao đề và chép đề tự luận ) I. TRẮC NGHIỆM KHÁCH QUAN:( 15 phút, 4 điểm ) MẪU TRẢ LỜI ( Chọn và điền tên phương án trả lời đúng nhất, bằng chữ IN HOA vào ô tương ứng ) Câu 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 Trả lời D A C B D C D B C C C B B D A D Câu 1: Nội dung yêu nước của văn học giai đoạn nào mang âm hưởng bi tráng? a. Từ thế kỷ X đến hết thế kỷ XIV. b. Từ thế kỷ XV đến hết thế kỷ XVII. c. Từ thế kỷ XVIII đến nửa đầu thế kỷ XIX. d. Nửa cuối thế kỷ XIX. Câu 2: Việc coi trọng mục đích giáo huấn thể hiện đặc điểm gì của văn học trung đại? a. Tính quy phạm. b. Khuynh hướng trang nhã. c. Sự phá vỡ tính quy phạm. d. Xu hướng bình dị. Câu 3: Hai câu thơ cuối của bài “Tỏ lòng”(Phạm Ngũ Lão) thể hiện phẩm chất gì của nhân vật trữ tình? a. Dũng và tài. b. Tâm và trí. c. Chí và tâm. d. Nhân và nghĩa. Câu 4: Hoàn chỉnh nhận định dang dở sau với ý sâu sắc nhất: “ Độc Tiểu Thanh ký là tiếng khóc…” a. Cho cuộc đời tài sắc - bất hạnh của nàng Tiểu Thanh. b. Cho những kiếp tài hoa bạc mệnh. c. Cho cuộc đời, số phận của Tố Như. d. Cho cả Tiểu Thanh lẫn tác giả. Câu 5: Sắc màu nào không xuất hiện trong bài “Cảnh ngày hè”( Nguyễn Trãi)? a. Lục (xanh) b. Hồng. c. Đỏ. d. Vàng. Câu 6: Trong bài thơ “Độc Tiểu Thanh ký”, câu thơ nào sau đây nói về cuộc đời của Tiểu Thanh lẫn của tác giả? a. Chi phấn hữu thần liên tử hậu. b. Văn chương vô mệnh lụy phần dư. c. Cổ kim hận sự thiên nan vấn. d. Thiên hạ hà nhân khấp Tố Như? Câu 7: Nghệ thuật hoán dụ được sử dụng trong ngữ liệu nào sau đây? a. Rặng liễu đìu hiu đứng chịu tang.(Xuân Diệu) b. Voi uống nước, nước sông phải cạn. ( Nguyễn Trãi) c. Thuyền ơi có nhớ bến chăng (Ca dao) d. Một tay lái chiếc đò ngang.( Tố Hữu) Câu 8: Ngữ liệu nào sau đây mang dấu hiệu của phong cách ngôn ngữ sinh hoạt ? a. Ước gì sông rộng một gang / Bắc cầu dải yếm cho chàng sang chơi. (Ca dao) b. Em ơi buồn làm chi / Anh đưa em về sông Đuống.(Hoàng Cầm) c. Gió đưa cành trúc la đà / Tiếng chuông Thiên Mụ, canh gà Thọ Xương.(Ca dao) d. Gió đưa cây cải về trời / Rau răm ở lại chịu lời đắng cay. (Ca dao) Câu 9: Hình ảnh “mùa xuân” trong câu thơ nào không phải là hình ảnh tưởng tượng? a. Xuân ơi xuân, xuân có biết cho chăng ?( Phan Bội Châu) b. Trên giàn thiên lí bóng xuân sang.( Hàn Mặc Tử ) c. Sầu dài ngày ngắn, đông đà sang xuân. (Nguyễn Du) d. Hỡi xuân hồng, ta muốn cắn vào ngươi. (Xuân Diệu) Câu 10: Trong truyện “Tấm Cám”, mụ ghì ghẻ đã từng ví Tấm với cái gì? a. Mảnh vải. b. Mảnh sành. c. Mảnh chĩnh. d. Mảnh chai. Câu 11: Giai đoạn văn học nào phát triển rực rỡ nhất của văn học trung đại và được mệnh danh là giai đoạn cổ điển? a. Từ thế kỷ X đến hết thế kỷ XIV. b. Từ thế kỷ XV đến hết thế kỷ XVII. c. Từ thế kỷ XVIII đến nửa đầu thế kỷ XIX. d. Nửa cuối thế kỷ XIX. Câu 12: Câu thơ: “ Khôn mà hiểm độc là khôn dại / Dại vốn hiền lành ấy dại khôn” của Nguyễn Bỉnh Khiêm giúp ta hiểu thêm gì về quan niệm dại - khôn của tác giả? a. Cái dại cái khôn trong cuộc đời là không thể lường hết được. b. Quan niệm dại khôn xuất phát từ một triết lý sâu sắc về nhân sinh. c. Quan niệm dại khôn xuất phát từ lối sống cao ngạo khác đời của tác giả. d. Cái dại, cái khôn biến đổi qua lại trong cuộc sống. Câu 13: Câu thơ nào sau đây có nghệ thuật thể hiện tâm trạng của nhân vật trữ tình tương tự câu thơ “Cô phàm viễn ảnh bích không tận”? a. Thuyền ai thấp thoáng cánh buồm xa xa. (Nguyễn Du) b. Trông người đã khuất mấy ngàn dâu xanh.( Nguyễn Du) c. Thuyền về nước lại sầu trăm ngả. (Huy Cận) d. Con thuyền buộc chặt mối tình nhà. (Đỗ Phủ) Câu 14: Trong bài kệ “Cáo bệnh, bảo mọi người” của Mãn Giác Thiền sư, câu thơ nào thể hiện sự giác ngộ và có thể vượt khỏi quy luật hóa sinh cuộc đời của bậc tu hành? a. Xuân đi, trăm hoa rụng. b. Xuân đến, trăm hoa nở. c. Tuổi già hiện đến từ trên mái đầu. d. Đêm qua, sân trước một cành mai. Câu 15: Về phương diện thể loại, bài thơ nào sau đây thể hiện rõ nhất sự Việt hóa thơ Đường (Trung Quốc)? a. Cảnh ngày hè.(Nguyễn Trãi) b. Nhàn ( Nguyễn Bỉnh Khiêm) c. Thuật hoài (Phạm Ngũ Lão) d. Độc Tiểu Thanh ký ( Nguyễn Du) Câu 16: Truyện “Tam đại con gà” cười điều gì ở anh học trò ? a. Sự dốt nát. b. Đã dốt lại hay nói chữ. c. Sự luống cuống khi chủ nhà hỏi. d. Sự giấu dốt. II.TỰ LUẬN: ( 75 phút, 6 điểm ) Đề: Truyền thuyết “An Dương Vương, Mỵ Châu – Trọng Thủy” kết thúc bằng hình ảnh “Vua cầm sừng tê giác bảy tấc, rùa vàng rẽ nước dẫn vua đi xuống biển”. Em hãy tưởng tượng và kể tiếp câu chuyện gặp gỡ giữa rùa vàng và An Dương Vương dưới thủy cung. ( Học sinh chép đề và làm bài tự luận trên giấy riêng) --------------------------------- HẾT ---------------------------------- Đáp án đề cơ bản A. Trắc nghiệm: Câu 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 Trả lời D A C B D C D B C C C B B D A D B. Tự luận I.Yêu cầu chung: - Từ việc nắm vững nội dung truyền thuyết An Dương Vương, Mỵ Châu – Trọng Thủy, học sinh tưởng tượng và kể tiếp câu chuyện về cuộc gặp gỡ hai nhân vật sao cho phù hợp với nội dung của truyền thuyết này. - Bài làm thuộc kiểu bài tự sự. Do đó, yêu cầu học sinh biết vận dụng những thao tác, kỹ năng cần thiết, như: sử dụng các yếu tố miêu tả, biểu cảm; các kỹ năng quan sát, liên tưởng, tưởng tượng; chọn lọc các sự việc, chi tiết tiêu biểu… II.Yêu cầu cụ thể: Học sinh có thể tưởng tượng và kể theo nhiều cách khác nhau, song phải đảm bảo các yêu cầu cụ thể sau: a. Về nội dung: - Câu chuyện kể phải có nội dung xoay quanh một trong các vấn đề chính của truyền thuyết: xây dựng bảo vệ đất nước, tình cảm gia đình, quan hệ giữa tình riêng với nhiệm vụ chung, những oan tình, công lao – tội trạng của các nhân vật…Đồng thời phải có cách giải quyết thấu đáo, hợp lý, hợp tình các vấn đề mà người kể đặt ra b. Về nghệ thuật: - Tính cách nhân vật phải nhất quán với truyền thuyết. - Sử dụng được các yếu tố thần kỳ. - Cách kể truyện tự nhiên, lôi cuốn… BIỂU ĐIỂM - Điểm 5-6: Đáp ứng được những yêu cầu trên. Có thể mắc một vài lỗi diễn đạt. - Điểm 3-4: Có đặt ra vấn đề nội dung trong cuộc gặp gỡ giữa 2 nhân vật, song giải quyết còn lúng túng, thiếu tự nhiên. Một vài chi tiết còn thừa. Có sử dụng nhưng chưa thành thục các yếu tố miêu tả, biểu cảm,liên tưởng, tưởng tượng… - Điểm 2-3: Câu chuyện nặng tính tường thuật. Lúng túng trong việc đặt vấn đề và giải quyết vấn đề. Cách kể chưa tự nhiên, nhiều chỗ thiếu logic, nhiều chi tiết thừa. - Điểm 1-2: Nội dung câu chuyện lệch lạc so với tác phẩm, hoặc lúng túng trong việc đặt ra vấn đề và không giải quyết vấn đề. Câu chuyện sơ sài, không liền mạch với tác phẩm.Trí tưởng tượng còn hạn chế. Mắc nhiều lỗi diễn đạt. - Điểm 0: Lạc đề. Viết chiếu lệ. Bỏ giấy trắng. =================================================================== Họ và tên: . KIỂM TRA HỌC KỲ I (2007 - 2008) Lớp: Môn : Ngữ văn - Khối 10 ( Nâng cao) Thời gian: 90 phút ( Không kể thời gian giao đề và chép đề tự luận ) I. TRẮC NGHIỆM KHÁCH QUAN:( 15 phút, 4 điểm) MẪU TRẢ LỜI ( Chọn và điền tên phương án trả lời đúng nhất, bằng chữ IN HOA vào ô tương ứng ) Câu 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 Trả lời Câu 1: Những câu hát ngược của Xúy Vân ở cuối đọan trích “Xúy Vân giả dại” không thể hiện ý nghĩa nào sau đây? a. Trạng thái điên dại của Xúy Vân. b. Khát vọng tình yêu, hạnh phúc của Xúy Vân. c. Sự bế tắc, mất phương hướng của Xúy Vân. d. Những nghịch cảnh trớ trêu, thực giả lẫn lộn mà Xúy Vân chứng kiến. Câu 2: Chữ “thẹn” trong trường hợp nào không thể hiện tình cảm và lý tưởng cao đẹp của nhân vật trữ tình đối với đất nước? a. Luống thẹn khi nghe chuyện Vũ Hầu.(Phạm Ngũ Lão) b. Nghĩ ra lại thẹn với ông Đào.(Nguyễn Khuyến ) c. Thẹn cùng sông, buồn cùng núi, tủi cùng trăng,( Phan Bội Châu) d. Ơn vua chưa chút báo đền / Cúi xuống hổ đất, ngửa lên thẹn trời. ( Nguyễn Khuyến ) Câu 3: Trong bài “Cảm hoài”(Đặng Dung), cặp câu thơ nào có sự thể nghiệm cuộc đời sâu sắc nhất ? a. 1-2 b. 3-4 c. 5-6 d. 7-8 Câu 4: Trong bài “Cảm hoài”, hình ảnh nào đẹp đẽ và tráng lệ nhất thể hiện chí lớn của Đặng Dung? a. Mênh mông trời đất hát và ca. b. Thù nước chưa trả mà đầu đã bạc. c. Bao phen mài gươm báu dưới trăng. d. Không kéo được sông Ngân hà để rửa binh khí. Câu 5: Từ “mặt” trong trường hợp nào được dùng với nghĩa gốc? a. Mặt trái xoan. b. Họp mặt đầu năm. c. Tỏ mặt anh thư. d. Chân mây mặt đất. Câu 6: Câu ca dao nào trong bài “Mười tay” diễn tả thấm thía và sâu sắc nỗi khổ đau của người mẹ? a. Một tay đi làm ruộng, một tay tìm hái rau. b. Một tay đi vo gạo, một tay cầu cúng ma. c. Còn tay để van lạy, bẩm thưa, đỡ đòn. d. Tay nào lau nước mắt, mẹ vẫn còn thiếu tay. Câu 7: Câu tục ngữ nào sau đây không có chủ đề xấu - tốt. a. Yêu vì nết, chẳng chết vì người. b. Bần thanh hơn phú trọc. c. Đi một ngày đàng, học một sàng khôn. d. Điều lành thì nhớ, điều dở thì quên. Câu 8: Nghệ thuật nổi bật của câu ca dao sau được khai thác từ hiện tượng gì về nghĩa của từ ? “Mùa xuân em đi chợ Hạ Mua cá thu về chợ hãy còn đông…” a. Hiện tượng nhiều nghĩa. b. Hiện tượng đồng nghĩa. c. Hiện tượng trái nghĩa. d. Hiện tượng đồng âm dị nghĩa. Câu 9: Câu tục ngữ nào có đặc điểm nghệ thuật chính khác với các câu còn lại? a. Tốt danh hơn lành áo. b. Muốn ăn cá cả phải thả câu dài. c. Một giọt máu đào hơn ao nước lã. d. Tốt gỗ hơn tốt nước sơn. Câu 10: Hình ảnh “mùa xuân” trong câu thơ nào không phải là hình ảnh tưởng tượng? a.Xuân ơi xuân, xuân có biết cho chăng ?( Phan Bội Châu) b.Trên giàn thiên lí bóng xuân sang.( Hàn Mặc Tử ) c.Sầu dài ngày ngắn, đông đà sang xuân. (Nguyễn Du) d.Hỡi xuân hồng, ta muốn cắn vào ngươi. (Xuân Diệu) Câu 11: Lời khuyên nào hợp lí nhất được rút ra từ truyện “Tam đại con gà”? a. Không nên mời người dốt dạy học. b. Không nên khoe khoang hoặc giấu dốt c. Nên sửa chữa trước những điều sai của mình. d. Việc gì quá khó nên tìm thần linh giúp đỡ. Câu 12: Câu văn: “ Văn chương không cần đến những người thợ khéo tay làm theo một vài kiểu mẫu đưa sẵn…”(Nam Cao) có ý nghĩa liên quan trực tiếp nhất đến đặc điểm nào của văn bản văn học? a. Đặc điểm về ngôn từ. b. Đặc điểm về hình tượng. c. Đặc điểm về ý nghĩa. d. Đặc điểm về cá tính sáng tạo của nhà văn. Câu 13: Câu thơ nào sau đây có nghệ thuật thể hiện tâm trạng của nhân vật trữ tình tương tự câu thơ “Cô phàm viễn ảnh bích không tận”? a.Thuyền ai thấp thoáng cánh buồm xa xa. (Nguyễn Du) bTrông người đã khuất mấy ngàn dâu xanh.( Nguyễn Du) c.Thuyền về nước lại sầu trăm ngả. (Huy Cận) d.Con thuyền buộc chặt mối tình nhà. (Đỗ Phủ) Câu 14: Kiểu văn bản nào có đặc điểm của phương thức biểu đạt là: “dùng lí lẽ, dẫn chứng để làm sáng tỏ luận điểm nhằm thuyết phục người đọc, người nghe về một tư tưởng, quan điểm”? a. Kiểu văn bản miêu tả. b. Kiểu văn bản thuyết minh. c. Kiểu văn bản nghị luận. d. Kiểu văn bản tự sự. Câu 15: Điều gì khiến Bạch Cư Dị cảm nhận sâu sắc và miêu tả thành công tiếng đàn của người ca nữ? a. Trình độ thưởng thức âm nhạc cao của tác giả. b. Mối đồng cảm sâu sắc giữa tác giả và người ca nữ. c. Khả năng sử dụng ngôn ngữ điêu luyện. d. Cả 3 yếu tố trên. Câu 16: Câu thơ: “ Khôn mà hiểm độc là khôn dại / Dại vốn hiền lành ấy dại khôn” của Nguyễn Bỉnh Khiêm giúp ta hiểu thêm gì về quan niệm dại - khôn của tác giả? a.Cái dại cái khôn trong cuộc đời là không thể lường hết được. b.Quan niệm dại khôn xuất phát từ một triết lý sâu sắc về nhân sinh. c.Quan niệm dại khôn xuất phát từ lối sống cao ngạo khác đời của tác giả. d.Cái dại, cái khôn biến đổi qua lại trong cuộc sống. II.TỰ LUẬN: ( 75 phút, 6 điểm ) Đề: Truyền thuyết “An Dương Vương, Mỵ Châu – Trọng Thủy” kết thúc bằng cái chết của Mỵ Châu lẫn Trọng Thủy. Em hãy tưởng tượng và kể tiếp câu chuyện gặp gỡ giữa Mỵ Châu và Trọng Thủy ở thế giới bên kia ( Học sinh chép đề và làm bài tự luận trên giấy riêng) --------------------------------- HẾT ---------------------------------- Đáp án đề Nâng cao A. Trắc nghiệm: Câu 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 Trả lời C B B C A D C D C c B D B C D B B. Tự luận I.Yêu cầu chung: - Từ việc nắm vững nội dung truyền thuyết An Dương Vương, Mỵ Châu – Trọng Thủy, học sinh tưởng tượng và kể tiếp câu chuyện về cuộc gặp gỡ hai nhân vật sao cho phù hợp với nội dung của truyền thuyết này. - Bài làm thuộc kiểu bài tự sự. Do đó, yêu cầu học sinh biết vận dụng những thao tác, kỹ năng cần thiết, như: sử dụng các yếu tố miêu tả, biểu cảm; các kỹ năng quan sát, liên tưởng, tưởng tượng; chọn lọc các sự việc, chi tiết tiêu biểu… II.Yêu cầu cụ thể: Học sinh có thể tưởng tượng và kể theo nhiều cách khác nhau, song phải đảm bảo các yêu cầu cụ thể sau: c. Về nội dung: - Câu chuyện kể phải có nội dung xoay quanh một trong các vấn đề chính của truyền thuyết: xây dựng bảo vệ đất nước, tình cảm gia đình, quan hệ giữa tình riêng với nhiệm vụ chung, những oan tình, công lao – tội trạng của các nhân vật…Đồng thời phải có cách giải quyết thấu đáo, hợp lý, hợp tình các vấn đề mà người kể đặt ra d. Về nghệ thuật: - Tính cách nhân vật phải nhất quán với truyền thuyết. - Sử dụng được các yếu tố thần kỳ. - Cách kể truyện tự nhiên, lôi cuốn… BIỂU ĐIỂM - Điểm 5-6: Đáp ứng được những yêu cầu trên. Có thể mắc một vài lỗi diễn đạt. - Điểm 3-4: Có đặt ra vấn đề nội dung trong cuộc gặp gỡ giữa 2 nhân vật, song giải quyết còn lúng túng, thiếu tự nhiên. Một vài chi tiết còn thừa. Có sử dụng nhưng chưa thành thục các yếu tố miêu tả, biểu cảm,liên tưởng, tưởng tượng… - Điểm 2-3: Câu chuyện nặng tính tường thuật. Lúng túng trong việc đặt vấn đề và giải quyết vấn đề. Cách kể chưa tự nhiên, nhiều chỗ thiếu logic, nhiều chi tiết thừa. - Điểm 1-2: Nội dung câu chuyện lệch lạc so với tác phẩm, hoặc lúng túng trong việc đặt ra vấn đề và không giải quyết vấn đề. Câu chuyện sơ sài, không liền mạch với tác phẩm.Trí tưởng tượng còn hạn chế. Mắc nhiều lỗi diễn đạt. - Điểm 0: Lạc đề. Viết chiếu lệ. Bỏ giấy trắng. . tính tường thuật. Lúng túng trong việc đặt vấn đề và giải quyết vấn đề. Cách kể chưa tự nhiên, nhiều chỗ thi u logic, nhiều chi tiết thừa. - Điểm 1-2: Nội. vấn đề và không giải quyết vấn đề. Câu chuyện sơ sài, không liền mạch với tác phẩm.Trí tưởng tượng còn hạn chế. Mắc nhiều lỗi diễn đạt. - Điểm 0: Lạc đề.

Ngày đăng: 03/07/2013, 21:51

Xem thêm

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w