kế hoạch chủ nhiệm

6 2.5K 11
kế hoạch chủ nhiệm

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

SỞ GD & ĐT ĐĂK LĂK TRƯỜNG THPT PHAN ĐÌNH PHÙNG Khối 11 ----------o0o--------- KẾ HOẠCH CHỦ NHIỆM KHỐI 11 NĂM HỌC 2007 – 2008 I – Đánh giá công tác năm học 2006 – 2007: Năm học 2006 – 2007 là năm học đầu tiên khối lớp 10 áp dụng chương trình thay sách mới của nhà nước, đây là năm bản lề tạo bước đột phá mới trong lộ trình cải cách giáo dục của hệ thống giáo dục quốc dân Việt Nam. Trong năm học qua khối lớp 10( Nay là khối 11) trường THPT Phan Đình Phùng có tổng số học sinh gần 800 em được biên chế vào 19 lớp, trong đó có 14 lớp công lập, 5 lớp bán công. Được tổ chức học trong 3 ban gồm các ban sau: - Ban KHTN gồm 3 lớp: 10A1, 10A2, 10A3. - Ban KHXH gồm 2 lớp: 10A4 và 10A5. - Ban khoa học cơ bản: Gồm các lớp còn lại. Năm học qua theo thống chất lượng cuối năm toàn khối đã đạt được những kết quả sau đây: + Về công tác chủ nhiệm: Với đội ngũ giáo viên trẻ, năng động và nhiệt tình trong công tác đã hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao, điều đó được thể hiện qua kết quả xếp loại thi đua tổng hợp cuối năm: số lớp xếp vò thứ thi đua cao luôn chiếm tỉ lệ lớn trong toàn trường. Tiêu biểu là các lớp 10A3,10A6, 10A4, 10A1, có 2 giáo viên chủ nhiệm và tập thể lớp được nhà trường khen thưởng đó là giáo viên chủ nhiệm của các lớp: 10A3 và 10A6. + Về văn hoá: Số lượng học sinh được khen thưởng luôn chiếm tỷ lệ cao. Cụ thể học sinh được nhận các danh hiệu là: - Học sinh đạt danh hiệu học sinh giỏi có: 02 em chiếm tỷ lệ: 0,2 %. - Học sinh đạt danh hiệu HSTT có: em chiếm tỷ lệ: % - Học sinh yếu kém có: em chiêm tỷ lệ: % - Số học sinh thi lại là: em. - Số học sinh không được lên lớp sau khi thi lại là: + Trong năm học qua toàn thể giáo viên và học sinh của khối đã tham gia đầy đủ và có chất lượng các hoạt động giáo dục của nhà trường, của các tổ chức đoàn thể trong và ngoài nhà trường . 1 + Mặt tồn tại, hạn chế: - Về văn hoá: Theo số lượng thống cuối năm đã phản ánh chân thực về chất lượng giảng dạy và học tập hiện nay đồng thời khép lại một năm thực hiện nghiêm túc chủ trương chống tiêu cực trong học tập và thi cử do bộ giáo dục và đào tạo phát động. So với học kỳ I thì chất lượng học tập của học kỳ II đã có bước cải thiện đáng kể, tuy nhiên chất lượng ở một số môn còn thấp, điều đó được thể hiện qua điểm tổng kết cả năm học và số học sinh thi lại ở những môn học như: Toán, Vật lý, văn… - Về công tác chủ nhiệm: Sự phối hợp giữa GVCN với các giáo viên bộ môn với gia đình học sinh chưa được đều tay dẫn đến việc tìm hiểu, nắm bắt tình hình học sinh chưa được cụ thể và sát thực . Bên cạnh đó các hoạt động giáo dục khác như: Giáo dục hướng nghiệp, Hoạt động ngoài giờ lên lớp tuy được triển khai đầy đủ nhưng chất lượng chưa cao còn mang nặng tính hình thức. II – Đặc điểm, tình hình năm học 2007 – 2008: Năm học 2007 – 2008, khối 11 với hầu hết là học sinh chuyển từ khối 10 lên, ngoài ra còn có một số học sinh lưu ban từ khối 11 năm trước. Căn cứ vào đặc điểm tình hình thực tế , chúng ta có thể rút ra một số mặt thuận lợi và hạn chế sau: + Thuận lợi: - Về đội ngũ GVCN: Với lực lượng trẻ, nhiệt tình, năng nổ trong công tác, luôn có tinh thần cầu thò, đi sâu tìm hiểu tình hình học sinh là nhân tố cơ bản thúc đẩy chất lượng giáo dục đạt những kết quả cao hơn trong năm học 2007 - 2008. - Luôn được sự quan tâm chỉ đạo của BGH nhà trường, sự phối kết hợp kòp thời và hiệu quả của các đoàn thể trong trường. - Về phía học sinh: Các em học sinh khối 11 đã có một năm cùng học tập và rèn luyện dưới mái trường THPT Phan Đình Phùng, đã quen với môi trường học tập mới, hơn nữa các em vừa trãi qua những kỳ thi học kỳ để được lên lớp nên ý thức học tập của các em đã được nâng cao. + Khó khăn: - Về phía GVCN: Đa phần là các giáo viên trẻ nên kinh nghiệm chưa nhiều, nên chưa linh hoạt trong cách xử lý hoặc đưa ra những phương thức hoạt động thích hợp chưa kòp thơi và hiệu quả, cần có thời gian để cho đội ngũ này học hỏi và trau rồi thêm về kinh nghiệm chuyên môn và nghiệp vụ công tác từ các thầy cô đi trước để dần trưởng thành và đảm trách công việc được tốt hơn trong những năm tới. - Về phía học sinh: * Các em học sinh THPT nói chung và học sinh khối 11 n riêng đang trong độ tuổi hoàn thiện dần về mặt nhân cách và phẩm chất nên về mặt tâm sinh lý của 2 các em hay có sự thay đổi bất thường mà các nhà giáo dục học thường gọi là lứa tuổi “ nổi loạn” về tâm sinh lý, ở lứa tuổi này tâm lý các em thường thể hiện vui buồn bất chợt với những biểu hiện khá phức tạp. Do vậy, để quản lý tốt các em thì GVCN phải nắm bắt được đặc điểm tâm sinh lý lứa tuổi để linh hoạt trong việc giáo dục học sinh. - Ý thức tự học, tu dưỡng đạo đức ở một số em chưa cao, nhất là trong bối cảnh bùng nổ về phương tiện truyền thông, các em có thể dễ dàng tiếp xúc với những luồng thông tin đa dạng trong đó có không ít những luồng thông tin thiếu lành mạnh nếu các em không tỉnh táo và không được ngăn chặn kòp thời thì hậu quả sẽ khôn lường. III – Nội dung công tác chủ nhiệm năm học 2007 – 2008: 1 - Nhiệm vụ năm học: Bám sát nội dung chỉ đạo của Ban giám hiệu nhằm triển khai thực hiện thành công mục tiêu và nhiệm vụ năm học: - Hưởng ứng và thực hiện nghiêm chỉnh cuộc vân động” Bốn không” trong học tập thi cử và bệnh thành tích trong giáo dục do bộ giáo dục và đào tạo phát động. - Triển khai sâu rộng cuộc vận động học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh thông qua các hình thức: Toạ đàm, thi kể chuyện về đạo đức Hồ Chí Minh… - Thực hiện thành công mục tiêu nâng cao chất lượng giáo dục đại trà do Ban giám hiệu nhà trường đề ra. - Phối kết hợp với các tổ chức đoàn thể của nhà trường thực hiện tốt các mặt giáo dục toàn diện học sinh. 2. Nội dung cần triển khai: * Về giáo dục đạo đức - tư tưởng - lối sống: - Giáo dục cho học sinh có lối sống lành mạnh không xa vào các tệ nạn xã hội, thái độ lên án và chống lại những biểu hiện, lối sống không lành mạnh… - Giáo dục tinh thần tập thể, đoàn kết giúp đỡ lẫn nhau trong cuộc sống, trong học tập. Giúp học sinh nhận thức được vai trò và trách nhiệm của mình đối với bản thân, gia đình và xã hội thông qua hoạt động sinh hoạt 15 phút đầu giờ, các buổi sinh hoạt lớp cũng như các hoạt động trong suốt quá trình học tập của các em. - Giáo dục tinh thần yêu nước, tự hào dân tộc, tinh thần gìn giữ và phát huy những giá trò truyền thống tốt đẹp của dân tộc, đònh hướng cho các em tự tìm tòi và tìm hiểu về các phong tục tập quán, những giá trò vật chất và tinh thần tốt đẹp của cha ông thông qua các tài liệu lòch sử, các lễ hội truyền thống, qua báo đài và phát thanh truyền hình… 3 - Giáo dục tinh thần vượt khó vươn lên trong học tập, truyền thống hiếu học và tôn sư trọng đạo thông qua các tấm gương sáng về học tập, những câu truyện về truyền thống hiếu học và tôn sư trọng đạo của dân tộc Việt Nam. - Giáo dục học sinh có lý tưởng sống cao đẹp, đúng đắn, sống có ước mơ và hoài bão đồng thời phải có ý thức nổ lực phấn đấu trong học tập, tu dưỡng đạo đức, để trở thành người công dân có ích cho xã hội. - Giáo dục cho học sinh tư tưởng, lập trường chính trò vững vàng, giúp các em có nhận thức đúng đắn về những vấn đề nhạy cảm về chính trò, sẵn sàng lên án và tố cáo những hành động chống phá của các thế lực thù đòch nhất là trong bối cảnh hiện nay ở vùng Tây Nguyên các thế lực thù đòch đang thực hiện chiến lược diễn biến hoà bình và bạo loạn lật đổ nhằm chống lại Đảng, nhà nước và nhân dân ta. * Về văn hoá: - Phát động phong trào vượt khó vươn lên học tập vì ngày mai lập nghiệp. - Đẩy mạnh phong trào thi đua dạy tốt, học tốt trong giáo viên và học sinh nhằm đạt nhiều thành tích cao chào mừng những ngày lễ lớn có ý nghóa trọng đại của dân tộc. - Phấn đấu cuối năm chất lượng học tập được nâng cao, số lượng học sinh khá giỏi tăng hơn năm học trước và chất lượng học sinh đại trà được nâng lên, hạn chế học sinh thi lại và lưu ban. - Thực hiện đầy đủ các hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp, giaó dục hướng nghiệp theo chủ đề, chủ điểm trọng tâm của từng tháng và nội dung các tiết học trong chủ đề diễn ra nghiêm túc đúng tiến độ chương trình đề ra,với chất lượng ngày một nâng cao. - Phối hợp với các tổ chuyên môn thực hiện tốt công tác ngoại khoá chuyên đề( Tổ Văn: Tổ chức cuộc thi kể chuyện về đạo đức Hồ Chí Minh, Tổ Sử – Đòa - GDCD sẽ có các hoạt động ngoại khoá chào mừng các ngày lễ lớn của dân tộc…) * Các hoạt động khác: - Kết hợp với Ban nề nếp của nhà trường, triển khai và theo dõi chặt chẽ hơn sinh hoạt 15 phút đầu giờ, đa dạng hoá các loại hình sinh hoạt lớp nhằm tạo cho học sinh tinh thần tham gia tự giác, tự tin vào khả năng của bản thân và chủ động tham gia các hoạt động khác của nhà trường cũng như trên đòa bàn khu dân cư … - Ngoài các hoạt động giáo dục trên, các GVCN và học sinh khối 11 năm học 2007-2008 sẽ tham gia đầy đủ, nhiệt tình và có chất lượng trong các hoạt động giáo dục khác của nhà trường như: Hoạt động văn nghệ, TDTT, Công tác đền ơn đáp nghóa, công tác lao động làm sạch đẹp cảnh quan nhà trường, cũng như công tác tu sữa và bảo vệ tài sản của nhà nước: bàn ghế, lớp học… 3 – Biện pháp thực hiện: 4 - Luôn bám sát nội dung chương trình năm học, những nội dung triển khai trong Đại hội CNVC đầu năm, từ đó đề ra những phương hướng hoạt động thích hợp cho từng giai đoạn, từng tháng, từng kỳ một cách linh hoạt. - Nắm bắt kòp thời sự chỉ đạo của Ban giám hiệu, triển khai thực hiện mang lại hiệu quả cao và đúng thời gian quy đònh. - Tăng cường công tác phối kết hợp giữa các lớp trong khối với nhau, giữa GVCN với giáo viên bộ môn, các tổ chuyên môn và các khối lớp nhằm thực hiện thành công các nhiệm vụ năm học. 4 - Kiến nghò: - Đề nghò BCH Đoàn trường, cần có những biện pháp tham mưu với Ban giám hiệu để có thể tổ chức nhiều phong trào thi đua hơn nữa, tổ chức những sân chơilành mạnh bên cạnh những giờ học chính khoá, có thể phối kết hợp với các tổ chuyên môn tổ chức cho các em các hoạt động giáo dục ngoại khoá, đa dạng hoá các hình thức thi văn nghệ, tổ chức các trò chơi dân gian, chiếu phim tài liệu về tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh… Giúp các em được giao lưu học hỏi nhiều hơn, từ đó thêm đoàn kết và gắn bó hơn với tập thể với nhà trường. - Đề nghò BGH tạo điều kiện giúp đỡ nhiều hơn nữa đối với các giáo viên trẻ làm công tác chủ nhiệm được giao lưu, học hỏi thêm về kinh nghiệm làm chủ nhiệm từ các thầy cô đi trước thông qua những Hội nghò về công tác chủ nhiệm . - Ban giám hiệu cần có kế hoạch và hướng dẫn cụ thể trong từng đợt thi đua, cần thông báo trước vào đầu tuần và đầu tháng để GVCN kòp lónh hội và tiếp thu thực hiện công việc được tốt hơn. - Trong hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp: Cần có sự theo dõi kiểm tra thường xuyên, chặt chẽ việc tiến hành thực hiện của các giáo viên chủ nhiệm có diễn ra theo đúng kế hoạch giảng dạy hay không. Cần có cơ chế khen thưởng và động viên kòp thời những lớp thực hiện tốt đồng thời có những biện pháp trừ điểm thi đua đối với những lớp không thực hiện hoặc thực hiện không đến nơi. Trên đây là chương trình năm học 2007 – 2008 của khối chủ nhiệm 11, kính mong được sự bổ sung, góp ý của Ban giám hiệu và quý thầy cô để chương trình hoạt động được đầy đủ và hoàn thiện hơn. Krông Păk, ngày 29 tháng 08 năm 2007 Người lập kế hoạch: Hoàng Huy Duẩn 5 6 . thêm về kinh nghiệm làm chủ nhiệm từ các thầy cô đi trước thông qua những Hội nghò về công tác chủ nhiệm. - Ban giám hiệu cần có kế hoạch và hướng dẫn cụ. đạt được những kết quả sau đây: + Về công tác chủ nhiệm: Với đội ngũ giáo viên trẻ, năng động và nhiệt tình trong công tác đã hoàn thành tốt nhiệm vụ được

Ngày đăng: 02/07/2013, 01:25

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan