Báo cáo thực tập tốt nghiệp Vận hành và bảo dưỡng hệ thống xử lý nước thải nhà máy Bình Hưng Hòa công suấ 30.000m3ngày.đêm gồm các nội dung chính sau Giới thiệu chung, tổng quan về nhà máy, quy trình công nghệ xử lý nước thải, phân tích, đánh giá hiện trạng vận hành xử lý, Kết luận – kiến nghị. Mời các bạn tham khảo
Trang 1KHOA MÔI TRƯỜNG – THỰC PHẨM – HÓA
BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP
Đề tài VẬN HÀNH VÀ BẢO DƯỠNG HỆ THỐNG XỬ LÝ NƯỚC THẢI
NHÀ MÁY BÌNH HƯNG HÒA
BÌNH HƯNG HÒA
Thời gian thực tập : TỪ 11/2016 ĐẾN 01/2017
: KS NGUYỄN HỮU THẾ Giáo viên hướng dẫn : THS NGUYỄN PHÚ TUẤN
Trang 2o Đọc và hiểu rõ các quy định và hướng dẫn trong quy chế thực tập
o Tìm hiểu thực tế, phân tích và đánh giá tình hình thực tế, đối chiếu với kiếnthức đã học ở Trường để hình thành báo cáo thực tập và làm luận văn tốtnghiệp
o Rèn luyện đạo đức, tác phong nghề nghiệp; trang bị thêm kỹ năng giao tiếp vàthu thập, khai thác, đánh giá thông tin
o Làm và nộp “Báo cáo thực tập tốt nghiệp” theo quy định của Khoa
Trang 3Qua thời gian thực tập tại Trung tâm Điều hành Chương trình Chốngngập Nước TP.HCM – nhà máy xử lý nước thải Bình Hưng Hòa, với sự chỉ dẫn tậntình của các anh chị tại nhà máy xử lý em đã có thêm được những kiến thức và kinhnghiệm mà khi ngồi trên ghế nhà trường em chưa có được Để có thể hoàn thành đượcbài cáo thực tập này trước hết em xin chân thành cám ơn đến Ban Giám Đốc tại Trungtâm Điều hành Chương trình Chống ngập Nước TP.HCM – nhà máy xử lý nước thảiBình Hưng Hòa đã đồng ý cho chúng em được thực tập tại nhà máy và Trường ĐạiHọc Nguyễn Tất Thành đã tạo điều kiện cho em được thực tập ở nơi mình thích.
Về phía nhà máy em xin gửi lời cảm ơn sâu sắc đến anh Trần Huỳnh BảoNgọc và anh Nguyễn Hữu Thế, thuộc bộ phận Quản lý nước thải, chuyên viên phụtrách giám sát quản lý kỹ thuật tại Nhà máy xử lý nước thải Bình Hưng Hòa, đã chochúng em được tham quan, đồng thời đã giúp đỡ, hướng dẫn chúng em quy trình kỹthuật, vận hành bão dưỡng hệ thống xử lý nước thải của nhà máy một cách chi tiết, cụthể và nhiệt tình, em xin chân thành cảm ơn!
Về phía nhà trường trường Đại học Nguyễn Tất Thành em xin chân thành cảm
ơn đến Qúy Thầy/Cô khoa Môi Trường – Thực Phẩm – Hóa và đặc biệt em xin gửi lờicảm ơn sâu sắc đến thầy ThS Nguyễn Phú Tuấn đã luôn tận tình giúp đỡ chúng em rấtnhiều trong suốt quá trình thực tập và hoàn thiện bài báo cáo này, em xin chân thànhcảm ơn!
Cuối cùng em kính chúc quý thầy, cô dồi dào sức khỏe và thành công trong sựnghiệp cao quý Đồng kính chúc các cô, chú, anh, chị trong Nhà Máy Xử Lý NướcThải Bình Hưng Hòa và những bạn bè thực tập chung ở Nhà Máy luôn dồi dào sứckhỏe, đạt được nhiều thành công tốt đẹp trong công việc và cuộc sống
Mặc dù bài Bài Báo Cáo Thực Tập Tốt Nghiệp đã hoàn thành với với sự cốgắng, nỗ lực của bản thân và sự giúp đỡ của mọi người nhưng phần còn thiếu kinhnghiệm thực tế và kiến thức còn hạn hẹp nên chắc hẳn bài Bài Báo Cáo này còn nhiềuthiếu sót Em kính mong quý thầy cô và các anh chị tại nhà máy XLNT chỉ bảo và gópý để em có thể củng cố được những thiếu sót và rút kinh nghiệm cho bản thân
Trân trong cảm ơn !
TP.HCM, ngày 15 tháng 01 năm 2017
Sinh viên
Trang 4Họ và tên sinh viên: NGUYỄN TÀI LỘC Lớp: 13DTNMT02
Cơ quan tiếp nhận: Trung Tâm Chống Ngập Nước TP.HCM - Nhà Máy Xử Lý Nước Thải Bình Hưng Hòa.
1 Nhận xét của cơ quan về chất lượng công việc được giao:
Các công việc được giao:
„ Hoàn thành xuất sắc „ Khá „ Yếu
„ Tốt „ Trung bình
Hoàn thành công việc được giao:
„ Hoàn thành đúng „ Thỉnh thoảng đúng „ Không đúng thời gian Tính hữu hiệu của đợt thực tập đối với cơ quan:
„ Có giúp ít nhiều „ Giúp ích ít
„ Không giúp ít gì mấy cho hoạt động của cơ quan 2 Nhận xét của cơ quan về bản thân sinh viên Năng lực chuyên môn sử dụng vào công việc được giao ở mức:
„ Giỏi „ Khá „ Trung bình „ Yếu Tinh thần, thái độ đối với công việc được giao:
„ Tích cực „ Trung bình „ Thiếu tích cực Đảm bảo kỷ luật lao động (giờ giấc lao động, nghỉ làm, …)
„ Tốt „ Trung bình „ Kém Thái độ đối với cán bộ, công nhân viên trong cơ quan:
„ Chan hòa „ Không có gì đáng nói „ Rụt rè 3 Nếu được, xin cho biết một “thành tích nổi bật” của sinh viên (nếu không có, xin bỏ qua) ………
….………
4 Các nhận xét khác (nếu có) ………
………
5 Đánh giá (theo thang điểm 10) a) Điểm chuyên cần, phong cách:………… b) Điểm chuyên môn:………
Vui lòng xin cho biết thêm: - Họ và tên người nhận xét:………
- Chức vụ trong cơ quan:………
Trưởng đơn vị Ngày … Tháng … Năm 20… (ký tên, đóng dấu và ghi rõ họ tên) Người nhận xét
Trang 5Họ và tên sinh viên: NGUYỄN TÀI LỘC
Lớp: 13DTNMT02 Ngành: Quản lý tài nguyên và môi trường Tên đề tài: VẬN HÀNH VÀ BẢO DƯỠNG HỆ THỐNG XỬ LÝ NƯỚC THẢI
Nhận xét về nội dung báo cáo thực tập tốt nghiệp:
Về hình thức:
Về nội dung:
Nhận xét về sinh viên trong thời gian thực tập:
Đánh giá chung và kiến nghị:
Điểm báo cáo:………
TP.HCM, ngày … tháng … năm 20
Giảng viên hướng dẫn
Trang 6Họ và tên sinh viên: NGUYỄN TÀI LỘC
Lớp: 13DTNMT02 Ngành: Quản lý tài nguyên và môi trường Tên đề tài: VẬN HÀNH VÀ BẢO DƯỠNG HỆ THỐNG XỬ LÝ NƯỚC THẢI
Nhận xét về nội dung báo cáo thực tập tốt nghiệp:
Về hình thức:
Về nội dung:
Nhận xét về sinh viên trong thời gian thực tập:
Đánh giá chung và kiến nghị:
Điểm báo cáo:………
TP.HCM, ngày … tháng … năm 20
Giảng viên phản biện
TH.S Nguyễn Thị Thanh Tú
Trang 7- Nên tới nơi hẹn gặpGVHD đúng giờ tránh sự chờđợi chung.
- Ghi chép lại cẩn thận vàđầy đủ các nội dung mà GVHDchỉ dẫn và yêu cầu
- Tham quan nhà máy XLNT
- Gặp người hướng dẫn trực tiếp
- Nghe hướng dẫn và giới thiệu vềnhà máy (xơ lượt về nhà máy, quy trìnhcông nghệ, công suất làm việc của hệthống )
- Hoàn thành chương 2: tổng quan
về nhà máy xử lý nước thải Bình HưngHòa
- Nên tới nhà máy nơi thựctập đúng giờ
- Ghi chép lại cẩn thận vànhững thông về công nghệ, côngsuất hoạt động
- Trong quá trình thực tậpnên giữ trật tự để làm việc đạthiểu quả hơn
- Xác định tên đề tài chuyên đềthực tập
- Viết đề cương chuyên đề thực tập
- Hoàn thành đề cươngchuyên đề đúng theo thờigian đặc ra, không nên ỷ
y lơ là để chậm trễ gâyảnh hưởng đến việc triểnkhai đề cương
05/12/2016
đến
11/12/2016
(1 tuần)
- Viết chương lý thuyết
- Hoàn thành chương 1: tổng quan
về nhà máy (thông tin vị trí, thời gianhoạt động, công suất của nhà máy, lịch sử
hình thành và phát triển )
- Các thông tin tổng quan
về nhà máy phải ghi đúng theothông tin cung cấp của các anhhứng dẫn của nhà máy
- Hoàn thành chươngchương này theo đúng thời gianđặc ra
- Thực hiện điều tra thu thập sốliệu
Đưa ra sơ đồ công nghệ xử lý
- Nêu rõ sơ đồ công nghệ,chụp ảnh những hạng mục công
Trang 8kế, nguyên tắc vận hành của các hạngmục công trình.
- Hoàn thành chương theođúng thời gian đặc ra
26/12/2016
đến
31/12/2016
(1 tuần)
- Dựa trên các kết quả phân tích chỉ
tiêu chất lượng nước của bảng báo cáocủa nhà máy năm 2016
- Theo dõi nhà máy và tham khảo
từ các anh hướng dẫn về các sự cốthường gặp của nhà máy để đưa ra biệnpháp khắc phục
- Hoàn thành chương 4: Phân tích,đánh giá hiện trạng vận hành xử lý
- Các số liệu chỉ tiêu phântích chất lượng nước ghi lại vàtrình bày một cách chính xác dễhiểu, tham khảo cách trình bày
từ các anh hướng dẫn trước khithực hiện
- Hoàn thành chương theođúng thời gian đặc ra
- Hoàn thành chương theođúng thời gian đặc ra
09/01/2017
đến
15/01/2017
(1 tuần)
- Hoàn thiện chuyên đề thực tập và
gửi GVHD đọc, góp ý và hướng dẫnchỉnh sửa
- Xin xác nhận của giáo viên hướngdẫn và cán bộ hướng dẫn tại cơ sở thựctập
- Kết thúc chương trình thực tập
- Phân phối hộp lý thờigian giữa xin xác nhận của nhàmáy và giáo viên hướng dẫn vàcác bộ hướng dẫn của nhà máy
- Hoàn thành phần nàytheo đúng như thời gian đặc ra
- Nộp bài theo đúng thờigian quy định của khoa
- Kết thúc học phần thựctập tốt nghiệp
Trang 9Lời cảm ơn
CHƯƠNG 1 : GIỚI THIỆU CHUNG 1
1.1 ĐẶT VẤN ĐỀ 1
1.2 MỤC ĐÍCH VÀ NỘI DUNG CỦA THỰC TẬP 2
1.2.1 Mục đích của thực tập 2
1.2.2 Nội dung thực tập 2
1.3 Ý NGHĨA THỰC TIỄN CỦA THỰC TẬP 2
1.4 PHƯƠNG PHÁP THỰC TẬP 3
1.4.1 Phương pháp thu thập số liệu 3
1.4.2 Phương pháp thống kê và xử lý số liệu 3
1.5 GIỚI HẠN VÀ PHẠM VI THỰC TẬP 3
1.5.1 Giới hạn thực tập 3
1.5.2 Phạm vi thực tập 3
1.6 KẾ HOẠCH VÀ TIẾN ĐỘ THỰC TẬP 3
CHƯƠNG 2: TỔNG QUAN VỀ NHÀ MÁY 6
2.1 TÊN NHÀ MÁY 6
2.2 VỊ TRÍ ĐỊA LÝ CỦA NHÀ MÁY 7
2.3 LỊCH SỬ HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN CỦA NHÀ MÁY 8
2.3.1 Nhiệm vụ 8
2.3.2 Cơ cấu tổ chức nhân sự tại xí nghiệp xử lý nước thải Bình Hưng Hòa 9
2.4 QUY MÔ CÔNG SUẤT VÀ THỜI GIAN HOẠT ĐỘNG 9
2.4.1 Quy mô nhà máy 9
2.4.2 Công suất hoạt động của nhà máy 11
2.4.3 Thời gian hoạt động 11
CHƯƠNG 3: QUY TRÌNH CÔNG NGHỆ XỬ LÝ NƯỚC THẢI CỦA NHÀ MÁY 12
3.1 SƠ ĐỒ CÔNG NGHỆ VÀ CÁC CÔNG TRÌNH XỬ LÝ 12
3.1.1 Sơ đồ công nghệ xử lý nước thải của nhà máy 12
3.1.2 Thuyết minh sơ đồ công nghệ 12
3.1.3 Vận hành song song 15
3.1.4 Vận hành nối tiếp 16
3.2 CÁC CÔNG TRÌNH XỬ LÝ CHÍNH CỦA NHÀ MÁY 18
3.2.1 Song chắn rác 18
3.2.2 Trạm bơm trục vít 19
3.2.3 Kênh lắng cát 22
3.2.4 Mương loại bỏ cát 24
3.2.5 Hồ sục khí A1, A2 26
3.2.6 Hồ lắng S1, S2 28
3.2.7 Hồ hoàn thiện M11, M12, M13, M21, M22, M23 30
Trang
Trang 103.3.4 Máng đo ventury 35
3.3.5 Máng tràn Cipolletti 36
CHƯƠNG 4: PHÂN TÍCH , ĐÁNH GIÁ HIỆN TRẠNG VẬN HÀNH XỬ LÝ NƯỚC THẢI CỦA NHÀ MÁY 38
4.1 HIỆN TRẠNG VẬN HÀNH XỬ LÝ CỦA CÁC CÔNG TRÌNH 38
4.1.1 Hiện trạng vận hành và bảo trì hệ thống 38
4.1.2 Vận hành và bảo dưỡng trạm bơm 39
4.1.3 Vận hành và bảo dưỡng việc loại bỏ cát, cửa chia dòng và đo dòng 39
4.1.4 Vận hành cửa ra giữa các hồ (các hồ ngăn kết nối các hồ) 40
4.1.5 Mô tả quy trình đo dòng chảy và kiểm soát mực nước 42
4.1.6 Kiểm soát bùn 43
4.2 PHÂN TÍCH ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ XỬ LÝ 46
4.2.1 QCVN 14: 2008/BTNMT quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về nước thải sinh hoạt 47
4.2.2 Các chỉ tiêu phân tích chất lượng nước của nhà máy 47
4.2.3 Kết quả phân tích các chỉ tiêu trong 03 tháng so sánh và đối chiếu với QCVN 14: 2008/BTNMT 48
4.2.3.1 Kết quả phân tích chỉ tiêu TSS của nhà máy 48
a Đối chiếu kết quả đầu ra của TSS so với QCVN 14:2008/BTNMT 49
b Đánh giá hiệu quả xử lý TSS của nhà máy 49
4.2.3.2 Kết quả phân tích chỉ tiêu BOD5 của nhà máy 50
a Đối chiếu kết quả đầu ra của BOD 5 so với QCVN 14:2008/BTNMT 52
b Đánh giá hiệu quả xử lý BOD 5 của nhà máy 52
4.2.3.3 Kết quả phân tích chỉ tiêu COD của nhà máy 52
a Đối chiếu kết quả đầu ra của BOD 5 so với QCVN 14:2008/BTNMT 54
b Đánh giá hiệu quả xử lý BOD 5 của nhà máy 54
4.2.3.3 Kết quả phân tích chỉ tiêu Amoni (N-NH4 ) của nhà máy 54
a Đối chiếu kết quả đầu ra của Amoni (N-NH 4 + ) so với QCVN 14:2008/BTNMT 56
b Đánh giá hiệu quả xử lý Amoni (N-NH 4 + ) của nhà máy 56
4.2.3.4 Kết quả phân tích chỉ tiêu Phosphat (PO43-) của nhà máy 56
a Đối chiếu kết quả đầu ra của Phosphat (PO 4 3- ) so với QCVN 14:2008/ BTNMT 58
b Đánh giá hiệu quả xử lý Phosphat (PO 4 3- ) của nhà máy 58
4.2.3.5 Kết quả đo pH của nhà máy 58
4.2.3.6 Kết quả đo nhiệt độ của nhà máy 59
4.3 SỰ CỐ THƯỜNG GẶP VÀ GIẢI PHÁP KHẮC PHỤC 61
4.3.1 Hồ sục khí 61
a Cách vận hành 61
b Những trục trặc cụ thể trong vận hành, nguyên nhân và cách khắc phục của hồ sục khí 61
4.3.2 Hồ hoàn thiện 62
a Cách vận hành 62
Trang 11b Thiết bị tách cát 66
c Máy nén khí 66
d Bơm trục vít 66
CHƯƠNG 5: KẾT LUẬN - KIẾN NGHỊ 67
5.1 KẾT LUẬN 67
5.2 KIẾN NGHỊ 68
PHỤ LỤC 1P
1 QUY ĐỊNH CHUNG 1P
2 QUY ĐỊNH KỸ THUẬT 1P
3 PHƯƠNG PHÁP XÁC ĐỊNH 3P
4 TỔ CHỨC THỰC HIỆN 4P
TÀI LIỆU THAM KHẢO
Trang 12Bảng 1.1 Tiến trình thực tập 4
Bảng 3.1 Các thông số thiết kế của song chắn rác 19
Bảng 3.2 Thông số của trạm bơm trục vít 20
Bảng 3.3 Thông số thiết kế của bơm trục vít 21
Bảng 3.4 Thông số thiết kế của kênh lắng cát 23
Bảng 3.5 Thông số thiết kế của mương loại cát 25
Bảng 3.6 Thông số kỹ thuật của hồ sục khí 28
Bảng 3.7 Thông số hồ hoàn lắng 29
Bảng 3.8 Thông số hồ hoàn thiện M11, M21 32
Bảng 3.9 Thông số hồ hoàn thiện M12, M22 33
Bảng 3.10 Thông số hồ hoàn thiện M13, M23 33
Bảng 4.1 Một số phương pháp kiểm soát mực nước 43
Bảng 4.2 Quy định của QCVN 14:2008/BTNMT 47
Bảng 4.3 Kết quả phân tích chỉ tiêu TSS (mg/L) 48
Bảng 4.4 Khối lượng trung bình TSS đầu vào, đầu ra và % hiệu quả xử lý TSS trong nước thải khi đi qua hệ thống xử lý nước thải của nhà máy 50
Bảng 4.5 Kết quả phân tích chỉ tiêu BOD5 (mg/L) 51
Bảng 4.6 Trung bình khối lượng đầu vào, khối lượng đầu ra và % hiệu quả xử lý BOD5 của nhà máy 52
Bảng 4.7 Kết quả phân tích chỉ tiêu COD (mg/L) 53
Bảng 4.8 Trung bình khối lượng đầu vào, khối lượng đầu ra và % hiệu quả xử lý COD của nhà máy 54
Bảng 4.9 Kết quả phân tích chỉ tiêu Amoni (N-NH4+) (mg/L) 55
Bảng 4.10 Trung bình khối lượng đầu vào, khối lượng đầu ra và % hiệu quả xử lý Amoni (N-NH4+) của nhà máy 56
Bảng 4.11 Kết quả phân tích chỉ tiêu Amoni Phosphat (PO43-) (mg/L) 57
Bảng 4.12 Trung bình khối lượng đầu vào, khối lượng đầu ra và % hiệu quả xử lý Phosphat (PO43-) của nhà máy 58
Bảng 4.13 kết quả đo pH thu được của nhà máy trong tháng 11 năm 2016 59
Bảng 4.14 Kết quả đo nhiệt độ thu được của nhà máy trong tháng 11 năm 2016 60
Trang
Trang 13Hình 2.1 Cổng chính nhà máy xử lý nước thải Bình Hưng Hòa 6
Hình 2.2 Vị trí địa lý nhà máy xử lý nước thải Bình Hưng Hòa thuộc quận Bình Tân TP.HCM 7
Hình 2.3 Cơ cấu tổ chức nhân sự tại xí nghiệp xử lý nước thải Bình Hưng Hòa 9
Hình 2.4 Tổng mặt bằng nhà máy xử lý nước thải Bình Hưng Hòa 10
Hình 3.1 Sơ đồ công nghệ xử lý nước thải cuả nhà máy 12
Hình 3.2 Sơ đồ công nghệ xử lý nước thải của nhà máy 13
Hình 3.3 Sơ đồ vận hành song song 15
Hình 3.4 Sơ đồ vận hành nối tiếp 17
Hình 3.5 Song chắn rác 18
Hình 3.6 Trạm bơm trục vít 19
Hình 3.7 Hệ thống điều khiển trạm bơm trục vít 21
Hình 3.8 Kênh lắng cát 22
Hình 3.9 Bộ phận vít tải cát 23
Hình 3.10 Mương loại cát 24
Hình 3.11 Máy vít tải cát và thùng chứa cát 25
Hình 3.12 Hồ sục khí A1 26
Hình 3.13 Hồ sục khí A2 26
Hình 3.14 Thiết bị điều khiển máy sục khí 27
Hình 3.15 Hồ lắng S1, S2 28
Hình 3.16 Hồ hoàn thiện M11 30
Hình 3.17 Hồ hoàn thiện M12 30
Hình 3.18 Hồ hoàn thiện M13 31
Hình 3.19 Hồ hoàn thiện M23 31
Hình 3.20 Hệ thống cửa lấy nước vào 34
Hình 3.21 Bộ phận ngăn tách dòng 34
Hình 3.22 Thiết bị cảm biến siêu âm 35
Hình 3.23 Máng đo ventury 36
Hình 3.24 Máng tràn cipolletti 37
Hình 4.1 Máng tràn cipolletti 42
Hình 4.2 Biểu đồ thể hiện sừ thay đổi nồng độ TSS 49
Trang
Trang 14Hình 4.7 Biểu đồ thể hiện sừ thay đổi kết quả đo pH 59 Hình 4.8 Biểu đồ thể hiện kết quả đo nhiệt độ 60
Trang 15BOD ( Bochemical Oxygen Demand): Nhu cầu oxy sinh hóa
COD (Chemical Oxygen Demand): Nhu cầu oxy hóa học
TSS (Total Suspended Solids): Tổng chất rắn lơ lửng
Trang 16 Trong bài báo cáo này nội dung được trình bày chủ yếu trong 4 chương:
Chương 1: Giới thiệu chung: Đề cập khá rõ ràng các khía cạnh về mục đích
thực tập, nội dụng thực tập Bên cạnh đó là phạm vi, giới hạn thực tập và tiến độ thựctập cũng được trình bày Tạo tiền đề cho chương tiếp theo
Chương 2: Tổng quan về nhà máy: Đã giới thiệu một cách khá tổng quát về
đơn vị thực tập, đó là Công ty TNHH một thành viên thoát nước đô thị, đó là nhà máyxử lý nước thải Bình Hưng Hòa, thuộc thành viên của công ty Các khía cạnh về vị tríđịa lý, lịch sử hình thành và phát triển của nhà máy đã được trình bày Đồng thời cácthông tin về quy mô, công suất hoạt động cũng được đề cập đến Việc tìm hiểu cácthông tin cơ bản trên tạo điều kiện thuận lợi hơn trong việc tìm hiểu các quy trình côngnghệ của nhà máy xử lý ở chương 3
Chương 3: Quy trình công nghệ xử lý nước thải: Đã tập trung tìm hiểu các
quy trình công nghê của nhà máy Các thành phần về cấu tao, chức năng của các côngtrình chính đã được đề cập Bên cạnh đó là nguyên lý hoạt động, vận hành cũng đượctrình bày trong chương này Từ đó sẽ hình thành nên cơ sở cho việc tìm hiểu, đánh giávận hành xử lý của các công trình ở chương cuối cùng
Chương 4: Phân tích, đánh giá hiện trạng vận hành xử lý: Hiện trạng vận
hành xử lý của các công trình được tập trung đề cấp đến Bên cạnh đó vấn đề đánh giáhiệu quả xử lý của các công trình khá quan trọng đã được trình bày Thông qua các các
số liệu thực tế và sơ đồ được phân tích kĩ càng Đồng thời các yếu tố rủi ro trong quátrình vận hành và hướng khắc phục đạt hiệu quả nhất đã được nêu ra một cách tươngđối chi tiết và rõ ràng Đó cũng là cơ sở cho việc hoàn thành phần kết luận và kiếnnghị sau này
Chương 5: Kết luận – kiến nghị: Đưa ra kết luận về bài báo cáo và những kiến
nghị để giúp nhà máy hoạt động có hiệu qảu hơn
Trang 18CHƯƠNG 1 GIỚI THIỆU CHUNG
1.1 ĐẶT VẤN ĐỀ
Ngày nay đô thị hoá là quá trình không thể thiếu ở mỗi quốc gia trên thế giới,chúng mang lại cho chúng ta một cuộc sống văn minh và hiện đại Hoà chung quá trìnhphát triển của thế giới, trong 10 năm qua Việt Nam đã đạt được những bước tiến đángkể về phát triển kinh tế - xã hội Từ năm 2005 đến nay, GDP liên tục tăng, bình quân đạttrên 6 %/năm Tốc độ tăng trưởng kinh tế của Việt Nam năm 2015 đạt 6,68%, mức caothứ ba trong các nước Châu Á, sau Trung Quốc và Ấn Độ Cùng với đó, theo thống kêmới nhất của Tổ chức Y tế thế giới đến tháng 1/7/2016 dân số nước ta hiện đứng hàngthứ 8 châu Á, xấp xỉ 92 triệu người Dân số Việt Nam tiếp tục tăng, với mức tăng hơn 1triệu người/năm, tương đương với dân số của một tỉnh trung bình Bên cạnh những lợiích về kinh tế - xã hội, tăng dân số, đô thị hoá quá nhanh đã tạo ra sức ép về nhiều mặt,dẫn đến suy giảm chất lượng môi trường và phát triển không bền vững
Sự phát triển kinh tế, gia tăng dân số cộng với sự lãng phí tài nguyên nói chungvà tài nguyên nước nói riêng trong thói quen sinh hoạt của con người làm cho chất thảicó số lượng ngày một tăng, thành phần phức tạp và tiềm ẩn ngày càng nhiều nguy cơđộc hại với môi trường và sức khoẻ con người Hiện nay, không chỉ ở các thành phốlớn mà ở các khu vực thị trấn, nông thôn số lượng nước sinh hoạt thải ra mỗi ngàycũng đang tăng nhanh Mỗi ngày người dân tại vùng Bình Hưng Hòa (kênh nước Đen)thải trực tiếp vào “kênh nước Đen” một lượng lớn nước thải sinh hoạt và công nghiệp(dệt nhuộm) không được qua xử lý, gây ảnh hưởng rất xấu đến môi trường và sức khỏengười dân sống quanh khu vực, mặt khác cũng làm ảnh hưởng đến cảnh quan xungquanh khu vực dân cư Chính vị vầy mà việc vận hành và bảo dưỡng nhà máy xử lýnước thải Bình Hưng Hòa, để có thể vận hành một cách tốt nhất và hiệu quả nhất làvấn đề cấp thiết hiện nay
Mặt khác nếu được xử lý tốt nước thải sau khi xử lý có thể được sử dụng lại vàomục đích khác, giúp tiết kiệm nguồn tài nguyên nước, hạn chế lãng phí nguồn nướcngọt Đây là nguồn cũng cấp nước bỗ sung vào tự nhiên
Xuất phát từ nhu cầu thực tế trên và được sự đồng ý của ban chủ nhiệm khoaTài Nguyên và Môi Trường trường Đại học Nguyễn Tất Thành, dưới sự hướng dẫn
của thầy ThS Nguyễn Phú Tuấn, em tiến hành thực hiện đề tài “Vận hành và bảo
dưỡng hệ thống xử lý nước thải nhà máy Xử Lý Nước Thải Bình Hưng Hòa”.
Trang 191.2.1 Mục đích của thực tập
- Tình hiểu hệ thống xử lý nước thải tại nhà máy
- Tìm hiểu quy trình vận hành và sơ đồ kĩ thuật của hệ thống xử lý
- Tìm hiểu các công trình chính của nhà máy, chức năng và nhiệm vụ của từngcông trình trong hệ thống
- Xác định thông số kĩ thuật, hiện trạng vận hành của từng đơn vị công trìnhtrong hệ thống
- Phân tích, đánh giá hiệu quả xử lý, các sự cố thường gặp và đề xuất giải phápcải thiện và khắc phục
1.3 Ý NGHĨA THỰC TIỄN CỦA THỰC TẬP
- Giúp cho sinh viên có thể thực hành trước những công việc của nghành họctrước khi ra trường để cho sinh viên làm quen và khỏi phải bị bở ngỗ khi vàomôi trường làm việc thực sự
- Cũng cố lại những kiến thức đã học được ở trường về các chuyên nghành đã học để mở ra cơ hội tìm việc làm tốt hơn cho sinh viên sau khi tốt nghiệp
- Học hỏi được những kinh nghiệm quý giá từ những người có kinh nghiệm nhiều năm trong nghành
- Một phần góp sức giúp đỡ được cho nhà máy một số ý kiến mới có thể có ít chocác hoạt động của nhà máy
Trang 201.4.1 Phương pháp thu thập số liệu
- Tài liệu thu thập thứ cấp: Báo cáo tổng kết hàng năm về tình hình, hiện trạngmôi trường của nhà máy xử lý nước thải Bình Hưng Hòa và các văn bản có liênquan
- Tài liệu thu thập sơ cấp: Khảo sát thực địa thu thập thông tin:
+ Sơ đồ vận hành nhà máy
+ Các công trình chính
+ Thông số kĩ thuật của các công trình chính
1.4.2 Phương pháp thống kê và xử lý số liệu
- Sử dụng các phần mềm như Word, Excel để tổng hợp, phân tích các số liệu đãthu thập được
1.5 GIỚI HẠN VÀ PHẠM VI THỰC TẬP
1.5.1 Giới hạn thực tập
- Thực tập trong thời gian 2,5 tháng: Từ ngày 01/11/2016 đến hết ngày
15/01/2017
- Phải tuân thủ các quy định của nhà máy cơ quan thực tập
- Tuân hủ đúng theo nội quy của nhà trường về chuyến thực tập
Trang 2101/11/2016 Gặp mặt giáo viên
hướng dẫn
- Nghe hướng dẫn đề cươngthực tập và phân công giảngviên thực tập
- Gặp GVHD và nghe phổ biến
kế hoạch thực tập
Trường ĐạiHọc NguyễnTất Thành cơ
sở An PhúĐông, Quận
- Tham quan nhà máy XLNT
- Gặp người hướng dẫn trựctiếp
- Nghe hướng dẫn và giớithiệu về nhà máy (xơ lượt vềnhà máy, quy trình côngnghệ, công suất làm việc của
hệ thống )
- Hoàn thành chương 2: Tổngquan về nhà máy xử lý nướcthải Bình Hưng Hòa
Nhà Máy Xử Lý Nước ThảiBình Hưng Hòa
- SV khảo sát tại cơ sở, pháthiện một vấn đề có ý nghĩacấp thiết liên quan đến mộttrong các lĩnh vực cần giảiquyết
- Xác định tên đề tài chuyên đềthực tập
- Viết đề cương chuyên đề thựctập
- Thực hiện điều tra thu thập sốliệu
- Phân tích và xử lý số liệu
- Hoàn thành chương 3: Quytrình công nghệ xử lý nướcthải
26/12/2016
đến
31/12/2016 Viết chương giảipháp
- Dựa trên các kết quả phântích ở chương thực trạng để
đề suất các giải pháp giảiquyết các vấn đề cho nhà
máy
Trang 22CHƯƠNG 2 TỔNG QUAN VỀ NHÀ MÁY
Trang 23Hình 2.1 Cổng chính nhà máy xử lý nước thải Bình Hưng Hòa.
2.2 VỊ TRÍ ĐỊA LÝ CỦA NHÀ MÁY
- Nhà máy xử lý nước thải được đặt tại xã Bình Hưng Hòa, quận Bình Tân,phía đông bắc Tp.HCM chạy dọc trên địa bàn 2 quận Tân Phú và Bình Tân
- Địa điểm : ấp 3, 4, 5 phường Bình Hưng Hòa A, quận Bình Tân, Tp.HCM
- Các vùng tiếp giáp cụ thể với Nhà Máy Xử Lý Nước Thải Bình Hưng Hòa.+ Phía Đông: giáp với Kênh Nước Đen
+ Phía Tây: giáp với khu tái định cư và dân cư
+ Phía Nam: giáp với khu dân cư
+ Phí Bắc: giáp với nghĩa trang Bình Hưng Hòa
Trang 24Hình 2.2 Vị trí địa lý nhà máy xử lý nước thải Bình Hưng Hòa thuộc quận Bình Tân
TP.HCM
2.3 LỊCH SỬ HÌN THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN CỦA NHÀ MÁY
- Dự án này do hai chính phủ Việt Nam và Vương quốc Bỉ cùng nhau đầu tư xâydựng Thiết kế của trạm được dựa trên đề cương của nhóm nghiên cứu trườngđại học Ghent và Liege ở Bỉ Nhà thầu chính là nhà thầu liên doanh công tyBalteau (Bỉ) và Tổng công ty thủy lợi 4 (Việt Nam) Giám sát thi công là Trungtâm tư vấn và chuyển giao công nghệ (CTC) – Trường Đại học thủy lợi (ViệtNam)
- Trạm xử lý nước thải bắt đầu vận hành vào tháng 12/2005, do Ban QLDA 415quản lý Vào tháng 6/2006 Khu Quản lý Giao Thông Đô Thị Số 1 cùng vớiCông ty thoát nước đô thị chịu trách nhiệm quản lý, vận hành và bảo dưỡngtrạm cho đến nay trạm vẫn đang trong tình trang hoạt động tốt
Trang 252.3.1 Nhiệm vụ
- Xí nghiệp xử lý nước thải Bình Hưng Hòa là nhà máy xử lý nước thải sử dụngcông nghệ hồ sinh học cho kênh đen của Tp.HCM Được xây dựng trong khuônkhổ dự án “ Cải thiện vệ sinh và nâng cấp đô thị lưu vực kênh nước Đen”
- Cải thiện chất lượng nước của kênh Đen theo quy chuẩn Việt Nam 2008/BTNMT quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về nước thải sinh hoạt
QCVN14 Cũng cố năng lực liên quan đến công tác xử lý nước thải và tiến hành nghiêncứu với các trường đại học trong nước
- Giữ một khoảng không gian xanh như đã đề xuất trong quy hoạch tổng thể củathành phố
2.3.2 Cơ cấu tổ chức nhân sự tại xí nghiệp xử lý nước thải Bình Hưng Hòa
Trang 26T CH C CÔNG NGH - NGHI M (2 KS b c 4/8)
T O D NG (1
KS b c 4/8)
T V N NH (1 KS b c 4/8)
CB.ATLĐ KCX (1 KS
CN THU T
(1 CN b c 3/7)
CN CÔNG NGH (2 CN
B C 3,5/7)
T O V (24
CN b c 2,5/5)
CB.CÔNG NGH (1 KS
CN b c 6/
12,4 CN
b c 4/7)
BD.ĐI N (1 CD B C 6/12 ,2 CN
b c 4/7)
Hình 2.3 Cơ cấu tổ chức nhân sự tại xí nghiệp xử lý nước thải Bình Hưng Hòa.
2.4 QUY MÔ, CÔNG SUẤT, THỜI GIAN HOẠT ĐỘNG
2.4.1.Quy mô nhà máy
- Tổng kinh phí đầu tư của nhà máy: 131,8 tỉ VNĐ (8,090 triệu USD)
- Tổng diện tích nhà máy: 35,4 ha
- Diện tích các hồ: 22,63 ha
- Diện tích thảm thực vật: 5,34 ha
- Tổng mặt bằng và bố trí mặt bằng nhà máy xử lý nước thải Bình Hưng Hòa được thể hiện ở hình 2.4
Trang 27Hình 2.4 Tổng mặt bằng nhà máy xử lý nước thải Bình Hưng Hòa
1 Đập dâng – Cửa lấy nước: Thu nước thải và dẫn vào trạm bơm
2 Trạm bơm: Bơm nước thải đến bể lắng cát
3 Bể lắng cát: Lắng cát từ dòng nước thải đầu vào
4 Xưởng sửa chữa: Nơi bảo quản và sửa chữa các thiết bị trong nhà máy
Trang 288 Hồ hòan thiện: Giai đoạn lắng cuối cùng, diệt vi khuẩn và vi sinh vật nhờ ánh sángmặt trời.
9 Sân phơi bùn: Phơi bùn (bùn được hút từ các hồ lắng)
2.4.2 Công suất hoạt động
- Công suất thiết kế: 30.000m³/ngày.đêm
- Công suất hoạt động: 28.000m³/ngày.đêm
- Công suất mở rộng: 46 000m³/ngày.đêm (dự tính đến năm 2020)
- Sản lượng bùn: 560 tấn/năm
2.4.3 Thời gian hoạt động
- Nhà máy xử lý nước thải Bình Hưng Hòa được khởi công vào tháng 08/2004đến 30/03/2006 thì nhà máy đi vào vận hành thử và được bắt đầu vận hànhchính thức vào tháng 12/2005, do Ban QLDA 415 quản lý
- Vào tháng 6/2006 thì do Khu Quản lý Giao Thông Đô Thị Số 1 cùng với Công
ty thoát nước đô thị chịu trách nhiệm quản lý, vận hành và bảo dưỡng nhà máy
- Từ khi đi vào vận hành chính thức cho đến nay (15/01/2017) thì nhà máy xử lýnước thải Bình Hưng Hòa đã hoạt động được 12 năm
- Nhà máy được dự định sẽ mở rộng công suất xử lý nước thải thành46.000m³/ngày.đêm vào năm 2020
CHƯƠNG 3
Trang 29MÁY
3.1 SƠ ĐỒ CÔNG NGHỆ VÀ CÁC CÔNG TRÌNH XỬ LÝ NƯỚC THẢI TẠI NHÀ MÁY
3.1.1 Sơ đồ công nghệ xử lý nước thải tại nhà máy
- Sơ đồ công nghệ xử lý nước thải nhà máy xử lý nước thải Bình Hưng Hòa đượcthể hiện trong hình 3.1
Hình 3.1 Sơ đồ công nghệ xử lý nước thải tại nhà máy.
3.1.2 Thuyết minh sơ đồ công nghệ
Nước thải từ hệ thống cống ngoài đường Kênh nước Đen được dẫn vào nhà máyqua song chắc rác thô sẽ được bơm vào hệ thống, nước thải chảy qua song chắn ráctinh trước khi đi vào hai kênh lắng cát Tại kênh lắng cát sẽ có hệ thống cầu công tácthường xuyên hút cát lên và 2 thiết bị vít tải cát có chức năng loại bỏ cát ra khỏi nước
Trang 30việc phân chia lưu lượng, quyết định phương thức vận hành nối tiếp hoặc song songphụ thuộc vào chất lượng nước và hiệu quả quy trình xử lý Đối với vận hành songsong, cửa chia nước sẽ phân phối vào hai hồ sục khí Đối với vận hành nối tiếp thì tấtcả lưu lượng đầu vào được phân phối vào hồ sục khí thứ nhất (A1) sau đó chảy qua hồsục khí thứ hai (A2) Sự phân chia lưu lượng sẽ được phân chia sau hồ sục khí thứ hai.
- Sơ đồ công nghệ xử lý nước thải của nhà máy được thể hiện ở hình 3.2
Hình 3.2 Sơ đồ công nghệ xử lý nước thải của nhà máy.
Nhà máy xử lý nước thải gồm 10 hồ, được phân thành hai dòng (còn gọi là đơnnguyên xử lý) Mỗi đơn nguyên có 1 hồ sục khí (A), 1 hồ lắng bùn (S), 3 hồ hoàn thiệnxử lý (M)
Nước thải từ kênh nước Đen
Song chắn rác
Trạm bơmKênh lắng cát
Hồ sục khí(A1, A2)Hồ lắng (S1, S2)Hồ hoàn thiện 1 (M11, M21)Hồ hoàn thiện (M12, M22)Hồ hoàn thiện 3 (M13, M23)
Rác
Máng chuyểncát
Sân phơi bùn
Bùn,các hợpchất hữu cơ khóphân hủy
Trang 31ở 3 hồ hoàn thiện.
Cả hai dòng được đặt sát nhau và các kết cấu kết nối Trong một đơn nguyên xửlý, nước chảy tuần tự từ hồ này sang hồ khác bằng trọng lực (tự chảy)
Nước được đưa và hố bơm, lúc này nước chảy qua lưới lọc rác nhằm giữ lại cácvật có kích thước lớn như xác thực vật, gỗ, giấy….Tránh tắc nghẽn đường ống, gâycản trở các quá tình xử lý sau Ở lưới lọc rác, rác được lấy bằng phương pháp thủcông, cũng như trong quá trình rửa lọc bằng nước bơm từ các hồ xử lý Một hệ thốngbơm trục vít được lắp đặt để chuyển nước lên sau đó đưa nước vào hệ thống xử lýbằng 3 bơm tục vít với lưu lượng 1 bơm khoảng 175 l/s
Nước tiếp tục chảy vào bể lắng cát Đây là nơi loại bỏ các hạt cát bùn hoặcnhững hạt có trọng lượng nặng hơn nước Nước đi vào bể lắng cát với lưu lượng rấtchậm, 0,3m/s và thời gian lưu 45 giây, tạo điều kiện cho những hạt rắn kịp lắng xuốngđáy Đáy mương có cấu tạo hình chóp Trong mương lắng luôn đặt hai trục bơm nénkhí ở 2 dòng lắng nhằm hút hết lượng cát, bùn ở dưới đáy bằng cách chuyển động tịnhtiến qua lại ở đáy bể lắng
Lượng nước và cát đã hút sẽ được chuyển qua bể lắng cát bằng một bơm nén khí.Bể lắng cát có kết cấu dài và thường dốc ở cuối Ngoài ra ở cuối dốc có đặt hai bơmkhí nén gắn với hai trục xoắn để loại bỏ cát có trong nước thải Phần nước còn lại tiếptục chảy qua hồ xử lý Cát, bùn được bơm lên và đổ ra sân phơi bùn
Nước từ mương lắng đến cửa chia dòng Tùy thuộc vào tính chất và lưu lượngnước thải mà vận hành song song hay nối tiếp để đưa vào hồ xử lý Các hồ xử lý và hồsục khí tại trạm hiện đang sử dụng thiết bị sục khí cơ học bằng cách khuấy, mỗi hồ có
2 đơn nguyên mỗi đơn nguyên 8 máy sục khí Nhưng hiện nay trạm chỉ hoạt độngtrung bình 8 máy, với nồng độ DO duy trì 2 - 4mg/L nhằm cung cấp đầy đủ lượng oxyhòa tan vào nước thải để nuôi sống vi sinh vật hiếu khí
Sau đó nước tiếp tục chảy qua các hồ lắng (S1,S2) và ổn định để bùn lắngxuống Vì chất hữu cơ trong nước quá nhiều nên hồ lắng có hiện tượng nổi bọt khí doquá trình phân hủy yếm khí của chất hữu cơ ở dưới đáy hồ và 1 phần rác được nổi trênmặt nước Phần rác sẽ do công nhân vớt vào xe chở rác bằng phương pháp thủ công vàđược phơi khô giúp giảm thể tích, khối lượng rồi vận chuyển tới bãi đổ
Máng tràn sẽ đưa dòng nước qua các chuỗi hồ hoàn thiện 1, 2, 3 Nước lưu ở đâykhoảng 5, 6 ngày để tiêu hủy VSV gây bệnh nhờ vào ánh sáng mặt trời và thời gianlưu nước kéo dài trước khi thải ra nguồn tiếp nhận.Nhưng vì nước được lưu trong thờigian dài nên có sự phát triển của tảo Do đó, tại các hồ hoàn thiện thường nuôi cánhằm giảm lượng tảo trong hồ
Trang 32Một phần được cho vào hồ A1 phần kia cho vào hồ A2 Hồ sục khí A1 nối với hồ lắngS1 đến 3 hồ hoàn thiện M11, M12, M13 Tương tự các thành phần hồ trong đơn nguyên 2cũng được sắp xếp theo trình tự như vậy Hai đơn nguyên xử lý nước song song nhauvà không có sự kết nối với nhau Mỗi dãy có 1 dòng riêng được kiểm soát tại cửa chiadòng Công suất mỗi dòng khoảng 263 L/s hay 945 m3/h.
- Sơ đồ vận hành song song được thể hiện trong hình 3.3
Hình 3.3 Sơ đồ vận hành song song
3.1.4 Vận hành nối tiếp
Nước thải từ kênhSong chắn rácTrạm bơm
Mương lắng cát BMương lắng cát A
Chia dòng
Hồ hoàn thiện M11
Hồ sục khí S2Hồ sục khí S1
Hồ hoàn thiện M23
Hồ hoàn thiện M21Hồ hoàn thiện M22Hồ hoàn thiện M13
Hồ hoàn thiện M12
Hồ sục khí A1 Hồ sục khí A2
Hạ nguồn kênh Đen
Trang 33A2 Hồ sục khí A1 được làm đầy trước rồi nước chảy vào hồ sục khí A2 Tùy vào lưulượng và tính toán về quản lý, sau khi qua hồ A2, 1 hay 2 dòng có thể được sử dụng.Sau đó lưu lượng sẽ được chia ra cho hồ S1 và hồ S2.
Khi các đơn nguyên hoạt động theo kiểu nối tiếp cửa chia nước sẽ được cài ở vịtrí 100/0 Nghĩa là kênh 2 bên trái bị đóng Nước chỉ có thể đi vào bên phải kênh 1
Hồ A1 nhận toàn bộ lưu lượng và chuyển tiếp vào hồ A2 Từ hồ A2 nước lạiđược chia thành hai dòng riêng biệt Việc nối tiếp hồ A2 đồng thời với hồ S1và hồ S2tạo ra sự tách dòng Sự phân chia dòng giữa hai dãy được điều hòa bởi các ván phaytrong các kết nối hồ S1 và hồ S2 Từ hồ lắng bùn tách làm hai dòng nên dòng chảychảy song song ở các hồ trong phần còn lại của quy trình xử lý Dòng chảy của hai dãyđược điều khiển ở các kết nối giữa hồ A1 và hồ S1, giữa hồ A2 và hồ S2
- Sơ đồ vận hành nối tiếp của nhà máy được thể hiện trong hình 3.4
Trang 34
Hình 3.4 Sơ đồ vận hành nối tiếp
3.2 CÁC CÔNG TRÌNH XỬ LÝ SƠ BỘ TRONG HỆ THỐNG XỬ LÝ NƯỚC THẢI CỦA NHÀ MÁY
Nước thải từ kênh
Hồ hoàn thiện M11
Hồ sục khí S2
Mương lắng cát BMương lắng cát A
Hồ sục khí S1
Hạ nguồn kênh Đen
Hồ hoàn thiện M23
Chia dòng
Hồ hoàn thiện M21Hồ hoàn thiện M22Hồ hoàn thiện M13
Hồ hoàn thiện M12
Trạm bơmSong chắn rác
Hồ sục khí A1
Hồ sục khí A2
Trang 35- Song chắn rác được thể hiện trong hình 3.5.
Hình 3.5 Song chắn rác
Nhiệm vụ
Nhiệm vụ chủ yếu của song chắn rác là loại bỏ các loại rác thải và tạp vật thô cókích thướt lớn như: lon, vỏ đồ hộp, bao bì, các cành nhánh cây trôi nổi, ra khỏi nướcthải trước khi đi vào hệ thống trạm bơm và và hệ thống xử lý của nhà máy, giúp choviệc bảo vệ và nâng cao hiệu quả của các công trình xử lý tiếp theo trong hệ thống
Cấu tạo của song chắn rác
Song chắn rác có cấu tạo là các thanh chắn kim loại không gỉ, xếp song songnhau trên một khung thép không gỉ, giữa các thanh chắn sẽ cách nhau một khoảng nhấtđịnh sao cho các tạp vật có kích thước lớn không thể đi theo dòng chảy vào kênh dẫn,
hệ thống ống, giếng thu nước và trạm bơm
Quá trình thu gom và vận chuyển rác đến bãi đổ là công việc được công nhânvận hành thực hiện hằng ngày Thông thường quy trình này sẽ được tiến hành theocách thủ công và gồm 3 bước: cào rác khỏi song, thu gom chúng để phơi khô và đưachúng đến nơi xử lý Các thông số thiết kế của song chắn rác được thể hiện trong bảng3.1
Trang 36Chiều dài song chắn 4 m
Phải đảm bảo lưới luôn trong tình trạng hoạt động tốt, sửa chữa các hư hỏng rỉsét ngay khi phát hiện, phải làm sạch các rác thải hằng ngày để giữ nước luôn thôngthoáng
3.2.2 Trạm bơm trục vít
- Trạm bơm trục vít được thể hiện trong hình 3.6
Hình 3.6 Trạm bơm trục vít
Trang 37- Vận chuyển nước thải từ Kênh Nước Đen vào trong hệ thống xử lý Trạm bơmđược nối với cấu trúc lấy nước trong Kênh Nước Đen bằng một hệ thống bơmtrục vít Nó sẽ hoạt động 24/24h trong ngày, lúc này lưu lượng nước ổn định đểđáp ứng cho quá trình xử lý.
Cấu tạo của trạm bơm
- Bơm trục vít được đặt trong máng nghiêng Các máng nghiêng được phủ lớp bêtông định hình để đảm bảo khớp với các trục xoắn
- Tại trạm bơm có 3 bơm trục vít: 2 cái hoạt động và 1 dự phòng, bơm dự phòngmỗi tuần được vận hành 1 lần
- Tổng diện tích của trạm bơm là khoảng 60m2 Diện tích của mỗi mương là 1m.Đường kính ống là 1m
Bảng 3.2 Các thông số của trạm bơm trục vít
Nguồn: Sổ tay vận hành nhà máy xử lý Bình Hưng Hòa
Thông số thiết kế trạm bơm trục vít
- Thông số thiết kế của trạm bơm trục vít được thể hiện cụ thể trong bảng 3.3
Trang 38Cao trình của đáy giếng thu -0.4 m
Cao trình của đáy kênh Đen ở điểm lấy nước -0.60 m
Cao trình của mực nước tối thiểu của giếng (điểm cho nước) +0.296 mCao trình của mực nước tối thiểu của giếng (điểm cho nước) +0.653 mCao trình mực nước giả định ở giếng (điểm cho nước giả định) + 4.20 m
Cao trình tối đa của điểm cho nước trong máng nghiêng (điểm bơm tối đa) 0.175m3/s
Nguồn: Sổ tay vận hanh nhà máy xử lý nước thải Bình Hưng Hòa
Nguyên tắc hoạt động
- Có ba bơm trục vít kiểu Archimes bơm nước từ giếng thu vào trong kênh dẫnnước, rồi từ đó nước chảy vào các hổ xử lý Trạm bơm được lấy nước trongKênh Nước Đen bằng một hệ thống cống bêtông ngầm dưới đường lộ theoKênh Nước Đen
- Hệ thống điều khiển trạm bơm được thể hiện trong hình 3.7
Hình 3.7 Hệ thống điều khiển trạm bơm trục vít 3.2.3 Kênh lắng cát
- Kênh lắng cát được thể hiện trong hình 3.8
Trang 39Hình 3.8 Kênh lắng cát.
Nhiệm vụ
- Loại bỏ hạt vô cơ (cát, bùn) ra khỏi dòng nước thải để bảo vệ các thiết bị cơhọc, ngăn sự lắng đọng trong các ao hồ và bảo vệ thiết bị các công đoạn sau
Cấu tạo kênh lắng cát
- Gồm 2 kênh lắng được xây bằng bê tông và song song nhau Sự kết hợp giữa vận tốc nước trong kênh có lưu tốc nhỏ (v = 0.3m/s) với thời gian lưu ngắn 45 giây giúp quá trình lắng nhanh hơn và đạt hiệu suất cao Đáy kênh lắng có cấu tạo hình máng, cát lắng xuống sẽ được dồn về phía trước của máng sau đó đượcbộ phận tách cát hút ra ngoài
Trang 40Hình 3.9 Bộ phận vít tải cát.
Các thông số thiết kế của kênh lắng cát
- Thông số thiết kế của kênh lắng cát được thể hiện cụ thể trong bảng 3.4
Bảng 3.4 Thông số thiết kế của kênh lắng cát.