1. Trang chủ
  2. » Giáo án - Bài giảng

Hạnh phúc của một tang gia (tiết 1- Le Anh)

9 2K 22
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 9
Dung lượng 100 KB

Nội dung

Ngày soạn: 19/11 Ngày giảng: 21/11/2007 Tiết 45 - Đọc văn Hạnh phúc của một tang gia ( trích" Số đỏ") - Vũ Trọng Phụng- A. Chuẩn bị I. Mục tiêu 1. Kiến thức, kĩ năng Giúp HS: hiểu được bản chất lố lăng đồi bại của xã hội tư sản thành thị những năm trước cách mạng tháng Tám và nghệ thuật trào phúng đặc sắc của Vũ Trọng Phụng qua đoạn trích. - Rèn luyện kỹ năng tìm hiểu văn xuôi. 2. Tư tưởng- tưởng cảm Giáo dục học sinh lối sống trong sạch, chân thật, có hiếu với cha mẹ. II. Phương tiện thực hiện - SGK, SGV, Thiết kế bài học - SGK, Tài liệu tham khảo, Soạn bài theo hướng dẫn của GV và hệ thống câu hỏi trong SGK. III. Cách thức tiến hành Đọc sáng tạo, gợi tìm, thảo luận, trả lời câu hỏi. B. Tiến trình dạy học * ổn định tổ chức (1 phút) I. Kiểm tra bài cũ (4 phút)) * Câu hỏi: Nếu Huấn Cao không cho chữ thì điều gì chắc chắn sẽ xảy ? * Đáp án - Huấn Cao không có cơ hội thể hiện tài năng lần cuối, không có cơ hội khuyên nhủ viên Quản ngục. - Hình tượng HC sẽ không trọn vẹn, tư tưởng của truyện khôg phát triển được… * Câu hỏi 2: Lời khuyên cua HC đối với viên Quản ngục có ý nghĩ gì? - Tính cách viên Quản ngục không phù hợp với hoàn cảnh sống ở đề lao - Thú chơi chữ không thể tồn tại được trong nhà lao tăm tối - Cần có sự hài hoà, thống nhất giữa tâm và tài, giữa cái đẹp và cái thiện II.Bài mới * Giới thiệu bài mới Số đỏ là một trong những tác phẩm rất đặc sắc của VTP. Tác phẩm lên án gay gắt cái xã hội tư sản thành thị VN đang chạy theo lối sống VM rởm hết sức lố lăng đồi bại đương thời. Đoạn trích "Hạnh phúc của một tang gia" thể hiện rất rõ cái lố lăng, đồi bại ấy. Hoạt động của GV & HS Yêu cầu cần đạt - HS đọc Tiểu dẫn I. Tìm hiểu chung (13phút) 1 - Trình bày những nét cơ bản về cuộc đời và sự nghiệp văn chương của VTP. - GV nhấn mạnh, chốt: 1.Tác giả Vũ Trọng Phung sinh 1912 tại Hà Nội, cha mất khi Vũ Trọng Phung vừa được 7 tháng, mẹ Vũ Trọng Phung ở vậy nuôi con, phụng dưỡng mẹ chồng bằng nghề khâu vá thuê. Do nghèo khổ lại bị bệnh lao nặng vì làm vịêc quá sức Vũ Trọng Phụng mất vào ngày 13/10/1939 để lại bà mẹ, vợ và con gái chưa đầy 1 tuổi. Ông được mệnh danh là “Ông vua phóng sự của Bắc Kì”. Quan điểm sáng tác của Vũ Trọng Phụng thể hiện trong lời nhận định: “Các ông cho tiểu thuyết cứ là tiểu thuyết. Tôi và những người cùng chí hướng với tôi cho tiểu thuyết là sự thực ở đời”. Vũ Trọng Phụng được đánh giá là nhà văn hiện thực xuất sắc giai đoạn 1936 - 1939. Sự nghiệp văn chương (ông là nhà văn lao động sáng tạo không ngừng. Ông cũng là người bình dị, “người của khuôn phép nền nếp” (Lưu Trọng Lư). - Ông căm ghét xã hội thực dân nửa phong kiến đương thời. Đây là cơ sở để tạo nên nhiều tác phẩm hấp dẫn của nhà văn. - HS đã đọc tóm tắt trong SGK, GV nhấn mạnh một vài chi tiết tạo hứng thú cho tiết học. 2. Tiểu thuyết "Số Đỏ" * Tóm tắt: + Số đỏ lên án gay gắt cái xã hội tư sản thành thị VN đang chạy theo lối sống VM rởm hết sức lố lăng đồi bại đương thời. Tác giả đã kích cay độc những phong trào Âu Hoá, thể thao, giải phóng nữ quyền đang phát triển rầm rộ nhân danh "văn minh" "tiến bộ" "Cải cách xã hội" mà thực chất chỉ là ăn chơi truỵ lạc, làm tiền, trà đạp trắng trợn lên mọi nề nếp đạo đức truyền thống. - Số Đỏ đạt được những giá trị gì? - Nghệ thuật là tiểu thuyết hiện thực trào phúng sắc sảo, với tình huống, chân dung trào phúng tác phẩm gây cười từ đầu đến cuối. - Nêu vị trí và bố cục đoạn trích, nội dung cơ bản mỗi đoạn. * Vị trí và bố cục đoạn trích +Vị trí - Đoạn trích là toàn bộ chương XV của tác 2 phẩm Số đỏ. - Trước đoạn trích nhà văn miêu tả "trước đó cụ Cố Tổ đã mấy lần suýt chết, mấy lần làm con cháu mừng hụt" rồi vô tình Xuân gây ra cái chết của cụ tổ. Đoạn trích này bắt đầu từ đótri + Bố cục: Chia làm 3 đoạn + Đoạn một từ đầu đến “Biết rồi, khổ lắm, nói mãi” , giới thiệu cái chết của cụ tổ. + Đoạn hai tiếp đó đến “Chia buồn tấp nập”. Nội dung: trước tang gia là niềm vui và hạnh phúc của một gia đình đại bất hiếu. + Đoạn ba còn lại: Miêu tả cảnh đưa đám và cảnh hạ huyệt. - GV thuyết trình: Thông qua màn hài kịch này nhà văn vạch rõ chân tướng nhố nhăng, giả dối, lố bịch của những hạng người mang danh là thương lưu quý phái, văn minh tân tiến nhưng thực chất là những quái thai, cặn bã của xã hội thực dân tư sản ở nước ta trước cách mạng tháng 8. - Tình huống nào làm nảy sinh HP của một tang gia? II . Tìm hiẻu Đoạn trích ( 27 phút) 1. Tình huống trào phúng và mâu thuẫn trào phúng a. Tình huống trào phúng - Tình huống cụ cố Tổ chết, chết thật dù rằng chết một cách bình tĩnh. - Nhận xét gì về cách diễn đạt tình huống, nó gợi lên ý nghĩa gì? - Tình huống bi nhưng nhà văn lại diễn đạt bằng một thứ ngôn ngữ ráo hoảnh những từ như "chết thật" "chết một cách bình tĩnh" nó cho biết cụ cố Tổ đã mấy lần suýt chết, đám con cháu đã sốt ruột chờ đợi cái chết này vậy mà cứ "chết một cách bình tĩnh" dù người ta đã vận dụng đủ loại thuốc hổ lốn "bùn đen trộn cứt trâu" hay cả cái lí thuyết nhiều thầy thối ma "công dụng đến mức mất mạng". Và bây giờ cụ cố Tổ đã chết thật là may mắn! - Vì sao đám con cháu lại sốt ruột mong đợi cái chết của cụ cố Tổ đến như vậy? + Vì cụ có một gia tài kếch xù mà cụ lại ghi vào di chúc "gia tài chia sau khi cụ chết" thành thử ra con cháu ai nấy đều sốt ruột mong đợi cái chết của cụ. 3 - Như vậy cái chết của cụ cố Tổ với lại đống gia tài của cụ làm nảy sinh điều gì? - GV chốt: + Cái chết của cụ cố Tổ vì vậy mà nảy sinh sự kiện tang gia nhưng đồng thời đem lại niềm hạnh phúc cho mọi người. * Như vậy mâu thuẫn trào phúng giữa hạnh phúctang gia đã xuất hiện từ tình huống kỳ bí đó. Tiếng cười đã có hoàn cảnh, cơ sở để bộc lộ, để “khai sinh” một cách vẻ vang! - Hai yếu tố này mâu thuẫn với nhau như thế nào? b. Mâu thuẫn trào phúng - Hạnh phúc / tang gia + Tang giagia đình có người thân vừa mới nằm xuống, lúc này không thể có một cuộc sống bình thường chứ chưa thể nói tới điều gì khác. Nhưng ở đây xảy ra điều kì lạ: Tang gia ấy rất hạnh phúc. Đó là dịp may hiếm có để tất cả các thành viên đều thoả mãn một nguyện vọng hạnh phúc nào đó. - Yếu tố nào được nhà văn miêu tả kỹ lưỡng đến trần trụi? Ý nghĩa?  Mâu thuẫn giữa cái bên ngoài và cái bên trong: + Vỏ ngoài: rõ ràng là nhà có tang, có người chết, con cháu dán cáo phó khắp nơi, thuê xe, kiệu, có khách khứa đến hỏi thăm tấp nập, có quá trình đưa tiễn, hạ huyệt. + Bên trong: Ai nấy đều hạnh phúc sung sướng. - Yếu tố bên trong được miêu tả kỹ lưỡng, trần trụi. Những niềm hạnh phúc được che đậy bằng cái vỏ tang gia giả dối bị lôi ra ánh sáng. Và nhà văn đã làm được điều đó, để cười vào chúng lên án chúng bằng việc kí hoạ những niềm hạnh phúc thành những chân dung tính cách thực sự chân thực, sắc sảo. - GV thuyết trình: Vì thế mà người đọc có cơ hội được cười thoải mái vào những chân dung hạnh phúc ấy. - Cái chết của cụ cố Tổ tạo nên niềm hạnh phúc chung nào cho gia đình con cháu cụ 2. Chân dung trào phúng (Những niềm hạnh phúc khác nhau trong tang gia) - Cái chết của cụ cố Tổ là một sự kiện trọng đại tạo dựng đại hỷ cho gia đình cụ. 4 - GV diễn giảng, chuyển: * Hạnh phúc của một đám đông - Cái chết của cụ Tổ tạo một dịp may cho tất cả mọi người chung một nhịp sống rộn ràng vui vẻ đón nhận cái gia tài kếch xù sẽ được chia sau đám tang của cụ. 'Bọn con cháu ai nấy đều sung sướng thoả thích . người ta từng bừng đi đưa giấy cáo phó, gọi phường kèn, thuê xe đám ma" Tuy nhiên trong niềm hạnh phúc chung ấy ai cũng có những hạnh phúc riêng: Nhà văn kể: "Cái chết kia làm cho nhiều người sung sướng lắm". - Người đầu tiên trong gia đình cụ cố Hông được lợi phải kể đến là ai? * Hạnh phúc riêng của từng người trong gia đình cố Hồng - Phán mọc sừng: là người đầu tiên được lợi từ cái chết của cụ cố Tổ là thằng cháu rể bị mọc sừng. Ngay sau cái chết của cụ Tổ hắn đã được bố vợ (cố Hồng) ghé vào tai hứa sẽ chia thêm cho mấy nghìn bạc vì có công trong việc làm cho cụ cố chết bằng chính sự việc bị mọc sừng. - Được chia thêm tiền nhờ đôi sừng ấy làm cho Phán có tâm trạng như thế nào? + Có được cái lợi ấy, hắn sung sướng hả hê tự hào vì không ngờ rằng đôi sừng trên đầu hắn lại có giá trị to thế. - Qua niềm sung sướng ấy của Phán mọc sừng em có suy nghĩ gì về tư cách của hắn? - Phán mọc sừng hiện lên đúng lá một quái thai, hắn cúi mình trước đồng tiền một cách đê tiện nên sẵn sàng đánh đổi hạnh phúc vợ chồng, danh dự của một thằng đàn ông lấy vinh quang của đôi sừng vô hình trên đầu hắn mà không cảm thấy nhục nhã. - Nhân vật vào lẽ ra phải có trách nhiệm nhiều nhất trong lúc tang gia này? - Con trai trưởng: cố Hồng lẽ ra là người phải lưu tâm nhiều nhất có trách nhiệm với cái chết của cụ cố Tổ. - Tuy nhiên đương lúc tang gia bối rối ấy cố Hồng có thái độ như thế nào? + Cố Hồng vẫn dửng dưng như không nằm bẹp hút thuốc phiện một cách bình tĩnh, lập lại như một cái máy 1872 câu "Biết rồi, khổ lắm nói mãi" mà thực chất chả biết cái gì?! 5 - Thâm chí hắn chỉ mơ tưởng tới điều gì? + Thâm chí hắn chỉ mơ tưởng tới hình ảnh mình "mặc áo xô gai, chống gậy vừa ho lụ khụ vừa mếu máo, sung sướng được thiên hạ chỉ chỏ khen: "ái chà, con giai nhớn của cụ già đến thế kia à?" - Qua tâm trạng, thái độ của cố Hồng em đánh giá gì về chân dung nhân vật này? - Cố Hồng là 1 "trưởng giả", hiếu danh, hủ lậu, hợm hĩnh một cách vô nghĩa lí, vô tình, vô trách nhiệm. - GV chuyển: Cạnh cố Hồng luôn là bà cố Hồng cũng đầy “bối rối”. - Bà cố Hồng trong lúc tang gia cứ bấn lên vì điều gì? - Con dâu trưởng - bà cố Hồng + Bà cố Hồng là dâu trưởng đấy bà bấn lên không phải vì tang gia bối rối mà vì bây giờ bà mới nhận thấy hết giá trị của ông Đốc tờ Xuân, cụ lo bây giờ Xuân sẽ hối hôn với cô Tuyết cô con gái hư hỏng một cách có lý luận của bà. - Rốt cuộc, bà có cảm thấy hạnh phúc trong đám tang không? + Rốt cuộc bà cũng gặt được hạnh phúc, sự sung sướng khi được cậu Tú Tân thông báo có xe, kiệu, lọng, vòng hoa và cả Xuân Tóc Đỏ đến đưa đám. Bà cảm động hết sức vì "ấy giá không có cái món ấy thì là thiếu, chưa được to, may mà ông Xuân đã nghĩa hộ tôi". - Gv thuyết trình: Cái "món ấy" với bà cố Hồng, đó không phải chỉ là xe, lọng, vòng hoa mà quan trọng là vì có ông me xừ Xuân đến giúp đáp phúng viếng, làm danh giá cho đám tang, mà số phận của cô Tuyết như thế cũng được giải quyết êm thấm. - Còn thằng cháu đích tôn (Văn Minh Chồng) có bộ mặt như thế nào trong lúc tang gia? - Cháu đích tôn - Văn Minh chồng + Có một bộ mặt đưa đám vò đầu bứt tóc, mặt đăm chiêu nghĩ ngợi rất hợp thời trong đám ma. - Vì sao hắn lại đăm chiêu, nghĩ ngợi đầy vẻ đưa đám thế? - Vẻ nghĩ ngợi, bối rối kiểu đưa đám ấy chẳng qua là vì hắn đang lao lung nghĩ cách hiện thực hoá cái chúc thư của cụ Tổ, làm thế nào để gột rửa cái quá khứ nhơ nhớp của thằng Xuân để 6 gán cho Tuyết. - Vậy emnhận xét như thế nào về cái giả, cái thật của con người Văn Minh? - Như vậy con người Văn Minh, cái vẻ đám ma chỉ là giả, nó che dấu cái bản chất vụ lợi có thật trong con người hắn. Hắn chẳng qua cũng là một quái thai , giả nhân giả nghĩa trong gia đình đó, xã hội đó. - Đối với Văn Minh vợ và TYPN cái chết của cụ cố Tổ tạo điều kiện gì cho họ? - Văn minh vợ và TYPN + Họ đều đang sốt ruột chờ đợi để trình diễn tang phục, bộ đồ xô gai tân thời ở tiệm "âu hoá".Cái chết của cụ Cố Tổ trở thành dịp may hiếm có để "lăng xê" những mốt quần áo những thứ quần áo tang phục tối thượng tiết kiệm vải được may với quan niệm quần áo không phải để mặc để che mà để phô diễn da thịt, "Có thể ban cho những ai có tang đang đau đớn vì kẻ chết "cũng được hưởng chút ít hạnh phúc ở đời. - Vẽ lên những bộ mặt vụ lợi của đám con cháu này nhà văn cho ta thấy điều gì về bộ mặt xã hội tư sản nửa thực dân ở nước ta đầu thế kỷ? - Xã hội tư sản nửa thực dân vừa chào đời đã đầm đìa máu và bùn, con người sống vô tình, vụ lợi, cái chết của một người trở thành dịp kiếm ăn của bao kẻ. Người ta sẵn sàng kinh doanh trên xác người chết. Ngòi bút trào phúng hiện thực của Vũ Trọng Phụng đã không ngần ngại vạch ra chân dung dị dạng đó của nó. - GV nhấn mạnh: Niềm hạnh phúc nảy sinh từ tang gia cứ thế chảy trong mạch huyết trong đám con cháu cụ Tổ từ già tới trẻ, từ lúc phát tang cho tới lúc hạ huyệt. - Tuyết được miêu tả như thế nào trong đám tang này? - Tuyết: + Mặc bộ đồ xô gai ngây thơ, chiếc áo dài voan mỏng, trong có coóc xê, nửa kín nửa hở . lượn lờ đi lại mời khách, trên mặt điểm một nét buồn lãng mạn. Đi qua đi lại trước mặt các cụ ngực đầy huân chương làn da trắng và bộ ngực thập thò khiến ai nấy đều cảm động hơn là nghe thấy tiếng kèn xuân nữ ai oán. Tuyết đau khổ một cách chính đáng vì không thấy bạn giai đâu. 7 - GV nhấn mạnh : Với Tuyết đám ma là cơ hội để phô diễn thân thể, thời trang, trình bày với thiên hạ về sự hư hỏng một cách có lí luận của mình, rằng mình mới chỉ đánh mất nửa chữ trinh. - Cậu Tú Tân sướng điên lên vì điều gì? - Cậu Tú Tân: Đi du học mấy năm không đỗ bằng nào, chỉ đem về được mỗi cái máy ảnh. Cậu đang sướng điên lên vì lâu rồi mới có cơ hội để hiện thực hía vm máy ảnh. Cậu ta chạy lên chạy xuống hào hứng bấm máy tanh tách, thậm chí lúc hạ huyệt còn bắt bẻ điều chỉnh từng người mà dẫm bừa lên mồ mả người ta. - Như vậy em nhận xét gì bộ mặt con cháu nội ngoại gia đình cố Hồng? - Gia đình có tang lại là tang cụ cố Tổ nhưng con cháu nội ngoại không một ai khóc thương, suy nghĩ tưởng nhớ. Trái lại họ đều vui vẻ, hả hê. Họ tổ chức đám tang không phải vì là một nghi lễ thiêng liên vĩnh biệt một con người, dứt đi một phần máu mủ mà vì tiền tài, vì danh vọng, vì một mối tình nhem nhuốc, vì một cuộc buôn bán lén lút xấu xa. Mỗi người trong họ đều có một động cơ riêng, một niềm hạnh phúc riêng tây trong đám tang này nhưng họ đều giống nhau ở chỗ bất hiếu, bất nhân, vô đạo đức, mất hết nhân tâm, nhân phẩm. - GV thuyết giảng: Đúng như cụ cố Tổ khi ốm cũng nói với họ: "Để tao chết. Sống cũng nhục! Cố chạy chữa thì chạy chữa cho cái thanh danh nhà tao mà bọn chúng mày đang bôi nhọ". Và quả thực chúng đã để cụ cố chết nhưng cũng không chạy chữa thanh danh. Họ đang sống một cách nhốn nháo nhưng đang nêu gương cho cả xã hội. -Tuy nhiên cái chết của cố Tổ có phải chỉ mang lại niềm sung sướng cho gia đình cụ? - Cái chết của cụ cố Tổ mang lại niềm hạnh phúc sung sướng cho bao kẻ ngoài gia đình. Vậy họ sung sướng vì điều gì, tại sao lại sung sướng? Đó là nội dung chúng ta sẽ tìm hiểu ở tiết sau… 8 III. Hướng dẫn học bài và chuẩn bị bài (2 phút) - Đọc lại đoạn trích, tìm thêm chi tiết về các nhân vật để thấy rõ hơn con người thực của họ và điều nhà văn muốn phản ánh - Điều gì khiến họ trở nên xấu xa như vậy? Em rút ra được bài học gì qua những nhân vật đó? - Cảm nhân của em về cái xã hội mà Vũ Trọng Phụng phản ánh trong tác phẩm? - Niềm hạnh phúc của tang gia còn lây lan ra những đâu? Tìm chi tiết . 9 . nhau trong tang gia) - Cái chết của cụ cố Tổ là một sự kiện trọng đại tạo dựng đại hỷ cho gia đình cụ. 4 - GV diễn giảng, chuyển: * Hạnh phúc của một đám. “khai sinh” một cách vẻ vang! - Hai yếu tố này mâu thuẫn với nhau như thế nào? b. Mâu thuẫn trào phúng - Hạnh phúc / tang gia + Tang gia là gia đình có

Ngày đăng: 02/07/2013, 01:26

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

w