+ Card giao tiếp: card mạng NIC hay adapter + Môi trường truyền dẫn: cáp, sóng điện từ, sóng vi ba, tia hồng ngoại… + Các giao thức: TCP/IP, NetBeui, IPX/SPX,… + Hệ điều hành mạng: Windo
Trang 1BÀI 1 CÁC KHÁI NIỆM MẠNG MÁY TÍNH
I Khái niệm mạng máy tính.
- Mạng máy tính: Là một hệ thống máy tính kết nối với nhau thông qua các
phương tiện truyền dẫn như như cáp, sóng điện từ, tia hồng ngoại…giúp trao đổi thông tin vàdữ liệu
- Hệ thống mạng thông thường gồm có:
+ Máy tính: Palm, Laptop, PC,
+ Card giao tiếp: card mạng (NIC hay adapter)
+ Môi trường truyền dẫn: cáp, sóng điện từ, sóng vi ba, tia hồng ngoại…
+ Các giao thức: TCP/IP, NetBeui, IPX/SPX,…
+ Hệ điều hành mạng: Windows NT, Windows 2000, Windows 2003, NovellNetware, Unix,…
+ Các tài nguyên: File, thư mục,…
+ Các thiết bị ngoại vi: máy in, Modem,…
+ Các ứng dụng mạng: phần mềm quản lý Net, Quản lý học viên, Chat,…
- Máy Server (máy phục vụ): là máy tính được cài đặt các phần mềm chuyên
dụng làm chức năng cung cấp các dịch vụ, tài nguyên cho các máy tính khác sử dụng Cócác loại máy Server như: File Server (cung cấp các dịch vụ về tập tin và thư mục), printserver (cung cấp các dịch vụ về in ấn), Web server, Mail Server, thông thường đó là máycủa các hãng nổi tiếng như: IBM, COMPAQ, INTEL,… Hệ điều hành máy server thường là :Windows NT server, Windows 2000 Server, Windows 2000 Advanced Server
- Máy trạm (Client): là máy tính sử dụng các dịch vụ mà server cung cấp Cấu
hình máy thấp, các máy để làm việc, Hệ điều hành trên máy trạm thường là: Windows 9x,Windows 2000 Professional, Windows XP
- Peer: là những máy tính vừa đóng vai trò là máy sử dụng vừa là máy cung cấp
các dịch vụ Loại hình cài đặt này thường áp dụng ở các dịch vụ Internet, Game, Công tynhỏ,
- Share (chia sẽ): thường là thư mục hoặc ổ đĩa đưa lên mạng cho những máy trên
mạng sử dụng
- User (người dùng): là người sử dụng máy trạm (còn gọi là Clients) Thông
thường mỗi người dùng mạng thường có một Account (tài khoản), với mỗi tài khoản có trêntruy cập là: User name và Mật mã (password) Mỗi Account có quyền sử dụng một số tàinguyên trên mạng do người quản trị (Admin) quyết định
- Administrator: (tên của ài khoản quản trị) Đây là tài khoản (acount) quản trị,
mật mã của tài khoản này do người quản trị mạng quyết định (cũng là người cài đặt hệthống)
II Các dịch vụ mạng.
Các dịch vụ phổ biến nhất là:
- Dịch vụ tập tin
- Dịch vụ in ấn
Trang 2- Dịch vụ thư mục.
- Dịch vụ ứng dụng
- Dịch vụ cơ sở dữ liệu
- Dịch vụ Web
1 Dịch vụ tập tin (file services)
- Cho phép chia sẻ tập tin, thao tác trên các tập tin chia sẻ: lưu trữ, tìm kiếm, dichuyển,…
- Truyền tập tin: có thể sao chép file từ máy chủ ở VN sang máy chủ trên quốc giakhác thường dùng là dịch vụ FTP
2 Dịch vụ in ấn (print services)
- Nhiều người dùng máy tính in cùng một máy in, máy vẽ máy cắt
3 Dịch vụ thông điệp (Message Services)
- Cho phép gởi nhận các thư điện tử (email): nhanh chóng, nội dung phong phú cóthể kèm hình ảnh, âm thanh…
- Ngoài ra còn cung cấp các ứng dụng khác như: thư thoại (voice mail), voice chat,
…
4 Dịch vụ thư mục (Directory services).
- Dịch vụ này cho phép tích hợp mọi thông tin về các đối tượng trên mạng thànhmột cấu trúc thư mục dùng chung nhờ đó mà quá trình quản lý và chia sẻ tài nguyên trở nênhiệu quả hơn
5 Dịch vụ ứng dụng (Application services)
- Có thể thực thi ứng dụng của server ngay trên máy client
6 Dịch vụ cơ sở dữ liệu (database services)
- Tạo và lưu dữ liệu trên server, thực hiện được các chức năng: Bảo mật cơ sở dữliệu, phục vụ số lượng người dùng lớn, phân phối dữ liệu qua nhiều hệ phục vụ CSDL
7 Dịch vụ web.
- Trao đổi thông tin, hình ảnh, quảng cáo, kinh doanh,…
III.Môi trường truyền dẫn.
1 Khái niệm.
Là phương tiện vật lý cho phép truyền tải tín hiệu giữa các thiết bị Có 2 loại phươngtiện truyền dẫn:
- Hữu tuyến (bounded media)
- Vô tuyến (boundless media)
2 Các đặc tính của phương tiện truyền dẫn.
- Băng thông (Bandwidth): được xác định bằng tổng lượng thông tin có
thể truyền dẫn trên đường truyền tại một thời điểm Băng thông là một sốxác định, bị giới hạn bởi phương tiện truyền dẫn, kỹ thuật truyền dẫn vàthiết bị mạng được sử dụng Băng thông là một trong những thông sốdùng để phân tích độ hiệu quả của đường mạng Đơn vị của băng thông:
• Bps (Bit per second : số bit trong một giây): đây là đơn vị cơ bản củabăng thông
• Kbps (Kilobits per second): 1 Kbps = 103 bps = 1000 bps
• Mbps (Megabit per second): 1 Mbps = 103 Kbps
• Gbps (Gigabit per second): 1 Gbps = 103Mbps
• Tbps (Terabits per scond): 1 Tbps = 103 Gbps
Trang 3trên thiết bị tại một thời điểm.
- Băng tầng cơ sở (Baseband): dành toàn bộ băng thông cho một kênh
truyền, băng tầng mở rộng (Broadband): cho phép nhiều kênh truyền chiasẻ một phương tiện truyền dẫn (chia sẻ băng thông)
- Nhiễu điện từ (Electromagnetic interference – EMI): bao gồm các
nhiễu điện từ bên ngoài làm biến dạng tín hiệu trong một phương tiệntruyền dẫn
- Nhiễu xuyên kênh (crosstalk): hai dây dẫn đặt kề nhau làm nhiễu lẫn
nhau
IV Phân loại mạng.
- Theo phạm vi địa lý (Lan, Man, Wan)
- Theo chức năng (Peer to Peer hay Server clients)
- Theo mô hình kết nối (Topology)
1 Theo phạm vi địa lý.
LAN (Local Area Network)(hay còn gọi là mạng cục bộ): Hệ thống mạng trong
các cơ quan, nhà máy, xí nghiệp có ít hơn 100 máy tính kết nối với nhau, trong phạm vi cácphòng làm việc gần nhau (không quá 200m) Các mạng Lan thường có đặc điểm:
+ Băng thông lớn, có khả năng chạy các ứng dụng trực tuyến như xem phim, hộithảo qua mạng, sao chép dữ liệu vài GB,
+ Phạm vi hẹp
+ Chi phí các thiết bị Lan tương đối rẻ
+ Quản trị đơn giản
MAN (Metropolitan Area Network) (Mạng đô thị): kết nối trong phạm vi thành
phố hay một quốc gia, mạng Man kết nối các mạng Lan với nhau thông qua các phương tiệntruyền dẫn (Cáp quang, cáp đồng, sóng,…Đặc điểm của mạng MAN:
+ Băng thông mức trung bình, đủ phục vụ các ứng dụng truyền thông, thươngmại điện tử, ứng dụng các ngân hàng,…
+ Do kết nối nhiều Lan nên độ phức tạp cũng tăng đồng thời công tác quản trịcũng khó khăn hơn
+ Chi phí thiết bị mạng MAN đắt tiền
File & Print Server
Fax
Trang 4WAN (Wide Area Networ)- mạng diện rộng: kết nối các quốc gia hay giữa các,
một châu lục hay tòan cầu Mạng WAN thường sử dụng ở các công ty đa quốc gia, nhưmạng internet Là tập hợp hay kết nối giữa các mạng LAN, MAN nối lại nhau bằng phươngtiện như: vệ tinh (satellites), sóng viba (microwave), cáp quang, cáp điện thoại Đặc điểmcủa mạng WAN:
+ Băng thông thấp, dễ mất kết nối, thường phù hợp các ứng dụng như web,mail, ftp,…
+ Phạm vi rộng lớn
+ Kết nối nhiều LAN, MAN nên tính phức tạp cao và có tính tòan cầu nên cótổ chức quốc tế quản trị
+ Chi phí cho các thiết bị và các công nghệ mạng WAN rất đắt tiền
- Mạng Internet: là trường hợp đặc biệt của mạng WAN, nó cung cấp các dịchvụ toàn cầu như mail, Web, chat, ftp,
2 Theo chức năng.
a) Mạng ngang hàng(Peer – to – Peer)
Các mạng ngang hàng cung cấp 1 cách dễ dàng để chia sẽ các nguồn tài nguyên,chẳng hạn như các file và máy in, mà không cần 1 server (máy chủ) Các máy tính ngangcấp vừa đóng vai trò là clients (người sử dụng nguồn tài nguyên) vừa đóng vai trò là server(người cung cấp nguồn tài nguyên)
Các yêu cầu duy nhất đối với việc tại một mạng ngang cấp là cài đặt một hệ điềuhành trên các PC hổ trợ tính năng nối mạng ngang cấp và nối kết vật lý giữa các PC
Các hệ điều hành, chẳng hạn như: Windows 9x, Win2000, WinXP, Windows NTWorkstation, có cài sẵn các tính năng nối mạng ngang cấp Các ổ đĩa cục bộ, các Folder, vàcác máy in có thể được dùng chung với những người khác trên mạng ngang cấp
Mỗi nguồn tài nguyên được chia sẽ (chẳng hạn như ổ đĩa hay máy in) có thể sẽ cómột password chia sẻ khác Đây là một trong các yếu điểm của việc nối mạng ngang cấp –mỗi nguồn tài nguyên có thể có một password riêng Nếu nhiều nguồn tài nguyên được chiasẻ qua mạng, bạn sẽ phải nhớ password dành cho mỗi nguồn Sự bảo đảm an toàn này đượcgọi là sự bảo đảm an toàn ở cấp độ chia sẻ (share-level security)
Ưu điểm: do mô hình mạng ngang hàng đơn giản nên dễ cài đặt, tổ chức và quản trị,
chi phí thiết bị cho mô hình này thấp
Khuyết điểm: không cho phép quản lý tập trung nên dữ liệu phân tán, khả năng bảo
mật thấp, rất dễ bị xâm nhập Các tài nguyên không được sắp xếp nên rất khó định vị vàtìm kiếm
b) Các mạng dựa vào SERVER (Server – based network).
Các mạng dựa vào server cung cấp sự điều khiển tập trung hơn đối các nguồn tàinguyên và khả năng mở rộng nếu cần Về cơ bản, một máy tính server là một máy có mụcđích đặc biệt nối kết người sử dụng và “gọi” ra các nguồn tài nguyên cho họ Server giúpcho việc quản lý các nguồn tài nguyên trở nên dẽ dàng hơn bằng cách cung cấp các cấp độtruy cập khác nhau cho những người sử dụng khác nhau trong vùng user của bạn Một uservà password đưa người sử dụng vào mạng và cung cấp cho họ sự truy cập vào bất kỳ nguồntài nguyên nào mà họ được phép truy cập
Một máy server thường sử dụng một máy tính mạnh hơn (về tốc độ xử lý, bộ nhớ, vàdung lượng đĩa) Ngoài phần cứng có khả năng xử lý nhiều yêu cầu của người sử dụng, máytính server chạy phần mềm đặc biệt – một hệ điều hành mạng (NOS) Hệ điều hành (HĐH)
Trang 5Windows Server 2003
Khuyết điểm: Mạng dựa vào server bao gồm các sự cố server, “các cơn bảo truyền
phát” (hàng tấn sự lưu thông truyền phát từ các thiết bị mạng) làm nghẻn mạch, và các sựcố liên quan đến phần cứng, phần mềm Đây là lý do tại sao người quản trị mạng tốt lạiđược đề cao Các SERVER chuyên dụng rất đắt tiền
Ưu điểm: dữ liệu được lưu trữ tập trung nên dể bảo mật, backup và đồng bộ nhau Tài
nguyên và dịch vụ được tập trung nên dễ chia sẻ và quản lývà có thể phục vụ cho nhiềungười dùng
3 Theo loại hình kết nối (Topology)
Các loại kết nối sau:
Topology Star
Topology Bus
Topology Ring
Topology kết hợp
V Ích lợi của hệ thống mạng.
- Chi phí cho hệ thống máy trạm thấp
- Chia sẻ tài nguyên do đó giảm chi phí các thiết bị ngoại vi
- Xử lý thông tin chính xác, cập nhật đồng bộ
- Có thể truy cập ở bất kỳ vị trí nào và có khả năng giao tiếp trực tuyến với nhau
Trang 6BÀI 2 CÁC THIẾT BỊ MẠNG
I Bộ card giao tiếp (NIC hay Adapter).
Card mạng hay còn gọi là card giao tiếp mạng NIC (Netword Interface card) Là thiết
bị nối kết giữa máy tính và cáp mạng
Được lắp đặt vào trong khe PCI hoặc ISA bên trong mỗi máy tính trong mạng cục bộ.Phần giao tiếp với cáp mạng thông thường theo các chuẩn như: AUI, BNC, UTP,…
Chức năng của card mạng :
- Chuẩn bị dữ liệu đưa lên mạng: chuyển dữ liệu từ dạng byte, bit sang tín hiệu điệnđể truyền lên cáp và ngược lại
- Tốc độ truyền dữ liệu: 10/100/1000MBPS
- Chuẩn kỹ thuật mạng Ethernet, Token Ring
- Sở hữu một mã duy nhất, được gọi là địa chỉ MAC (Media Access Control) Địa chỉnày do IEEE – Viện Công nghệ Điện và Điện tử cấp cho nhà sản xuất card mạng Từ đócác nhà sản xuất gán cố định địa chỉ này vào Chip của mỗi card mạng Địa chỉ này gồm 6byte (48 bit), có dạng XXXXXX.XXXXXX, 3 byte đầu là mã số của nhà sản xuất, 3 bytesau là số serial của các card mạng Địa chỉ này được ghi cố định nên còn gọi là địa chỉ vậtlý Ví dụ thường có dạng sau: 000A0C90C4B3F
Phân loại:
+ Card mạng dùng dây cáp:
Đặc tính kỹ thuật:
+ Bandwidth: 10/100/1000Mbps với card loại PCI và card ISA tốc độ truyền tối đa 10Mbps
Card mạng ISA với các đầu nối BNC và UTP – AUI
Trang 7+ Card mạng không dây (Wireless-NIC):
Card COMPEX - WLP54G
54Mbps PCI Adapter , 64 bit / 128 bit WEP, Ad-Hoc & infrastructute architectures
54Mbps USB v2.0 WL Card, 64bit / 128bit WEB ,Ad-Hoc & infrastructute
architectures
108Mbps (Supper G), USB v2.0 WL Card, 64 bit / 128 bit ,WEB , WPA , Ad- Hoc
& infrastructute architectures.
Đặc tính kỹ thuật:
Bandwidth tối đa: - 802.11b: 11Mbps
- 802.11g: 54Mbps
Khoảng cách truyền tối đa:
50m (bên trong toà nhà cách nhau bởi bức tường và trần nhà
500m (nếu không có ngăn cách giữa Access Point và client)
Card mạng hoạt động ở tầng Data Link vì mỗi NIC trên thế giới là riêng biệt,nó sở hữu một mã duy nhất (48bits), được gọi là địa chỉ MAC (Media AccessController) hay địa chỉ phần cứng (hardware Address) Địa chỉ này được dùngđể điều khiển truyền số liệu cho các host trên mạng
Trang 8Một số loại card mạng:
1 Compex RE 100ATX/WOL – 10/100 Mbps PCI Fast Ethernet Adapter with Wake– on- Lan
Card COMPEX-REE00ATX
Network 10/100 Mbps PCI Fast Ethernet Adapter , Wake-On-Lan,
- Support 10/100Mbps network conectivity
Network Adapter 10/100/1000 Mbps RJ45, 32-bit PCI Bus master , Wake-On-Lan
- Support 10/100/1000 Mbps network connectivity
- Wake – on – Lan
- Complies with the IEEE 802.3, IEEE 802.3u and IEEE 802.3ab standards
- Jack RJ45
3 Compex – Wireless Super-G 108Mbps XR Network PCI Adapter
- Compatible with IEEE 802.11b/g (2.4GHZ), speed up to 108 Mbps
- Provide hight-speed wireless connectivity to your desktop
- Support Wi Fi protected Access
- 64/128 Wired Equivalent Privacy (WEP)
4 Card Intel – Chip 82558B
Trang 9I Các loại cáp mạng.
6 Cáp đồng trục (Coaxial).
Có 2 loại là: cáp mảnh (thin coaxial) và cáp đồng trục dày(thick coaxial) Mô tả: Cáp đồng trục bao gồm một sợi dây dẫn ở giữa, bên ngoài bọc một lớp cách
điện, rồi đến một lớp kim loại , tất cả được đặt trong một lớp vỏ cách điện
Đặc tính: Cáp đồng trục có đặc tính ít bị ảnh hưởng của nhiễu và sự suy hao tín hiệu
cho nên nó cung cấp một đường truyền dài
Thinnet (10Base2) - cáp mảnh : có đường kính khỏang 6mm, khả năng truyền dữ
liệu với tốc độ 10Mb/s với khoảng cách 200m (185m), tổng số máy trên đoạn cáp là 30.thuộc nhóm: RG –58, tổng chiều dài mạng là 925m
Thicknet (10Base5) - cáp dày: đường kính khỏang 13mm, tốc độ truyền là 10MB/s,
khoảng cách 500m, số máy trên mạng là 100, tổng chiều dài mạng: 2500m
− Các thiết bị đồng bộ với cáp đồng trục:
• Đầu BNC : Cáp dày và cáp mãnh đều dùng các thành phần nối BNC (Bristish
Naval Conector), được hàn hoặc kẹp vào đầun cable
• Thiết bị T connector để nối cable và card mạng
• Thiết bị Terminator (thiết bị đầu cuối) được nối vào đầu mạng và cuối để hấp
thụ các tín hiệu chạy lạc, nếu có terminator thì Bus sẽ không hoạt động được
Hình dây cáp RG 58 cắt ngang –
Trang 10Đầu nối BNC connect tor
Hình T connector
2 Cáp xoắn đôi (Twisted Pair).
Gồm 2 sợi dây đồng được xoắn cách điện nhằm chống phát xạ nhiễu Nhiều đôidây xoắn gộp với nhau và được bọc chung bởi vỏ cáp hình thành cáp nhiều sợi Cáp này cóđặc tính dễ bị ảnh hưởng của nhiễu điện nên chỉ truyền dữ liệu ở cự ly khoảng 100m(khoảng 328feet) (từ máy đến bộ tập trung) Có 2 loại dùng phổ biến trong mạng Lan là:
loại có vỏ bọc chống nhiễu và không có vỏ bọc chống nhiễu.
Cáp xoắn đôi có vỏ bọc chống nhiễu STP (Shielded Twested – Pair):
- Gồm nhiều cặp xoắn được phủ bên ngoài một lớp vỏ làm bằng dây đồng Lớpvỏ này có tác dụng chống phát xạ nhiễu bên trong Lớp vỏ này được nối đất để thoát nhiễu.Truyền xa hơn cáp xoắn đôi trần
- Tốc độ lý thuyết 500Mbps thực tế khỏang 155Mbps Tốc độ suy yếu dần nếucáp dài, chiều dài cáp nên ngắn hơn 100m
- Đầu nối: STP sử dụng đầu nối DIN (DB-9)
Cáp xoắn đôi không có vỏ bọc chống nhiễu UTP (Unshielded Twisted – Pair).
- Gồm nhiều cặp xoắn như cáp STP nhưng không có vỏ bọc đồng chống nhiễu
- Cáp xoắn đôi trần sử dụng chuẩn 10BaseT hoặc 100BaseT Độ dài tối đa củađọan cáp là 100m Cáp UTP dễ bị bị nhiễu khi đặt gần các thiết bị và cáp khác, thườngdùng cáp UTP đi trong nhà
- Dùng đầu nối RJ45
Có 6 loại cáp UTP:
+ Loại 1: truyền âm thanh, tốc độ < 4Mbps.
+ Loại 2: truyền dữ liệu cáp này gồm 4 dây xoắn đôi, tốc độ đạt 4Mbps.
+ Loại 3: truyền dữ liệu tốc độ 10Mbps Gồm 4 dây xoắn đôi với ba mắt
xoắn trên mỗi foot (1 foot = 0,3048m)
+ Loại 4: truyền dữ liệu, bốn cặp xoắn đôi, tốc độ đạt 16Mbps.
+ Loại 5: truyền dữ liệu, bốn cặp xoắn đôi, tốc độ 100Mbps (còn gọi là
cáp RJ45)
+ Loại 6: loại này chứng nhận UTP truyền dữ liệu 1000Mbps gồm 4 cặp
dây xoắn đôi (loại này được gọi là cáp RJ45)
Trang 11Hình cáp RJ 45 và đầu nối UTP
3 Cáp quang (Optical Coaxial).
Khi các tín hiệu số được điều chế thành các tín hiệu xung ánh sáng thì được truyềntải qua cáp quang Cáp quang truyền tín hiệu bằng ánh sáng đây chính là nguyên nhân làmcho sợi cáp quang truyền dữ liệu lớn, vận tốc cao, không bị suy yếu và không bị nhiễu
Cáp quang bao gồm 1 sợi thuỷ tinh rất mảnh gọi là lỏi (core), bọc bên ngoài một lớpvỏ thuỷ tinh đồng tâm gọi là lớp phủ (Cladding)
Tín hiệu truyền trên sợi cáp quang chỉ một chhiều nên cáp quang có hai sợi quang:một cho hướng phát, một cho hướng thu
Cáp dùng nguồn sáng Laser, diode phát xạ ánh sáng Cáp rất bền và độ suy giảm tínhiệu rất thấp nên đọan cáp có thể dài đến vài km Băng thông cho phép đến 2Gbps
Cáp quang có khuyết điểm là giá thành cao và khó lắp đặt
Đầu nối cáp quang: rất đa dạng, thông thường trên thị trường có các đầu nối như
sau: FT, ST, FC…
Trang 12Lớp ngoài cùng: vỏ nhựa bọc là lớp bảo vệ (Coating)Lớp giữa: Lớp thủy tinh phản xạ ánh sáng (Cladding)Lớp trong cùng: lõi thủy tinh truyền ánh sáng (Core).
Tóm lại khi nào dùng cáp đồng trục, cáp xoắn và cáp quang:
- Mặc dù cả 3 loại đều có khả năng truyền tiếng nói, âm thanh và hình ảnh
- Cáp đồng trục được dùng với mạng Bus, nên chỉ cần một đoạn cáp bị hỏng làảnh hưởng đến toàn mạng
- Với hệ thống mạng Lan nên dùng cáp UTP
- Ta dùng cáp quang khi cần truyền dữ liệu đi xa và muốn dữ liệu được an toàn
II Repeater.
Là thiết bị dùng để khuếch đại tín hiệu trên các đọan cáp dài Khi truyền dữ liệutrên các đọan cáp dài tín hiệu sẽ yếu đi, nếu chúng ta muốn mở rộng kích thước mạng thìchúng ta dùng thiết bị này để khuyếch đại tín hiệu và truyền đi tiếp Nhưng chúng ta chú ýrằng thiết bị này họat động ở lớp vật lý trong mô hình OSI, nó chỉ hiểu tín hiệu điện nênkhông lọc được dữ liệu ở bất kỳ dạng nào, và mỗi lần khuyết đại các tín hiệu yếu sẽ bị sai
do đó nếu cứ tiếp tục dùng nhiều repeater để khuyết đại và mở rộng kích thước mạng thìdữ liệu sẽ ngày càng sai lệch
Dùng được với cáp UTP, Thin Coxial, thick Coxial
III Hub.
Hub là thành phần trung tâm trong cấu hình mạng Star
Làm trung gian để các máy trên mạng truyền dữ liệu với nhau Tốc độ truyền dữliệu 10/100Mbps
Có các loại sau: 8port, 16port, 24 port và 32 port
Các lợi ích do Hub mang lại:
Theo dõi hoạt động và lưu lượng mạng một cách tập trung, nó có thể giúp tadễ dàng phát hiện ra kết nối nào không hoạt động
Hub có nhiều loại cổng nên ta có thể dùng các kiểu kết nối cáp khác nhau
COATING
CLADDING
CORE
Repeater
Trang 13Hub hoạt động ở tầng Physical (lớp 1) vì nó hoạt động với các bit; do đó một khi dữliệu được gởi đến Hub , thì nó lại phát tán dữ liệu ra mọi cổng (ports), điều này sẽ làm tănglưu lượng trên mạng do đó mạng sẽ hoạt động chậm lại
IV Bridge(cầu nối).
Nhiệm vụ: nối hai mạng giống nhau hoặc khác nhau, sử dụng địa chỉ MAC.
Là thiết bị dùng để nối hai mạng Lan, mạng Lan và Wan, cho phép các trạm củamạng này có thể thông tin với các trạm của mạng kia, nối hai mạng sao cho chúng hoạtđộng như một mạng
Bridge hoạt động tại lớp Data Link trong mô hình OSI
Ưu điểm: cho phép mở rộng cùng một mạng logic với nhiều kiểu cáp khác nhau Chia
mạng thành nhiều phân đoạn khác nhau nhằm giảm lưu lượng trên mạng
Khuyết điểm: chậm hơn Repeater vì phải xử lý các gói tin, chưa tìm được đường đi tối
ưu trong trường hợp có nhiều đường đi Việc xử lý gói tin dựa trên phần mềm
V Switch.
Là một thiết bị như bridge nhưng nhiều port hơn cho phép ghép nối nhiều đọan mạngvới nhau, Switch hoạt động ở tầng Data Link vì nó hoạt động với địa chỉ MAC Switch sửdụng địa chỉ MAC để nhận biết đích đến và chuyển dữ liệu đến đích
Tốc độ truyền dữ liệu là 10/100Mbps Nó cũng có các loại sau: 8ports, 16ports, 24
Hub
Lan A
Lan BBridge
Trang 14SWITCH COMPEX 16 port RJ45;2M buffer RAM;4K MAC address;3.2Gb Backplane;Auto
MDIX Rackmountable Kit
GIGABIT SWITCH 8 PORT 1000Mbps Copper Gigabit Desktop Switch, 128K buffer Ram; 4K
MAC address table, w/external power supply Warranty 2 years.
GIGABIT SWITCH 24 ports 10/100/1000Mbps;512K buffer RAM;8K MAC address;Web-based
Management Supports up to 24 port-based VLANS;port trunking;port mirroring;Priority Queuing,Auto
MDI/MDIX
VI Router(Bộ định tuyến).
• Cho phép nối nhiều mạng Lan, là thiết bị thông minh hơn hẳn cầu nối vì nó có thểthực hiện các giải thuật các đường đi tối ưu Nói cách khác, bộ định tuyến tương tựnhư một cầu nối “siêu thông minh” cho các mạng lớn
• Bộ định tuyến cũng được dùng để nối các mạng cách xa nhau về mặt địa lý qua cácbộ điều chế modem mà không thực hiện điều này bằng cầu nối
• Như vậy, cầu nối có chức năng tương ứng với hai lớp thấp (lớp vật lý, lớp liên kết dữliệu) của mô hình OSI, trong khi bộ định tuyến hoạt động ở lớp mạng (Network) củamô hỉnh OSI Bộ định tuyến cho phép nối các kiểu mạng khác nhau thành liênmạng
• Vì hoạt động ở lớp 3 cho phép Router nhận biết các gói dữ liệu thông qua địa chỉ IP
Do đó Router có thể gởi các gói đến đúng địa chỉ của nó
• Cấu hình phức tạp có hiệu điều hành riêng và đắt tiền
VII Wireless Access Point.
Là thiết bị trung tâm kết n ối mạng không dây, được thiết kế theo chuẩnIEEE802.11b, cho phép nối Lan – Lan, dùng cơ chế CSMA/CA để giải quyết tranh chấp
SWITCH COMPEX
SWITCH COMPEX
SWITCH 24 Port COMPEX 10/100/1000
Trang 1554Mbps Wireless Connectivity,1 RJ45 Ethenet WAN port (for cable/ADSL modem) uses PRISM Nitro technology,64 bit or 128 bit WEP ,support 5 operating modes.
VIII Gateways(các cổng nối).
Các cổng nối (Gateways) được sử dụng để nối kết các mạng không có giao thức mạnggiống nhau và vì vậy được chuyển dịch giao thức cần thiết giữa hai mạng khác nhau Chẳnghạn một cổng nối có thể được sử dụng làm nối kết giữa một miniframe IBM AS 400 và mộtLan dựa vào PC
Thiết bị cho phép nối các mạng không giống nhau (về giao thức sử dụng) có thể thôngtin được với nhau Gateway tạo kết nối ở lớp 3 trong mô hình OSI
Một công dụng khá phổ biến của các cổng nối là chúng được sử dụng làm các bộchuyển dịch giữa các tiêu chuẩn e-mail khác nhau Chẳng hạn, một cổng nối được sử dụngđể chuyển dịch giữa các Lotus Note Mail server và một Microsoft Echange Server (mộtmail server)
II Modem: Internal, External.
1 Modem quay số
Modem(giải điều chế) là thiết bị có chức năng chuyển đổi tín hiệu số (digital)thànhtín hiệu tương tự (analog) để truyền lên dây điện thoại và ngược lại Nó dùng kết nối máytính thông qua đường line điện thoại, cổng RJ11 Giúp nối các mạng Lan ở xa nhau thànhmạng Wan
2 Modem ADSL.
Ext Ethernet Modem / Router ,1port USB
1 port RJ 11 for ADSL Line , 1 port RJ 45 10/100Mbps.
Supports high-speed ADSL , ADSL2 (12Mbps) and ADSL2 + (24Mbps)
Wireless COMPEX
Trang 16Bài 3 GIAO THỨC VÀ ĐỊA CHỈ MẠNG
I Giao thức (Protocol):
Việc truyền thông trên mạng có những quy tắc,qui ước truyền thông về nhiều mặt:khuôn dạng cú pháp của dữ liệu, các thủ tục gởi, nhận dữ liệu, kiểm soát hiệu quả chấtlượng truyền thông tin Tập hợp những qui tắc, qui ước truyền thông đó gọi là giao thức củamạng (protocol)
Một tập hợp tiêu chuẩn để trao đổi thông tin giữa hai hệ thống máy tính hoặc haithiết bị máy tính với nhau được gọi là giao thức Các giao thức còn gọi là nghi thức hoặcđịnh ước của máy tính
Các giao thức thường dùng:
1 TCP/IP( Transmission Control Protocol/Internet Protocol) (giao thức điều khiển truyền).
− TCP/IP là giao thức truyền thông qua các loại mạng như Lan, Wan Mặc dùchúng được nối với nhau gồm các máy tính với kiến trúc về phần cứng và hệđiều hành khác nhau
− TCP/IP là giao thức được dùng trên mạng Internet
2 NetBEUI (Network Bios Extended User Interface)
− NetBEUI là giao thức nhanh và hiệu quả được dùng trong các mạng nhỏ (từ 5đến vài chục máy)theo hệ thống mạng ngang hàng Khi dùng giao thức NetBEUI
ta không cần khai báo địa chỉ mạng Nghĩa là các máy liên lạc nhau thông quatên máy
− NetBEUI không có hổ trợ định tuyến
3 IPX/SPX Compatible Transport.
− Là giao thức dùng trong mạng được sử dụngtrên các máy khách - lẫn máy chủchạy hệ điều hành Novell Netware
− IPX/SPX có hổ trợ định tuyến
4 Apple talk.
− Là chồng giao thức độc quyền của Apple Computer, được thiết kế để cho máytính Apple Mancitosh dùng chung tập tin và máy in trong môi trường mạng
5 XNS (Xerox Network System).
− XNS là giao thức dành chomạng cục bộ XNS được sử dụng rộng rãi trong nhữngnăm 80, nhưng dần đã bị TCP/IP thế chổ, XNS là giao thức chậm và lớn nhưngtạo được nhiều cuộc truyền hơn, khiến cho lượng lưu thông trên mạng tăng
II Địa chỉ IP (Internet Protocol Address).
1 Địa chỉ IP là một con số có chiều dài 32 bits được chia thành 4 byte ngăn cách
nhau bởi dấu chấm, mỗi byte có giá trị từ 0 255, nó là một con số để gán cho thiết bịđược gắn vào mạng với giao thức TCP/IP, nhờ địa chỉ IP mà các máy trên mạng dễ dànggiao tiếp với nhau hoặc giao tiếp với các máy khác trên mạng khác
2 Mỗi địa chỉ IP có hai phần:
Trang 17b Host Address (Host ID) (địa chỉ máy).
VD: 192.168.0.1 (địa chỉ mạng là 192.168.0, địa chỉ máy là 1)45.10.1.1 (địa chỉ mạng là 45, địa chỉ máy là 10.1.1)
3 Mỗi máy chạy giao thức TCP/IP phải có một địa chỉ IP duy nhất
Địa chỉ IP được chia thành các lớp sau:
1) Lớp A.
Biểu diễn dưới dạng nhị phân: 0xxxxxxx.xxxxxxxx.xxxxxxxx.xxxxxxxx
- Để nhận diện ra lớp A, bit đầu tiên của byte đầu tiên phải là bit 0
- Byte đầu của địa chỉ lớp A bắt đầu từ : 0 (00000000) và kết thúc 127 (01111111)
Ví dụ: 10.0.0.100; 50.10.10.13
- Network_ID: trừ đi bit đầu tiên làm ID nhận dạng lớp A, còn lại 7 bit để đánh
thứ tự các mạng, ta được 128 (27) mạng ở lớp A Bỏ đi hai trường hợp đặc biệt làđịa chỉ 0 (các Bit đều bằng không) và địa chỉ 127 Kết quả lớp A còn 126 (128-2)địa chỉ mạng
Từ 1.0.0.0 126.0.0.0
- Host_ID: chiếm 24 bit (224 = 16.777.216) Bỏ đi địa chỉ tất cả các bit đều bằng 0và đều bằng 1 (địa chỉ broadcast), như vậy có tất cả : 16.777.214(16.777.216 -2)host cho mỗi mạng lớp A
Vậy địa chỉ IP lớp A có thể đặt là: 1.0.0.1 126.255.255.254
- Lớp A dành riêng cho các địa chỉ của tổ chức lớn trên thế giới
2) Lớp B
- Biểu diễn dưới dạng nhị phân: 10xxxxxx.xxxxxxxx.xxxxxxx.xxxxxxx (x có thểlà 0 hoặc 1).Biểu diễn dưới dạng thập phân: 191.255.255.255
- Để nhận diện ra lớp B, byte đầu tiên luôn bắt đầu bằng hai bit 10
- Byte đầu của địa chỉ lớp B bắt đầu từ : 128(10000000) và kết thúc 191(10111111) Ví dụ: 130.1.1.10; 191.10.10.13
- Network_ID chiếm 16bit bỏ đi 2 bit làm ID nhận diện còn lại 14bit nhị phân (214
= 16.384) mạng khác nhau
Netword Address
Trang 18- Host_ID dài 16bit trừ đi hai trường hợp đặc biệt các bit đều bằng 0 và bằng 1,
như vậy lớp B có (216 -2)= 65534 host trong mỗi mạng
- Vậy địa chỉ lớp B có thể đặt là: 128.0.0.1 191.255.255.254
- Lớp B dành cho các tổ chức hạng trung trên thế giới
3) Lớp C:
- Biểu diễn dưới dạng nhị phân: 110xxxxx.xxxxxxxx.xxxxxxxx.xxxxxxxx
- Để nhận diện ra lớp C, byte đầu tiên luôn bắt đầu bằng ba bit 110
- Byte đầu của địa chỉ lớp B bắt đầu từ : 192(11000000) và kết thúc 223(11011111) Ví dụ: 210.245.31.10; 203.10.10.13
- Network_ID chiếm 24 bit bỏ đi 3 bit làm ID nhận diện còn lại 21 bit nhị phân
(221 = 2.097.152) mạng
- Host_ID dài 8 bit trừ đi hai trường hợp đặc biệt các bit đều bằng 0 và bằng 1,
như vậy lớp C có (28 -2)= 254 host trong mỗi mạng
- Vậy địa chỉ lớp B có thể đặt là: 191.0.0.1 223.255.255.254
- Lớp C sử dụng trong các tổ chức nhỏ Trong các mạng Lan
4) Lớp D,E dành cho multicast và nghiên cứu.
Lớp Byte đầu tiên của địa chỉ IP
Ghi chú: không dùng các địa chỉ sau:
- Địa chỉ tiếp vận mặc định là địa chỉ mà tất cả các bit của byte đầu bằng 0 và tất cảcác bit của 3 byte cuối đều bật lên (255.255.255)
- Địa chỉ mạng 127.x.y.x (x,y,z là các số) không được dùng vì địa chỉ này dành riênglàm một chổ quay vòng Ví dụ khi ta dùng lệnh Ping địa chỉ 127.0.0.1 tại một máynào đó, nếu có hồi đáp thì nó cho ta biết giao thức TCP/IP của máy đó họat động
- Địa chỉ loan tin (Broadcast Address): là địa chỉ dùng để loan báo đến mọi máy trênmột mạng con Là địa chỉ host đều bằng 1 ví dụ: với lớp C địa chỉ loan tin làX.Y.Z.255 Chỉ vì thế trên mạng lớp C chỉ có 254 máy và lớp B là 65.534 máy (bỏđịa chỉ X.Y.255.255 và địa chỉ X.Y.Z.255)
III SUBNET MASK (khung lọc mạng con)
- Để giảm lưu lượng thông tin trên mạng nhà quản trị cần phân chia mạngcủa họ thành nhiều mạng nhỏ gọi là Subnet
- Địa chỉ IP của SUBNET = 32 bit
- Nếu có 1 mạng thì SUBNET MASK mặc định của nó là :
Address
32 Bit
Trang 19a Lớp A: 255.0.0.0
b Lớp B: 255.255.0.0
c Lớp C: 255.255.255.0
- Cách phân chia như sau:
Nếu chia làm 2 mạng con thì ta lấy thêm 1 bit của Subnet mask
Nếu chia làm 4 mạng con thì ta lấy thêm 2 bit của Subnet mask
Nếu chia làm 8 mạng con thì ta lấy thêm 3 bit của Subnet mask
- Viù dụ 1: giả sử có địa chỉ IP của lớp C như sau: 192.168.1.0
Để chia làm 2 mạng con thì Subnet mask sẽ là: 255.255.255.128
Do vậy : địa chỉ của mạng con thứ nhất từ : 192.168.1.0 192.168.1.127
địa chỉ của mạng con thứ hai từ : 192.168.1.128 192.168.1.255
- Ví dụ 2: cũng với địa chỉ IP ở lớp C: 192.168.1.0
Để chia làm 4 mạng con thì Subnet sẽ là: 255.255.255.192
Do vậy: địa chỉ mạng con thứ nhất từ: 192.168.1.0 192.168.1.63 địa chỉ của mạng con thứ nhất từ : 192.168.1.64 192.168.1.127 địa chỉ của mạng con thứ nhất từ : 192.168.1.128 192.168.1.191 địa chỉ của mạng con thứ nhất từ : 192.168.1.192 192.168.1.255
- Ví dụ 3: Cho địa chỉ 170.20.30.199/ 255.255.128.0 hãy cho biết có mấy mạng
nhỏ?
- Ví dụ 4: Cho địa chỉ 10.0.0.1/ 255.240.0.0 Cho biết mạng này có mấy mạng
nhỏ?
Trang 20Bài 4 KỸ THUẬT BẤM CÁP MẠNG
I Bấm thẳng (Straight – through cable).
− Nối : Máy – máy ; Hub – Hub ; Router – Hub ; Switch - Hub,
− Bấm thẳng theo chuẩn 10/100 Base –T dùng 2 cặp dây xoắn nhau và dùng chân1,2,3,6 Cách bấm này 2 đầu cáp giống nhau
ANSI (Viện tiêu chuẩn quốc gia hoa kỳ), TIA (hiệp hội công nghiệp viễn thông), EIA (hiệp hội công nghiệp điện tử) đã đưa ra 2 cách xếp đặt vị trí như sau:
Chuẩn T568 – A (còn gọi là chuẩn A):
1 Trắng xanh lá (White Green)
2 Xanh lá ( Green)
3 Trắng cam (White Orange)
4 Xanh đậm ( Blue)
5 Trắng xanh đậm ( White Blue)
5 Trắng xanh đậm
6 Xanh lá cây
7 Trắng nâu
8 Nâu
(thứ tự tính từ trái sang phải)
II Bấm chéo (Crossover cable).
Là cáp dùng nối trực tiếp giữa hai thiết bị giống nhau như PC – PC, Hub – Hub,Switch – Switch
Thứ tự màu dây cũng theo chuẩn A hoặc B như trên như đầu 2 phải chéo cặp dâyxoắn ( vị trí thứ nhất đổi sang 3, vị trí thứ hai đổi sang thứ sáu
Trang 21Bài 5 CÀI ĐẶT WINDOWS 2000 PROFESSIONAL
Theo hướng dẫn trên lớp.
Trang 22Bài 6 QUẢN LÝ KẾT NỐI MẠNG
I Cài đặt trình điều khiển cho bộ điều hợp mạng.
Để có thể làm việc được trên môi trường mạng, máy tính của bạn phải có ít nhất mộtkết nối mạng Kết nối mạng có nhiệm vụ cung cấp kết nối vật lý và xác định địa chỉ vật lýcủa máy tính Kết nối mạng có thể là một bộ điều hợp mạng (network adapter – NIC) hoặcmột bộ điều hợp quay số (dial-up adapter) Cũng như các thiết bị phần cứng khác, trước khicó thể sử dụng được, bạn phải cài đặt trình điều khiển thiết bị (device driver) cho các kếtnối mạng của mình
Tiến hành cài đặt trình điều khiển cho bộ điều hợp mạng:
i Vào Control Panel, kích hoạt Add/Remove Hardware xuất hiện hộp thoại Add/Remove Hardware wizard Chọn Next để tiếp tục.
ii Trong hộp thoại Choose a Hardware Task, bạn chọn mục Add/Troubleshoot
a device và nhấn Next.
iii Trong hộp thoại Choose a Hardware Device, chọn mục Add a new device và
chọn Next
Trang 23
iv Hộp thoại Fine New Hardware, chọn No, I want to select the hardware from
a list Và Next
v Trong hộp thoại Hardware Type, chọn Network adapters và nhấn Next.
vi Hộp thoại Select Network Adapter cho phép bạn chỉ định nhãn hiệu bộ điều
hợp mạng của bạn
Trang 24
do không có trong danh sách này nên chọn vào Have Disk… lúc này bạn cho đĩa A:
hoặc CD có chứa chương trình điều khiển card mạng vào máy và chọn đường dẫn đếnthư mục thích hợp đúng với card mạng của máy đang dùng
vii Sau khi đã cài đặt xong trình điều khiển, bạn có thể kiểm tra sự hiện diện của
kết nối này trong cửa sổ Network and Dial-up Conection.
Double click vào biểu tượng Local Area Connection để xem.
II Cài đặt và cấu hình các giao thức mạng.
1 Sử dụng giao thức TCP/IP.
Khi cài đặt Windows 2000 Server, giao thức TCP/IP được chọn mặc định Đây là giao thức được sử dụng rộng rãi nhất và được dùng để truy cập mạng Internet
a Chọn Menu Start Settings Control panel Network Dial-up Connection.
b Nhấn phải chuột biểu tượng Local Area Conecction tương ứng và chọn Properties.
c Hộp thoại Internet Protocol (TCP/IP) Properties xuất hiện Bạn chọn mục Use the following IP address
d Nhập vào địa chỉ IP, subnet mask, default gateway (nếu có) vào các ô tương ứng
e Nhấn OK để kết thúc
2 Sử dụng giao thức NWLink IPX/SPX/NetBIOS.
Chức năng chính của NWLink là định tuyến các gói tin trong hệ thống liên mạng Tuynhiên Nwlink không cho phép bạn truy xuất các Netware File Server hoặc Print Server
Nếu muốn truy xuất các Server này, bạn phải cài đặt thêm Client Service for Netware (trên máy Windows 2000 professtional) hoặc Gateway Service for Netware (trên máy
Windows 2000 Server)
Cài đặt giao thức NWLink:
a) Chọn menu Start Settings Control panel Network and Dial-upConections
b) Nhấn phải chuột biểu tượng Local Area Connetion Properties
c) Hộp thoại Local Area Connetion Properties, nhấn Install.
Trang 253 Sử dụng giao thức NetBeui.
Netbeui là dạng viết tắt của NetBIOS Extended User Interface Là một giao thức
để cài đặt, không cần cấu hình và tốn ít chi phí hơn TCP/IP và IPX/SPX Tuy nhiên,NetBEUI có nhược điểm là không thể được định tuyến, cho nên chỉ có thể áp dụng trongcác hệ thống chỉ có một nhánh mạng, không dùng được trong các hệ thống liên mạng Việccài đặt NetBeui tiến hành như cài đặt NWLink
Trang 26Bài 8 QUẢN LÝ TÀI KHOẢN NGƯỜI DÙNG VÀ NHÓM TRÊN
Windows 2000 cung cấp tài khoản người dùng và tài khoản nhóm, tài khoản ngườidùng đại diện cho từng người dùng mạng,
Windows 2000 hổ trợ hai loại người dùng: người dùng cục bộ và người dùng trên vùng(Active Directory)
Trên windows 2000 professtional và Windows 2000 Server tạo và quản lý người dùng
cục bộ thông qua công cụ Local Users and Groups Trên windows 2000 server domain controller thì việc tạo và quản lý tài khoản người dùng thông qua công cụ Active Directory Users and Computers.
2 Phân loại tài khoản người dùng.
Windows 2000 định nghĩa hai loại tài khoản người dùng:
- Tài khoản người dùng cục bộ (local user account): là tài khoản được định nghĩa
trên máy cục bộ và chỉ được phép logon, truy nhập các tài nguyên trên máy tính cục bộ
- Tài khoản người dùng vùng (domain user account): là tài khoản được tạo trên máy
server (Active Directory) và được phép logon vào mạng trên bất kỳ máy trạm nào thuộcvùng Đồng thời với tài khoản này người dùng có thể truy cập đến các tài nguyên trênmạng
3 Các tài khỏan người dùng cài sẵn trên Win2K.
Tài khoản người dùng cài sẵn (Built – in) là những tài khoản người dùng có sẵn sau khi cài Windows 2000 server
Administrator Là tài khoản đặc biệt.Bạn cĩ tồn quyền
Guest Là tài khoản khách,tài khoản này bị hạn chê
rầt nhiều
Local và Domain
ILS_Anonymous_USER Là tài khoản được dùng cho dịch vụ
ILS.ILS hỗ trợ cho các ứng dụng Điện thoại
cĩ các đặ tính như:ID,video conferencing…
Muốn sử dụng dịch vụ này thì phải cài đặt
Domain
IUSR_computer_name Là tài khoản đặc biệt được dùng trong các
truy nhập dấu tên trong dịch vụ IIS Local và DomainIWAM_computer_name Là tài khoản dùng cho IIS khởi động các
tiến trình của các ứng dụng trên máy cĩ IIS Local và DomainKrbtgt Là tài khoản đặc biệt được dùng cho dịch
vụ trung tâm phân phối khố(KeyDistribution Center)
Domain
TsinternetUser Là tài khoản dùng cho Terminal services Domain
4 Các quy định về tài khỏan.
Trang 27tính với taì khoản là thành viên của nhóm Administrators hoặc nhóm Power Users.
- Các quy định về user name tên Windows 2000:
+ Mỗi user name phải từ 1 đến 20 ký tự (trên windows 2000 tên đăng nhập có thểdài 104 ký tự, tuy nhiên khi đăng nhập các máy WinNT 4.0 về trước thì mặc địnhchỉ hiểu 20 ký tự)
+ Mỗi User name là chuỗi duy nhất không được trùng nhau
+ Username không chứa các ký tự đặc biệt: “/\[ ] :; | = , + # * ? < >
+ Có thể chứa: dấu chấm, khỏang trắng, dấu gạch ngang, dấu gạch dưới
Ví dụ: tên người dùng ta đặt : Họ + Tên, nếu trùng thì chèn thêm chữ đệm hoặc năm
sinh (nguyen_oi, kimhien76,…)
5 Tạo tài khỏan người dùng cục bộ.
Nhấp chuột phải vào My computer Manage chọn Local user and groups
click phải chuột vào Users và chọn New user, hộp thoại New user hiển thị với các tùychọn sau:
User name Định nghĩa tên đăng nhập cho tài khoản người dùng
mới Yêu cầu phải nhập
Full Name Họ tên đầy đủ của người dùng (có thể bỏ trống)
Description Thông tin mô tả người dùng (có thể bỏ trống)
Confirm Password Gỏ lại mật khẩu lần nữa
User must change Password at
Account is Disabled Tạm khóa tài khoản
6 Tạm khóa tài khoản người dùng.
- Tạm khóa một tài khoản không cho phép đăng nhập
Trang 28- Khởi động công cụ: Local Users and Groups, double click vào người dùng cần
khóa, hộp thoại properties của tài khoản xuất hiện đánh dấu vào ô Account is disabled
7 Xóa một tài khoản người dùng.
- Khởi động công cụ Local Users and Groups
- Chọn Users click phải tên users muốn xóa chọn Delete chọn Yes.
8 Đổi tên một tài khoản người dùng.
- Khởi động công cụ Local Users and Groups
- Chọn Users click phải tên users chọn Rename gỏ tên mới Enter.
9 Đổi mật khẩu người dùng.
- Khởi động công cụ Local Users and Groups
- Chọn Users click phải tên users chọn Set password gỏ tên mới ok.
10 Quản lý thuộc tính của tài khoản cục bộ.
- Khởi động công cụ Local Users and Groups
- Chọn Users click phải tên users chọn Properties
- Tab General: chứa thông tin và các mục chọn giống hộp thoại tạo tài khoản người
dùng
- Tab Member Of: hiển thị tất cả các nhóm mà người dùng hiện tại là thành viên.
Ơû Tab này ta có thể đưa người dùng vào một nhóm bất kỳ hoặc ngược lại
II QUẢN LÝ GROUP.
Trang 29Tài khoản nhóm (group account) dùng để quản lý chung nhiều người dùng Quyền truycập và đặc quyền mà bạn cấp cho tài khoản người dùng và tài khoản nhóm quyết định hànhđộng nào người dùng có thể thi hành, cũng như tài khoản máy tính và tài nguyên nào họđược phép truy cập.
Tài khoản nhóm (group account) đại diện cho nhiều người dùng giúp quản trị nhiềungười dùng được dễ dàng hơn Chú ý là tài khoản người dùng có thể đăng nhập vào mạngnhưng tài khoản nhóm không được phép đăng nhập mà chỉ dùng để quản lý
2 Tài khoản nhóm cài sẵn.
Tài khoản nhóm cài sẵn (Built – in) là những tài khoản nhóm có sẵn sau khi cài đặt Windows 2000 server
Account Operators Thành viên của nhĩm này cĩ thể tạo tài khoản
nhĩm,tài khoản người dùng nhưng chỉ cĩ thể quản
lí những gì do nĩ tạo ra
Domain
Administrators Nhĩm này thì cĩ tồn quyền trên hệ thống Local và
DomainBackup Operators Thành viên của nhĩm này cĩ quyền Backup và
Restore.Nếu hệ thống sử dụng NTFS,họ phải đượcgán quyền thì mới cĩ thể thực hiện được cơng việc
Local và Domain
DomainPower Users Nhĩm này cĩ ít quyền hơn nhĩm Administrators
nhưng nhiều quyền hơn nhĩm Users.Nhĩm nàycũng cĩ thể tạo ,quản lí tài khoản nhĩm và ngườidùng do họ tạo ra.Ngồi ra cịn cĩ quyền chia sẻ thưmục và máy in mạng
Local
Print Operator Thành viên nhĩm này cĩ quyền quản trị máy in Domain
Replicator Nhĩm này được dùng để hổ trợ tạo bản sao thư
mục,nĩ là 1 đặc tính được dùng trong các server
Local và DomainServer Operators Thành viên nhĩm này cĩ thể quản trị các server
vùng
Domain
DomainCert Publishers Thành viên nhĩm này cĩ thể quản lí các chứng thực
của các cơng ty
Global
DHCP
Administrators
Nhĩm này cĩ quyền quản lí các dịch vụ DHCP Domain
DNSAdmins Nhĩm này cĩ các quyền quản lí các dịch vụ DNS Domain
DNSUpdateProxy Nhĩm này cĩ quyền cho phép các máy trạm dns
được gửi yêu cầu dns thay cho các máy trạm khác DomainDomain Computers Nhĩm này chứa tất cả các máy trạm và máy server
Domain Controllers Nhĩm này chứa tất cả các máy điều khiển vùng của
vùng
GlobalDomain Guests Là nhĩm cĩ quyền truy cập giới hạn trên vùng Global
Trang 30cơng ty liên quan đến hệ thốngGroup Policy Creator
WINS Users Thành viên nhĩm này cĩ quyền xem thơng tin trên
dịch vụ WINS(Windows Internet Name Services)
Domain
3 Các qui định việc tạo nhóm.
- Đăng nhập máy tính là thành viên của nhóm Administrator hoặc Power Users (nhóm Power users chỉ có thể quản lý nhóm và người dùng do mình tạo ra).
- Tên nhóm là tên gợi nhớ mô tả cho dễ quản lý
- Tên nhóm phải tồn tại duy nhất trên một máy
- Tên nhóm có thể dài đến 256 ký tự nhưng không được chứa các ký tự đặc biệt
4 Cách tạo nhóm và thêm người dùng vào nhóm.
- Khởi động công cụ Local Users and Groups
- Click phải vào Groups và chọn New Groups…
- Nhấp vào Add để thêm thành viên (người dùng ) vào Groups
- Xóa Groups thao tác như trên Users Khi xóa Groups thì các người dùng sẽ mấthết quyền được kế thừa từ Groups đó
Trang 31Bài 9 Quản lý truy cập qua mạng
I Chia sẻ thư mục dùng chung (Tạo Share)
II Cấu hình Share Permissions.
III Share ẩn.
IV Truy cập thư mục chia sẻ
V Aùnh xạ thư mục chia sẻ
VI Quản lý thư mục chia sẻ.
1.Xem các thư mục dùng chung
2.Xem các phiên làm việc trên thư mục chia se û.
3.Xem các tập tin đang mở trong thư mục dùng chung.
Thực hành 3, 3.1
Bài 9 QUẢN LÝ TRUY CẬP QUA MẠNG
I Chia sẻ thư mục dùng chung( Tạo Share)
Đăng nhập máy tính với vai trò người quản trị (administrator)hoặc là thành viên của
nhóm Server Operators.
Trong Explorer bạn click phải chuột trên thư mục đó và chọn Properties Tab
Sharing.
Yù nghĩa các mục trong Tab Sharing:
2/ Do not share this folder: không chia sẻ
3/ Share this folder: chia sẻ thư mục 4/ Share name: tên chia sẻ nhìn thấy trên mạng
5/ Comment: cho phép người dùng mô tả thêm thông tin về thư mục này.6/ User Limit: số kết nối tối đa truy xuất vào thư mục
7/ Permissions: thiết lập quyền truy cập
8/ Caching: cho phép thư mục được lưu trữ tạm tài liệu khi làm việc dướichế độ Offline
II Cấu hình Share Permissions.
Share Permissions chỉ có hiệu lực khi người dùng truy cập qua mạng chứ không cóhiệu lực khi người dùng truy cập cục bộ Danh sách các quyền:
a Full Control: cho phép người dùng toàn quyền trên thư mục chia sẻ
b Change: cho phép thay đổi dữ liệu trên tập tin và xóa tập tin trong thư mục chiasẻ
c Read: cho phép người dùng xem và thi hành các tập tin trong thư mục chia sẻ
III.Share ẩn.
Các thư mục share ẩn người dùng sẽ không tìm thấy thông qua Network Places hoặcduyệt các tài nguyên mạng, tăng tính bảo mật tài nguyên
Trang 32Để truy cập các tài nguyên này ta phải dùng lệnh Map.
IV Truy cập thư mục chia sẽ.
Ơû bất kỳ máy nào trên cùng mạng
Double vào biểu tượng My network places trên Desktop Entire Network Microsoft Windows Network Chọn nhóm mạng chọn máy chọn tài nguyên…
V Aùnh xạ (map) thư mục chia sẻ thành ổ đĩa.
Click phải vào My computer và chọn Map Network Drive…
Tại dòng Drive ta chọn ký tự ổ đĩa (tùy ý)
Dòng Folder ta gỏ đường dẫn thư mục share (VD: \\Share\App)
VI Quản lý các thư mục chia sẻ.
1 Xem các thư mục dùng chung.
Mở công cụ Computer Managerment: click phải My computer Manage
Trên hộp thoại Computer Management Double click vào Shared Folders Shares
2 Xem các phiên làm việc trên thư mục chia sẻ.
Ta chọn muc Seccion, cung cấp các thông tin sau:
a Tên tài khoản người dùng đang kết nối vào tài nguyên chia sẻ
b Tên máy tính có người dùng kết nối từ đó
c Hệ điều hành máy trạm đang sử dụng kết nối
d Số tập tin mà người dùng đang mở
e Phải là truy cập của người dùng Guest không
f Thời gian kết nối của người dùng
Trang 333 Xem các tập tin đang mở trong thư mục dùng chung.
Ta chọn mục Open Files Cung cấp các thông tin sau:
a Đường dẫn và tập tin hiện dang được mở
b Tên tài khoản người dùng đang truy cập tập tin đó
c Hệ điều hành mà người truy cập đang dùng
d Trạng thái tập tin có bị khóa hay không
e Trạng thái mở sử dụng tập tin (Read, Write)
Trang 34Bài 10 QUẢN LÝ TRUY CẬP TẬP TIN VÀ THƯ MỤC
I Quyền truy cập NTFS.
Trên hệ thống windows 2000 tập tin được bảo mật khi định dạng hệ thống file là NTFS
1 Các quyền trong NTFS 5.0.
Traverse Folder/Execute File Duyệt các thư mục và thi hành các tập tin
List Folder/Read Data Liệt kê nội dung của thư mục và đọc dữ liệu của các tập
tin trong thư mục
Read Attributes Đọc thuộc tính của các tập tin và thư mục
Create File/Write Data Tạo các tập tin mới và ghi dữ liệu lên các tập tin này.Create Folder/Append Data Tạo thư mục mới và chèn thêm dữ liệu vào các tập tin.Write Attributes Thay đổi thuộc tính của các tập tin và thư mục
Write Extendd Attributes Thay đổi thuộc tính mở rộng của các tập tin và thư mục.Delete Subfolders and Files Xóa thư mục con và các tập tin
Read Permissions Đọc các quyền trên các tập tin và thư mục
Change Permissions Thay đổi quyền trên các tập tin và thư mục
Take Ownership Tước quyền sở hữu của các tập tin và thư mục
2 Quyền truy cập đối với thư mục.
Tên quyền Control Full Modify Execute Read & List Folder Contents Read Write
Trang 353 Quyền truy cập đối với tập tin.
Tên quyền Control Full Modify Execute Read & Read Write
- Gán quyền trên hệ thống Files NTFS.
- Thông qua Windows Explorer hoặc My computer Click phải chuột vào tập tinhay thư mục Properties
- Trên hộp thoại Properties chọn Tab Security
Trang 36- Muốn cấp quyền truy cập cho một người dùng, click vào Add chọn người dùng
hoặc nhóm OK
- Lúc này hộp thoại chính xuất hiện các người dùng và nhóm vừa thêm vào, chọn
tên người dùng từ khung Name chọn quyền trong khung Permissions bằng cách đánh dấu vào phần Allow, ngược lại muốn cấm quyền đó thì đánh dấu vào mục Deny.
- Mục Allow inheritable permissions from parent to propagate to this object:
thư mục hiện tại được thừa hưởng danh sách quyền truy cập từ thư mục cha Nếu danh sáchquyền truy cập thư mục cha thay đổi thì danh sách quyền truy cập của thư mục hiện tại cũngthay đổi theo
- Muốn cấu hình chi tiết quyền cho từng người dùng ta click vào Advanced…
- Trên hộp thoại Access Cotrol Settings, muốn thêm người dùng vào danh sách cấp quyền ta nhấp vào Add, muốn xóa người dùng khỏi danh sách ta nhấp vào Remove Hiệu chỉnh chi tiết quyền truy cập của người dùng ta click vào nút View/Edit
- Nếu chọn Reset permision on all child……thì danh sách quyền truy cập của thư
mục hiện tại sẽ được áp dụng các tập tin và thư mục con
- Muốn giám sát và ghi nhận lại các người dùng truy xuất thư mục hiện tại, trong
hộp thoại Access Control Settings, chọn Tab Auditing, click Add để chọn người dùng cần
giám sát
- Tab Owner liệt kê tên người dùng và nhóm sở hữu thư mục hiện tại.
Trang 37Bài 11 GIỚI THIỆU VÀ CÀI ĐẶT WINDOWS 2000 SERVER
I Tổng quan về họ hệ điều hành windows 2000 server.
Windows 2000 server là một hệ điều hành mạnh Các đặc trưng chính của họ hệ điềuhành này:
− Xây dựng một mạng Lan hoặc Wan hoàn chỉnh
− Quản lý hầu như tất cả các hệ điều hành cho các máy trạm
− Dể dàng xây dựng một hệ thống nhiều miền
− Dể dàng xây dựng một Web server
− Điều khiển được server từ xa (qua line điện thoại từ một máy trạm Win95/97/98,win2k Pro, windows XP, hoặc cho các máy trạm chạy chương trình mà bản thân máy trạmđó không thể cài được
− Chia sẻ kết nối internet cho máy trạm
− Hổ trợ phần cứng tốt hơn, bao gồm khả năng nhận biết các thiết bị Plug-and-playvà cung cấp các wizard làm đơn giản công việc cài đặt phần cứng mới
− Các dịch vụ quản lý tập tin, như hệ thống tập tin phân tán (DFS – Distributed FileSystem), tính năng bảo mật cao cấp nhờ hệ thống tập tin được mã hoá (EFS – EncryptingFile System)hoặc khả năng sử dụng hạn ngạch sử dụng đĩa (disk quota)cho người dùng trêntừng volume
− Hổ trợ việc cài đặt các hệ điều hành từ xa nhờ các dịch vụ như Disk imaging, RIS (Remote Installation Service).
− Khả năng phục hồi hệ thống bằng công cụ Startup and Recovery Option khi khởi
động windows 2000 Server
Họ Windows 2000 Server có ba phiên bản: Windows 2000 Server, Windows 2000Advanced Server và Windows 2000 Datacenter Server Bạn chọn sử dụng phiên bản nào làtuỳ thuộc vào quy mô của hệ thống mạng trong công ty của mình Windows 2000 Serverđược thiết kế cho các công ty vừa và nhỏ Windows 2000 Advanced Server và Windows
2000 Datacenter Server dùng cho các công ty lớn hoặc các nhà cung cấp dịch vụ Internet(ISP)
Đặc điểm của 3 họ Server:
Windows 2000 Server: chứa tất cả các đặc tính chủ yếu của họ Windows 2000 Server Windows 2000 Server có thể dùng làm một file Server, print server, application server, wed server hoặc là một communication server Một vài đặc điểm mà Windows
2000 server hỗ trợ là:
- Active Directory
- Các dịch vụ internet
- Các cơ chế an toàn cao cấp nhờ kỹ thuật Kerboros và kiến trúc hạ tầng khoá côngkhai (PKI – Public Key Infrastructure)
- Windows Terminal Service
- Hổ trợ tối đa 4GB bộ nhớ RAM
- Hổ trợ tối đa bốn bộ xử lý dùng kỹ thuật đa xử lý đối xứng (SMP – SymmetricalMultiprocessing)
Windows 2000 Advanced Server: là phiên bản mạnh hơn được thiết kế để xử lý các
công việc phức tạp Ngoài việc hỗ trợ các đặc tính có trong Windows 2000 Server, bản này
Trang 38- Cân bằng tải (network load balancing).
- Dịch vụ cluster service hỗ trợ khả năng dung lỗi cho các chương trình ứng dụng
- Hổ trợ tối đa 8GB bộ nhớ RAM
- Hổ trợ tối đa tám bộ vi xử lý dùng kỹ thuật SMP
Windows 2000 Datacenter server: là phiên bản mạnh nhất trong họ Windows 2000
Server, được thiết kế để phục vụ cho các hệ thống mạng xí nghiệp cao cấp Bản này có tấtcả các đặc tính của windows 2000 Advanced Server cùng với các khả năng sau:
- Dịch vụ cluster service được mở rộng
- Hổ trợ tối đa 64GB bộ nhớ RAM
- Hổ trợ tối đa ba mươi hai bộ vi xử lý dùng kỹ thuật SMP
II Chuẩn bị cho việc cài đặt Windows 2000 Server.
1 Yêu cầu về phần cứng.
Để có thể cài đặt thành công Windows 2000 Server, hệ thống của bạn phải đáp ứngđược các yêu cầu về phần cứng Bảng sau liệt kê các yêu cầu tối thiểu cũng như đưa ra đềnghị thực tế cho các yêu cầu
Lưu ý: yêu cầu tối thiểu về phần cứng của Windows 2000 Server và Windows 2000Advanced Server là như nhau
Thành phần Yêu cầu tối thiểu Yêu cầu đề nghị
Bộ xử lý Pentium 133Mhz hoặc cao
Không gian đĩa
cứng Oå cứng 2GB còn trống 1GB(cần nhiều hơn nếu cài đặt
từ mạng)
Tuỳ thuộc vào các ứng dụngvà dữ liệu sẽ chứa trên máyServer
Mạng Không cần Card giao tiếp mạng và các
phần cứng khác đáp ứng đượccông nghệ mạng bạn đang sửdụng
Màn hình hiển
thị
Bộ điều hợp video và mànhình hỗ trợ độ phân giảiVGA
Bộ điều hợp video và mànhình hỗ trợ độ phân giải VGA
Có thể xem thông tin phần cứng tại trang web: http://www.microsoft.com/hwtest/hcl
2 Cài đặt mới hoặc nâng cấp.
Có thể nâng cấp Windows 2000 Server từ windows NT Server phiên bản 3.51 hoặc 4.Các hệ điều hành Windows 9x không thể nâng cấp, tuy nhiên có thể cùng tồn tại vớiWindows 2000 Server theo kiểu hệ thống khởi động bằng nhiều hệ điều hành (multibootsystem)
Việc cài nâng cấp có thể giữ lại tất cả các thông tin cấu hình trên máy như màn hìnhDesktop, các tài khoản người dùng –nhóm và các chưong trình ứng dụng
Nên thực hiện cài mới trong các trường hợp sau:
- Trên máy chưa có hệ điều hành (HĐH)
Trang 39Windows 9x, Windows NT Workstation).
- Bạn không muốn giữ lại bất kỳ thông tin cài trên HĐH củ
- Trên HĐH củ dự đoán có nhiễm virus
3 Lựa chọn hệ thống tập tin.
Bạn có thể chọn sử dụng một trong ba loại hệ thống tập tin sau:
- FAT16: là hệ thống được sử dụng phổ biến trên các HĐH DOS, Window 3.x vàwindows 95 có nhược điểm là partition bị giới hạn ở kích thước 2GB và không có tính năngbảo mật
- FAT32: được đưa ra năm 1996 theo bản windows 95 OEM OSR2 có nhiều ưuđiểm hơn FAT16 như: hổ trợ partition lớn đến 32GB, có các tính năng dung lỗi và sử dụngkhông gian đĩa cứng hiệu quả hơn do giảm kích thước cluster Cũng nhược điểm là khôngbảo mật
- NTFS: là hệ thống tập tin sử dụng trên Windows NT, Windows 2000 Windows NTsử dụng NTFS phiên bản 4 còn windows 2000 sử dụng NTFS 5 Có đặc tính sau:chỉ định khảnăng an toàn cho từng tập tin, thư mục; nén dữ liệu, tăng không gian lưu trữ; chỉ định hạnngạch đĩa cho từng người dùng; mã hoá tập tin, nâng cao khả năng bảo mật
III Lựa chọn phương pháp cài đặt.
1 Cài từ đĩa CD.
Chọn tính năng khởi động từ đĩa CD, như vậy bạn chỉ cần đặt đĩa CD vào ổ đĩa và khởiđộng lại máy tính Khi máy tính khởi động lên thì quá trình cài đặt tự động thi hành
2 Cài đặt từ bộ đĩa mềm.
Với cách làm này bạn cần phải có bốn đĩa mềm loại 1.44MB Nếu bạn đang dùng
HĐH Windows 2000, WinNT hoặc Win 9x, bạn sửn dụng lệnh MAKEBT32.EXE để tạo bộ
đĩa mềm khởi động (quá trình tạo 4 đĩa) Còn nếu dùng HĐH 16-bit thì dùng lệnh
MAKEBOOT.EXE để tạo Các lệnh này nằm trong thư mục BOOTDISK trên đĩa CD cài
đặt Windows 2000 Server
3 Cài đặt Windows 2000 Server từ mạng.
Để có thể cài đặt theo kiểu này, bạn phải có một Server phân phối tập tin, chứa bộnguồn cài đặt Windows 2000 server và đã chia sẽ thư mục này Sau đó tiến hành theo cácbước sau:
- Khởi động máy tính định cài đặt
- Kết nối vào máy tính server và truy cập vào thư mục chia sẻ chứa bộ nguồn càiđặt
- Thi hành lệnh WINNT.EXE hoặc WINNT32.EXE tuỳ theo HĐH đang sử dụng
- Thực hiện theo hướng dẫn của chương trình cài đặt
IV Tiến hành quá trình cài đặt Windows 2000 Server.
1 Khởi động chương trình cài đặt.
Trong từng màn hình cài đặt, bạn có thể theo dõi dòng hướng dẫn nằm dưới cùng mànhình để biết các phím lệnh cần thiết
(1) Khởi động máy tính bằng đĩa CD Windows 2000
(2) Chương trình cài đặt bắt đầu nạp các files
(3) Màn hình Welcome to setup xuất hiện nhấn Enter để tiếp tục cài mới, nhấn
R để sửa chữa một bản cài đặt Windows 2000 trước đó, hoặc nhấn F3 để thoát
Trang 40(4) Hộp thoại Windows 2000 License Agreement xuất hiện Nếu bạn chấp nhận thoảthuận về giấy phép sử dụng thì ấn phím F8, ngược lại thì ấn ESC Nếu nhấn ESCthì sẽ thoát khỏi chương trình cài đặt.
(5) Hộp thoại tiếp theo yêu cầu bạn chỉ định partition nào sẽ được dùng để cài đặtWindows 2000 bạn có thể chỉ định một partition đã có sẵn hoặc xoá và tạo mộtpartition mới Lưu ý là partition này nên có dung lượng ít nhất là 1 GB
- Để xoá một partition hiện có, ta đặt vệt sáng tại partition và ấn phím D
- Để tạo một partition ta đặt vệt sáng tại dòng unpartition space và ấn C.
Nếu đã tạo partition rồi thì đưa vệt sáng đến partition C: và nhấn Enter để tiếptục
(6) Tiếp theo, bạn sẽ chọn hệ thống tập tin cho partition mới này là kiểu định dạngFAT hoặc NTFS
(7) Chương trình cài đặt bắt đầu quá trình sao chép tập tin hệ điều hành lên partitionđã chọn
(8) Sau quá trình trên kết thúc hệ thống tự khởi động lại và chuyển sang giai đoạn
cài đặt bằng Setup Wizard.
2 Setup Wizard.
Trong giai đoạn này, tất cả các công việc được thực hiện bằng giao diện đồ hoạ, quátrình diễn ra qua các bước sau:
(1) Công việc đầu tiên Intalling Device mà Setup wizard thực hiện là phát hiện và
cài đặt trình điều khiển cho các thiết bị Quá trình này diễn ra khá lâu và mànhình của bạn sẽ bị giật vài lần
(2) Tiếp theo, hộp thoại Regional Setting xuất hiện, cho phép bạn chọn các thông
tin locale và thiết lập các giá trị cho bàn phím Bạn có thể chấp nhận mặc địnhvà nhấn Next để tiếp tục
(3) Trong hộp thoại Personallize Your Software, bạn nhập vào họ tên của mình và
cơ quan nơi mình làm việc Những thông tin này sau đó cũng được ghi nhận vàocác phần mềm sẽ cài đặt lên máy tính Sau khi nhập thông tin cá nhân xong,
nhấn Next để tiếp tục.
(4) Hộp thoại Product key yêu cầu bạn cung cấp chuỗi 25 ký tự trên nhãn đĩa CD.Nhập xong nhấn Next để tiếp tục
(5) Hộp thoại Licensing Modes, bạn chọn chế độ Per Server hoặc Per Seat.
Chọn Per server licenssing nếu hệ thống chỉ có duy nhất một server Nếu hệ thống có nhiều server thì bạn nên chọn kiểu Per seat licensing.
(6) Hộp thoại Computer Name and Administrator Password yêu cầu bạn cho biết tên máy tính (tối đa 15 ký tự) và mật khẩu cho tài khoản Administrator.
Nhấn Next để tiếp tục
(7) Trong hộp thoại Windows 2000 Components, bạn sẽ lựa chọn các gói phần
mềm sẽ cài đặt cho máy server, bao gồm các chương trình tiện ích và dịch vụmạng đi kèm Bạn có thể chấp nhận các gói mặc định và chọn Next để tiếp tục(các dịch vụ bạn cần sau này vẫn có thể bổ sung được)
(8) Hộp thoại Date and Time Settings yêu cầu bạn chỉ định ngày và giờ của hệ
thống cũng như cho biết múi giờ nơi bạn làm việc
(9) Hộp thoại Networking Setting cho phép bạn cấu hình các thông tin để kết nối mạng, bạn có hai lựa chọn là Typical Settings hoặc Custom setting Typical