1. Trang chủ
  2. » Giáo án - Bài giảng

Địa lý Lớp 4 - Người dân ở đồng bằng Nam bộ

7 12,5K 146
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 7
Dung lượng 91,5 KB

Nội dung

- Tranh ảnh về các dân tộc sinh sống ở đồng bằng Nam Bộ.. - Tranh ảnh về nhà ở, trang phục, lễ hội của người dân ở đồng bằng Nam Bộ.. 3/ Bài mới:Thời 1 phút 15- 17 phút a/ Giới thiệu bài

Trang 1

DANH SÁCH HỌC VIÊN TRONG TỔ

2/ Đỗ Hoàng Hải Anh 0628297

3/ Lê Thị Ngọc Ánh 0629300

4/ Lương Thị Hồng Châu 0628305

5/ Trần Thị Kim Cúc 0628314

6/ Huỳnh Thị Ngọc Dung 0628317

Trang 2

GIÁO ÁN Môn: Địa lý

Lớp: 4 Bài: Người dân ở đồng bằng Nam Bộ I-/ Mục tiêu: Học xong bài này, HS có khả năng:

a- Kiến thức:

- HS trình bày những đặc điểm về dân tộc, nhà ở, làng xóm, trang phục, lễ hội của người dân ở đồng bằng Nam Bộ

- Sự thích ứng với con người với thiên nhiên ở đồng bằng Nam Bộ

b- Kĩ năng:

- Dựa vào tranh, ảnh tìm ra kiến thức

c- Thái độ:

- Tôn trọng giữ gìn và phát huy những truyền thống văn hoá của Việt Nam nói chung

II-/ ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:

* Giáo viên:

- Bản đồ địa lý Việt Nam

- Tranh ảnh về các dân tộc sinh sống ở đồng bằng Nam Bộ

- Tranh ảnh về nhà ở, trang phục, lễ hội của người dân ở đồng bằng Nam Bộ

- 02 bảng sơ đồ có ghi các đặc điểm nổi bậc ở đồng bằng Nam Bộ

- 20 thẻ từ có ghi sẵn nội dung cho trò trơi

* Học sinh:

- Sưu tầm tranh, ảnh về phong tục, lễ hội nổi tiếng ở đồng bằng Nam Bộ

III-/CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU:

1/Khởi động: (1 phút ) Giới thiệu

2/Kiểm tra bài cũ: ( 2- 3 phút ) Đồng bằng Nam Bộ.

HS 1: Xác định vị trí đồng bằng Nam Bộ trên bản đồ địa lí Việt Nam và cho biết đồng bằng Nam Bộ do sông nào bồi đắp nên?

(HS lên xác định vị trí và nêu: Đồng bằng Nam Bộ nằm ở phía nam của nước ta Do phù sa sông Mê Công và sông Đồng Nai bồi đắp nên).

HS 2: Trình bày những đặc điểm cơ bản về điều kiện tự nhiên của đồng bằng Nam Bộ?

(Đồng bằng Nam Bộ có mạng lưới sông ngòi, kênh rạch chằng chịt Ngoài đất phù sa màu mỡ, đồng bằng còn nhiều đất phèn, đất mặn cần cải tạo)

* Giáo viên nhận xét phần kiểm tra bài cũ

Trang 3

3/ Bài mới:

Thời

1 phút

15- 17

phút

a/ Giới thiệu bài: Các em đã tìm hiểu về đặc

điểm tự nhiên của đồng bằng Nam Bộ, vậy những

đặc điểm đó có ảnh hưởng gì đến đời sống của

người dân nơi đây Hôm nay thầy và các em cùng

tìm hiểu qua bài: “Người dân ở đồng bằng Nam

Bộ”

+ GV ghi bài lên bảng

b/ Nội dung:

Hoạt động 1: Nhà ở của người dân.

Các em mở SGK/ 119, chúng ta tìm hiểu nội

dung thứ nhất

GV ghi bảng:

1/ Nhà ở của người dân.

GV: Các em hãy dựa vào nội dung SGK, kết hợp

với những hiểu biết của mình, hãy cho thầy biết:

Người dân sống ở đồng bằng Nam Bộ gồm những

dân tộc nào?

HS nêu, GV kết hợp ghi bảng:

Dân tộc: Kinh, Khơ-me, Chăm, Hoa.

Đưa tranh các dân tộc sống ở đồng bằng Nam Bộ

cho HS xem

- Trong các dân tộc thì dân tộc Kinh là chủ yếu

- Dân tộc Khơ-me: Sinh sống tập trung chủ yếu ở

các tỉnh Cần Thơ, Trà Vinh, Sóc Trăng

- Dân tộc Chăm: Sống chủ yếu ở các tỉnh Tây

Ninh, Đồng Tháp, An Giang

- Dân tộc Hoa: Sống tập trung ở thành phố HCM

và 2 tỉnh Vĩnh Long, Tiền Giang

GV: Nam Bộ là vùng đất màu mỡ, rộng lớn, có

nhiều dân tộc cùng sinh sống Tuy tiếng nói, phong

tục khác nhau nhưng họ rất đoàn kết cùng nhau

khai khẩn đất đai, làm nhà, dựng làng, lập ấp

Vậy nhà cửa của họ phân bố ở đâu? Thầy mời

các em xem tranh

GV treo tranh hình 1/ SGK và giới thiệu: Đây là

tranh 1 cụm dân cư ở đồng bằng Nam Bộ

Hỏi: Các em quan sát tranh và cho thầy biết nhà

ở của người dân thường tập trung ở đâu? Vì sao?

HS trả lời, GV ghi bảng:

Nhà ở: Dọc theo các sông ngòi, kênh rạch.

GV chốt ý: Đồng bằng Nam Bộ có mạng lưới

sông ngòi, kênh rạch chằng chịt; vì vậy họ thường

làm nhà dọc theo các sông để thuận tiện cho việc đi

lại và sinh hoạt

+ HS lắng nghe.

+ HS nhắc lại đề bài

+ HS mở SGK/ 119

+ Kinh, Khơ-me, Chăm, Hoa

+ HS xem tranh

+ HS lắng nghe

+ HS xem tranh

+ Nhà ở dọc theo các sông ngòi, kênh rạch để thuận tiện cho việc đi lại, sinh hoạt

Trang 4

Hỏi: Phương tiện đi lại chủ yếu của người dân

nơi đây là gì?

GV ghi bảng:

Phương tiện: xuồng, ghe.

Cho HS xem tranh chiếc xuồng của người Nam

Bộ

GV chốt ý: Xuồng, ghe là phương tiện chủ yếu

của người dân Nam Bộ

Chuyển ý: Ngoài đặc điểm làm nhà dọc theo các

sông, nhà ở của người dân còn có đặc điểm gì?

Các em cùng quan sát tranh cảnh làng quê của

người Tây Nam Bộ ( treo tranh)

Hỏi: Các em có nhận xét gì về nhà ở của người

dân? Vì sao họ lại làm nhà như thế?

Chốt ý: Sỡ dĩ họ làm nhà đơn sơ là vì nơi đấy có

nhiều vùng trũng, thường hay ngập nước, khí hậu

nắng nóng quanh năm, ít có bão lớn; phương tiện

giao thông đường sá không thuận lợi, đời sống của

người dân còn nhiều khó khăn Nhà ở của người

dân thường có vách và mái làm bằng lá dừa nước;

bởi vì lá cây dừa nước rất dai và không thấm nước

Chính vì nhà cửa như vậy nên khi gặp những cơn

gió to nhà dễ bị tốc mái Điển hình qua cơn bão số

9 vừa qua đã làm thiệt hại hàng chục nghìn ngôi

nhà bị tốc mái hoặc sập hoàn toàn nhiều gia đình

phải chịu cảnh không còn nhà cửa Nặng nhất là 2

tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu và Bến Tre

Chuyển ý: Nhà cửa của người dân ở miền Tây

Nam Bộ trước kia là như thế nhưng hôm nay đã đổi

khác Khác như thế nào? Các em hãy xem tranh

GV treo tranh ngôi nhà mới

Yêu cầu HS xem 2 tranh và hỏi: Qua 2 bức tranh,

em hãy so sánh nhà hôm nay có gì khác so với

trước kia?

Chốt ý: Những năm gần đây Đảng và Nhà nước

ta đã đưa ra chương trình cho người dân Nam Bộ là

“sống chung với lũ” Nhà nước đã khuyến khích và

động viên người dân xây nhà cao hơn, chắc chắn

hơn Nhà hôm nay được xây bằng gạch, xi măng;

mái lợp tôn, ngói hoặc đổ mái bằng

GV: Diện mạo làng quê ở Nam Bộ đang có sự

thay đổi Theo em sự thay đổi đó cho thấy ngày

nay đời sống của người dân như thế nào?

Chốt ý: Ngày nay đời sống mọi mặt của người

dân đang từng bước được nâng cao; hiện nay người

dân đã có điện thắp sáng, có ti vi để xem, có nước

sạch để dùng…

+ Xuồng, ghe

+ HS xem tranh

+ HS quan sát tranh

+ Nhà ở đơn sơ, do vùng đất trũng, thường hay ngập nước…

+ HS lắng nghe

+ HS xem tranh

+Cho thấy đời sống của người dân đang được nâng cao

+ HS lắng nghe

Trang 5

12 - 14

phút

Chuyển ý: Tuy đời sống vật chất phát triển,

nhưng những nét văn hoá truyền thống của mỗi dân

tộc luôn được người dân tôn trọng, giữ gìn và phát

huy Thầy cùng các em sẽ tìm hiểu rõ điều đó qua

phần 2

Hoạt động 2: Trang phục và lễ hội.

GV kiểm tra tranh ảnh của HS đã sưu tầm được

GV treo tranh và trang phục của người Kinh và

yêu cầu học sinh quan xác tranh của minh kết hợp

với tranh trên bảng

Hỏi: Trang phục phổ biến của người dân Nam Bộ

là gì?

GV ghi bảng:

Trang phục: Quần áo bà ba và khăn rằn.

Chốt ý: Mỗi dân tộc đều có trang phục riêng;

nhưng trang phục phổ biến là áo bà ba và chiếc

khăn rằn

Yêu cầu HS dựa vào SGK thảo luận nội dung

sau:

+ Kể tên các lể hội của đồng bằng Nam Bộ mà

em biết?

+ Lễ hội của người dân nhằm mục đích gì?

Các em cùng nhau thảo luận theo nhóm đôi trong

thời gian 1 phút

GV mời đại diện nhóm trả lời từng nội dung và

yêu cầu nhóm khác nhận xét, bổ xung

Hỏi: Ngoài những lễ hội mà các bạn vừa nêu, các

em còn sưu tầm được tranh về những lễ hội nào ở

đồng bằng Nam Bộ?

Chốt ý: Nam Bộ có rất nhiều lễ hội như lễ hội

Ka- tê của người Chăm, lễ hội Đôn-ta của người

Khơ-me lễ hội chùa bà Thiên Hậu của người

Hoa… Nhưng lễ hội nổi tiếng đặc sắc nhất là lễ

hội Bà Chúa Xứ, lễ hội cúng Trăng, lễ tế thần cá

Ông…

GV kết hợp ghi giảng:

Lễ hội: Bà Chúa Xứ, lễ cúng Trăng, lễ tế thần

cá Ông.

GV giới thiệu: Hằng năm cứ đúng vào ngày 16-6

âm lịch, tại các đình, miếu của nhiều xã thuộc các

huyện Bình Đại, Ba Tri của tỉnh Bến Tre lại tổ

chức lễ hội tế thần cá Ông là lễ hội phổ biến của

các ngư dân ở các làng chài ven biển khắp cả nước

trong ngày lễ hội tất cả các tàu thuyền đánh cá tập

trung về neo đậu cúng lễ, vui chơi và ăn uống

GV đưa tranh lễ hội Bà Chúa Xứ ở Châu Đốc

(An Giang), được tổ chức vào ngày 23-27/4 âm

lịch Hàng vạn người về đây dự lễ tắm tượng Bà,

dâng hương để cầu phúc lành

+ HS để tranh lên bàn

+ HS thực hiện

+ Quần áo bà ba và khăn rằn

+ HS lắng nghe

+ 01 HS đọc lại nội dung thảo luận

+ HS thảo luận

+ HS nêu

Trang 6

3 – 4

phút

Miếu Bà Chúa Xứ được kiến trúc theo kiểu chữ

“Quốc” có 4 mái hình vuông, nóc lợp ngói ống

màu xanh

Lễ hội OK-OM-BOK hay còn gọi là lễ hội cúng

Trăng của người dân Khơ-me được tổ chức vào

ngày 15/10 âm lịch để tạ ơn thần Mặt Trăng đã cho

mùa màng xanh tốt, sông ngòi nhiều tôm cá, người

dân được ấm no hạnh phúc

Lễ hội thường tổ chức tại các chùa Chùa

Khơ-me có kiến trúc độc đáo, trang trọng và uy nghi;

chùa không chỉ là nơi sinh hoạt tín ngưỡng mà còn

là nơi giao lưu, trao đổi văn hoá

Trong dịp cúng Trăng đồng bào Khơ-me tổ chức

cuộc đua ghe ngo thật hào hứng Ghe ngo là một

loại thuyền độc mộc lớn được khoét từ thân cây

Cao Sáo, dánh hình thon, dài, mũi và lái đều cong

được trang trí màu sắc sặc sỡ do các trai tráng từ

các phum, sóc tham gia đua tài

Đây là một lễ hội tưng bừng náo nhiệt bởi nó thu

hút hàng chục vạn người tham gia cỗ vũ nồng

nhiệt

GV: Vừa rồi thầy đã giới thiệu với các em một số

lễ hội đặc trưng ở Nam Bộ Vậy em nào hãy giới

thiệu cho cô và các bạn những lễ hội tương tự ở

tỉnh Khánh Hoà chúng ta mà em biết?

Kết luận: Ở tỉnh Khánh Hoà chúng ta có những lễ

hội là: lễ Cầu ngư (lễ cúng cá Ông), lễ hội Am

Chúa, lễ hội Tháp Bà ở Nha Trang

Cho HS xem tranh Tháp Bà Ponaga và nói thêm:

Tháp Bà được xây dựng trên một sườn đồi nhỏ,

ngay dưới chân tháp là cửa sông Cái thuộc phường

Vĩnh Phước, thành phố Nha Trang

Mỗi lễ hội là mỗi bản sắc riêng, nhưng chính

những nét riêng đó đã làm nên bản sắc độc đáo của

dân tộc Việt Nam Đó là những nét đẹp văn hoá

truyền thống mà chúng ta phải tôn trọng, giữ gìn và

phát huy

Hoạt động 3: Củng cố

Để xem các em có nhớ bài hay không? Cô có

một trò chơi nhỏ dành cho các em

Trò chơi mang tên: “Ai gắn đúng”

Thể lệ trò chơi như sau: trên bảng là 2 sơ đồ dành

cho 2 đội chơi, mỗi đội sẽ nhận 10 thẻ thông tin có

ghi sẵn nội dung Nhiệm vụ của các em là phải lựa

chọn thẻ đúng để gắn vào bảng sao cho phù hợp

với từng nội dung

Mỗi đội gồm 5 em Em thứ 1 gắn xong tới lượt

em thứ 2 và cứ như thế đến em cuối cùng Đội nào

gắn đúng và nhanh là đội chiến thắng

+ HS nêu các lễ hội

+ HS lắng nghe

Trang 7

GV treo 2 bảng cho 2 đội chơi nội dung như sau:

ĐỒNG BẰNG NAM BỘ

Các dân tộc

GV chuẩn bị 10 thẻ cho 1 đội

Nội dung các thẻ:

 Bà Chúa Xứ, cung Trăng…

 Hội Gióng hội Lim

 Chăm, Hoa, Khơ-me, Kinh

 Dao, Mông, Thái

 Xuồng, ghe

 Ô tô, xe máy

 Áo bà ba, khăn rằn

 Áo dài, tứ thân

 Dọc theo các sông ngòi, kênh rạch

 Xây dựng chắc chắn, có sân vườn ao

Cho HS cử đại diện lên chơi

+ GV tuyên dương đội thắng cuộc

Cho 1-2 HS đọc lại nội dung trên sơ đồ

+ Gọi 1 HS đọc lại bài học trong SGK

Dặn về học bài, trả lời các câu hỏi sau bài học

Chuẩn bị bài mới: Hoạt động sản xuất của người

dân ở đồng bằng Nam Bộ (xem trước nội dung và

trả lời các câu hỏi)

* Nhận xét tiết học

Ngày đăng: 30/06/2013, 01:27

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

w