1. Trang chủ
  2. » Giáo án - Bài giảng

Đề tổng hợp học kì 2 (bài 1)

3 300 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 3
Dung lượng 72,5 KB

Nội dung

Đề tổng hợp HK2 TRẮC NGHIỆM HỌC 2 - BÀI 1 1. Chỉ ra phát biểu sai khi nói về ảnh của một vật thật qua một thấu kính hội tụ: A. có thể thật hoặc ảo tuỳ theo vị trí của vật. B. cao hơn vật, cùng chiều vật nếu là ảnh ảo. C. ngược chiều với vật nếu là ảnh thật. D. song song với vật dù là ảnh thật hay ảo. 2. Một vật sáng vuông góc với trục chính của một thấu kính cho ảnh cùng chiều với vật. Nhận định nào đúng nhất? A. đó là thấu kính phân kì. B. khoảng cách giữa vật và ảnh giảm nếu dịch vật lại gần thấu kính. C. đó là thấu kính hội tụ. D. ảnh dịch chuyển ngược chiều vật nếu dịch vật ra xa thấu kính. 3. Hình 1 minh hoạ ảnh S’ của điểm sáng S nằm trên trục chính xy của một thấu kính, O là quang tâm của thấu kính. Chỉ ra kết luận đúng nhất về vị trí tiêu điểm vật F của thấu kính. A. trong khoảng OS. B. trong khoảng Oy. C. trong khoảng SS’. D. A hoặc C đều có thể thoả. 4. Vật sáng qua thấu kính cho ảnh thật. Nếu dịch chuyển vật lại gần thấu kính và ảnh vẫn là ảnh thật thì ta có thể kết luận: A. ảnh lớn dần, do đó độ phóng đại tăng. B. ảnh nhỏ dần, do đó độ phóng đại giảm. C. ảnh lớn dần nhưng độ phóng đại ảnh giảm. D. ảnh luôn nhỏ hơn vật vì có độ phóng đại âm. 5. Vật sáng AB được đặt vuông góc với trục chính của một thấu kính có tiêu cự f và cho một ảnh cùng chiều, cao gấp đôi vật. Để thu được ảnh thật cao bằng ảnh này, phải tịnh tiến vật như thế nào? A. ra xa thấu kính thêm một đoạn bằng f. B. lại gần thấu kính thêm một đoạn bằng |f|. C. vuông góc với trục chính một đoạn bằng 2f. D. xa xa thấu kính thêm một đoạn bằng 2f. 6. A và B là hai điểm nằm trên trục chính và ở ngoài khoảng tiêu cự của một thấu kính hội tụ. Đặt vật ở A, ta thu được ảnh cao gấp đôi vật, đặt vật ở B ta thu được ảnh cao gấp ba vật. Nếu đặt vật ở trung điểm AB, ta thu được ảnh cao gấp bao nhiêu lần vật? A. 2,2 B. 2,4 C. 2,6 D. 2,7 7. Điểm sáng S qua một thấu kính có tiêu cự f cho ảnh là điểm sáng S’ trên màn. Khoảng cách ngắn nhất giữa S và S’ là A. 0 B. 2f C. 3f D. 4f 8. Một thấu kính làm bằng thủy tinh chiết suất n = 1,5 có tiêu cự f = 25cm khi đặt trong không khí. Độ tụ của thấu kính sẽ bằng bao nhiêu nếu thấu kính được đặt trong một môi trường trong suốt chiết suất n' = 1,6? A. 1,5 điốp. B. -4 điốp. C. – 2 điốp. D.-0,5 điốp. 9. Một vật phẳng nhỏ AB đặt cách một màn E 100cm và song song với màn. Khi di chuyển một thấu kính hội tụ L trong khoảng giữa vật và màn sao cho trục chính của thấu kính đi qua A và vuông góc với màn, người ta thấy có hai vị trí thấu kính cho ảnh rõ nét trên màn. Hai vị trí này cách nhau 60cm. Tính tiêu cự của thấu kính nhận giá trị nào sau đây? A. 16cm. B. 25cm. C. 36cm. D. 40cm. 10. Một vật phẳng nhỏ AB cao 6cm đặt song song với một màn. Khi di chuyển một thấu kính hội tụ L trong khoảng giữa vật và màn sao cho trục chính của thấu kính đi qua A và vuông góc với màn, người ta thấy có hai vị trí thấu kính cho ảnh rõ nét trên màn. một trong hai ảnh cao 2,4cm. Hỏi ảnh còn lại cao bao nhiêu cm? A. 14,4cm. B. 15cm. C. 6cm. D. 2,5cm. 11. Một lăng kính có góc chiết quang 6 0 làm bằng thuỷ tinh chiết suất 1,55 đặt trong không khí. Chiếu tia sáng đến vuông góc với mặt một mặt bên của lăng kính. Hỏi góc lệch bằng bao nhiêu? A. 3 0 0’. B. 3 0 18’. C. 4 0 30 ’ . D. 12 0 . 12. Một khối khí hiđrô đang ở trạng thái kích thích sao cho các electron trong các nguyên tử đang chuyển động trên quỹ đạo N. Hỏi khối khí có thể phát ra bao nhiêu loại vạch bức xạ có bước sóng khác nhau? A. 3. B. 6. C. 10. D. 15. 13. Lăng kính có A = 60 0 làm bằng chất có chiết suất 2 đặt trong không khí. Góc tới ứng với góc lệch cực tiểu bằng Nguyễn Văn Long-Pleiku, Gialai O S’S x y Hình 1 Đề tổng hợp HK2 A. 30 0 B. 45 0 C. 60 0 . D. giá trị khác A, B, C. 14. Tìm phát biểu sai về mắt A. Mắt không có tật, khi không điều tiết có tiêu điểm nằm trên võng mạc. B. Bất mắt nào cũng có điểm cực cận và điểm cực viễn. C. Khi quan sát vật đặt ở điểm cực viễn, mắt không phải điều tiết, thuỷ tinh thể dẹt nhất, lâu mỏi mắt nhất. D. Khi quan sát vật đặt ở điểm cực cận, mắt phải điều tiết tối đa nên rất chóng mỏi mắt. 15. Tìm phát biểu sai về tật cận thị của mắt A. Mắt cận là mắt khi không điều tiết có tiêu điểm nằm trước võng mạc. B. Điểm cực cận của mắt người cận thị nằm gần mắt hơn so với mắt người bình thường. C. Muốn nhìn rõ vật nằm gần hơn điểm cực cận, mắt cận phải điều tiết. D. Để sửa tật, người cận thị phải đeo kính phân thích hợp để nhìn rõ vật ở rất xa mà không điều tiết. 16. Tìm phát biểu sai khi nói về kính lúp A. Kính lúp là một dụng cụ quang học bổ trợ cho mắt làm tăng góc trông để quan sát các vật nhỏ. B. Vật cần quan sát được đặt trước kính lúp, cho ảnh ảo lớn hơn vật hoặc ảnh ở rất xa. C. Độ bội giác của kính lúp phụ thuộc vào đặc điểm của mắt người quan sát và cách quan sát (ngắm chừng). D.Mắt thấy ảnh với độ bội giác lớn nhất khi đặt mắt tại tiêu điểm ảnh của kính lúp. 17. Phát biểu nào sau đây không phải nói về kính thiên văn? A. khoảng cách vật kính và thị kính thay đổi được. B. tiêu cự vật kính lớn hơn tiêu cự thị kính. C. vật kính tạo ảnh thật lớn hơn vật cần quan sát. D. thị kính đóng vai trò như kính lúp. 18. Tìm khoảng cách giữa vật kính và thị kính của một kính hiển vi. Biết tiêu cự hai kính lần lượt là 0,5cm và 3cm. Độ bội giác của kính khi mắt bình thường (có OC C = 24cm) quan sát không điều tiết là 264. A. 12cm. B. 13,5cm. C. 16,5cm. D. 20cm. 19. Phôtôn phát ra khi electron trong nguyên tử hiđrô chuyển từ quỹ đạo M về quỹ đạo K là phôtôn thuộc loại nào? A. tử ngoại. B. ánh sáng khả kiến. C. hồng ngoại. D. sóng vô tuyến. 20. Một tia sáng đơn sắc truyền từ thuỷ tinh ra không khí. Hỏi bước sóng λ và năng lượng phôtôn ε thay đổi thế nào? A. λ và ε không đổi. B. λ tăng, ε không đổi. C. λ và ε đều giảm. D. λ giảm, ε không đổi. 21. Một người cận thị có điểm cực viễn cách mắt 60cm và điểm cực cận cách mắt 12cm. Khi đeo sát mắt một kính sửa tật, người ấy nhìn rõ điểm gần nhất cách mắt bao nhiêu? A. 15cm. B. 16,2cm. C. 17cm. D. 18,4cm. 22. Tìm phát biểu đúng khi nói về hiện tượng quang điện ngoài A. chỉ xảy ra khi bước sóng ánh sáng kích thích đủ lớn. B. các quang electron bay ra có cùng vận tốc. C. độ lớn hiệu điện thế hãm phụ thuộc cường độ chùm sáng. D. số electron bật ra ít hơn số phôtôn chiếu đến. 23. Sự chuyển giữa ba mức năng lượng trong nguyên tử hiđrô tạo thành ba vạch phổ theo thứ tự bước sóng giảm dần λ 1 , λ 2 và λ 3 . Trong các hệ thức liên hệ sau, hệ thức nào đúng? A. λ 1 = λ 2 - λ 3 . B. 1/λ 1 = 1/λ 2 + 1/λ 3 C. 1/λ 1 = 1/λ 3 - 1/λ 2 D. 1/λ 1 = 1/λ 2 - 1/λ 3 24. Khi hạt nhân 92 U 238 hấp thụ một nơtron, nó phát ra hai hạt β - . Hạt nhân được tạo thành sau quá trính trên là A. 93 Np 240 . B. 91 Pa 240 . C. 94 Pu 239 . D. 88 Ra 233 . 25. Hạt nhân 12 Mg 21 hấp thụ một electron và phóng ra một proton. Két quả hạt nhân được tạo thành là A. 12 Mg 20 . B. 10 Ne 21 . C. 14 Si 22 . D. 10 Ne 20 . 26. Phản ứng nào được phép xảy ra? A. p + 29 Cu 63 → n + 28 Ni 63 ; B. n + 30 Zn 64 → 1 H 2 + 29 Cu 63 ; C. n + 26 Fe 56 → α + 25 Mn 53 ; D. n + 7 N 14 → p + 6 C 13 . 27. Trong thí nghiệm Iâng về giao thoa ánh sáng, nguồn phát ánh sáng trắng có bước sóng nằm trong khoảng 400nm < λ < 750nm. Ánh sáng đơn sắc nào cho vân sáng tại vị trí vân sáng bậc 5 của ánh sáng 540nm. Nguyễn Văn Long-Pleiku, Gialai Đề tổng hợp HK2 A. 480 nm. B. 600 nm C. 675nm. D. 725nm. 28. Trong thí nghiệm Iâng về giao thoa ánh sáng: a = 0,5mm, D = 2m. Nguồn phát ánh sáng đơn sắc λ = 0,5µm. Khoảng cách giữa vân sáng bậc 3 và vân tối thứ 4 ở hai bên vân trung tâm là: A. 1 mm B.8 mm C. 13 mm. D. 15 mm. 29. Chọn câu đúng khi nói về quang phổ liên tục. A. gồm bảy màu từ đỏ đến tím. C. không phụ thuộc vào nhiệt độ của nguồn. B. do các đám khi hay hơi phát ra. B. không phụ thuộc thành phần cấu tạo của nguồn. 30. Khi một chùm sáng đơn sắc truyền từ thuỷ tinh ra ngoài không khí thì tần số f và bước sóng λ thế nào? A. f tăng, λ giảm. B. f giảm, λ giảm. C. f không đổi, λ tăng. D. f không đổi, λ giảm. 31. Một ánh sáng đơn sắc có tần số 4.10 14 Hz truyền từ chân không vào nước, chiết suất của nước 4/3. Khi truyền trong nước bước sóng của ánh sáng đó là A 1 µm B 9/16 µm C 1m D 16/9µm 32. Tính năng lượng toả ra trong phản ứng: D + D → He 3 + n.Cho biết khối lượng nghỉ của các hạt lần lượt là m D = 2,01409u, m He = 3,01605u, m H = 1,00783u, uc 2 = 931MeV. A. 1 MeV. B. 6 MeV. C. 3 MeV. D. 4 MeV. 33. Nguồn năng lượng Mặt trời có dạng giống dạng nguồn năng lượng nào nhất? A. bom hạt nhân. B. phóng xạ. C. bom khinh khí. D. động cơ xăng. 34. Phản ứng hạt nhân 1 H 2 + 1 H 2 → 1 H 3 + 1 H 1 thuộc loại A. phóng xạ α. B. phóng xạ β - . C. phân hạch . D. nhiệt hạch. 35. Máy quang phổ là một dụng cụ dùng để A. đo bước sóng các vạch quang phổ. B. tiến hành các phép phân tích quang phổ. C. quan sát và chụp quang phổ của các vật. D. phân tích một chùm sáng thành nhiều thành phần đơn sắc. 36. Chọn câu đúng A. Quang phổ của ánh sáng mặt trời thu được trên mặt đất là quang phổ liên tục. B. Quang phổ vạch phát xạ của hơi Na có 2 vạch vàng rất sáng nằm sát cạnh nhau. C. Quang phổ thu được từ ánh sáng tia chớp là quang phổ hấp thụ. D. Các đèn ống xanh đỏ ở biển quảng cáo phát ra quang phổ liên tục. 37. Chọn phát biểu đúng. A. Trong hiện tượng quang dẫn, các êlectron bị bứt ra khỏi khối chất bán dẫn khi khối bán dẫn được chiếu sáng. B. Trong hiện tượng quang dẫn, điện trở của khối chất bán dẫn giảm xuống khi khối bán dẫn được chiếu sáng. C. Trong hiện tượng quang dẫn, độ dẫn điện khối chất bán dẫn giảm xuống khi khối bán dẫn được chiếu sáng. D. Hiện tượng quang dẫn có thể xảy ra với mọi loại bức xạ điện từ. 38. Catốt của một tế bào quang điện làm bằng kim loại có công thoát 7,23.10 -19 J. Chiếu chùm bức xạ có tần số 1,5.10 15 Hz vào catốt. Biết c = 3.10 8 m/s, h = 6,625.10 -34 Js, e = 1,6.10 -19 C. Hiệu điện thế hãm đễ triệt tiêu dòng quang điện là A. – 1,69V. B. 1,69V. C. 6V. D. một giá trị khác. 39. Chiếu vào catốt của một tế bào quang điện có giới hạn quang điện bằng 6600Å một bức xạ có bước sóng λ = 4000Å. Cho h = 6,625.10 -34 J.s; e = 1,6.10 -19 C; c = 3.10 8 m/s. Tính động năng ban đầu cực đại của các quang electron. A. 1,68 eV. B. 1,78 eV. C. 1,22 eV. D. 2,07 eV. 40. Cho biết bước sóng của vạch đỏ và lam trong quang phổ nguyên tử hiđrô lần lượt là 0,657µm và 0,487µm. hỏi bước sóng của vạch đầu tiên trong dãy Pasen của quang phổ nguyên tử hiđrô nhận giá trị nào sau đây? A. 1,882µm. B. 1,144µm. C. 0,320µm. D. 0,280µm. Nguyễn Văn Long-Pleiku, Gialai . A. 12 Mg 20 . B. 10 Ne 21 . C. 14 Si 22 . D. 10 Ne 20 . 26 . Phản ứng nào được phép xảy ra? A. p + 29 Cu 63 → n + 28 Ni 63 ; B. n + 30 Zn 64 → 1 H 2 + 29 . thức nào đúng? A. λ 1 = λ 2 - λ 3 . B. 1/λ 1 = 1/λ 2 + 1/λ 3 C. 1/λ 1 = 1/λ 3 - 1/λ 2 D. 1/λ 1 = 1/λ 2 - 1/λ 3 24 . Khi hạt nhân 92 U 23 8 hấp thụ một nơtron,

Ngày đăng: 03/07/2013, 21:50

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

w